mấy bn soạn cho mih bào 3 bài 4 đó nha. Mơn mấy bn nhìu.nhanh nhanh nha chứ chưa mih phải học rùi.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hướng dẫn soạn bài Sông núi nước nam ( Nam quốc sơn hà) | Học trực tuyến
Soạn bài: Sông núi nước Nam
Câu 1: Căn cứ vào lời giới thiệu ta có thể khẳng định đây là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, có đặc điểm:
- Số câu: 4 câu trong mỗi dòng thơ (tứ tuyệt)
- Số chữ: mỗ câu 7 chữ (thất ngôn)
- Hiệp vần: ở chữ cuối cùng của câu và ở những câu 1 – 2 – 4 đều cân bằng.
Câu 2:
Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền độc lập ấy. Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện ở các khía cạnh:
- Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại "thiên thư" (sách trời). Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao. Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm củavũ trụ nên vua của họ được gọi là "đế", các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là "vương" (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ "Nam đế" (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với "đế" của nước Trung Hoa rộng lớn.
- Ý nghĩa tuyên ngôn còn thể hiện ở lờ khẳng định chắc chắn rằng nếu kẻ thù vi phạm vào quyền tự chủ ấy của nước ta thì chúng thế nào cũng sẽ phải chuốc lấy bại vong.
Câu 3: Nội dung biểu ý của bài thơ:
- Hai câu đầu: chủ quyền dân tộc.
+ Sông núi nước Nam, vua Nam ở, điều đó cũng có nghĩa là ở phương Bắc thì vua Bắc ở. Đất nào vua ấy. Đó là sự hiển nhiên tất yếu không ai được xâm phạm của ai => chân lí cuộc đời.
+ Trong đời sống tinh thần của người Việt Nam và Trung Quốc. Trời là oai linh tối thượng, sắp đặt và định đoạt tất cả mọi việc ở trần gian. Cương vực lãnh thổ của vua Nam, của người Nam đã được định phận tại sách trời – có nghĩa là không ai được phép đi ngược lại đạo trời => chân lí của đất trời.
Như vậy tuyên bố chủ quyền dựa trên chân lí cuộc đời, chân lí đất trời, dựa trên lẽ phải. Chủ quyền nước Nam là không thể chối cãi, không thể phụ nhận.
- Hai câu cuối: quyến tâm bảo vệ chủ quyền.
+ Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm là lời hỏi tội kẻ đã dám làm điều phi nghĩa "nghịch lỗ", dám làm trái đạo người, đạo trời.
+ Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời là lời cản cáo đối với kẻ phi nghĩa – gieo gió tất yếu sẽ gặp bão.Thảm bại là điều không thể tránh khỏi đối với những kẻ xấu, tàn bạo, đồng thời đó còn là sự quyết tâm sắt đá để bạo vệ chủ quyền của đất nước đến cùng. Chính điều này đã tạo nên được niềm tin sự phấn khích để tướng sĩ xông lên diệt thù.
- Nhận xét bố cục: Bố cục rất chặt chẽ giống như một bài nghị luận. Hai câu đầu nêu lên chân lí khách quan, hai câu sau nêu vấn đề có tính chất hệ quả của chân lí đó.
Câu 4:
Bài thơ tuy chủ yếu thiên về biểu ý song không phải vì thế mà trở thành một bài luận lí khô khan. Có thể nhận thấy rằng, sau cái tư tưởng độc lập chủ quyền đầy kiên quyết ấy là một cảm xúc mãnh liệt ẩn kín bên trong. Nếu không có tình cảm mãnh liệt thì chắc chắn không thể viết được những câu thơ đầy chí khí như vậy.
Câu 5:
Qua các cụm từ tiệt nhiên (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác), định phận tại thiên thư (định phận tại sách trời) và hành khan thủ bại hư (chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại), chúng ta có thể nhận thấy cảm hứng triết luận của bài thơ đã được thể hiện bằng một giọng điệu hào sảng, đanh thép, đầy uy lực.
