K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 5 2017

Chọn đáp án: B

Giải thích: Thời Trần nhà nước quan tâm, có nhiều chính sách phát triển kinh tế, chăm lo đời sống nhân dân. Xã hội ổn định, nhân dân có điều kiện tập chung phát triển kinh tế, văn hóa.

làm giúp mình nha ❤                                                       Đề 41. Tại sao nói nước Đại Việt dưới thời Trần phát triển hơn thời Lý?A. Thời Trần sửa đổi và bổ sung thêm luật pháp.B. Thời Trần xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng.C. Thời Trần phục hồi và phát triển kinh tế.D. Thời Trần sửa đổi, bổ sung thêm luật pháp, xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, phục hồi và phát triển kinh...
Đọc tiếp

làm giúp mình nha ❤

                                                       Đề 4

1. Tại sao nói nước Đại Việt dưới thời Trần phát triển hơn thời Lý?

A. Thời Trần sửa đổi và bổ sung thêm luật pháp.

B. Thời Trần xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng.

C. Thời Trần phục hồi và phát triển kinh tế.

D. Thời Trần sửa đổi, bổ sung thêm luật pháp, xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, phục hồi và phát triển kinh tế.

2. Việc tuyển chọn Cấm quân trong quân đội nhà Trần có điểm gì khác so với nhà Lý?

A. Nhà Trần chỉ tuyển chọn những thanh niên khoẻ mạnh ở quê hương họ Trần.

B. Nhà Trần chỉ tuyển chọn những thanh niên khoẻ mạnh trong cả nước

C. Việc tuyển trọn cấm quân của nhà Trần và nhà Lý đều giống nhau.

D. Tuyển chọn quân ở một số đại phương nhất định.

3. Cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ nhất diễn ra năm nào?

A. Năm 1258.               B. Năm 1279.                 C. Năm 1285.        D. Năm 1287.

4. Số quân Nguyên sang xâm lược nước ta năm 1285 là:

    A. 3 vạn.               B. 15 vạn.                    C. 20 vạn.                       D. 50 vạn.

5. Tướng giặc chỉ huy đạo quân Nguyên sang xâm lược nước ta năm 1283 là ai?

A. Liễu Thăng       B. Toa Đô               C. Quách Quỳ                     D. Mộc Thạch

6. Chiến thắng lẫy lừng lần thứ ba trên sông Bạch Đằng diễn ra năm nào:

A. Năm 938.          B. Năm 1288.         C. Năm 981.                    D. Năm 1277.

7.  Địa điểm Đông Bộ Đầu thuộc nơi nào ngày nay?

A. Hà Nam    B. Vĩnh Phúc      C. Bến sông Hồng - Hàng Than (Hà Nội)    D. Lào Cai

8.  Khi quân Mông Cổ kéo vào Thăng Long, vua Trần đã lãnh đạo nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương gì?

A. Kiên quyết chống trả để bảo vệ Thăng Long.

B. “Vườn không nhà trống”

C. Cho người già, phụ nữ, trẻ con đi sơ tán.

D. Xây dựng phòng tuyến ngăn cản bước tiến quân xâm lược.

 9. Tên tướng giặc chỉ huy quân thuỷ bị nhà Trần bắt sống tại sông Bạch Đằng năm 1288?

 A. Ô Mã Nhi     B. Trương Văn Hổ           C.Hầu Nhân Bảo        D.Hốt Tất Liệt

10. Người có công chỉ huy quân tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ là ai?

   A.Trần Khánh Dư         B.Trần Quốc Tuấn       C.Trần Quốc Toản       D.Yết Kiêu

11. Tên tướng giặc nào chỉ huy quân thuỷ của nhà Nguyên bị bắt sống tại Sông Bạch Đằng năm 1288?

   A. Ô Mã Nhi     B. Trương Văn Hổ            C. Hầu Nhân Bảo        D. Hốt Tất Liệt

12. Hội nghị Diên Hồng được tổ chức vào năm nào?

A. Năm 1279.             B. Năm 1285.                 C. Năm 1287.               D. Năm 1288.

13. Vì sao vua Trần triệu tập hội nghị Bình Than?

A. Bàn cách kế đánh giặc.                   B. Bàn cách phát triển kinh tế.

C. Bàn cách đóng cọc tại trận địa.       D. Bàn cách ban cấp ruộng đất cho dân.

14. Người được vua Trần giao cho trọng trách chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ 2 là ai?

A. Trần Quang Khải      B. Nguyễn Trãi      C. Trần Quốc Tuấn            D. Lê Lợi

15. Tại sao quân Nguyên đánh Cham – pa trước khi đánh Đại Việt?

A. Cham – pa không có quân đội hung mạnh như Đại Việt.

B. Đại Việt gần với nhà Nguyên.

C. Cham - pa rất dễ dàng thỏa hiệp.

D. Đánh Cham – pa để làm bàn đạp tấn công Đại Việt.

16. Điểm giống nhau trong cả ba lần kháng chống quân Mông - Nguyên của nhà Trần là gì?

A. Kiên quyết bảo vệ kinh thành Thăng Long.

B. Chỉ cho già, trẻ em, phụ nữ đi sơ tán.

C. Thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”

D. Lấy sông Bạch Đằng làm nơi phản công.

17.Nhà Trần tổ chức mấy năm một khoa thi?

A. 5 năm.                                               C. 3 năm.

B. 7 năm.                                                D. 4 năm.

18. Nguyên nhân nền nông nghiệp nhà Trần có thể phục hồi và phát triển nhanh chóng sau chiến tranh?

A. Vì có chức quan Hà đê sứ.

B. Vì có thu thuế nông nghiệp.

C. Vì các vương hầu, quý tộc ngày càng nhiều ruộng đất tư hữu.

D. Vì thực hiện nhiều chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt.

19. Ruộng đất của quý tộc, vương hầu do vua Trần ban cấp gọi là gì?

A. Thái ấp             B. Điền trang            C. Tịch điền              D. Trang viên

20. Dưới thời Trần, ai là thầy giáo, nhà nho được triều đình trọng dụng nhất?

A. Trương Hán Siêu    B. Chu Văn An       C. Nguyễn Trãi           D. Phạm Sư Mạnh

2
22 tháng 12 2021

Câu 1: D

Câu 2: D

Câu 3: A

22 tháng 12 2021

1D                                                                             11A

2A                                                                              12B

3A                                                                              13A

4D                                                                              14C

5B                                                                               15D

6B                                                                                16C

7C                                                                                 17B

8B                                                                                 18D

9A                                                                                 19A

10A                                                                               20B

a) Giáo dục

- Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại. Trường học ngày càng nhiều: trường công (lộ, phủ); trường tư (xã).

- Các kì thi được tổ chức thường xuyên: định lệ thi, nội dung thi.

b) Sử học

- Cơ quan chuyên viết sử ra đời (Quốc sử viện) do Lê Văn Hưu đứng đầu.

- Năm 1272, biên soạn xong bộ "Đại Việt sử kí" gồm 30 quyển. Đây là bộ chính sử đầu tiên có giá trị của nước ta.

c) Quân sự, y học, khoa học kĩ thuật

- Quân sự: tác phẩm nổi tiếng Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo đánh dấu bước phát triển về lí luận quân sự của Đại Việt.

- Y học: người thầy thuốc nổi tiếng Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu cây thuốc nam, tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc nam trong nhân dân.

- Khoa học - kĩ thuật:

+ Một số nhà thiên văn học như Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán cũng có những đóng góp đáng kể.

+ Cuối thế kỉ XIV, Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi đã chế tạo được súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn, có hiệu quả cao trong chiến đấu.

 

 

Tham Khảo:

Tình hình giáo dục, thi cử thời Lê sơ phát triển, đạt nhiều thành tựu rực rỡ với ý thức đề cao vị trí của một dân tộc "vốn xưng nền văn hiến đã lâu".

