Viết 3-5 câu về cảnh đẹp thiên nhiên có từ láy (gạch chân hộ mình nha)
Mong các bạn giúp mik :)))
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tôi yêu ngôi trường, ngôi trường thân thuộc, ngôi trường giản dị mà mộc mạc chất phác, luôn dang rộng cánh tay ôm ấp những cô cậu học trò vào lòng. Ngôi trường thật đẹp. Từ cánh cổng trước luôn rộng mở đón trào học sinh, đến bác bảo vệ, và cả đến những nhóm bạn cùng chia sẻ vui buồn,… là bao kí ức, bao kỉ niệm. Ngôi trường chính là dòng sông chi thức, mà trên đó các thầy cô giáo đang tận tụy, cần mẫn ngày đêm lái con đò về đích – nơi mà nó thuộc về. Có lẽ chính vì vậy mà các thế hệ học sinh luôn dành cho ngôi trường những tình cảm dạt dào, những tình cảm khó phai để rồi bước qua cánh cổng trường, lòng ai cũng đầy sự lưu luyến, bồn chồn mà không dám quay lại. Trong con tim luôn im đậm những ngày còn vui buồn bên bạn bè, những lúc được nghe những lời giảng sâu lắng của các thầy cô, cho đến những mùa hoa phượng nở rực cháy sân trường, từng bông hoa như từng tấm lòng của học sinh, thật sâu sắc. Dù có rời xa quê hương, xa đất nước, nhưng trong trái tim ta luôn còn hình bóng ngôi trường, vẫn thân quen, vẫn trầm ấm như ngày nào.
Thời gian trôi đi thật nhanh, mới ngày nào em nép sau lưng mẹ bước vào mái trường tiểu học. Vậy mà hôm nay đã là buổi học cuối cùng em được ngồi bên cạnh những người bạn thân thiết, cùng em sẽ chia buồn vui . Buổi học này, có lẽ không chỉ riêng em mà rất nhiều bạn khác nữa đều có cảm xúc buồn bã khó tả. Em nhớ lại những năm tháng thi cử, cả lớp ai nấy đều rất cố gắng học hành, chăm chỉ cùng nhau giúp đỡ vượt qua kì thi. Dù không thể diển tả được cảm xúc bây giờ nhưng tôi sẽ không quên các bạn ấy. Dù là buổi học cuối cùng nhưng để gần đến với ước mơ của mình. Vì vậy, tôi và các bạn quý trọng những tháng ngày được học tập cùng nhau và nếu có gặp lại được thì chúng ta mãi mãi là bạn
- NHỮNG TỪ IN ĐẬM LÀ TỪ LÁY NHA BẠN
(CHÚC BẠN HỌC TỐT)
Tham khảo:
Mùa xuân qua đi nhường chỗ cho mùa hè lại đến. Buổi trưa hè dưới ánh nắng chói chang càng thêm nóng hơn. Trưa hè oi ả không gợn chút mây, từng chiếc nhành lá tre như những đứa trẻ tinh nghịch rủ xuống mặt áo, đưa qua đưa lại. Những chú ve cũng như cảm nhận được tiết trời hè đến mà cất tiếng hát râm ran trên từng ngọn cây na, cây bàng trong vườn. Cứ mỗi đợt gió thổi qua, từng thân tre mảnh khảnh lại tựa vào nhau kêu kẽo kẹt. Trưa hè thật yên bình quá!
Từ láy tượng hình: mảnh khảnh
Tượng thanh: kẽo kẹt, râm ran.
Em tham khảo:
Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông(Từ láy) mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người(Từ ghép) ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Kiến thức là vô tận chính vì thế mà chúng ta cần tìm ra cho mình phương pháp học đúng đắn để đen lại hiệu quả học tập tốt nhất cho mình.
Tham khảo!!
Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng thiên tài của dân tộc nhưng đồng thời, Người cũng là một nhà thơ sánh vai cùng những thi nhân của Đông Tây kim cổ. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. “Cảnh khuya” là một thi phẩm trong số ấy:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái. Điều đầu tiên Bác cảm nhận được nơi thiên nhiên hoang sơ là tiếng suối róc rách tuôn theo dòng chảy: Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong như là “trong như tiếng hát xa”.
“Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân văn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.