Em về Đà Lạt không phải như một du khách xa lạ, thoáng qua, mà em về Đà Lạt thăm họ hàng; luôn tiện nghỉ hè mấy tuần ở đó. Thế là em sống ở Đà Lạt. Nếu miêu tả một cảnh đẹp ở Đà Lạt thì rất khó, vì khi đã đặt chân đến Đà Lạt là ta đã bước vào một xứ sở mộng mơ: ta bước vào tranh giăng mắc bốn bề. Một không gian bốn chiều là tranh. Em bước đi trong tranh, thở trong tranh và ngồi nghĩ trong tranh. Thật hồ đồ khi chưa tả được những bức tranh ấy. Đó là những bức tranh như xứ sở châu Âu, xứ sở ôn đới, với đồi cỏ, rừng thông hẻm vực, sương mù. Hơn thế, bầu không khí Đà Lạt lúc nào cũng mát rười rượi. Ba em thường đùa rằng: Đà Lạt có một cái máy lạnh mấy trăm ngàn cây số. Nhưng máy lạnh này không tốn điện lại có gió trời. Và nhìn được bầu trời đám mây, cỏ hoa khắp chôn. Buổi sáng đút tay vào túi, em đi từ nhà thờ Con Gà ra chợ, qua hồ Xuân Hương, thấy sương chưa tan, còn mờ mờ khắp chốn. Vậy mà bên bờ hồ đã nhộn nhịp người làm vườn rửa cà rốt, những thúng cà rốt màu da cam rực lên một màu chói mắt bên bờ hồ. Buổi trưa, dọc theo mọi ngả đường, em được các cành thông che nắng, phấn thông vàng bay bay trong gió như những hạt bụi tinh khôi tìm về tương lai. Giữa những bụi cây xanh ngắt lại rực lên những đoá hoa hoang dại: nào dã quỳ vàng chói, nào hoa ngũ sắc sặc sỡ, nào tường vi trĩu nặng từng chùm. Nếu vui chân vượt qua vài dốc ta sẽ đến Cam Li. Thác Cam Li không hùng vĩ mà hiền hoà, rộn ràng và tươi mát cheo leo bên sườn dốc, lại có cỏ xanh hoa dại nở vàng, nở tím... Em bước đi thỉnh thoảng cũng phải dè dặt, vì sợ dẫm lên những đoá hoa vàng bé xíu, mọc từ một loài cỏ dại trên đất đồi. Một lúc thong dong, em bước vào các vườn lan Đà Lạt. Từng lá lan mọng lên, từng chồi lan nõn nà, xanh xanh, trong trong và bóng mượt như nhựa. Nhìn lá hoa thật mà cứ ngỡ như hoa giả vì nó sặc sỡ lắm, tươi thắm lắm, đợi đến khi hương lan tỏa ra, em mới biết là hoa thật. Lan Đà Lạt trăm thứ vạn loài, không thể đếm xuể cả địa lan, lẫn phong lan cả vũ nữ, cát-laya, đến loài Hồ Điệp, và Đại Châu... Rồi bên cạnh đó là những cây kì hoa dị thảo... thầm lặng mà tươi tắn như sen đất tươi xanh, hồng môn rực đỏ, cẩm tú cầu tím nhẹ, hoa lồng đèn xinh xinh và thiên hài lửng lơ. Vào Dinh Ba, chúng ta sẽ thấy những đoá hồng nào hồng nhung, hồng bê bê, hồng phấn, hồng trắng. Chưa kể những nhà kính trồng hồng, trồng li rực rỡ như những xứ sở Ba Lan kiêu sa và tươi thắm như những phim tình diễm lệ. Ngày xa Đà Lạt, em lưu luyến bước không vui. Trong lòng thầm nhủ: "Tạm biệt thôi, mai này mình lại về Đà Lạt" nhưng biết đến bao giờ? cuộc sống cứ cuốn trôi với bao nhiêu công việc của học trò. Đà Lạt ơi!' Bao giờ em gặp lại?
Quê tôi xa lắm, đó là một vùng biển miền trung vì vậy chỉ có dịp hè tôi mới được ba mẹ cho về thăm quê. Biển quê tôi đẹp lắm, có ánh nắng chói chang, có cát trắng, có gió Lào vi vu ngày đêm thổi về biển.
Mỗi dịp được về quê, tôi thường dậy sớm theo nội tôi ra biển. Trong hơi sương còn đang phàng phất đâu đây, biển mơ màng dịu dàng, vài cơn gió nhè nhẹ thổi vào đất liền mang theo cái vị mặn đặc trưng của biển. Đứng trước biển tôi cảm nhận được cái vì cái nồng nồng khó tả phả vào người. Trên không trung, những con hải âu trắng chao nghiêng đôi cánh, mải miết bay về phía chân trời xa thẳm, nơi bình minh hồng tươi đang hắt những tia nắng hình dẻ quạt xuống mặt nước. Từng đợt sóng nhẹ nhẽ vỗ vào bờ, nước biển trong xanh, bờ cát trắng trải dài tít phía xa. Tôi bước đi với đôi chân trần trên cát, cảm giác mát dịu xuyên thấu vào da thịt tôi. Một cảm giác lạ lan tỏa khắp cơ thể tôi. Từng hạt cát mịn màng, mát rượi lùi lại dưới đôi chân của tôi. Tôi tìm, nhặt nhạnh từng chiếc vỏ óc lăn lóc trên cat. Mỗi cái vỏ là nơi chứa đựng những kỉ niệm của quê hương. Khi rời xa quê, chính những cái vỏ ốc ấy là cầu nối để tôi được sống lại với quê hương mình.
