Cuộc đời và sự nghiệp Ăng-toan Đơ Xanh-tơ E-xu-pe-ri ?
Gấp ạ, cảm ơn mn.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Antoine Marie Jean-Baptiste Roger de Saint-Exupéry (Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri) gọi tắt là Saint-Ex (29/6/1900 – 31/7/1944)
- Là một nhà văn và phi công Pháp nổi tiếng. Saint-Exupéry được biết tới nhiều nhất với kiệt tác văn học Hoàng tử bé (Le Petit Prince).
Nhân vật cáo trong đoạn trích “Nếu cậu muốn có một người bạn” khiến người đọc cảm thấy vô cùng thích thú. Cáo đã xuất hiện khi hoàng tử bé đang buồn bã, nằm dài trên cỏ khóc lóc vì phát hiện ra bông hồng của mình chỉ là một bông hoa tầm thường. Nó được xây dựng giống như một con người, trò chuyện với hoàng tử bé. Những lời nói của cáo đã giúp hoàng tử bé nhận ra nhiều điều ý nghĩa. Qua nhân vật này, người đọc cũng nhận ra nhiều bài học về tình bạn.
Sau khi đọc xong đoạn trích “Nếu cậu muốn có một người bạn”, em cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật hoàng tử bé. Đó là một cậu bé hồn nhiên. Khi đến Trái Đất, cậu đã bị những bông hoa hồng rực rỡ thu hút. Cậu nghĩ đến bông hoa hồng ở hành tình của mình, thấy nó chẳng là gì cả. Đến khi gặp được cáo, nó đã giúp cậu hiểu ra ý nghĩa thật sự của tình bạn. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim. Hoàng tử bé cũng nhận ra sự liên hệ của mình với con cáo là nhờ sự cảm hóa. Cậu đã dành thời gian cùng với sự kiên nhẫn và dịu dàng để “cảm hóa” được nó. Hoàng tử bé cũng nhận ra trách nhiệm đối với bông hoa của mình - hay chính là trách nhiệm đối với những người bạn.
TL
Hoàng tử bé (tên tiếng Pháp: Le Petit Prince), được xuất bản năm 1943, là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nhà văn và phi công Pháp Antoine de Saint-Exupéry.
t i c k nha
hok tốt
Tham khảo:
Nguyễn Trãi ( 1380-1442 ) là một nhân vật toàn tài hiếm có trong lịch sử nước nhà, là danh nhân văn hóa thế giới nhưng đồng thời cũng là người phải chịu những oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Cha ông là nhà nho nghèo, mẹ thuộc dòng dõi quý tộc nhà Trần. Nguyễn Trãi sớm mồ côi mẹ, thuở nhỏ được sự nuôi dạy cẩn thận của của ông ngoại Trần Nguyên Đán. Ông thi đỗ và làm quan cho nhà Hồ cùng với cha năm 1400. Đến 1407, giặc Minh sang xâm lược, cha bị bắt đưa về Trung Quốc, Nguyễn Trãi cũng theo cha nhưng đến biên giới, nghe lời cha, Nguyễn Trãi quay lại tìm cách rửa nhục cho nước. Ông bị giặc Minh giam lỏng 10 năm ở thành Đông Quan, sau đó trốn thoát được, tìm vào Lam Sơn phò tá Lê Lợi tiến hành cuộc kháng chiến chống Minh đến toàn thắng năm 1427. Ông tái thiết xây dựng đất nước nhưng bị gian thần ghen ghét, nghi ngờ, không được trọng dụng nhiều. Năm 1439, ông về ở ẩn, nhưng đến 1440, vua Lê Thái Tông lại mời ông ra giúp nước. Năm 1442, nhà vua đi duyệt võ ở Chí Linh, có ghé thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, rồi đột ngột băng hà ở Lệ Chi Viên. Nguyễn Trãi bị gian thần vu cho tội giết vua và bị xử án tru di tam tộc. Đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi, tìm con cháu, sưu tầm lại thơ văn của ông và khẳng định nhân cách, tấm lòng, của Nguyễn Trãi với câu nói nổi tiếng “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”. Nguyễn