Cảnh đêm khuya hẳn trong trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thể lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy. Điều này không khó hiểu bởi không gian núi rừng thường được bao phủ bởi nhiều âm thanh phong phú: tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng cây rừng xao xác tiếng muông thú gọi bầy... Trong bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc”, Bác đã từng viết:
“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”.
Vậy thì có lẽ, đây là chút yên ả hiếm hoi của thiên nhiên núi rừng vào thời khắc đêm khuya. Thiên nhiên yên tĩnh nhưng cũng là tâm hồn con người yên tĩnh, thanh thản hòa mình vào vẻ đẹp của tự nhiên. Thiên nhiên vào giây phút ấy thật hữu tình biết mấy: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Hai từ "lồng" cùng nằm trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất đặc biệt. "Lồng" là động từ chỉ việc các vật nằm vào trong một cách thật khớp để tạo thành một chỉnh thể. Câu thơ hữu tình như một bức tranh duyên: ánh trăng mênh mông tỏa sáng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại dịu dàng phủ mình lên những nhành hoa.
Bác dùng từ "lồng" rất "đắt", nó trở thành "nhãn tự" cho câu thơ. Chỉ với một từ ấy, cảnh vật như đang giao hòa, nương dựa vào nhau một cách duyên dáng, đáng yêu. Đôi mắt người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh thật hữu tình, bác ái.
Cảnh khuya sống động, có hồn bao nhiêu càng chứng tỏ một điều: người thưởng cảnh đang xa rời giấc ngủ yên bình thường nhật. Bởi vậy nên: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.
Cảnh khuya trong trẻo, tĩnh lặng càng làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ thao thức không yên trong đêm vắng. Người hoà mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ngợi ca thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Câu thơ vang lên như một sự bừng tỉnh cho người đọc. Ta cứ ngỡ Bác đang thảnh thơi thưởng cảnh chơi trăng nhưng kì thực tấm lòng người vẫn đau đáu cho nỗi niềm non nước. Bác "chưa ngủ" vì một lẽ rất Hồ Chí Minh: “vì lo nỗi nước nhà”. Nói vậy bởi Bác đã có nhiều đêm không ngủ, nhiều đêm trở trăn vì cuộc kháng chiến của dân tộc:
“Một canh, hai canh, lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”.
Vậy là, dù có tạm để lòng mình hướng đến cảnh vật xung quanh (một lời hỏi thăm người bạn muôn đời của thi nhân kim cổ) tâm hồn Bác vẫn luôn dành trọn tâm tình cho non sông, dân tộc. Và nói như nhà thơ Minh Huệ:
“Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”
Bài thơ khép lại với bao dư âm mênh mang lan tỏa. Đã hơn một lần chúng ta xúc động trước tấm lòng cao cả, bác ái của Bác Hồ nhưng mỗi lần đọc lại “Cảnh khuya” ta lại bồi hồi với những tâm tình của một người mà cả cuộc đời chưa bao giờ nghỉ ngơi, chưa bao giờ an mình trong giấc ngủ.
bạn ơi, đây là đoạn văn và mình chưa thấy câu đặc biệt và quan hệ từ ở đâu nữa! mong bạn có thể xem lại đề bài.
Khu phố em nằm bên cạnh trung tâm dịch vụ thương mại nên lúc nào cũng nhộn nhịp và đông vui,
Từ tờ mờ sáng, sau một giấc ngủ dài, phố xá như bừng tỉnh dậy Các dãy nhà cao tầng hai bên đường đứng sừng sững như thách đô với đất trời Những cánh cửa sắt khổng lồ như một lá chắn từ từ được xếp lại đẻ lộ ra bén trong là những gian hàng mua bán. Nơi đây bày bán bàn ghế, chỗ kia là gian hàng may mặc, chỗ nọ là cửa hàng bách hóa… Gần như nhà nào cũng trở thảnh cửa tiệm buôn bán. Thỉnh thoảng mới xen vào là một gian nhà để ở.
