">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 12 2016

ha ha ha cái câu đó nổi thế nhri

bài kiểm tra của bạn à

8 tháng 12 2016

Có nhiều bạn trẻ sau khi làm những chuyện điên rồ rồi bị tung clip lên mạng đã làm cho gia đình rất buồn phiền. Sau đó, họ muốn lấy lại những hình ảnh không đẹp này thì không kịp nữa bởi nó đã bị phát tán. Có những người đã mất cơ hội về việc làm, bị nhiều người định kiến vì những hình ảnh xấu từ quá khứ. Tôi mong các bạn cân nhắc và nghĩ xa hơn. Hãy có trách nhiệm với bản thân mình và gia đình, xã hội.

18 tháng 4 2022

nguyên 1 bài đó.-.?

14 tháng 5 2021

Em tham khảo nhé !

Mở bài :
- Giới thiệu chung về giáo dục.
- Nêu vấn đề cần nghị luận : Khẳng định vai trò của giáo dục chính là chìa khóa của tương lai.

Thânbài:

- Giải thích ý nghĩa của giáo dục :
+ Giáo dục với sự nghiệp giải phóng con người khỏi áp bức, bốc lột.
+ Giáo dục giúp con người thoát ra khỏi chốn tối tăm của sự mù chữ.
+ Giáo dục điều chỉnh gia tăng dân số, bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế. + Giáo dục đào tạo thế hệ trẻ đủ đức lẫn tài để xây dựng nước nhà.
+ Giáo dục giúp đất nước phát triển và tiến bộ. + Giáo dục tiến bộ sẽ mở ra thế giới tương lai tươi sáng cho con người và xã hội. → Vì vậy mà giáo dục chính là chìa khóa của tương lai.
- Lời khuyên, lời nhắc nhở :
+ Mỗi học được học tập trong môi trường giáo dục tốt hãy tự rèn luyện,tu dưỡng tốt để trở thành người có ích cho xã hội và để xây dựng dất nước phát triển, tiến bộ.
Kết bài:

+Khẳng định ý nghĩa của câu nói : đúng đắn, là lời khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục trong sự phát triển của đất nước.
+ Khẳng định và tự hào về nền giáo dục của nước nhà.

14 tháng 5 2021

tk 

Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người. Chính tri thức đã làm nên sức mạnh chinh phục của con người. Nhìn vào sự thống trị của con người trên mặt đất này, ta hoàn toàn tin tưởng vào điều đó. Để có được sức mạnh ấy, con người phải trải qua giáo dục. Giáo dục là làm cho con người tìm thấy chính mình. Thông qua giáo dục, con người từng bước khám phá thế giới và khám phá chính mình, tìm kiếm cơ hội để thành công. Giáo dục là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số; thông qua đó quyết định môi trường sống, mức sống…trong tương lai. Giáo dục trang bị kiến thức và nhân cách, trí tuệ và tâm hồn cho trẻ em hôm nay, những người sẽ làm nên thế giới ngày mai. Do đó, giáo dục là chìa khóa cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Và cũng là chìa khóa cho sự phát triển chính trị và cho tiến bộ xã hội sau này. Có thể khẳng định ,giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới. Giáo dục là chiếc chìa khóa để mở cánh cửa dẫn đến tương lai.

30 tháng 9 2021

Em tham khảo:

“Lá lành đùm lá rách” - một câu tục ngữ ngắn gọn nhưng đem đến lời khuyên ý nghĩa. Ông cha ta đã mượn hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống để giúp người đọc có được một bài học giá trị. Nhưng đó là những vật dễ rách, vì vậy người ta mới dùng nhiều lớp lá bọc lại, lớp lá lành bọc lấy lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Từ thực tế như vậy, có thể liên tưởng đến con người. Hình ảnh “Lá lành” là tượng trưng cho người có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Còn hình ảnh “lá rách” là tượng trưng cho những người có cảnh ngộ nghèo khổ, bất hạnh. Như vậy, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người về tinh thần tương thân tương ái. Một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Quả thật, tinh thần “Lá lành đùm lá rách” đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

 

 

1. Mở Bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận: Cách nhìn đời, nhìn người và đánh giá con người của tác giả Nam Cao được thể hiện qua câu nói.

2. Thân Bài

a. Giải thích vấn đề nghị luận

- Giải thích từ ngữ khó

+ "cố tìm mà hiểu họ"

+ "chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...

