K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2016

Xa quê đã mấy chục năm nhưng tình cảm với quê hương ông vẫn giữ. Điều đó được thể hiện ở giọng quê ông vẫn giữ được, giữ được giọng quê đối với người xa quê mấy chục năm trời là một điều vô cùng quý giá. Thực ra trong cuộc sống có rất nhiều người xa quê thì dường như họ sẽ thay đổi tất cả từ giọng nói cho đến phong cách cử chỉ nhưng với Hạ Tri Chương thì điều đó không hề xảy ra. Chứng tỏ ông không hề quên nơi đã sinh ra mình, cho mình một cuộc sống, nơi có biết bao kỉ niệm, có người mẹ đã nuôi ông lớn lên bằng dòng sữa ngọt ngào, ru ông bằng những câu hát ân tình, tha thiết…Như vậy thời gian chỉ có thể làm thay đổi được mái tóc, được vẻ bên ngoài của con người chứ không thể thay đổi được những nét bên trong, nét quê ẩn chứa trong ông. Ta thấy tình cảm của ông đối với quê hương thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao nhiêu. Bởi ta biết rằng ông từng làm quan to trong triều đình, được bao người trọng vọng, ở một môi trường như thế con người rất dễ thay đổi, thực tế không ít người quay lưng lại với quê hương mình bằng cách thay đổi giọng nói cho phù hợp với nơi đô thị. Hạ Tri Chương quả có một tâm hồn thủy chung, nghĩa tình với quê hương của mình.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
22 tháng 10 2018

Sự biểu hiện tình quê hương qua 2 bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" và "Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê":

- Hoàn cảnh và tình huống:

+ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Nhà thơ sống xa quê hương, trông trăng sáng và nhớ về quê cũ.

+ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: Nhà thơ trở về quê sau một khoảng thời gian dài (khoảng 15 năm) và có những cảm nhận về quê hương.

- Tâm trạng được thể hiện:

+ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Nỗi nhớ, thao thức không ngủ được vì nhớ về quê hương.

+ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: nỗi buồn, sự ngạc nhiên ngỡ ngàng về sự đổi khác của quê hương (mặc dù giọng quê không đổi nhưng trẻ con sống ở đó không còn nhận ra tác giả nữa, hỏi: khách ở nơi nào tới chơi)

- Nghệ thuật biểu hiện:

+ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Nghệ thuật đối.

+ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: Nghệ thuật tiểu đối, bình đối, câu hỏi tu từ

21 tháng 10 2018

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)

Quê hương trong mỗi chúng ta là những gì gần gũi, bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Với Đỗ Trung Quân quê hương là chùm khế ngọt, là cánh diều biếc, con đường đi học, là tuổi thơ tắm nắng trưa hè. Còn với Lý Bạch và Hạ Tri Chương thì quê hương chính là gia đình, làng xóm và những kỉ niệm ấu thơ. Dẫu kỉ niệm khác nhau nhưng ở họ đều có chung một tình yêu thương cháy bỏng.

Đời hiệp khách chống kiếm lãng du xa quê từ thuở nhỏ. Đêm nay dừng chân nơi quán trọ, Lý Bạch lại bắt gặp ánh trăng thân thuộc ngày nào, ánh trăng đêm nay sáng quá, ánh trăng sáng tận đầu giường nơi lữ khách ngơi chân. Ánh trăng đêm nay lạ quá, trăng tràn khắp nẻo, lan ra bao phủ khắp không gian. Đêm vắng, trên mặt đất những giọt sương như những hạt ngọc lung linh. Trăng đêm nay đẹp khiến không ai có thể hững hờ trước sự choáng ngợp của ánh sáng. Lòng lữ khách bồi hồi xao xuyến say sưa trước cảnh đêm trăng. Thi nhân tìm thấy trong không gian tĩnh lặng ấy hơi ấm của quê hương đang lan toả khắp căn phòng:

Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Rất tự nhiên ngẩng đầu ngắm trăng sáng. Ánh trăng đêm nay gợi nhớ về những kỉ niệm ngày nào trên núi Nga Mi. Nỗi niềm nhớ về quê hương đang trĩu nặng trong lòng, tác giả chạnh lòng nhớ về quá khứ, xót xa thay khi nhận ra đang ở quê người. Và cũng rất tự nhiên hành động:

Cúi đầu nhớ cố hương

Nó như một sự phản xạ không điều kiện như nằm ngoái ý thức. Dưới ánh trăng khuya một lữ khách đang ngóng mắt về quê hương nơi ấy có mẹ già tần tảo sớm hôm, có bà con láng giềng thân thuộc, có đám bạn chăn trâu thổi sáo, những đêm trăng ríu rít nô đùa, họ bây giờ ra sao? Quê hương vẫn thế hay có gì thay đổi. Hỏi mà như để khẳng định với chính mình! và dĩ nhiên khi đôi chân lãng du đã mệt mỏi thì ai cũng trở lại quê hương. Về với quê hương là về với mẹ, người mẹ ấy vẫn từng ngày từng giờ dang rộng cánh tay chào đón những đứa con.