Ông mặt trời bắt đầu hé, những tia nắng dịu dàng chiếu xuống khu phố chợ, Những tia nắng tuy với màu sắc yếu ớt nhưng cũng xóa dần được bóng đêm. Và đường phố xuất hiện bóng người. Những hàng cây trồng ven đường như cố phô sắc nên vươn những cành lá xanh um còn đọng sương đêm. Một làn gió nhẹ thổi qua, chúng khẽ lay động vẫy tay chào một ngày mới. Từ trong các hẻm nhỏ, vài chiếc xe ba gác ì ạch chở hàng ra chợ. Xe nào xe nấy đều được chất cao hàng hóa… Trên lề đường khách bộ hành thong thả bước chân chầm chậm như đang hít thở không khí trong lành của buổi ban mai. Rẽ sang tay trái là một dãy nhà trệt, cổ xưa có lối kiến trúc giống nhau. Đây là khu dân cư nên sinh hoạt có vẻ muộn màng hơn. Nhà nào cũng có cửa rào, có trồng hoa trước sân hoặc trồng những cây che bóng mát như cây mận, cây trứng cá… để vào mùa hè làm giảm bớt sức nóng gáy gắt của ông mặt trời. So với các dãy phố khác, nơi đây yên tĩnh hơn.
Trên các ngõ đường chỗ nào cũng có người qua kẻ lại tấp nập. Các cửa hàng tuy là buổi sáng mà đèn vẫn sáng choang, người mua ra vào lũ lượt. Người bán hàng ăn mặc tề chỉnh, lúc đi đến nơi này, lúc chạy sang chỗ khác để mời mọc hoặc lấy hàng cho khách. Tuy bận rộn, lăng xăng như vậy, thế nhưng họ vẫn vui vẻ tiếp đón nồng hậu với khách hàng. Trước một cửa hiệu buôn bán, trẻ em đang chơi trò chơi điện tử. Từ trong gương mặt, đôi mắt ánh lên một niềm say sưa khôn tả. Tay cầm bộ phận điều khiển máy còn đôi mắt dán chặt vào màn hình, nhanh nhẹn và thành thạo, các em bấm nút liền tay. Chốc chốc tiếng reo hò vang lên thích chi.
Ngoài đường xe cộ qua lại như mắc cửi. Đủ các loại: xe ô tô, xe đạp, xe máy nổ… chen chúc nhau lao nhanh trên mặt đường. Tiếng xe cộ, tiếng nói cười, tiếng đồ vật chạm vào nhau… tao nên một âm thanh thật là hỗn độn. Hòa lẫn vào âm thanh ấy là những thông báo của Ủy ban được phát ra từ một chiếc loa gắn trên cao của một trụ đèn đặt ở ngã ba đường.
Nắng đã lên cao, nhịp độ sinh hoạt trong khu phố cũng tăng lên.
Đây là một khu phố đông vui và nhộn nhịp nhất, mọi việc diễn tiến thật đều dặn như hết ngày rồi đến đêm. Chính vì vậy mà mỗi khi đi đâu xa em vẫn hình dung rất rõ từng dãy nhà, từng con đường thân quen ấy. Có phải chăng nơi đây đã trở thành một dấu ấn khó quên ở trong em?
K giúp đk bạn r chiều nay mk hx 2 ca liên tiếp nên k giúp bạn đk
Sau khi đọc xong truyện "Bức tranh của em gái tôi" . Em thấy ấn tượng về nhân vật Kiều Phương.Kiều Phương có 1 tính cách là yêu thương người thân , hiền lành nhân hậu . Điều đặc biệt là Kiều Phương có 1 tài năng hội họa .Trong truyện , có thể thấy cách cư xử của nhân vật anh trai đối với Kiều Phương là : lạnh lùng, luôn coi thường Kiều Phương.Mặc dù thế nhưng tính tình Kiều Phương hồn nhiên , và không hay để ý tới những hành động lời nói cử chỉ của anh trai đối với mình . Qua đó , em thấy rằng Kiều Phương là một người có tình yêu thương , tấm lòng chân thành , có đức tính nhân hậu , luôn sẳn sàng vị tha những lỗi lầm của anh trai.
tham khảo
Em sinh ra và lớn lên ở xã An Thượng, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Nơi đây gắn bó với hình ảnh cây đa cổ thụ, những mái chùa cổ kính và những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Mùa xuân là những năm tháng đẹp đẽ nhất ở làng em. Mùa xuân đến, mọi người ngập tràn hạnh phúc. Cây cối đâm chồi, nảy lộc. Những bông hoa thi nhau khoe sắc chào đón xuân. Mùa xuân quê em thật đẹp!
từ láy mik in đậm đó
- thiên nhiên rất đẹp
- cây cối tươi mát
- rừng cây xanh xanh
- sáng sớm những giọt sương lung linh dưới ánh nắng ban mai
- những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời