K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 12 2016

ha ha ha cái câu đó nổi thế nhri

bài kiểm tra của bạn à

8 tháng 12 2016

Có nhiều bạn trẻ sau khi làm những chuyện điên rồ rồi bị tung clip lên mạng đã làm cho gia đình rất buồn phiền. Sau đó, họ muốn lấy lại những hình ảnh không đẹp này thì không kịp nữa bởi nó đã bị phát tán. Có những người đã mất cơ hội về việc làm, bị nhiều người định kiến vì những hình ảnh xấu từ quá khứ. Tôi mong các bạn cân nhắc và nghĩ xa hơn. Hãy có trách nhiệm với bản thân mình và gia đình, xã hội.

14 tháng 5 2021

Em tham khảo nhé !

Mở bài :
- Giới thiệu chung về giáo dục.
- Nêu vấn đề cần nghị luận : Khẳng định vai trò của giáo dục chính là chìa khóa của tương lai.

Thânbài:

- Giải thích ý nghĩa của giáo dục :
+ Giáo dục với sự nghiệp giải phóng con người khỏi áp bức, bốc lột.
+ Giáo dục giúp con người thoát ra khỏi chốn tối tăm của sự mù chữ.
+ Giáo dục điều chỉnh gia tăng dân số, bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế. + Giáo dục đào tạo thế hệ trẻ đủ đức lẫn tài để xây dựng nước nhà.
+ Giáo dục giúp đất nước phát triển và tiến bộ. + Giáo dục tiến bộ sẽ mở ra thế giới tương lai tươi sáng cho con người và xã hội. → Vì vậy mà giáo dục chính là chìa khóa của tương lai.
- Lời khuyên, lời nhắc nhở :
+ Mỗi học được học tập trong môi trường giáo dục tốt hãy tự rèn luyện,tu dưỡng tốt để trở thành người có ích cho xã hội và để xây dựng dất nước phát triển, tiến bộ.
Kết bài:

+Khẳng định ý nghĩa của câu nói : đúng đắn, là lời khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục trong sự phát triển của đất nước.
+ Khẳng định và tự hào về nền giáo dục của nước nhà.

14 tháng 5 2021

tk 

Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người. Chính tri thức đã làm nên sức mạnh chinh phục của con người. Nhìn vào sự thống trị của con người trên mặt đất này, ta hoàn toàn tin tưởng vào điều đó. Để có được sức mạnh ấy, con người phải trải qua giáo dục. Giáo dục là làm cho con người tìm thấy chính mình. Thông qua giáo dục, con người từng bước khám phá thế giới và khám phá chính mình, tìm kiếm cơ hội để thành công. Giáo dục là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số; thông qua đó quyết định môi trường sống, mức sống…trong tương lai. Giáo dục trang bị kiến thức và nhân cách, trí tuệ và tâm hồn cho trẻ em hôm nay, những người sẽ làm nên thế giới ngày mai. Do đó, giáo dục là chìa khóa cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Và cũng là chìa khóa cho sự phát triển chính trị và cho tiến bộ xã hội sau này. Có thể khẳng định ,giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới. Giáo dục là chiếc chìa khóa để mở cánh cửa dẫn đến tương lai.

30 tháng 9 2021

Em tham khảo:

“Lá lành đùm lá rách” - một câu tục ngữ ngắn gọn nhưng đem đến lời khuyên ý nghĩa. Ông cha ta đã mượn hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống để giúp người đọc có được một bài học giá trị. Nhưng đó là những vật dễ rách, vì vậy người ta mới dùng nhiều lớp lá bọc lại, lớp lá lành bọc lấy lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Từ thực tế như vậy, có thể liên tưởng đến con người. Hình ảnh “Lá lành” là tượng trưng cho người có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Còn hình ảnh “lá rách” là tượng trưng cho những người có cảnh ngộ nghèo khổ, bất hạnh. Như vậy, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người về tinh thần tương thân tương ái. Một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Quả thật, tinh thần “Lá lành đùm lá rách” đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

 

 

16 tháng 6 2021

"Trên bước đường của thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng" .

