K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 5 2021

Thamkhao

Lý Công Uẩn là một vị vua kiệt suất của đất nước ta,là“một vị vua anh minh, sáng suốt trong việc lựa chọn Đại La làm kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”". Lí Công Uẩn đã lập nên một triều đại nhà Lí lẫy lừng. Nhà Lý  dưới sự trị vì của vua Lí Công Uẩn đã  phát triển rất lớn mạnh lớn mạnh ...khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt. Ông chính là người đã viết "Chiếu dời Đô", thuyết phục việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. Ông nhìn ra được, nơi đây có thế “rồng cuộn hổ ngồi”,“đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi”. Việc đó là một bước ngoặc rất lớn, nó đánh dấu sựtrưởng thành của dân tộc đại Việt . Bằng tầm nhìn đó, không có gì có thẻ phủ định được sự thông minh, sáng suốt của ông.  Không chỉ là một người có tầm nhìn cao, Lý Công Uẩn còn là một vị vua yêu nước thương dân, có tinh thần dân chủ... Ông luôn thương xót cho những người dân vô tội, phải bất đắc dĩ bị lôi vào chiến tranh.Ông có một tấm lòng thật đáng ngưỡng mộ! Tóm lại, Lý Công Uẩn là một vị vua anh minh, tài giỏi, ông chính là một vị vua vĩ đại của dân tộc

16 tháng 4 2021

Vị vua lập ra triều nhà Nguyễn: Nguyễn Ánh (Gia Long)

Vị vua nhiều vợ đông con nhất thời Nguyễn: Minh Mạng có 43 bà vợ, sinh cho nhà vua 142 người con: 78 hoàng tử và 64 công chúa.

Vị vua có thời gian trị vì ngắn nhất thời Nguyễn: Dục Đức

Vị vua cuối cùng của triều Nguyễn: Bảo Đại

- Vị vua lập ra triều nhà Nguyễn là Nguyễn Ánh. Nhà Nguyễn được thành lập sau khi chúa NguyễnNguyễn Ánh (Gia Long), lên ngôi hoàng đế năm 1802 và kết thúc hoàn toàn khi Bảo Đại thoái vị vào năm 1945, tổng cộng là 143 năm

- Vị vua nhiều vợ đông con nhất thời Nguyễn là Minh Mạng. Theo thống kê từ sử sách và thế phả dòng họ Nguyễnvua Minh Mạng có rất nhiều vợ, trong số đó có 43 người vợ từng sinh nở; 142 người con gồm 78 hoàng tử, 64 hoàng nữ.

- Vị vua có thời gian trị vì ngắn nhất thời Nguyễn là Dục Đức. Ông lên ngôi vua ngày 19 tháng 7 năm 1883 nhưng tại vị chỉ được ba ngày, ngắn nhất trong số 13 vị hoàng đế của triều Nguyễn, được vua Thành Thái truy tôn miếu hiệu là Cung Tông (恭宗), thụy hiệu là Huệ Hoàng đế (惠皇帝). Dục Đức là tên gọi khi ông còn ở Dục Đức Đường.

- Vị vua cuốicùng của triều Nguyễn là Bảo Đại. Bảo Đại (chữ Hán: 保大, 22 tháng 10 năm 1913 – 31 tháng 7 năm 1997), tên khai sinh: Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (阮福永瑞), là hoàng đế thứ 13 và là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn, cũng là vị hoàng đế cuối cùng của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam.

 

15 tháng 11 2016

Có 9 vị vua thời Lý:

- Lý Thái Tổ

+ Niên hiệu: Thuận Thiên

-Lý Thái Tông:

+Niên hiệu:Thiên Thành, Thống Thụy, Càn Phù Hữu Đạo, Minh Đạo, Thiên Cảm Thánh Võ, Sùng Hưng Đại Bảo

-Lý Nhân Tông:

+Niên hiệu: Thái Ninh, Anh Võ Chiêu Thắng, Quảng Hữu, Hội Phong , Long Phù, Hội Tường Đại Khánh, Thiện Phù Duệ Võ, Thiên Phù Khánh Thọ

- Lý Thần Tông:

+ Niên hiệu: Thiên Thuận, Thiên Chương Bảo Tự.

-Lý Anh Tông: Thiệu Minh, Đại Đinh, Chính Long Bảo Ứng, Thiên Cảm Chí Bảo

-Lý Cao Tông:

+Niên hiệu: Trịnh Phù, Thiên Tư Gia Thụy, Thiên Gia Bảo Hựu, Trị Bình Long Ứng

- Lý Huệ Tông:

+Niên hiệu: Kiến Gia

- Lý Chiêu Hoàng:

+ Niên hiệu: Thiên Chương Hữu Đạo

Vị vua có công nhiều nhất là Lý Nhân Tông

Bữa sau môn nào ra môn nấy nha :)

Chúc bạn học tốt, mình đi học võ đây

 