- Giải thích nội dung câu nói: Thể hiện quan niệm của tác giả Nam Cao về cách nhìn người, thấu hiểu và đánh giá con người.

b. Bàn luận, chứng minh vấn đề nghị luận

Video Player is loading.

Play

- Trong tác phẩm "Lão Hạc", nhà văn Nam Cao đã xây dựng các nhân vật để thể hiện quan niệm trên:

+ Lão Hạc: Lừa bán Cậu Vàng để duy trì tài sản cho con trai, sau đó vì mặc cảm tội lỗi nên đã xin bả chó để tự vẫn, nhưng ban đầu ông giáo và mọi người đều hiểu nhầm lão Hạc xin bả chó để tiếp tục duy trì cuộc sống.

+ Vợ ông giáo: Gắt gỏng trước thái độ giúp đỡ của ông giáo dành cho lão Hạc và luôn nhìn lão Hạc là một người gàn dở.

- Trong thực tế cuộc sống hằng ngày:

+ Sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu là một trong những đức tính quý báu và cần thiết đối với cuộc sống của con người.

+ Khi thấu hiểu người khác, chúng ta sẽ nhìn thấy những điều tốt đẹp của người khác và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

+ Nếu sống thiếu đi sự thấu hiểu, con người sẽ chỉ nhìn thấy những điều tầm thường và xấu xa và sống trong sự lạnh lùng, tàn nhẫn.

c. Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức được ý nghĩa của việc đánh giá người khác bằng sự thấu hiểu, cảm thông.

- Luôn đánh giá người khác bằng đôi mắt của tình yêu thương và lòng nhân ái.

- Lên án, phê phán cách nhìn đời, nhìn người một cách phiến diện cùng những hành động tàn nhẫn, lạnh lùng trong cách hành xử giữa người với người.

3. Kết Bài

Đánh giá tính đúng đắn và bài học triết lí trong câu nói của nhà văn Nam Cao.

 

Em hiểu như thế nào về câu nói trong Lão Hạc: Chao ôi, đối với những người sống quanh ta...

 
Trong truyện ngắn Lão Hạc, nhà văn Nam Cao đã để nhân vật ông Giáo nói lên quan niệm của mình về cách nhìn con người, cuộc đời. Vận dụng kiến thức trong bài phân tích truyện ngắn Lão Hạc, em hãy trình bày ý hiểu của mình về câu nói trong Lão Hạc: Chao ôi ﺇ Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thỡ ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương

Bài viết liên quan

 

 
 

Đề bài: Em hiểu như thế nào về câu nói trong Lão Hạc: Chao ôi ﺇ Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thỡ ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý
II. Bài văn mẫu

em hieu nhu the nao ve cau noi trong lao hac chao oi doi voi nhung nguoi song quanh ta

Suy nghĩ về câu nói trong lão Hạc: Chao ôi đối với những người xung quanh chúng ta...
 

Bài Văn Mẫu Em Hiểu Như Thế Nào Về Câu Nói Trong Lão Hạc: Chao Ôi, Đối Với Những Người Sống Quanh Ta...

Mối quan hệ giữa người với người luôn được thiết lập và tạo dựng dựa trên cách nhìn nhận, đánh giá về người khác. Như vậy, cách nhìn đời, nhìn người luôn có tầm ảnh hưởng quan trọng và chi phối những hành động giữa người với người. Bàn về vấn đề này, nhà văn Nam Cao từng bộc bạch quan điểm của mình qua dòng độc thoại của nhân vật ông giáo trong tác phẩm "Lão Hạc": "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...".

Như chúng ta đã biết, "cố tìm mà hiểu" là hành động thể hiện việc con người biết thấu hiểu, đồng cảm trước những hành động, thậm chí là cảm thông trước những sai lầm của người khác để phát hiện ra những điều tốt đẹp, những vẻ đẹp vốn bị cuộc sống bon chen, toan tính thường ngày che lấp; còn "chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi..." là kết quả của hành vi đánh giá con người một theo bề nổi một cách phiến diện. Như vậy, câu nói của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học mang tính triết lý và có ý nghĩa giáo dục về cách nhìn đời, nhìn người và đánh giá người khác bằng đôi mắt của tình thương, lòng nhân ái và thái độ thấu hiểu, sẻ chia, đồng cảm, quan tâm để phát hiện ra những vẻ đẹp ẩn chứa trong tâm hồn con người.