Với Lý Bạch ánh trăng gợi nhớ về quê hương. Còn Hạ Tri Chương cũng xa quê từ ngày thơ ấu, lứa tuổi đáng ra phải được sống trọn với quê hương nhưng buồn thay:

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

Sống ở kinh đô Tràng An sầm uất đua chen, lòng tác giả thổn thức chờ ngày về với mẹ. Niềm khắc khoải mong chờ ấy đau đáu bên lòng. Khi đi mái tóc vẫn còn xanh và khi trở lại thì tóc đà khác bao. Tóc đã nhuộm màu thời gian, nhưng giọng quê, hồn quê thì không hề thay đổi. Chất quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, nó trở thành giọt máu nuôi sống bản thân. Cảm động xiết bao, thời gian xa cách, tấm lòng với quê son sắt thuỷ chung. Trong cái giọng quê vẫn thế ấy là sự thuỷ chung được trải nghiệm bằng thời gian. Trở lại quê hương sau gần hết cuộc đời xa cách lòng sao lại không man mác bùi ngùi. Nếu như Lý Bạch có ánh trăng gợi nhớ về quê hương thì Hạ Tri Chương là lũ trẻ nơi đầu xóm. Nghịch lý là lũ trẻ kia không biết ông là ai:

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi

Trở lại quê hương, mái đầu tóc đã pha sương. Bao năm xa cách nay mới được trở về đất mẹ. Tuy xa cách quê hương trong khoảng thời gian đằng đẵng nhưng giọng quê - giọng của quê hương đất mẹ vẫn không thay đổi. Điều đó chứng tỏ rằng với Hạ Tri Chương quê hương là những gì thiêng liêng nhất. Và như vậy thì dù thời gian và con người có thay đổi nhưng tình cảm với quê hương thì không bao giờ thay đổi.

Không khỏi xúc động cho hai con người, họ có những cảnh ngộ khác nhau nhưng tình yêu quê hương thì hoàn toàn đồng điệu. Trong lòng hai nhà thơ nỗi nhớ quê hương luôn ăn sâu vào tiềm thức, nó luôn thường trực trong trái tim của mỗi người. Thế mới biết quê hương là nguồn cảm hứng mãnh liệt và được thể hiện ở những cung bậc khác nhau, mức độ khác nhau qua những kỉ niệm khác nhau.

Đúng vậy quê hương trong thơ Đỗ Trung Quân cũng thật bình dị mà sâu sắc: chùm khế ngọt, con diều biếc, con đường đi học... còn với Tế Hanh thì quê hương hiện lên là làng chài ven biển, con thuyền lướt sóng... Hai tiếng quê hương sao nghe xúc động đến thế.

Cùng một chủ đề là tình yêu quê hương mà mỗi tác giả lại có cách biểu lộ khác nhau. Để rồi khi bài thơ khép lại những ai chưa từng nhớ quê nhà cũng nao lòng tìm đọc những dòng thơ. Hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương đã để lại trong lòng chúng ta bảo tình cảm thiêng liêng, trân trọng với gia đình và quê hương yêu dấu.

7 tháng 11 2021

Em tham khảo nhé:

Tâm trạng nhân vật trữ tình thể hiện trong hai bài thơ " hồi hương ngẫu thư" của Hạ Tri Chương và "Trở lại An Nhơn " của Chế Lan Viên đã gợi ra trong lòng người bao xúc cảm. Trong Hồi hương ngẫu thư, đó là nỗi nhớ của con người xa quê lâu ngày mà nay mới trở về quê hương. Sự xúc động trong lòng tác giả là nỗi hoài vọng của con người xa quê lâu ngày. Và nay, mọi thứ đều đã và đang đổi thay. Lòng người xa quê bao giờ cũng mang vấn vương. Hạ Tri Chương vấn vương, chua xót vô cùng khi ông chỉ còn là người khách lạ trên quê hương dẫu cho giọng quê không đổi. Tác động từ đám trẻ nhỏ khiến lòng nhà thơ càng thêm u sầu khi trở thành khách trên chính quê hương mình. Xúc động nghẹn ngào trong lòng Chế Lan Viên là nỗi xúc động vô cùng vô tận. Khi trở lại quê hương mọi thứ đổi thay, cảnh mất, người mất. Và lòng của con người cao tuổi ấy lại càng thêm những vấn vương thuở xưa. 