Lười biếng là gì ? Tại sao chúng ta có lười biếng .Lười biếng là một thói xấu của con người, cần phải sửa đổi. Lười biếng là có thể xem là thói hư tật xấu của rất nhiều người, không chịu hoạt động, không chịu suy nghĩ, nhanh bỏ cuộc và không có khả năng phấn đấu và cố gắng.

Lười biếng tạo thành thói quen và thành “căn bệnh” nan y rất khó chữa. Bởi vậy, đối với nhiều người thì lười biếng có tác hại rất lớn đối với công việc cũng như quá trình hoàn thành nhân cách của cá nhân. Lười biếng thực ra ban đầu cũng chỉ là những cử chỉ nhỏ nhặt như lười làm bài tập về nhà, lười tư duy, động não những bài toán khó. Nhưng dần dần nó sẽ tích tụ thành thói quen không tốt và ảnh hưởng rất lớn đến bản thân người đó. Lười biếng có thể là bản chất nhưng trong số một trường hợp thì nó không phải là bản chất, mà là do chính bản thân mình tạo nên. Khi lười biếng thì bản thân sẽ không chịu cố gắng, gặp khó là nản lòng, không có quyết tâm để thực hiện công việc đến cùng. Gắn với sự lười biếng chính là thiếu kiên trì, kiên nhẫn, không có ý chí để cố gắng.

Trong cuộc sống chúng ta phải đối mặt với rất nhiều thứ, để trưởng thành, để làm người tốt, ngoài khả năng thì còn cần đến sự chăm chỉ, kiên trì. Đây là đức tính tốt giúp bản thân giành được thắng lợi nhanh nhất.

Lười biếng để lại hậu quả xấu đối với mỗi người, không những làm giảm đi ý chí cố gắng, phấn đấu của con người mà còn khiến cho họ ngày càng nhu nhược, không cố gắng nữa. Có một số người vì lười biếng nên ỷ lại, sống dựa dẫm vào người khác. Điều này thật đáng buồn.

Hiện nay sự phát triển của mạng lưới Internet khiến cho mọi người lười đi. Người ta vẫn nói đã làm lười đi nhiều bạn học sinh. Các bạn ngang nhiên chép văn mẫu, chép đáp số ở ngay trên các trang mạng. Thực tế này đã xảy ra suốt bao nhiêu năm ở đất nước ta.

Cha ông ta có câu “Cần cù bù thông minh” chính là việc nhấn mạnh đức tính cần cù, chăm chỉ là điều mà mỗi người cần phải có. Khi có được sự chăm chỉ thì mọi việc dù có khó đến đâu vẫn cố gắng được. N là học sinh lớp 12, sắp thi tốt nghiệp và đại học, nhưng gia đình N không có điều kiện, và N không có thời gian để đi học thêm. Nhưng cô bạn rất chăm chỉ, kiên trì. Cô tranh thủ thời gian để học mọi lúc, mọi nơi để có thể chạm tới ước mơ của mình.

Như vậy, bên cạnh đức tính lười biếng thì vẫn còn có rất nhiều người chăm chỉ, kiên trì, không ngừng cố gắng. Và tất nhiên kết quả mà họ đạt được sẽ khiến nhiều người ngưỡng mộ. Khi chúng ta không đủ năng lực thực hiện thì hãy dùng sự kiên nhẫn, chăm chỉ, chắc chắn thành công sẽ đến.

Thật vậy, đừng để sự lười biếng của bản thân khiến cho tương lai của bạn rơi vào vũng bùn. Hãy tự biết cách hoàn thiện bản thân bằng cách trở thành con người chăm chỉ mỗi ngày.

12 tháng 3 2019

anh chị suy nghĩ gì về câu nói "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc"


Đề này đâu khó. Kiếm sẵn nguyên 1 bài làm gì. Bạn động não đi ! Mình chỉ phân tích cho bạn dễ hiểu. Bài này bạn không nói nó thuộc dạng văn gì? Nghị luận xã hội hay văn học. Nếu xã hội thì nêu dẫn chứng các nhà khoa học, bác học thành công trên thế giới. Còn văn học thì trích những câu nói của Bác Hồ về việc học, kiếm thêm những danh ngôn thế giới nói về kiến thức con người.