15 tháng 11 2016

cảm ơn

Vua Búc và con nhệnNgày xưa, có một vị vua tên là Búc. Dạo nọ, vua nước láng giềng dẫn quân sang xâm lược. Búc đã lãnh đạo nhân dân chiến đấu sáu lần nhưng thất bại. Ông bị thương và được đưa vào rừng sâu để chữa trị. Nằm dưới tán cây, đau đớn và mệt mỏi, vua chán nản và mất hết nhuệ khí chiến đấu. Bất chợt, ông thấy trên cành cây có một con nhện đang giăng tơ. Nó cố tìm cách giăng sợi tơ mỏng...
Đọc tiếp

Vua Búc và con nhện

Ngày xưa, có một vị vua tên là Búc. Dạo nọ, vua nước láng giềng dẫn quân sang xâm lược. Búc đã lãnh đạo nhân dân chiến đấu sáu lần nhưng thất bại. Ông bị thương và được đưa vào rừng sâu để chữa trị. Nằm dưới tán cây, đau đớn và mệt mỏi, vua chán nản và mất hết nhuệ khí chiến đấu. Bất chợt, ông thấy trên cành cây có một con nhện đang giăng tơ. Nó cố tìm cách giăng sợi tơ mỏng từ cành cây này sang cành cây khác ở cách đó khá xa. Nó đã giăng sáu lần nhưng thất bại. Ấy vậy mà con nhện ngoan cường vẫn không bỏ cuộc mà chuẩn bị cho lần giăng thứ bảy. Cuối cùng, nó đã thành công. Búc cảm kích kêu lên: “Có lẽ ta phải chiến đấu một lần nữa.”

unnamedSau đó, ông dần khỏe lại và dẫn đội quân thêm một lần quyết chiến. Trong lần chiến đấu thứ bảy này, Búc cùng các binh sĩ hùng dũng xông lên, quyết chiến quyết thắng. Kẻ địch tưởng họ đã huy động thêm binh lính nên mất tinh thần và tháo chạy tán loạn. Cuối cùng, đội quân của Búc đã giành thắng lợi, đuổi hết quân xâm lược ra khỏi vương quốc.

(Theo “Những câu chuyện về tấm gương danh nhân”)

    Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

1. Sau 6 lần thất bại, vua Búc cảm thấy thế nào?

a. Mệt mỏi                                                                                                             b. b. Đau đớn  

c. Chán nản, mất tinh thần                                                                 

d. Cả 3 ý trên đều đúng

2. Điều gì khiến ông lấy lại dũng khí và sự quyết tâm chiến đấu?

a. Được mọi người động viên và chữa trị  

b. Ông đã bình phục và khỏe lại  

c. Từ hành động giăng tơ của con nhện   

d. Ông thấy địch đã mất tinh thần

3. Ý nghĩa của bài tập đọc này là gì?

a. Ca ngợi vua Búc thông minh                                                   

b. Ca ngợi con nhện giăng tơ giỏi

c. Ca ngợi đội quân anh dũng   

d. Ca ngợi sự kiên trì, nỗ lực không ngừng

4. Vì sao bọn giặc bỏ chạy tán loạn?

A. Vì tưởng vua Búc đã huy động thêm binh lính

B. Vì thấy con nhện đã giăng được tơ.

C. Vì chúng có âm mưu khác.

D. Vì chúng không muốn đánh nhau.

5. “Chúng cháu cảm ơn bác Hoa” thuộc kiểu câu gì

A.   Câu kể Ai làm gì

B.    Câu kể Ai thế nào

C.    Câu kể Ai là gì

D.   Câu khiến

6. Điền các từ thích hợp vào chỗ còn trống để nói về ý chí nghị lực của con người (nhẫn nại, chí, nản, ngã, nan)

a. Mưu cao chẳng bằng … dày                                                                    

b. Vạn sự khởi đầu …

c. Thắng không kiêu bại không …         

e. Dẫu rằng chí thiển tài hèn,

Chịu khó ………… làm nên cơ đồ.

d. Chớ vì ……. một lần mà thôi chân không bước . 

7.Trong câu: Đúng một tuần, Trung hồi hộp kiểm tra kết quả, và “nhà nghiên cứu” rất vui mừng với kết quả thu được. Dấu ngoặc kép có tác dụng:

a. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

b. Dẫn lời nói gián tiếp của nhân vật.

c. Đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

d. Gây sự hứng thú cho người đọc.

8. Chuyển câu kể sau thành một câu hỏi và một câu khiến: “Nam học bài.”

- Câu hỏi:

- Câu khiến:

9. Giả sử vua Búc không nhìn thấy con nhện. Em gặp vua Búc trong rừng khi ông vừa thất bại sáu lần và ông đang rất nản lòng. Em sẽ nói gì để ông lấy lại  tinh thầnvà dũng khí chiến đấu?

 

 

 

 

 

10. Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống? Nếu gặp khó khăn, em phải làm như thế nào?

 

 

 

 

 

2
4 tháng 1 2022

dài qué

4 tháng 1 2022

đương nhiên là dài rùi

vì dài thì mới hỏi

13 tháng 11 2021

A

6 tháng 2 2017

Đáp án C

19 tháng 11 2019

Tác giải bài thơ Thiên trường vãn vọng là một vị vua. Việc một vị vua làm thơ về làng quê cho em những suy nghĩ gì?

TL:

-ta thấy được cái tình quê, tình người lai láng đậm đà trong tâm hồn một bậc vĩ nhân, càng thêm quý trọng và mến phục ông.

-Không còn thấy bức tường xa cách giữa vua và nhân dân nữa mà thay vào đó là 1 tình yêu nhân dân , gần gũi với nhân dân hơn các triều đại khác.



 

20 tháng 11 2019

Nhắc tới Trần Nhân Tông, người ta nghĩ ngay tới người anh hùng cứu nước, vị vua tài trí lỗi lạc đã cùng quân dân nhà Trần đánh bại quân xâm lược Mông Cổ, làm nên một thời đại anh hùng trong lịch sử dân tộc - thời đại Đông A. Nhắc đến Trần Nhân Tông, người ta cũng nghĩ ngay tới vị tổ của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, nhà hiền triết của Đạo Phật. Trần Nhân Tông không chỉ là người - anh hùng cứu nước, vị vua sáng, nhà hiền triết, Trần Nhân Tông còn là một thi sĩ có tâm hồn thanh cao, phóng thoáng và một cái nhìn tinh tế, tao nhã.

Trần Nhân Tông đã từng nổi tiếng với những câu thơ rất đỗi hào hùng:

Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông nghìn thuở vững âu vàng.

(Tức sự)

Và nhà vua còn làm người đời ngạc nhiên hơn bởi một hồn thơ mang nặng tình quê thắm thiết. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên trường vãn vọng) là một hồn thơ như thế.

Từ Thăng Long về thăm quê cũ Thiên Trường (Nam Định ngày nay), từ trên cung điện ở phủ Thiên Trường, nhà vua phóng tầm mắt ra xa. Một cảnh tượng mở ra trước mắt ông xiết bao trìu mến:

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng

Bóng chiều man mác có dường không

Mục đồng sáo vẳng trâu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

(Bản dịch của Ngô Tất Tố)

Cảnh buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh của một vùng quê trầm lặng, yên bình (Cái yên bình của một cuộc sống thái bình). Trời đã về lúc chiều tối, thôn xóm chìm dần vào làn khói sương lãng đãng, mờ ảo. Có lẽ, đó là vào dịp thu đông. Có bóng chiều, sắc chiều đấy nhưng chỉ man mác, chập chờn, nửa như có, nửa như không.

Cái thời điểm giao thời giữa ngày và đêm ở chốn thôn quê gợi lên bao cảm xúc trong lòng người. Nó bâng khuâng, xao xuyến thật khó tả:

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng

Bóng chiều man mác có dường không.

Và vì thế, cuộc sống càng trở nên thân thương. Chỉ một hình ảnh rất bình thường: những đứa trẻ đang dắt trâu về làng, vừa đi, vừa thổi sáo, cũng khiến nhà vua chú ý và đưa vào trong thơ:

Mục đồng sáo vẳng trâu về hết.

Phải chăng tiếng sáo của bọn trẻ đã đưa nhà vua trở lại cái thời thơ ấu ngây thơ, thoả sức vui đùa? Hay tiếng sáo hồn nhiên, trong trẻo quá khiến lòng ông thư thái lại sau bao nhiêu lo toan trăn trở việc triều chính? Trong lòng vị hoàng đế mang một niềm vui tràn ngập, nó cũng bình dị và trong trẻo như chính cuộc sống nơi đây.

Tâm trạng ấy khiến ông thấy cảnh vật càng nên thơ:

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

Trên nền xanh của đồng nội, trong cái mờ ảo của khói sương, điểm xuyết vài cánh cò trắng đang là là hạ xuống. Chao ôi, cánh đồng quê sao mà đẹp thế!

Hai câu thơ cuối với bút pháp miêu tả bằng những nét chấm phá, đã vẽ ra trước mắt người đọc cả một vùng quê yên bình và thơ mộng. Con người và cuộc sống ở đây bình dị quá, hồn hậu quá! Bức tranh cảnh vật với những nét chấm phá tài hoa của thi nhân trở nên thật có hồn: có âm thanh ngọt ngào, sâu lắng; có sắc màu tao nhã, sáng trong, có hoạt động nhẹ nhàng êm ả... Một bức tranh thôn dã được cảm nhận bằng một tâm hồn thi nhân tinh tế và nhạy cảm; hơn nữa, bằng tâm hồn của một con người thiết tha yêu làng quê, yêu cuộc sống.

Ít ai có thể nghĩ được rằng, một vị vua ở tận nơi lầu son gác tía, lại gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã như vậy. Vì thế, càng đọc kĩ bài thơ, ta càng hiểu được cái tình quê, tình người lai láng đậm đà trong tâm hồn một bậc vĩ nhân, càng thêm quý trọng và mến phục ông.

Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, thật xứng đáng là một áng thơ hay, tiêu biểu cho bản sắc và tâm hồn Việt Nam.