Trong tác phẩm "Lão Hạc", nhà văn Nam Cao đã xây dựng các nhân vật trong các điểm nhìn tâm lí để thể hiện quan điểm mang ý nghĩa triết lí nhân sinh. Lão Hạc vốn là một người cố nông nghèo, vì để giữ lại mảnh vườn và căn nhà, lão đã lừa bán Cậu Vàng - con chó do người con trai để lại trước khi đi phu đồn điền cao su. Mặc cảm tội lỗi đã khiến cho lão Hạc quyết định xin bả chó của Binh Tư để tự tử. Tuy nhiên, hành động của lão khiến cho Binh Tư hả hê cho rằng người lương thiện như lão "cũng chẳng vừa đâu"; thậm chí đến ông giáo cũng hoài nghi và buồn bã cho rằng lão Hạc đã bị tha hóa. Đặc biệt, trong tác phẩm, nhân vật vợ ông giáo là người luôn có cái nhìn không tích cực về lão Hạc, thị luôn cho rằng lão Hạc là người gàn dở và không hề mong muốn ông giáo qua lại, tiếp xúc với lão. Chính ông giáo cũng đã từng bộc bạch về điều này: "Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận." Như vậy, ngay trong những trang văn về cuộc đời của nhân vật lão Hạc, nhà văn Nam Cao đã thể hiện quan điểm của mình về vai trò của sự thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia khi nhìn nhận và đánh giá con người.

Trong thực tế đời sống, sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu là một trong những đức tính quý báu và cần thiết đối với cuộc sống của con người. Khi "cố tìm mà hiểu" - hiểu thấu người khác, chúng ta sẽ tìm thấy những vẻ đẹp trong tâm hồn người khác; đồng thời tránh được cái nhìn phiến diện một chiều và tìm ra vẻ đẹp tiềm ẩn đằng sau những điều tưởng chừng vô cùng xấu xa như "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện". Đây cũng chính là cơ sở để xây dựng tình yêu thương và xác lập, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Ngược lại, khi không biết thấu hiểu, đồng cảm và nhìn nhận con người qua một mặt của vấn đề, những gì mà chúng ta nhìn thấy qua đôi mắt chỉ là những điều tầm thường và xấu xa, dẫn đến việc sống trong sự lạnh lùng, tàn nhẫn. Video mang tên "Người ăn xin và ông chủ cửa hàng" được chia sẻ rộng rãi trong thế giới cộng đồng mạng cũng là một trong những minh chứng thể hiện rõ điều này. Trong bộ phim, khi mở cửa tiệm mỗi ngày và nhìn thấy người ăn xin với bộ dạng điên khùng và rách rưới, ông chủ cửa hàng đã dùng những lời lẽ, hành động xúc phạm, tàn nhẫn, lạnh lùng xua đuổi. Mặc dù rất sợ hãi nhưng ở những buổi sáng hôm sau, người ăn xin vẫn ngủ trước cửa tiệm của ông chủ đó; và rồi những hành động đuổi đánh của ông vẫn tái diễn, dù cho con gái và người chủ của hàng bên cạnh tỏ ý không đồng tình. Tuy nhiên, đến một ngày nọ, ông không còn nhìn thấy người ăn xin xuất hiện. Khi xem lại những hình ảnh trích xuất từ camera, ông mới cay đắng nhận ra vào mỗi tối, anh ta là người đã xua đuổi những kẻ có hành vi xấu trước cửa tiệm của mình, thậm chí dũng cảm đánh đuổi hai tên trộm muốn đột nhập vào cửa hàng của ông. Lúc này, ông hoàn toàn ân hận về những suy nghĩ, hành động của bản thân nhưng đã muộn màng. Câu chuyện trên đã thể hiện rõ bài học sâu sắc về vấn đề nhìn nhận và đánh giá con người.

Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa của thái độ sống đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia trong tình yêu thương và sự nhân ái. Đồng thời, khi nhìn nhận, dùng quan điểm đa chiều, biết phân biệt phải - trái, đúng - sai trong cách đánh giá người khác để nhìn thấy những điểm tích cực cùng những điều tốt đẹp trong phẩm chất của mỗi một con người. Từ đó, biết lên án, phê phán cách nhìn đời, nhìn người một cách phiến diện cùng những hành động tàn nhẫn, lạnh lùng trong cách hành xử giữa người với người.

Nói tóm lại, quan niệm của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học có tính triết lí và ẩn chứa một bài học nhân sinh sâu sắc về đôi mắt nhìn đời, nhìn người và thái độ đánh giá đối với người khác. Đó là cách nhìn tràn đầy tình yêu thương và lòng nhân đạo qua sự thấu hiểu, sẻ chia để khám phá, phát hiện những vẻ đẹp của con người.