Dàn ý nghị luận về câu ngạn ngữ "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc"

A. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghi luận:

  • Học tập là quá trình có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người bởi "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc" (Ngạn ngữ Gruzia).
  • Trong quá trình học tập, mỗi học sinh phải ý thức được mục đích của quá trình học tập đó.

B. Thân bài

a. Giải thích khái niệm

* Giải thích thuật ngữ "hạt giống":Theo nghĩa đen, hạt giống là yếu tố dung để ươm mầm nên cây cối. Để cây cối tốt tươi hoa thơm trái ngọt thì phải có hạt giống tốt.

  • Tác giả vận dụng hình ảnh hết sức ấn tượng "học tập là hạt giống của kiến thức":
  • Ý nói rằng để có được kiến thức, con người phải học tập. Học tập để thu nhận kiến thức làm nền tảng cơ bản dẫn tới sự thành công.

* Vì sao Học tập là hạt giống của kiến thức

  • Quá trình học tập mà trước hết học tập trong nhà trường sẽ giúp con người kiến thức cơ bản của cuộc sống trên nhiều lĩnh vực: tự nhiên, xã hội...
  • Những kiến thức đó sẽ làm cơ sở nảy nở và tiếp thu được những kiến thức thuộc các lĩnh vực khác chuyên sâu và chuyên ngành hơn.
    • DC: Hầu hết những người nổi tiếng đều phải trải quá quá trình học tập cần cù, chịu khó trên ghế nhà trường như Lê-nin, Bác Hồ, hay những tấm gương các nhà bác học vĩ đại Anh-xtanh, Lô-mô-nô-xốp...
  • Học tập ở đây còn bao gồm quá trình tự học, tự học là hành trình của cả đời người. Mỗi chúng ta phải tự gieo những hạt giống kiến thức trong suốt quá trình của đời mình.
    • Điều đó, lí giải tại sao nhiều văn hào, nhiều bác học không tốt nghiệp đại học hoặc thậm chí cả trung học mà vẫn đạt được nhiều thành tựu vĩ đại trên lĩnh vực khoa học.
    • DC: Bill Gtes – ông vua máy tính của thế giới đã bỏ đại học năm thứ 3 để lập công ti máy tính riêng. Nhưng trong quá trình đó, ông đã miệt mài trong thư viện đọc sách và học tập. Sự luôn hoài nghi và mong ước khám phá đã giúp ông sáng tạo ra phần mềm lớn nhất hiện nay.

* Vì sao kiến thức là hạt giống của hạnh phúc:

  • Mỗi người có thể có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc, nhưng hạnh phúc là đích đi tới của mỗi người trong cuộc sống.
  • Có kiến thức, con người mới có thể hành động để tiến tới hạnh phúc, bởi tri thức là sức mạnh.
  • Có kiến thức, con người mới hiểu biết để cảm nhận và trân trọng những thành quả của cuộc sống, tự mình tìm kiếm hạnh phúc.
  • DC: là một nhà tư tưởng vĩ đại suốt đời phấn đấu cho lí tưởng, bằng sự hiểu biết của mình về hiện thực thế giới, C. Mác đã dạy con hiểu về Hạnh phúc trong thời đại bấy giờ: Hạnh phúc là đấu tranh.

= > Câu nói chỉ ra mối quan hệ nhân quả: quá trình - kết quả của con đường học tập. Bắt đầu từ học tập, con người sẽ thu nhận được nhiều thành quả trong đời sống.

b. Bàn luận mở rộng vấn đề, nêu ý nghĩa của câu danh ngôn:

  • Câu danh ngôn đã chỉ ra một hành trình đi đến hạnh phúc trong đó học tập là con đường, đích đến hạnh phúc cho mỗi học sinh chúng ta.
  • Vấn đề là lựa chọn cách học phù hợp để có thể gieo giống tốt đẹp vào trong tâm hồn, chứ không phải cách học gạo, học chống đối, máy móc, đọc chép lấy điểm cao tức thời.
  • Muốn thế, cách dạy trong nhà trường cũng phải phù hợp để làm sao không truyền thụ kiến thức cho học sinh không thụ động. Ngoài học tập để lấy kiến thức, giảo viên còn phải chú ý dạy kĩ năng sống thích hợp để học sinh có thể tìm thấy hạnh phúc trong đời sống của mình.