Tham khảo:

Buồn thương, hẫng hụt, ngậm ngùi, xót xa khi trở thành khách lạ giữa quê hương.

29 tháng 11 2016

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)

Quê hương trong mỗi chúng ta là những gì gần gũi, bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Với Đỗ Trung Quân quê hương là chùm khế ngọt, là cánh diều biếc, con đường đi học, là tuổi thơ tắm nắng trưa hè. Còn với Lý Bạch và Hạ Tri Chương thì quê hương chính là gia đình, làng xóm và những kỷ niệm ấu thơ. Dẫu kỷ niệm khác nhau nhưng ở họ đều có chung một tình yêu thương cháy bỏng.

Đời hiệp khách chống kiếm lãng du xa quê từ thuở nhỏ. Đêm nay dừng chân nơi quán trọ, Lý Bạch lại bắt gặp ánh trăng thân thuộc ngày nào, ánh trăng đêm nay sáng quá, ánh trăng sáng tận đầu giường nơi lữ khách ngơi chân. Ánh trăng đêm nay lạ quá, trăng tràn khắp nẻo, lan ra bao phủ khắp không gian. Đêm vắng, trên mặt đất những giọt sương như những hạt ngọc lung linh. Trăng đêm nay đẹp khiến không ai có thể hững hờ trước sự choáng ngợp của ánh sáng. Lòng lữ khách bồi hồi xao xuyến say sưa trước cảnh đêm trăng. Thi nhân tìm thấy trong không gian tĩnh lặng ấy hơi ấm của quê hương đang lan toả khắp căn phòng:

Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Rất tự nhiên ngẩng đầu ngắm trăng sáng. Ánh trăng đêm nay gợi nhớ về những kỷ niệm ngày nào trên núi Nga Mi. Nỗi niềm nhớ về quê hương đang trĩu nặng trong lòng, tác giả chạnh lòng nhớ về quá khứ, xót xa thay khi nhận ra đang ở quê người. Và cũng rất tự nhiên hành động:

Cúi đầu nhớ cố hương

Nó như một sự phản xạ không điều kiện như nằm ngoái ý thức. Dưới ánh trăng khuya một lữ khách đang ngóng mắt về quê hương nơi ấy có mẹ già tần tảo sớm hôm, có bà con láng giềng thân thuộc, có đám bạn chăn trâu thổi sáo, những đêm trăng ríu rít nô đùa, họ bây giờ ra sao? Quê hương vẫn thế hay có gì thay đổi. Hỏi mà như để khẳng định với chính mình! và dĩ nhiên khi đôi chân lãng du đã mệt mỏi thì ai cũng trở lại quê hương. Về với quê hương là về với mẹ, người mẹ ấy vẫn từng ngày từng giờ dang rộng cánh tay chào đón những đứa con.

Với Lý Bạch ánh trăng gợi nhớ về quê hương. Còn Hạ Tri Chương cũng xa quê từ ngày thơ ấu, lứa tuổi đáng ra phải được sống trọn với quê hương nhưng buồn thay:

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

Sống ở kinh đô Tràng An sầm uất đua chen, lòng tác giả thổn thức chờ ngày về với mẹ. Niềm khắc khoải mong chờ ấy đau đáu bên lòng. Khi đi mái tóc vẫn còn xanh và khi trở lại thì tóc đà khác bao. Tóc đã nhuộm màu thời gian, nhưng giọng quê, hồn quê thì không hề thay đổi. Chất quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, nó trở thành giọt máu nuôi sống bản thân. Cảm động xiết bao, thời gian xa cách, tấm lòng với quê son sắt thuỷ chung. Trong cái giọng quê vẫn thế ấy là sự thuỷ chung được trải nghiệm bằng thời gian. Trở lại quê hương sau gần hết cuộc đời xa cách lòng sao lại không man mác bùi ngùi. Nếu như Lý Bạch có ánh trăng gợi nhớ về quê hương thì Hạ Tri Chương là lũ trẻ nơi đầu xóm. Nghịch lý là lũ trẻ kia không biết ông là ai:

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi

Trở lại quê hương, mái đầu tóc đã pha sương. Bao năm xa cách nay mới được trở về đất mẹ. Tuy xa cách quê hương trong khoảng thời gian đằng đẵng nhưng giọng quê - giọng của quê hương đất mẹ vẫn không thay đổi. Điều đó chứng tỏ rằng với

Hạ Tri Chương quê hương là những gì thiêng liêng nhất. Và như vậy thì dù thời gian và con người có thay đổi nhưng tình cảm với quê hương thì không bao giờ thay đổi.