Trãi là nhà chính trị, quân sự, giáo dục, tài ba của dân tộc ta. Không chỉ vây, ông còn là cây đại thụ đầu tiên của văn học Việt Nam. Ông là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học cả ở lĩnh vực chữ Hán và chữ Nôm . Ông ra đi để lại một khối lượng sáng tác lớn với nhiều tác phẩm có giá trị. Đó là “Đại cáo bình Ngô”, “Quân trung từ mệnh tập”… Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất của văn học trung đại Việt Nam. Các tác phẩm chính luận có luận điểm vững chắc, lập luận sắc bén, giọng điệu linh hoạt. Trong đó luận điểm cơ bản cốt lõi là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân. Ông còn là nhà thơ trữ tình sâu sắc. Thơ ông bộc lộ tâm hồn, con người ông từ khía cạnh bình thường. Đọc thơ Nguyễn Trãi, ta thấy những nỗi ưu tư trăn trở về dân về nước, lòng yêu thiên nhiên cây cỏ của ông. Nguyễn Trãi có đóng góp lớn vào việc phát triển chữ Nôm và Việt hóa thơ Đường qua việc sử dụng thuần thục thể thơ thất ngôn xen lục ngôn. Nguyễn Trãi đưa vào thơ những hình ảnh dân dã quen thuộc một cách tự nhiên, tinh tế.Thơ văn ông hội tụ đủ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân đạo.
TL
1. Phương thức biểu đạt chính : tự sự
2.Cảm hóa là : Làm cho người ta cảm phục cái hay, cái tốt của mình mà bỏ cái xấu để theo gương mình.
3. Đoạn trích "Nếu cậu muốn có một người bạn" thuộc chương XXI kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa hoàng tử bé và một con cáo trên trái đất. Nhan đề của đoạn trích do người biên soạn đặt. ... Cáo đã trò chuyện với hoàng tử bé về Trái Đất, và thế nào là cảm hóa. Nó yêu cầu cậu bé hãy cảm hóa mình.
4.Hoàng tử bé là hình ảnh gợi nhắc về tuổi thơ của mỗi người. Cậu đến Trái Đất để tìm kiếm những người bạn. Khi nhìn thấy những bông hoa hồng ở Trái Đất, cậu cảm thấy bông hoa ở hành tinh của mình chẳng là gì cả. Cuộc gặp gỡ với con cáo với bài học về sự “cảm hóa” đã giúp cậu nhận ra giá trị lớn lao của tình bạn. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim, trách nhiệm với những gì mình đã cảm hóa.
K cho mik nha
HT
TL:
1. Phương thức biểu đạt chính : tự sự
2.Cảm hóa là : Làm cho người ta cảm phục cái hay, cái tốt của mình mà bỏ cái xấu để theo gương mình.
3. Đoạn trích "Nếu cậu muốn có một người bạn" thuộc chương XXI kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa hoàng tử bé và một con cáo trên trái đất. Nhan đề của đoạn trích do người biên soạn đặt. ... Cáo đã trò chuyện với hoàng tử bé về Trái Đất, và thế nào là cảm hóa. Nó yêu cầu cậu bé hãy cảm hóa mình.
4.Hoàng tử bé là hình ảnh gợi nhắc về tuổi thơ của mỗi người. Cậu đến Trái Đất để tìm kiếm những người bạn. Khi nhìn thấy những bông hoa hồng ở Trái Đất, cậu cảm thấy bông hoa ở hành tinh của mình chẳng là gì cả. Cuộc gặp gỡ với con cáo với bài học về sự “cảm hóa” đã giúp cậu nhận ra giá trị lớn lao của tình bạn. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim, trách nhiệm với những gì mình đã cảm hóa.
^HT^
Đặc điểm ngành nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ :
- Ngành trồng trọt:
+Các nông dân sản xuất chủ yếu là cây công nghiệp và cây ăn quả như: cà phê,ca cao, chuối, mía,... để xuất khẩu.
+ Ngàng trồng trọt mang tính chất độc canh do lệ thuộc vào nước ngoài.