C. Kết bài

  • Khẳng định lại vai trò của học tập.
  • Định hướng của học sinh trong học tập để thu nhận được kiến thức, đạt được thành công và hạnh phúc.

Nghị luận về câu ngạn ngữ “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”

 

Bài làm

Học tập là mục tiêu suốt đời của mỗi người. Chúng ta hiện nay đang phấn đấu xây dựng một xã hội học tập, nhằm phát huy tối đa khả năng cũng như quyền được được học tập của mỗi người. Có một câu ngạn ngữ của người Gruzia "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc".

Thật vậy! Kiến thức không phải tự nhiên mà có. Đó là tích lũy hiểu biết của nhân loại, của cộng đồng, của nhiều thế hệ thông qua quá trình học tập mà thành. Học tập chính là quá trình tích lũy kiến thức! Câu ngạn ngữ trên đã có một ví von rất hay khi đưa ra hình ảnh "hạt giống" để nhấn mạnh tầm quan trọng của học tập. Hạt giống sẽ nảy nở phát triển thành cây. Quá trình học tập cũng như gieo hạt giống cho trí não và tâm hồn. Kiến thức nhiều cũng là kết quả tích lũy hạt giống để hứa hẹn một mùa bội thu. Kiến thức tốt, đầy đủ, phong phú sẽ gieo những hạt giống cho tương lai của mỗi con người. Tuy nhiên cần phải hiểu thấu đáo hơn câu ngạn ngữ này ở ý nghĩa bao quát của nó. Hạt giống chuẩn bị không tốt, cây sẽ phát triển èo uột, kiến thức nông cạn ít ỏi khiến chúng ta gặp vô vàn khó khăn, lúng túng và bế tắc trong công việc. Và một người học tập được điều hay lẽ phải thì cũng chính là tích lũy hạt giống tốt, còn kiến thức lệch lạc, sai lầm thì như hạt giống xấu làm hủy hoại tư duy và tâm hồn, sẽ không tránh khỏi gây tác hại cho đời sống. Cũng như vậy, chỉ trên nền tảng một kiến thức đầy đủ mới có tương lai hạnh phúc. Bởi vậy, trong đời sống, ta gặp không ít những tấm gương đổi đời nhờ kiến thức.

Tuy nhiên mối quan hệ học tập – kiến thức – hạnh phúc không chỉ được hiểu đơn giản một chiều mà cần phải thấy rõ mối quan hệ biện chứng nhân quả của nó. Ông bà ta cũng thường nói "gieo nhân nào, gặt quả ấy" như một cảnh tỉnh. Xét mối quan hệ trong ba yếu tố học tập – kiến thức – hạnh phúc cũng cần được nhìn nhận từ nhiều phía. Học tập đúng đắn, có phương pháp, có chọn lọc thì mới có kiến thức tốt, đa dạng, phong phú. Kiến thức tốt cần gắn với nhận thức đem kiến thức ấy phục vụ cho xã hội và cho bản thân, không chỉ là những kiến thức thu lượm được theo kiểu thực dụng ích kỷ, vì nếu hạnh phúc của ta lại đem bất hạnh cho người khác thì cũng là chứng tỏ ta đã tích lũy hạt giống xấu cho chính ta, gieo mầm bất hạnh cho kẻ khác.

Vì vậy, mỗi chúng ta phải xác định động cơ học tập đúng đắn, thu lượm kiến thức bổ ích, hướng tới hạnh phúc của cộng đồng hài hòa với hạnh phúc cá nhân. Có như vậy mới thật sự trở thành con người có ích cho xã hội.