-------------------HẾT---------------------

27 tháng 3 2020

Hiếu thảo với ông bà cha mẹ vốn là một truyến thống quý báu của dân tộc ta, và đây cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp cần có ở con người. Lòng hiếu thảo có nghĩa là kính trọng ông bà, cha mẹ và tổ tiên của mình. Đó còn là hành động yêu thương chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ ông bà khi già yếu và trách nhiệm thờ phụng khi họ qua đời. Hiếu thảo chính là giá trị cốt lõi của và là trung tâm trong hệ thống đạo đức của nho giáo. Nó không chỉ biểu hiện qua tình cảm mà còn biểu hiện trong những hành động cụ thể. Biểu hiện của người có lòng hiếu thảo chính là biết cung kính ông bà cha mẹ, biết vâng lời và làm cho cha mẹ vui lòng. Khi cha mẹ khỏe mạnh thì ngoan ngoãn vâng lời, khi già yếu, ốm đau thì hết lòng chăm sóc phụng dưỡng. Khi cha mẹ nhắm mắt xuôi tay thì thành tâm thờ cúng. Con người chúng ta ai cũng cần phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ, họ là những người đã nuôi dưỡng và dạy ta nên người, mỗi con người sinh ra đều có tổ, có tông có nguồn có cội, thân tộc. Chính vì thế chúng ta cần phải biết ơn những người đã sinh thành ra ta, nó còn là lối sống chuẩn mực của dân tộc Việt Nam ta, Nhị thập tứ hiếu luôn là bài học giáo dục đạo đức ngàn đời còn mãi. Sống hiếu thảo là lối sống cao đẹp, biết quý trọng công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ thể hiện miềm tri ân đối với các bậc sinh thành. Lòng hiếu thảo thể hiện sự bao dung sống có trách nhiệm. Bên cạnh đó, lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến, trân trọng và thành công trong cuộc sống và môi trường tràn ngập yêu thương, sự kính trọng đối với các bậc sinh thành. Giá trị của một người con không thể hiện ở sự giàu có sang trọng mà nó chính là ở tấm lòng hiếu thảo. Lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình nghĩa và cũng là nét đẹp cao quý của nên văn hóa Việt Nam.




 

14 tháng 4 2020

Ông bà ta xưa đã dạy:

“Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”



Vậy mà, con người hiện nay, đặc biệt là giới trẻ lại bất cẩn khi phát ngôn, nói tục chửi thề một cách thiếu suy nghĩ, thiếu văn hóa. Hiện tượng này thật đáng để mỗi chúng ta nhìn lại bản thân để suy nghĩ.

Nói tục chửi thề là nói ra những lời lẽ trái với thuần phong mỹ tục , thiếu văn minh, thiếu tôn trọng người đang giao tiếp với mình . Thật đáng buồn khi chúng ta thấy những lời nói này được phát ngôn bừa bãi, trong mọi hoàn cảnh: khi bực tức chửi thề đã đành, thậm chí khi vui vẻ cũng lại chửi thề. Những lời nói ấy không những được “văng” ra đối với bạn bè cùng trang lứa mà nói còn được sử dụng ngay khi họ giao tiếp với những người đáng tuổi cha chú của mình; không chỉ chỉ trong giao tiếp với người khác mà còn ở cả những nơi công cộng. Và những lời lẽ khó nghe ấy được nói ra một cách thản nhiên, không chút suy nghĩ. Đây không chỉ là một hành động xấu, thiếu văn minh, lịch sự trong giao tiếp mà còn xúc phạm đến người khác, cho thấy sự kém hiểu hiểu biết của một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ hiện nay.