Khi trong tay ta có những chiếc vỏ ốc, ta chỉ cần hả hơi vào rồi áp tai nghe thì sẽ nghe thấy tiếng sóng vỗ, nhịp điệu, âm thanh của biển. Những con sóng vỗ bờ cát, tung bọt trắng xóa. Nó nhào lên rồi vút về để lại trên cát biết bao nhiêu là vỏ ốc và những chú cua con vội vàng lẩn trốn.
Người dân quê tôi chủ yếu làm nghề đánh bắt cá, những tàu lớn thường đi đánh bắt xa, có khi cả tháng họ mới vào đất liền, chỉ còn lại những người lớn tuổi, súc khỏe giảm sút thì mới đánh bắt gần bờ. Họ thường dậy từ rất sớm để ra biển, chân họ dậm từng bước chắc nịch hằn lên bãi cát, chiếc thuyền bằng gỗ nâu đen bóng lướt trên cát theo sức đẩy của những cánh tay dài lực lượng. Bọn trẻ con riu rít chạy theo bứt những bông hoa muống biển tim tím, cánh còn ướt đẫm hơi sương đêm ném lên thuyền. Hoa muống biển có phải vì vẻ đẹp bình dị của hoa hay bởi sức sống mãnh liệt của nó mà người dân ở đây coi hoa muống biển như một loài hoa lành đem bình yên đến. Hoa theo những con thuyền lênh đênh ngoài khơi xa mang theo nỗi mong chờ của người ở lại. Biển hiền hòa là thế nhưng cũng có lúc sục sôi giận dữ. Đó là những ngày biển động sóng nổi lên dữ dội. Những con sóng bạc đầu không còn khẽ khàng mơn man lên bờ các mà điên cuồng xô ầm ầm vào vách đá. Những ngày như hế nhanh chóng tan đi khi phiên chợ cá đông vui tới. Ấy là khi thuyền về. Các con thuyền chở nặng cá tôm hoan hỉ trở về sau những chuyến đi dài ngày vất vả. Nhìn từ xa, hai con mắt thuyền mở to như vui mừng khi lại được nhìn thấy bến bờ. Thuyền vừa cập bến, người trên bờ đã đổ xô đến. Kẻ ôm chầm lấy nhau mừng mừng, tủi tủi, người nhanh nhẹn khiêng những sọt cá nặng lên khoang bờ. Những con cá béo nung núc những mảng thịt, mang còn phì phò bong bóng được xếp lẫn với những con tôm còn tươi roi rói cứ búng càng tành tách như dọa bọn trẻ con thò tay nghịch bắt. Tiếng lao xao trả giá, tiếng lịch thúng mủng của người bán, vạn người mua hòa lẫn vào nhau nghe đông vui khó tả. Trời đã vãn chiều trên bãi cát chỉ còn lổng chổng sọt không thì người ta mới lục đục kéo nhau về. Những con thuyền bầy giờ mới nhẹ nhõm gối đầu lên bờ cát trắng, nằm nghỉ ngơi sau một chuyến đi dài. Hoàng hôn đến từ lúc nào đang nhẹ dần buông trên biển. Đó là một ngày ở biển khi tôi được về thăm mảnh đất quê hương.
Khi nhắc đến quê hương, điều đầu tiên tôi nhớ đến là biển, tôi ao ước được sống tại vùng quê thanh bình này. Đứng trước biển bao la, tôi thấy mình thật nhỏ bé, tôi yêu quê hương, tôi yêu bờ biển quê mình, và tự hào biết bao khi tôi là người con của quê hương yêu dấu đó.
ĐỀ 2:A. Mở bài: -Nêu loài cây và lí do em thích.
B. Thân bài:
a) Biểu cảm về những đặc điểm nổi bật của phượng.
+ Hoa màu đỏ
+ Cành cây rộng, che bóng mát cả một khoảng sân trường.
+ Những chiếc chồi non lấp ló sau những cánh hoa.
b) Biểu cảm về vai trò của cây phượng trong cuộc sống.
+Che bóng mát.
+Làm đẹp cho sân trường.
c) Sự gắn bó gần gũi của em với cây phượng.