13 tháng 5 2021

Học tập là quá trình con người tìm hiểu, tiếp thu thêm những kiến thức, hiểu biết về thế giới, học trở thành một quá trình tất yếu trong cuộc đời của mỗi con người, nói về học tập chúng ta thường nghĩ đến những tri thức mênh mông, bao la vô tận và sự nhỏ bé của con người trước kho tàng tri thức của nhân loại. Làm thế nào để có thể tiến gần hơn, khám phá nhiều hơn kho tàng tri thức đó, nhà bác học Lê-nin đã từng nói "Học, học nữa, học mãi", đó là cách duy nhất và cũng là nhanh nhất để ta có được tri thức.

Không cần thiết phải có một khái niệm quá trừu tượng và phức tạp về việc học, nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu việc "học" là sự lĩnh hội, tiếp thu kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của con người, bằng cách học tập , con người đã chiếm lĩnh lấy kiến thức về mọi mặt của đời sống. "Học nữa" được hiểu như một lời thúc giục cần phải học nhiều hơn, sâu rộng hơn nữa, còn "học mãi" là lời nhắn nhủ rằng chúng ta phải học tập suốt đời, đừng bao giờ ngơi nghỉ việc học. Câu nói của Lê-nin đã nhắc nhở toàn nhân loại, tất cả mọi người phải học và phải học ngay hôm nay, học nhiều hơn, học mãi đến hết đời, bởi học không bao giờ là thừa. Có thể nói ngay từ khi sinh ra chúng ta đã phải học, học để tồn tại và thích nghi với cuộc sống, ví dụ như học ăn, học nói, học đọc, học viết, rồi lớn hơn ta học các tri thức về cuộc sống, khám phá thế giới, học cách làm người. Chính việc học giúp ta có thể tồn tại và phát triển trong xã hội loài người, dù cho xã hội ấy có biến động đổi thay cũng nhờ có việc học mà ta sẽ không bị lỡ nhịp. Tri thức là vô tận, chúng ta học càng nhiều thì tri thức thu được càng nhiều và ngược lại, việc không ngừng học tập giúp ta không ngừng tiến bộ và phát triển, giống như việc chúng ta lần lượt học hết các cấp Tiểu học, Trung học rồi Đại học, Cao học. Càng học lên cao ta càng có được nhiều tri thức trong tay, những tri thức đó là vốn liếng quý giá để ta sử dụng vào cuộc sống. Con người ta có trưởng thành, thành đạt và trở nên có ích với gia đình, xã hội cũng chính nhờ việc học tập, phải không ngừng học tập, tiếp thu tiến bộ và nâng cao vốn hiểu biết của mình mới giúp bản thân vững vàng trước mọi đổi thay, biến hóa của xã hội. Nếu không có học tập có lẽ xã hội sẽ mãi mãi là xã hội Nguyên thủy, không có tri thức sẽ không có sự tồn tại và phát triển như xã hội chúng ta ngày nay, không học tri thức sẽ không tự tìm đến, không có tri thức vô hình chung trở thành kẻ mù văn hóa, bị tụt hậu và xã hội bỏ lại phía sau. Có những người ham học, họ học bất cứ đâu, bất cứ điều gì và bất cứ ở độ tuổi nào, nhưng cũng có những người luôn tự đắc với trình độ học vấn nhất định của mình, vậy làm thế nào để "học nữa, học mãi"? Thứ nhất chúng ta phải không ngừng học hỏi, tìm hiểu và lĩnh hội tri thức có thể là từ thầy cô, bạn bè hay đồng nghiệp, thứ hai là phải mở rộng môi trường học tập, không chỉ học trên trường lớp qua sách vở mà còn học ngoài xã hội, trong gia đình, trong cuộc sống. Điều quan trọng thứ ba là ta phải học có chọn lọc, không thể cái gì cũng học mà chỉ học cái hay, cái tốt, cái đẹp, không học theo hướng tiêu cực, chống đối.

Qua câu nói của Lê-nin "Học, học nữa, học mãi", em nhận ra bản thân mình nói riêng và thế hệ học sinh ngày nay chưa thực sự xem trọng việc học, chúng em ham chơi hơn ham học và học một cách thụ động. Qua câu nói của Lê-nin, em rút ra được một bài học sâu sắc: Cần phải ý thức rõ tầm quan trọng của việc học và không ngừng học tập, phấn đấu để không chỉ trau dồi bản thân mà còn để giúp ích cho cuộc đời, cho mọi người và cho xã hội.