    - Nhà nước Lê sơ sớm quan tâm đến giáo dục, đào tạo nhân tài. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, các khoa thi được tổ chức đều đặn 3 năm 1 lần ở đại phương cũng như ở kinh đô. Số người đỗ đạt ngày càng nhiều, trình độ dân trí được nâng cao.

    - Số trường học tăng lên. Giáo dục mở rộng cho nhiều đối tượng.

22 tháng 2 2022

Vì: 

+ Cả hai đều bảo vệ quyền lợi nhà vua và giai cấp thống trị

+ Bảo vệ trật tự xã hội và sản xuất nông nghiệp

+ Luật pháp thời Lê Sơ hoàn chỉnh và có nhiều điểm tiến bộ hơn.

+ Bảo vệ chủ quyền quốc gia, giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa dân tộc, đặc biệt là bảo vệ quyền lợi của Phụ nữ.

12 tháng 12 2016

Gửi bạn Nguyễn Tường Vyvui

1. Nền giáo dục thời Lý phát triển vì:

- năm 1070: Văn Miếu đc xd ở Thăng Long

- năm 1075: khoa thi đầu tiên đc mở để tuyển chon quan lại.

- năm 1076: mở Quốc Tử Giám cho con em quý tộc, quan lại và những người giỏi trong nc đến học tập.

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển

- GD khoa thi cử đc nhà nc quan tâm song chế độ thi cử chưa có nề nếp, quy cũ.

=> Nhà Lý đã quan tâm đến gd nhưng vẫn còn một số hạn chế...

2. - Giai cấp tư sản:

+ nhờ có tiền vốn và công nhân làm thuê, các nhà tư sản ra sức mở rộng kinh doanh, lập các xưởng sản xuất với quy mô lớn.

+ các chủ xưởng, chủ đồn điền và những thương nhân giàu có dần dần trở thành giai cấp tư sản.

- Giai cấp vô sản:

+ nhiều người làm thuê bị giai cấp tư sản dùng đủ mọi cách để bóc lột đến kiệt quệ sức lao động.

+ đông đảo những người làm thuê trở thành giai cấp vô sản.

3. Nền nông nghiệp thời Lý phát triển vì:

- công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng, xã đc mở rộng, đê điều đc củng cố.

- các vương hàu, quý tộc chiêu tập dân nghèo đi khai hoang, lập điền trang. Nhà Trần ban Thái ấp cho quý tộc.

- ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn diện tích ruộng đất trong nước.

- sau chiến tranh, nhà Trần thực hiện nhiều chính sách tiến bộ, khuyễn khích sản xuất, các biện pháp khuyến noogn như: đắp đê, khai hoang, lập ấp...

=> Nhờ đó, nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ.

4. * Giống: bộ máy quan lại

*Khác:

- nhà Trần thực hiện chế độ Thái thượng hoàng

- các quan đại thần phần lớn do họ trần nắm giữ.

- đặt thêm các chức quan để trong coi sản xuất.

- cả nước chia làm 12 lộ.

XONG RỒI ĐÓ BẠN!!!

( Dễ mờ, có trong sách vở hết, chỉ tội bn Vy lười xem lại thôi...^_^)

12 tháng 12 2016

1. -Năm 1070 lập Văn Miếu ở Thăng Long thờ Khổng Tử, dạy con vua học.
- Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên để chọn quan lại.
- 1076 mở Quốc tử giám cho con em quý tộc học, trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
- Học Nho học, và chữ Hán, bài thơ "Nam Quốc Sơn Hà" của Lý Thường Kiệt.
- Giáo dục và thi cử còn hạn chế vì việc học chỉ giành cho con em vua, quan, nhà giàu.
- Phật giáo phát triển: do các nhà sư có học được triều đình và nhân dân tôn trọng.

12 tháng 3 2022

Tham khảo

 

giáo dục khoa cử:

Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long ; ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.

- Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.

- Thời Lê sơ (1428- 1527), tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.

luật pháp:

Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới mang tên là Quốc triều hình luật (thường gọi là  luật Hồng Đức).

- Nội dung chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc; bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. Đặc biệt bộ luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền của phụ nữ.