+ Nhiều nước ở Trung và Nam Mĩ phải nhập lương thực.
- Ngàng chăn nuôi và đánh bắt cá:
+ Một số nước phát triển chăn nuôi theo quy mô lớn.
+ Đánh cá: phát triển mạnh ở Pê-ru.
Nền hóa học Nga cho đến giữa thế kỷ XVIII hầu như vẫn bị mờ nhạt bên cạnh những hoạt động sôi nổi của các nhà hóa học ở các nước châu Âu. Lúc này thuyết Phlôgistôn đang ở giai đoạn phồn thịnh và được thừa nhận khắp châu Âu. Quan niệm về Phlôgistôn trong quá trình cháy đã hồi sinh cho những quan niệm cổ về vai trò của các chất lỏng không có trọng lượng trong các quá trình hóa học, đặc biệt là quan niệm coi nhiệt như một chất lỏng không có trọng lượng, có khả năng chảy từ vật này sang vật thể khác. Tuy rằng đầu thế kỷ XVIII một số nhà vật lý học như Đêcac, Huc nêu nhiều lý lẽ bác bỏ quan niệm này và chứng minh cho quan niệm cơ học về bản chất nhiệt, nhưng đến giữa thế kỷ XVIII thì ý kiến của họ hầu như bị lãng quên.
Trong tình hình chung như vậy, ở Nga xuất hiện nhà bác học vĩ đại M.V. Lômônôxôp (1711-1765), một trong những đại diện xuất sắc nhất của nền khoa học Nga thế kỷ XVIII. Mikhain Vaxilievic Lômônôxôp sinh năm 1711 thuộc tỉnh Ackhăngen, con trai một người nông dân ven biển vừa làm ruộng, vừa đánh cá. Vùng biển phía Bắc nước Nga lúc đó không có ách chiếm hữu ruộng đất của địa chủ nên trở thành một vùng trù phú có trình độ văn hóa phát triển cao, đó là quê hương của những người dũng cảm và những nhà sáng chế. Tháng 12 năm 1730 được sự đồng ý của cha, Lômônôxôp được lên Matxcơva để học tập. Ông được nhận vào Viện hàn lâm Slavơ - Hy Lạp. Năm 1736, Ông được gửi đến trường đại học của Viện Hàn lâm khoa học Petecbua và sau vài tháng được cử sang Đức học tập. Sau 5 năm trở về nước, năm 1745 Ông được cử làm giáo sư (viện sĩ) Hóa học. Năm 1748 phòng thí nghiệm hóa học ở Viện hàn lâm khoa học được xây dựng xong và suốt 10 năm (1748-1757) hoạt động chủ yếu của Lômônôxôp là nghiên cứu khoa học lý thuyết và thực nghiệm.
Lômônôxôp là nhà bác học bách khoa, Ông vừa là nhà hóa học xuất sắc lại vừa nổi tiếng như một nhà vật lý học, khoáng vật học và tinh thể học, địa lý, thiên văn học, luyện kim, quang học, lịch sử, thi sĩ, nghệ sĩ,…Nhà thơ Nga thiên tài Puskin đã viết về Ông: “Lômônôxôp xây dựng trường đại học đầu tiên của nước Nga và nói cho đúng hơn Ông chính là trường Đại học đầu tiên của nước Nga.”
Thuyết nguyên tử - phân tử (lúc đó gọi là thuyết hạt) được Lômônôxôp quan tâm đến từ khi còn học ở Đức. Mặc dù rất kính trọng thầy giáo của mình là Vônphơ nhưng Ông vẫn không đồng ý với Vônphơ là người theo thuyết đơn tử của Gatxenđi. Từ đó Lômônôxôp bắt đầu phát triển thuyết hạt của mình một cách độc lập, không phụ thuộc vào những quan niệm sẵn có.