Điều đáng lo ngại là những người thường xuyên phát ngôn một cách khiếm nhã lại coi đó là một thói quen mà không hề ý thức được hậu quả khôn lường của nó. Lời nói là kết quả sau những suy nghĩ của chúng ta, nó góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh của bản thân trong mắt người khác. Vì thế, những lời nói thiếu văn hóa trong giao tiếp sẽ thể hiện ngay người nói là một người kém hiểu biết, thiếu văn minh trong giao tiếp, dễ để lại ấn tượng xấu với người đối diện, không được tôn trọng, thậm chí là dần bị xa lánh. Như vậy thì thật khó để có được những cuộc giao tiếp thành công. Hơn nữa, chửi thề có thể trở thành một thói quen xấu, khó bỏ, lâu dần ảnh hưởng lớn đến tư cách của bản thân. Chúng ta thậm chí quen miệng mà nói bậy chứ không ý thức hết được những phát ngôn của mình. Tai hại hơn là những lời nói không hay cũng được đưa lên mạng xã hội. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân mà còn là nơi bắt đầu của những mâu thuẫn, những xung đột có hậu quả mà ta không lường trước được. Còn đối với người nghe, cách xử sự kém lịch sự có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái, bực bội, thậm chí không muốn tiếp chuyện. Đặc biệt, những lời chửi thề có sự ảnh hưởng rất tiêu cực đến nhận thức của những em nhỏ còn chưa hiểu hết ý nghĩa của chúng. Đối với xã hội, những lời nói không hay được nhân rộng ra có thể làm suy giảm đi nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng, làm méo mó đi những quy chuẩn giá trị đạo đức, làm cho ngôn ngữ tiếng việt mất đi sự giàu đẹp và trong sáng vốn có của nó.

Vậy hiện tượng nói tục chửi thề có nguyên nhân từ đâu? Về phía khách quan, có thể thấy những tác động tiêu cực của môi trường sống không lành mạnh, của những lời ăn tiếng nói thô thiển xung quanh đến đạo đức, nhận thức và cách ứng xử của mỗi con người. Người ta nói : “ Trẻ em như tờ giấy trắng”. Nếu không phải do sớm phải tiếp xúc với sự thiếu văn hóa của những người xung quanh, hay thiếu đi sự quan tâm, giáo dục của những người thân trong gia đình thì đâu có những lời nói khiếm nhã, những câu nói tục chửi thề khi con người lớn lên. Nhưng đó, chỉ là một phần rất nhỏ. Chúng ta mỗi người đều có cuộc sống riêng của mình, đều phải chịu trách nhiệm cho những lời nói, hành động của mình. Bởi vậy mà yếu tố chủ quan chiếm phần lớn. Những phát ngôn bừa bãi xuất phát từ những nhận thức chưa thật đúng đắ, đầy đủ và trọn vẹn về tầm quan trọng, sức ảnh hưởng của lời nói đến cuộc sống của con người. Khi bản thân đã không làm chủ được ta rất dễ bắt chước theo lời nói, hành động xấu của những người kém văn minh mà không thể tự điều chỉnh hành vi của mình. Nhiều người lại cho việc ăn nói thô lỗ là “oai”, muốn thể hiện bản thân trước mọi người. Hay một số người cũng chỉ nói cho vui miệng mà không hề quan tâm đến suy nghĩ và cảm nhận của người khác.

Tuy nhiên, bên cạnh một bộ phận hay nói tục chửi thề, thật may khi vẫn còn đó những con người hiểu biết, nhận thức rõ ý nghĩa của tiếng nói biết nói những lời lẽ văn minh, lịch sự, khiến người nghe hài lòng. Đây quả là những điểm sáng cần nhân rộng để có một xã hội văn minh hơn.

Để khắc phục thực trạng nói tục chửi thề đang phổ biến hiện nay, mỗi người chúng ta cần ý thức được tầm quan trọng của lời nói. Từ đó mà có những hành động cụ thể như tuyên truyền vận động mọi người biết dùng lời hay ý đẹp, tránh xa những lời nói kém văn minh; kiên quyết nhắc nhở khi thấy người khác nói tục chửi thề. Còn bản thân phải trau dồi văn hóa, hiểu biết, những kĩ năng giao tiếp văn minh lịch sự, phải biết tự dặn mình “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.

Xã hội đang ngày càng thay đổi theo chiều hướng văn minh hiện đại hơn đòi hỏi con người cũng cần thay đổi, trau dồi, phát triển bản thân để trở nên văn minh, lịch sự hơn. Một trong những điều cần thay đổi cấp thiết là những lời nói thô tục, trau dồi lời hay ý đẹp để góp phần tạo nên phong cách đẹp cho con người thời đại mới.

Năm ấy khi tôi còn là đứa học sinh năm lớp một, vừa chọt choẹt bước vào giản đường tiểu học với tâm hồn còn ngây ngô của một đứa trẻ. Việc học các môn đầu tiên là bắt buộc trước khi chính thức bước vào thế giới học đường, nhiều người hay gọi vui là nơi" Những con người suy nghĩ không bình thường" có đất dụng võ. Thầy đã hỏi một câu mà tôi chắc rằng tất cả chúng ta đều nắm rõ câu trả lời:" Tiên trách kỷ, rồi gì nữa mấy em". 
Tôi thầm nghĩ:" Trời ạ! Làm như lớp Mầm không bằng." Đầu nghĩ thế, nhưng miệng vẫn trả lời:" Dạ hậu trách nhân ạ".