13 tháng 5 2021

tk 

Trước hết bạn hiểu “Học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức từ thầy cô, sách vở, bạn bè hay thực tế cuộc sống. Học tập là quá trình tìm tòi, hỏi han để hiểu rõ và mở rộng những tri thức đỗ. thu nhập được. Vậy tại sao chúng ta cần phải học? Một câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng có rất nhiều sẽ không trả lời được và xác định đúng việc học cho bản thân mình, còn theo tôi, kiến thức của nhân loại bao la, mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi con người chỉ nhỏ như một giọt nước. Hơn nữa, khoa học kĩ thuật ngày càng tiến bộ, những phát minh ra đời ngày càng nhiều phục vụ cho đời sống con người tốt hơn. Không học hỏi ta sẽ không bắt kịp nhịp độ của xã hội, ta sẽ bị lạc hậu. Chẳng hạn như người công nhân không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao tay nghề cũng như năng suất. Người giáo viên cũng không ngừng học tập để truyền đạt cho học sinh những kiến thức mới về mọi lĩnh vực. Nhà bác học Đácuyn cũng đã từng nói: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”, hay Ka-li-ni đã từng phát biểu: “Việc học là cuốn sách không trang cuối cùng”. Gần gũi hơn là Bác Hồ của chúng ta với câu nói: Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Ngoài ra, nếu không học tập, chúng ta sẽ không đủ khả năng đảm nhiệm những công việc ngày một khó khăn, phức tạp hơn và khi đó chính chúng ta sẽ bị đào thải.
 
Để học tập thật tốt, chúng ta cần phải xác định mục đích học tập đúng đắn, có như vậy thì việc học mới có ý nghĩa, người học mới cảm thấy thích thú. Từ đó chúng ta sẽ có sức mạnh và nghị lực vượt qua thử thách. Học toàn diện, mọi lĩnh vực: văn hoá, khoa học, tự nhiên, xã hội và còn phải rèn luyện đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội và gia đình. Bên cạnh đó, học phải có phương pháp: học liên tục, không tự bằng lòng với kiến thức đã có, học ở mọi lúc, mọi nơi, học ở mọi đối tượng. Ngoài ra, cần phải biết sắp xếp thời gian hợp lí, học tập với giải trí, rèn lựyện thân thể. 
 
Học hỏi suốt đời là một việc phải làm và cần làm. Ý nghĩa trọn vẹn, sâu xa của câu nói cũng là muốn chúng ta thực hiện được điều đó. Nhưng làm như thế vẫn chưa đủ. Để việc học hỏi đạt kết quả thật tôt, chúng ta phải xác định rõ động cơ học tập là vì Tổ quôc, vì nhân dân, học để trở thành người lao động mới có khả năng, trình độ để phục vụ đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các bạn còn nhớ không? Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.
 
Nếu đạt được những điều kiện trên thì việc học hỏi sẽ mang lại một tác dụng, một kết quả thật to lớn là kiến thức của mỗi người trong chúng ta sẽ được liên tục nâng cao, từ đó sẽ giúp cho đất nước ngày càng văn minh tiến bộ. Đặc biệt là đối với đất nước chúng ta ngày nay, nhiệm vụ học tập càng trở nên vô cùng cấp thiết, trở thành nghĩa vụ cua mỗi người công dân. 
 
Câu nói của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi” là hoàn toàn đúng đắn, đó được xem như là một chân lí của thời đại nhằm nhắc nhở chúng ta không ngừng học tập, rèn luyện tri thức, đạo đức để xứng đáng là người con của Tổ quốc, người chủ của nước nhà. Đó là một chân lí, một sự thật hiển nhiên, rõ ràng từ trước đến nay. 
1 tháng 2 2016

 

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. Quả thật, sự trường tồn của một quốc gia nằm ở chính tài năng của mỗi người trong quốc gia đó.

 

“Hiền tài” ở đây là nói đến những con người vừa có tài, vừa có đức trong xã hội. Nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” chính là lời khẳng định: Căn nguyên cho sự lớn mạnh của một quốc gia nằm ở những người tài giỏi và nhân cách cao đẹp và chúng ta cần phải biết tìm và trân trọng họ.