Không khỏi xúc động cho hai con người, họ có những cảnh ngộ khác nhau nhưng tình yêu quê hương thì hoàn toàn đồng điệu. Trong lòng hai nhà thơ nỗi nhớ quê hương luôn ăn sâu vào tiềm thức, nó luôn thường trực trong trái tim của mỗi người. Thế mới biết quê hương là nguồn cảm hứng mãnh liệt và được thể hiện ở những cung bậc khác nhau, mức độ khác nhau qua những kỷ niệm khác nhau.

Đúng vậy quê hương trong thơ Đỗ Trung Quân cũng thật bình dị mà sâu sắc: chùm khế ngọt, con diều biếc, con đường đi học... còn với Tế Hanh thì quê hương hiện lên là làng chài ven biển, con thuyền lướt sóng... Hai tiếng quê hương sao nghe xúc động đến thế.

Cùng một chủ đề là tình ỵêu quê hương mà mỗi tác giả lại có cách biểu lộ khác nhau. Để rồi khi bài thơ khép lại những ai chưa từng nhớ quê nhà cũng nao lòng tìm đọc những dòng thơ. Hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh cua Lý Bạch và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương đã để lại trong lòng chúng ta bao tình cảm thiêng liêng, trân trọng với gia đình và quê hương yêu dấu.

 

 

1 tháng 11 2016

Với Lý Bạch ánh trăng gợi nhớ về quê hương. Còn Hạ Tri Chương cũng xa quê từ ngày thơ ấu, lứa tuổi đáng ra phải được sống trọn với quê hương.

11 tháng 3 2018

Hai câu thơ đầu có giọng điệu nhẹ nhàng, bình thản, khách quan song pha lần nỗi buồn ngậm ngùi bởi quá lâu rồi tác giả mới về thăm quê.

Trẻ đi, già trở lại nhà

Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu

Hai câu sau là giọng điệu hóm hỉnh, bi hài chứa đựng một nỗi buồn ngậm ngùi, cô đơn của tác giả khi về đến quê nhà. Mâu thuẫn trong nội tâm là ở chỗ tình cảm sâu nặng thủy chung của nhà thơ đối với quê hương nhưng nay bỗng thành người xa lạ. Câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn.

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?

24 tháng 2 2017

Bài thơ cho ta hiểu về tình cảm của nhà thơ đối với quê hương thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao nhiêu. Bởi ta biết rằng ông từng làm quan to trong triều đình, được bao người trọng vọng, ở một môi trường như thế con người rất dễ thay đổi, thực tế không ít người quay lưng lại với quê hương mình bằng cách thay đổi giọng nói cho phù hợp với nơi đô thị. Hạ Tri Chương quả có một tâm hồn thủy chung, nghĩa tình với quê hương của mình.

12 tháng 9 2021

Tham khảo:

Xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là một xã hội phong kiến đầy bất công đối với những thân phận nhỏ bé, đặc biệt là người phụ nữ. Nỗi tủi nhục, đau đớn trước số phân truân chuyên trong tình yêu cũng là một chủ đề trong thơ ca trung đại dưới ngòi bút xót thương của những người thi nhân biết đồng cảm. Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ tài danh thời ấy nhưng gặp nhiều trắc trở trong tình yêu, hôn nhân. Tự tình là một bài thơ đặc sắc thể hiện nỗi đau buồn tủi trước thân phận éo le của mình. Diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ đi từ cô đơn, buồn tủi, đau đớn đến uất ức muốn vùng lên đấu tranh nhưng rồi lại trở lại sự buồn tủi không lối thoát.

Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú đường luật. Với mỗi cặp câu đề – thực – luận – kết lại là một diễn biến tâm trang của nhân vật trữ tình.