Theo Lômônôxôp tất cả mọi chất đều cấu tạo từ những hạt hay phân tử, hạt là tập hợp các nguyên tố hay nguyên tử. Lômônôxôp đã dùng thuyết hạt của mình để giải thích các hiện tượng vật lý và hóa học, đặc biệt là sự chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng, sự tan lẫn vào nhau của các chất lỏng và nhiều tính chất của vật thể. Các “nguyên tố” và “hạt” của Lômônôxôp là những vi thể có kích thước, có hình dáng xác định (hình cầu), có trọng lượng và chuyển động liên tục.
Trong bản luận văn “Kiểm nghiệm lý thuyết về áp suất không khí” viết năm 1748 Ông đã xem xét mối liên hệ giữa áp suất không khí với mật độ của không khí theo quan điểm của thuyết động học phân tử. Một cống hiến quan trọng của Lômônôxôp cho khoa học là lý thuyết cơ học về nhiệt hay thuyết nguyên tử - phân tử về nhiệt. Cùng trong một hệ thống tư duy chung và liên hệ chặt chẽ với thuyết hạt và quan niệm động học phân tử, Lômônôxôp còn đề ra quan niệm về sự bảo toàn vật chất và chuyển động. Ngoài những hoạt động lý thuyết, Lômônôxôp còn tiến hành nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm. Ông đã nghiên cứu cơ chế hòa tan kim loại trong các dung dịch axit và muối, và trình bày kết quả trong luận văn “Về tác dụng của các dung môi hóa học nói chung” (năm 1744). Lômônôxôp kiên trì đề nghị xây dựng một phòng thí nghệm hóa học cho viện hàn lâm khoa học Petecbua để có thể tiến hành những công trình nghiên cứu thực nghiệm một cách hệ thống nhằm kiểm tra các quan điểm lý thuyết. Tuy nhiên Lômônôxôp không thể tiến hành thí nghiệm như kế hoạch đã định vì các quan điểm lý thuyết của ông không được chính quyền và các bạn đồng sự tán thành. Ông chuyển sang nghiên cứu giải quyết các vấn đề kĩ thuật hóa học. Ông đã đề ra công thức chế tạo thủy tinh màu để khảm những bức tranh có trình độ nghệ thuật cao.
Tuy rằng lúc này hóa học chỉ mới là tập hợp các kiến thức thực nghiệm mà chưa có một cơ sở khoa học thực sự nào để chứng minh, giải thích các hiện tượng, do đó chưa thể coi hóa học là một khoa học thật sự, nhưng Lômônôxôp đã xem hóa học không phải như một nghệ thuật chế tạo ra các chất mà ông gọi hóa học là “ Khoa học về những biến đổi xẩy ra trong vật thể hỗn hợp”. Lômônôxôp cũng là người đầu tiên sáng lập ra môn Hóa lý. Năm 1752 Ông đã giảng giáo trình Hóa lý cho sinh viên tại trường Đại học của viện hàn lâm khoa học Pêtecbua.
Qua việc mô tả những công trình của Lômônôxôp, chúng ta thấy các quan điểm lý thuyết cũng như hoạt động thực hành và giảng dạy của ông lập thành một hệ thống nhất quán dựa trên quan điểm duy vật về cấu tạo hạt và sự bảo toàn vật chất cũng như chuyển động. Có thể nói Lômônôxôp đã vượt trước thời đại của mình hàng chục năm, đã hình dung rõ con đường phát triển của hóa học trong tương lai.
Hoạt động khoa học phong phú của Lômônôxôp đã có ảnh hưởng đến sự phát triển khoa học ở nước Nga sau này và cho đến nay tên tuổi của Lômônôxôp vẫn được coi là ngọn cờ tiêu biểu đầu tiên cho truyền thống yêu nước của các nhà hóa học Nga. Cũng cần nhắc thêm là, chính theo sáng kiến và đề án của Ông, năm 1755 Trường Đại học Matxcơva được thành lập và giữ vai trò to lớn đối với sự nghiệp phát triển khoa học ở Nga.