 

Quang Trung – Nguyễn Huệ đã từng nói: “Dựng nước lấy việc học làm đầu. Muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc”. Dân tộc Việt Nam trải qua biết bao cuộc chiến tranh ngoại xâm, nhiều người đã phải hi sinh và ngã xuống. Để có được một đất nước hòa bình và phát triển như ngày hôm nay, không chỉ nhờ sức mạnh đoàn kết, ý chí kiên cường của người dân Việt Nam, mà trong đó còn có sự đóng góp không nhỏ của những con người tài giỏi, hết lòng vì dân, vì nước.

 

Ý kiến của Thân Nhân Trung trải qua mọi thời đại vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Vì vậy, dù trong hòan cảnh nào thì những nhân tài vẫn luôn cần được trân trọng. Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta cũng đã có nhiều chính sách trọng dụng người tài để họ có cơ hội được phát triển bản thân, cống hiến sức lực của mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Những sinh viên xuất sắc, cán bộ có năng lực, … đều được chính phủ trợ cấp chí phí sinh hoạt và học tập ở nước ngoài để mai này phục vụ đất nước. Bên cạnh đó, những cải cách giáo dục luôn được đưa ra để phù hợp với từng thời kì phát triển. Các trường học được xây dựng tạo điều kiện cho trẻ em mọi vùng miền đều có cơ hội học tập, các chính sách miễn giảm học phí cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được đưa ra, những quỹ học bổng dành cho những em có thành tích cao trong học tập cũng được xây dựng và duy trì…

 

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, đất nước ta đang xảy ra tình trạng “chảy máu chất xám”. Đây là hiện tượng một lực lượng lớn trí thức trẻ đang tìm kiếm cơ  hội cho bản thân ở những quốc gia khác có điều kiện sống và phát triển năng lực bản thân mạnh mẽ hơn. Nhiều người sau mọt thời gian học tập và làm việc tại một số quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Mĩ,… đã quyết định định cư lâu dài, không quay trở lại làm việc trong nước. Việt Nam hiện nay là một nước phát triển, và tình trjang này diễn ra đnag làm lãng phí một nguồn chất xám lớn, tạo khoảng cách giàu nghèo rõ rệt giữ nước ta với các cường quốc. Không những thế, tình trạng “chảy máu chất xám” đòi hỏi chính phủ phải cấp một khoản tiền không nhỏ để trả lương cho các chuyên gia nước ngoài cũng như chi phí cho việc mua máy móc, thiết bị nước ngoài trong khi bản thân quốc gia có rất nhiều người tài giỏi hoàn toản có thể thiết kế, tạo ra nhwuxng máy móc, công nghiệ hiện đại, … phục vụ cho kinh té, xã hội …Điều này chứng tỏ những chính sách đãi ngộ của ta hiện vẫn còn nhiều bất cập cần được xem xét, khắc phục. Ngoài ra, do điều kiện kinh tế khá giả, nhiều bạn trẻ quen thói dựa dẫm, ỷ lại gia đình mà không có chí tiến thủ. Thay vì học tập, các bạn lại sa đà vào thói ăn chơi hưởng thụ xa hoa. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng tới tương lai của các bạn mà còn tác động xấu tới sự phát triển của đất nước.

 

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, và thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy, ngay từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải ra sức học tập, rèn luyện đạo đức để mai này phát huy tài năng, góp phần phát triển đất nước, như Mặc Tự đã từng nói: “Đất nước có nhiều người tài, đất nước càng hưng thịnh”.

1 tháng 2 2016

Tư tưởng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung không chỉ có giá trị đối với thệ hệ ông đnag sống mà cho đến ngày nay nó vẫn giữ nguyên ý nghĩa. Đối với một đất nước, muốn phát triển giàu mạnh vững bền thì yếu tố con người vô cùng cần thiết. Cần phải tìm người giỏi và giáo dục người giỏi để họ có thể gánh trên vai trọng trách nước nhà.