Ông cười:" Sai rồi, Tiên trách kỷ - Hậu không trách nhân."

Ông cha ta hay gọi chung dân gian có dạy:" Tiên trách kỷ - Hậu trách nhân". Câu nói quả thực không sai. Khi vấp ngã trên đường đời, chúng ta cần phải xem xét bản thân trước khi đổ lỗi cho mọi người xung quanh. .Chẳng hạn khi ta thất bại trong công việc, ta cần trách là chính bản thân mình chưa chuẩn bị kĩ càng, chưa siêng năng,.. Còn những ai đổ lỗi cho việc không đủ thời gian, không được làm việc trong môi trường tốt, do xui xẻo,... là những người không có trách nhiệm với bản thân, công việc. Tuy nhiên việc làm sau đó là gì nữa? Trách bản thân xong ta lại quay ra ăn vạ, trách làng trách xóm như anh Phèo của nhà văn Nam Cao hay sao. 

Bạn tôi ơi, tiên trách kỷ là rất tốt, sau đó phải không trách nhân nữa, thế mới là người trách nhiệm toàn vẹn.

Hậu trách nhân để làm gì khi kết quả không thể thay đổi được. Mọi thứ vẫn nằm y nguyên, trong khi tình cảm thì lại tan vỡ vì những câu "trách" vô ý. Quả thực, chữ trách ở đây chỉ dành riêng cho việc trách bản thân, còn trách người thì lại không phù hợp, Có người bảo tôi rằng," không trách nó lần sau nó lại làm hỏng rồi sao?" Thế bạn định trách làm sao. "Trách" thường đi kèm với chữ "móc", gộp chung lại thành "trách móc". Thế là lâu lâu cứ "móc" ra rồi lại "trách". Vì thế, tôi thành thực khuyên bạn nên trách bản thân trước đã, "tại sao mình lại không hướng dẫn, kiểm tra nó kĩ càng?". Bạn đã làm rồi ư? Tốt, tôi tin là sau khi làm việc này xong bạn không còn muốn trách ai nữa.Thay vào đó một bài hướng dẫn kĩ càng sẽ là sự lựa chọn tốt hơn trong tình huống này.

Một số khác lại than rằng:" Tôi trách bản thân nhiều rồi, giờ phải cho tôi trách người khác với chứ, trách mình hoài cảm thấy ăn năn khó chịu lắm." Tôi cười :" Có những lúc bạn cầu mong đó là lỗi của mình chứ không phải của người khác ấy chứ. Biết mình còn lỗi, nghĩa là còn tiến bộ, còn phát triển. Mình hoàn hảo nhưng công việc vẫn thất bại là xong rồi đấy..."

Nên nhớ rằng:

1. Đừng làm điều mà không mang lại kết quả tốt hơn.


2. Khi trách bản thân đủ, bạn sẽ tìm ra cách tốt hơn thay vì trách người khác.


3. Và cuối cùng, chẳng ai lại muốn bị trách "móc" cả.

25 tháng 1 2023
1.2. Thân bài

a, Giải thích

Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn, dám đối đầu với mọi thử thách gây cản trở, làm khó dễ cho bản thân; dám lao vào làm những điều mà người khác e sợ. người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ chính nghĩa.

→ Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời đại.

b Phân tích

Trong xã hội có nhiều người rơi vào hoàn cảnh khó khăn cần sự cứu giúp, lòng dũng cảm sẽ giúp con người hành động thiết thực, giải thoát họ khỏi tình huống đó.

 

Nếu trong cuôc sống, con người ai cũng có lòng dũng cảm, nghĩa hiệp thì sẽ có nhiều hành động, nghĩa cử cao đẹp, tạo nên cuộc sống văn minh, đẹp đẽ hơn.

Lòng dũng cảm đi cùng với tình yêu thương đồng loại, nếu thấy chết mà không cứu, thấy khó khăn mà không giúp thì đó là một con người vô cảm, hèn nhát, lạnh lùng cần bị xã hội đào thải.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người có lòng dũng cảm để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Phê phán: Những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược, không dám đấu tranh, thử thách để vươn lên trong cuộc sống.

 

1.3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề : lòng dũng cảm, rút ra bài học và liên hệ bản thân

25 tháng 1 2023

bạn đưa thẳng 1 vấn đề, mình làm luôn nha chứ mình không có xem.