Mở đầu bài thơ với hai câu thực là tâm trang cô đơn, buồn tủi của nữ sĩ Hồ Xuân Hương:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”

“Đêm khuya” thường là lúc con người ta bắt đầu suy tư, đầy tâm trạng. Và ở đây với Hồ Xuân Hương cũng vậy. Thời điểm rất hợp với những tâm sự chất chứa trong lòng bà.Trong cái không gian tĩnh lặng, chỉ còn có thể nghe thấy âm thanh tiếng “trống canh” từ xa vọng lại, con người trở nên nhỏ bé hơn và bắt đầu nghĩ suy. Hai từ “hồng nhan” là hình ảnh hoán dụ cho nhân vật trữ tình, kết hợp với tính từ “trơ” được đảo lên đầu câu thơ như nhấn mạnh sự buồn tủi, cô đơn đến bẽ bàng của Hồ Xuân Hương. Trước không gian rộng lớn bao la cả một xã hội đầy rẫy những bất công, chỉ có nhân vật trữ tình một mình thật nhỏ bé, tủi hổ trước cuộc đời này. Đọc câu thơ, người đọc nhận thấy sự trống vắng, cô liêu trong cảnh vật và tâm trang cô đơn, buồn tủi trong tâm hồn người thi sĩ.

Tiếp sau sự cô đơn, buồn tủi, nữ sĩ Hồ Xuân Hương mang một tâm trạng đau đớn đến xót xa khi mượn chén rượu để quên sầu:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn"

Nhà thơ cảm thấy đau đớn hơn khi nhìn vào thân phận và bi kịch cuộc đời mình. Bà tìm đến rượu để được say nhưng thật đau lòng thay là càng uống lại càng say, say rồi lại tỉnh. Mà khi đã tỉnh thì nỗi đau về thân phận lại càng trở nên quặn thắt. Nhà thơ đưa tầm mắt ra xa để ngắm nhìn “vầng trăng” sáng, tìm kiếm một niềm vui nhỏ bé, nhưng hỡi ôi đó lại không phải một vầng trăng tròn vành vạnh, viên mãn mà lại là một vầng trăng “khuyết chưa tròn”. Nhìn lên vầng trăng “khuyết”, nhân vật trữ tình càng ý thức sâu sắc hơn về tình cảnh của mình, bi kịch tình yêu không trọn vẹn như vầng trăng khuyết kia.

Từ tâm trạng đau đớn, xót xa vô cùng, tâm trạng nhà thơ trở nên phẫn uất, muốn vùng lên đấu tranh để dành lấy tình yêu trọn vẹn:

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

Nhà thơ nhìn cảnh vật xung quanh chỉ thấy sự đấu tranh. Đó là từng đám “rêu” nhỏ bé xiên ngang mặt đất, là “đá mấy hòn” đâm toạc chân mây. Đến rêu và đá vô tri, vô giác kia cũng trỗi dậy phản kháng. “Rêu”, “đất”, “đá”, “mây” là hình ảnh tả thực nhưng cũng là hình ảnh ẩn dụ cho tâm trang uất ức muốn bùng nổ đấu tranh của nhân vật trữ tình. Sự phản kháng mãnh liệt, muốn đấu tranh như đang trỗi dậy trong tâm trí Hồ Xuân Hương. Tâm trạng nhà thơ ở đây là tâm trạng uất hận muốn dành lấy tình yêu trọn vẹn, hạnh phúc trọn vẹn đã dâng lên cao trào, đỉnh điểm.

Sau tâm trạng cao trào muốn vùng lên đấu tranh, khát khao tình yêu hạnh phúc, nhân vật trữ tĩnh lại quay về buồn với hiện thưc phũ phàng, không lối thoát của tình duyên ngang trái:

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”

Quay lại với nỗi chán chường trong lòng người thi sĩ. Cụm từ “xuân đi” đối lập với “xuân lại lại” thể hiện một sự buồn chán và tẻ nhạt trong tâm trạng thi nhân . Nhà thơ buồn tủi trước hiện thực phải san sẻ một “mảnh tình” đã nhỏ bé rồi lại còn “tí con con”. Đó là một tâm trạng bế tắc, không lối thoát. Dù nhân vật trữ tình có muốn đứng lên đấu tranh nhưng chỉ dừng lại trong suy nghĩ, rồi lại quay về với nỗi buồn đau ấy mà thôi.

Tự tình là một bài thơ đặc sắc thể hiện diễn biến tâm trạng rất dễ hiểu của nhân vật trữ tình Hồ Xuân Hương. Tâm trạng nhà thơ đi từ buồn tủi, cô đơn đến đâu đớn, xót xa. Tột cùng đau đớn ấy là sự phán kháng muốn đứng lên đấu tranh cho khát vọng tình yêu, nhưng rồi người thi sĩ lại đi vào bế tắc với thực tại buồn tủi, bẽ bàng. Bài thơ tiêu biểu cho tâm trạng chung của những người phụ nữ trong xã hội cũ cùng tình cảnh éo le như thế, khơi gợi được sự đồng cảm của bao thế hệ người đọc.

10 tháng 4 2018

tâm trạng là buồn bã khi mày không yêu nó con điên ạ