+ Chơi đùa dưới gốc cây phượng.
+ Vào cuối năm học, chúng em thường xuống sân nhặt những cánh hoa phượng ép vào vở làm kỉ niệm.
c) Biểu cảm trực tiếp.
C. Kết bài:
-Nêu cảm nghĩ.
Bài làm
- Trong những quan hệ tình cảm của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng.
- Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao – dân ca ( dẫn chứng minh họa ).
2. Thân bài:
* Vai trò của người cha:
- Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẩn tinh thần của vợ con
- Cha kèm cặp, dạy dổ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước đường tạo dựng sự nghiệp
* Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu:
- Cha em chỉ là một người thợ bình thường, quanh năm vất vả với công việc
Đức tính nổi bậc của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì vợ con.
- Cách dạy con của cha rất giản dị: nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dể gần, bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc.
- Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gaéng chăm ngoan, học giỏi để cha vui lòng.
3. Kết bài:
- Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, sánh ngang với núi cao, biển rộng.
- Con cái phải biết ơn và đền đáp công lao cha mẹ bằng lời nói và việc làm hiếu nghĩa hằng ngày.
-Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác -Hồ hơn.
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA
Đề 2:
* Mở bài : Giới thiệu loài cây phượng :
- Em yêu cây phượng.
- Cây phượng gắn bó với tuổi học trò ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu với biết bao kỉ niệm đẹp.
* Thân bài :
- Đặc điểm gợi cảm của cây :
+ Thân to, da màu xám, xù xì và sần sùi...
+ Rễ lớn, rễ chồi lên mặt đất như những chú rắn ngoằn ngoèo.
+ Tán phượng xòe rộng như chiếc ô che mát.
+ Hoa màu đỏ thắm như những cánh bướm đẹp, bền bỉ, dẻo dai, chịu đựng mưa nắng.
- Loài cây phượng trong cuộc sống của con người :
+ Tỏa mát bên cánh đồng, con đường, mái trường...
+ Tạo vẻ đẹp thơ mộng.
+ Tạo bầu không khí trong lành, tươi mát.
- Loài cây phượng trong cuộc sống của em :
+ Cây phượng gợi nhớ tuổi học trò, nhớ thầy cô, bạn bè thân yêu.
+ Màu đỏ của phượng, âm thanh tiếng ve làm cho cuộc sống của chúng em luôn vui tươi, rộn ràng.
* Kết bài :
- Em rất yêu quý cây phượng.
- Xao xuyến, bâng khuâng khi chia tay với cây phượng thân yêu để bước vào kỳ nghỉ hè.
Chúc bạn học tốt!
vịt có bao giờ đậu trên cây đâu
trung bình mỗi cây trưởng thành sẽ có 32 cành nên đáp án của mình là 32 nhé
1/1.3+1/3.5+1/5.7+.......+1/2003.2005
= 1/2.(2/1.3+2/3.5+2/5.7+.......+2/2003.2005)
= 1/2.(1 -1/3 + 1/3-1/5+1/5-1/7 + ...+ 1/2003 - 1/2005)
= 1/2.(1-1/2005)
= 1/2. 2004/2005
= 1002/2005
Ta có:
\(\frac{1}{1.3}+\frac{1}{3.5}+\frac{1}{5.7}+...+\frac{1}{2003.2005}\)
\(\Rightarrow\frac{1}{2}\left(\frac{1}{1.3}+\frac{1}{3.5}+\frac{1}{5.7}+...+\frac{1}{2003.2004}\right)\)
\(\Rightarrow\frac{1}{2}\left(\frac{1}{1}-\frac{1}{3}+\frac{1}{3}-\frac{1}{5}+\frac{1}{5}-\frac{1}{7}+...+\frac{1}{2003}-\frac{1}{2005}\right)\)
\(\Rightarrow2\left(\frac{1}{1}-\frac{1}{2004}\right)=\frac{1}{2}.\frac{2003}{2004}=\frac{2003}{4008}\)
a, Đăm đăm, mếu máo và liêu xiêu
Giống nhau: về đặc điểm âm thanh giữa các tiếng đều cá các đọc riêng
Khác nhau: về đặc điểm âm thành cách phát âm đầu, vần và âm vần
b,
Từ láy hoàn toàn: đăm đăm
Láy phụ âm đầu: mếu máo
Láy vần: liêu xiêu
c, li nhí, li ti, ti hi ==> nhỏ, nghe không rõ
nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh ==> không rõ, mờ ảo
oa oa, tích tắc và gâu gâu ==> âm thanh to, nghe thấy rất rõ.
Chúc bạn học tốt!