Hai nhà Bác học Lomonoxop và Lavoadie: Hai nhà Bác học lomonoxop (1774) người Nga và Lavoadie người Pháp (1785), độc lập với nhau, đã tiến hành những thí nghiệm nung kim loại trong bình kín.Thời đó còn chưa biết có những chất gì trong không khí, chưa có bằng chứng xác thực về sự tồn tại của nguyên tử, phân tử.Hai ông đã cẩn thận và đưa ra những kết luận làm cơ sở cho định luật bảo toàn khối lượng
Trong văn bản "Mẹ tôi", mẹ của En-ri-cô là người mà "cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ khi nghĩ rằng mình có thể mất con!" qua lời của bố. Bố En-ri-cô đã khéo léo nhắc lại những kỉ niệm của hai mẹ con. Mẹ En-ri-cô có thể "hi sinh một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con". Người mẹ có tấm lòng yêu thương con hết mực, luôn hướng về con, giành mọi điều tốt lành cho con. Người mẹ sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm của con, mỉm cười với con khi con nhận lỗi. Trong thư, người bố đã nói hết về người mẹ của En-ri-cô. Mẹ không bao giờ than khổ khi nuôi con khôn lớn. Mẹ sẽ luôn dõi theo con dù con ở nơi nào. Ôi! Lòng mẹ bao la biết bao! Những ai đã làm mẹ buồn, họ "sẽ cay đắng khi nghĩ lại nhưng lúc làm cho mẹ đau lòng...". "Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh"... Những lời của bố vừa nghiêm khắc vừa có sức lay động đối với tấm lòng En-ri-cô. Mẹ En-ri-cô tuy không xuất hiện trực tiếp trong văn bản nhưng qua lời bố, hình ảnh người mẹ đã được thể hiện rất rõ. Đó là một người mẹ có tấm lòng bao dung, cao cả vô bờ.
Tham khảo!
Mẹ của En-ri-cô có tình yêu thương con sâu sắc, cao cả. Bà tận tụy, lo lắng cho En-ri-cô suốt ngày đêm trong những ngày cậu ốm: “thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con” bà cũng giống như bao bà mẹ khác, luôn quan tâm, săn sóc và hết mình vì con. Thậm chí bà còn có thể hi sinh vì con “bỏ hết một năm hạnh phúc” để “tránh cho con một giờ đau đớn” hình ảnh tương phản kết hợp với “mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con” càng làm nổi bật rõ hơn sự hi sinh, tình yêu thương của bà dành cho đứa con yêu quý của mình. Không chỉ yêu thương con, mẹ còn có vị trí vô cùng quan trọng với con. Mẹ là điểm tựa, là sự cưu mang, che chở trong suốt cuộc đời con: “mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay đón vào lòng”, dù có khôn lớn trưởng thành thì cũng sẽ cảm thấy yếu đuối nếu không có mẹ ở bên che chở. Nỗi bất hạnh, đau đớn nhất đối với con là không còn mẹ: “ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Bằng những lời lẽ vừa tha thiết, xúc động vừa nghiêm khắc, cảnh tỉnh người cha đã cho thấy vai trò to lớn của mẹ trong cuộc đời mỗi con người và “thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”. Văn bản đã cho thấy chân dung của một người mẹ có tình yêu thương con tha thiết, sâu nặng mà thầm lặng và vị tha. Qua hình ảnh người mẹ của En-ri-cô, ta càng thấy yêu mẹ hơn vì tình yêu thương vô bờ bến của người dành cho ta. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần phải yêu quý, kính trọng cha mẹ, cố gắng thành người để đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục lớn lao của cha mẹ đối với mình.
Câu đầu tiên: Dấu hiệu nhận biết là sự bỏ dở, ngập ngừng,ngắt quãng sau mỗi lời nói
Câu thứ hai: Dấu hiệu nhận biết là liệt kê những sự vật nhiều đến mức không thể kể hết trong một câu
Ăng-toan Đơ Xanh-tơ E-xu-pe-ri là nhà văn lớn người Pháp
- Là phi công và từng tham gia chiến đấu trong Chiến tranh thứ hai
- Các đề tài của ông lấy từ những đề tài tài, cảm hứng từ những chuyến bay và cuộc sống cuả người phi công
- Ngòi bút đậm chất trữ tình, trong trẻo, giàu cảm hứng lãng mạn.