 

“Hiền tài” được hiểu chính là những người tài giỏi, có đức độ, đầu óc sáng tạo và tấm lòng sáng trong có những ý kiến và định hướng đúng đắn cho sự phát triển đi lên của quốc gia. Những người tài giỏi sẽ đóng góp công lao không nhỏ trong sự nghiệp xây dựng và phát triền quốc gia.

 

Thân Nhân Trung từng nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, rồi lên cao, nguyên khí yếu thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. Đây chính là một quy luật có từ lâu đời trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Theo ý kiến của ông thì việc coi trọng hiền tài cũng như phát hiện, phát triển hiện tài để ‘đầu tư” là điều cần thiết, không thể lơ là đối với những người lãnh đạo. Người tài đã khó tìm, người hiền tài lại càng khó tìm hơn nữa. Vì hai chữ “hiền tài” đã bao hàm trong nó tài năng và đức độ. Điều cần thiết của mỗi quốc gia dính là trận trọng và phát triển những người có khả năng đưa đất nước đi lên vững bền.

 

Nhật Bản là một quốc gia coi trọng con người, luôn đặt giáo dục con người lên hàng đầu. Vì từ thời kỳ Thiên Hoàng Minh Trị, tự tưởng này đã được xem trọng. Bởi xem trọng con người, xem trọng người tài sẽ là đòn bẩy giúp cho đất nước đó có thể phát triển bền vững. Nhật Bản trong những thập kỉ qua đã khẳng định mình là quốc gia vững mạnh trên tất cả mọi mặt, bởi họ luôn lấy hiền tài làm trọng để phát huy những thế mạnh khác.

 

Thân Nhân Trung khẳng định “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” không phải không có lý dó. Đất nước ta đã phải trải qua bao nhiêu mất mát, hi sinh vì chiến tranh. Lúc đó nếu không có những bậc vĩ nhân như Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi, Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt…thì liệu đất nước ta có được sự vững bền như ngày hôm nay không. Hiền tài là người đủ đức, đủ tài để gánh vác những trọng trách được giao. Đó mới là điều đáng quan tâm hơn hết. Họ sẵn sàng hi sinh lợi ích cả nhân, hi sinh tuổi thanh xuân, hi sinh bản thân mình để sống và cống hiến.

 

Đó là những người đáng ngưỡng mộ và khâm phục, không những có tài mà còn có tấm lòng nhân ái, vị tha bao la.

 

Ở thời kì nào cũng vậy, nếu xem hiền tài chính là “nguyên khí”, là trụ cột thì đất nước đó sẽ có những bước tiến mới. Thân Nhân Trung không chỉ nhấn mạnh khía cạnh “coi trọng” mà còn nhấn mạnh việc “phát hiện, phát triển” những người đủ chí và lực để gánh vác những việc trọng đại của quốc gia. Đây chính là tư tưởng tiến bộ, có sức ảnh hưởng lớn đến với sự sinh tồn của quốc gia đó.

 

Có một thực tế đáng buồn hiện nay chính là nhiều người tài không có môi trường để phát triển. Họ không được tạo cơ hội, điều kiện, không có định hướng cụ thể nên tài năng bị thui chột là điều không hiếm có. Bởi vậy, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng phát hiện ra những người có đủ nhân cách như vậy để đào tạo và tạo cho họ cơ hội để khẳng định mình. Đây là một trong những cách trọng dụng người tài có tính nhân văn sâu sắc. Và đây cũng chính là cách níu giữ nhân tài mà đất nước ta cần áp dụng. Như thế mới không để lãng phí nguồn tài nguyên nhân lực.

 

Như vậy, đối với một đất nước thì việc xem trọng hiền tài chính là việc vô cùng quan trọng và cần thiết để có thể tạo nên sự chuyển mình mạnh mẽ. Hiền tài sẽ là những người cống hiến, vạch đường đi để cho nhân dân ta có thể tiến bước đi lên.

 

line-height:150%'>“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, và thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy, ngay từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải ra sức học tập, rèn luyện đạo đức để mai này phát huy tài năng, góp phần phát triển đất nước, như Mặc Tự đã từng nói: “Đất nước có nhiều người tài, đất nước càng hưng thịnh”.