Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội.
- Cảnh sắc của đất trời:
Màu sắc: Màu sông xanh, núi tím đắm say mộng ước.
Đường nét: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào.
Âm thanh: Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, ấn tượng nhất là tiếng hát huê tình của cô gái đẹpnhư thơ mộng.
- Cảnh xuân với con người:
Nghi lễ đón xuân: Nhang trầm, đèn nến trên bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên.
Không khí gia đình: Đoàn tụ êm đềm trên kính dưới nhường.
Lòng người ngày xuân: Thấy ấm lạ lùng, vui như mở hội liên hoan.
=> Đó là những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người là nét văn hóa truyền thống của thủ đô Hà Nội, của người Việt Nam.
1)Từ ngữ bộc lộ tình cảm trực tiếp:chuộng,trìu mến,thương mến,mê luyến,thương yêu,thân yêu,....
2)Hình ảnh liên tưởng sóng đôi:bướm đừng thương hoa,trăng đừng thương gió,trai thương gái,mẹ yêu con,sông xanh,núi tím,uyên ương,êm ái,êm đềm,yêu thương.
3)điệp ngữ:đừng thương,ai cấm,yêu thương,tôi yêu,bàn thờ,tốt ,như,...
=>Tình cảm của con người với mùa xuân sâu sắc và tha thiết.
À mà mk nói nè mấy bn giúp mk viết lí do e yêu sen là gì ? nữa nha. Thanks các bn nhiều lém! <3
Bài văn:
Trên khắp đất nước bao la, nơi nào cũng có một chút đầm hồ là nơi ấy có một loài hoa quy, ai cũng yêu mến, nhất là trẻ con. Cây hoa ấy giống như một con nhà nghèo sống lam lũ trong đất bùn nhưng không chịu hèn kém mà vẫn cao sang, vừa xinh đẹp vừa sẵn sàng chia sẻ hết mình cho người khác.
Từ bao giờ nhỉ? Từ cụ kị ông bà cho đến cha mẹ và nay là chúng ta, vẫn gặp hoa sen. Giông tố không làm hoa sợ, nắng gắt hoa vẫn cứ tươi cười. Mới nhú lên hoa là chiếc ngòi bút. Khi nở xòe là mặt trời không tỏa nắng làm cho thôn làng thơm tho như được xức một thứ nước hoa của trời đất kết thành.
Màu hồng thắm gọi là "màu cánh sen" thật riêng biệt. Không chói chang cũng không nhợt nhạt, hình như chỉ đủ lòng ta xao xuyến bâng khuâng mỗi khi nhớ về quê hương có những đầm sen lá xanh bông trắng, bông hồng.
Có ai khi bé không thích được một bông hoa sen. Màu đẹp, hương thơm. Ngắt cánh hoa làm con thuyền mơ tưởng đến xứ sở thần tiên, cái nhị vàng buộc chỉ thả xuống, nó xóc như một người đang biểu diễn xiếc. Gương sen non hạt còn rỗng, đập vào trán kêu cái bép mà chơi đố nhau rồi thong thả đưa nó vào hàm răng sún mà nhai, như nhai cả nắng gió thoang thoảng cái mùi hương trên đồng xanh và bàng bạc ánh trắng cùng màu hoa đã vào hồn ta nhìn năm vẫn mới.
Hạt già của sen thường được làm mứt ngày tết. Lá thưởng để gói xôi hoặc gói cốm. Chiếc ngó sen suốt đời bí mật trong bùn cũng trở thành thuốc bổ, thuốc an thần. Nhị trắng nho nho như những hạt vừng gọi là "gạo sen" được người lớn đem ướp trà và trở thành một thứ trà quý hiếm.
Chit có đức Phật mới được ngồi trên "tòa sen" cao sang và đáng kính trọng. nói cách khác, hoa sen là một loài hoa mọc ở chỗ bùn đất tầm thường trở nên cao quý.
Lạ một điều là khi ta bẻ các cuống hoa, luôn gặp những sợi tơ vương vấn. Phải chăng đó là hồn hoa, hồn cây, hồn quê hương nhắc ta đừng bao giờ quên đất mẹ, đừng quên nơi sinh thành.
Màu hoa đỏ đã thơm. Đến cái lá cũng thơm. Có một lá son che đầu trên đường đi học về là ta có một chiếc ô màu xanh, cứ ngan ngát cùng ta như người bạn, với câu ca dao:
Trog đầm gì đẹp bằng sen.....
Cây tre quanh làng, cây sen trong đầm, trong ao... Quê hương ta thành nơi đẹp ngàn đời và sẽ còn là mãi mãi.
Sử dụng từ k đúng âm , đúng chính tả : k có
Sử dụng từ k đúng nghĩa : b , e
Sử dụng từ k đúng tính chất ngữ pháp của từ : c , g , h , k
Sử dụng từ k đúng sắc thái biểu cảm , k phù hp vs tình huống giao tiếp : k có
Lạm dụn từ địa phương , từ Hán Việt : a , d , i
a, tôi --> con cò ( dựa vào 2 câu nói trên để phân biệt )
b, tôi --> Thành ( dựa vào xác định nhân vật để biết )
C1
Nếu ......thì
Tuy......Nhưng
Sở dĩ........là gì
Vì..............Nên
Hễ...............Thì
C2
Trong bài bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương không sử dụng chữ Hán Việt vì bà là chúa chữ Nôm chỉ mượn kiểu bài để viết.
Giống các bài thơ than thân.
C3
Các quan hệ từ trong đoạn đầu của văn bản Cổng trường mở ra theo thứ tự lần lượt sẽ là : của, còn, còn, với, của, và, như, những, như, của, như, cho.
Câu 1:Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này?
Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất Bắc trong những ngày tháng giêng.
Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả: khi mùa xuân đế, tác giả bồi hồi nhớ lại mùa xuân ở miền Bắc, mùa xuân của Hà Nội trong 1 tâm trạng náo nức, tha thiết, nồng nàn và cũng rất trân trọng vẻ đẹp của đời sống, của thiên nhiên, đất nước.
Câu 2: Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính ủa mỗi đoạn và sự liên kêt giữa các đoạn
Bài văn chia làm 3 đoạn:
đoạn 1: "đầu...mê luyến mùa xuân": tình cảm của con ngđốivớimùaxuân.đoạn2:tiếp theo...mở hội liên hoan:cảnhsắcvàkokhímùaxuâncủađấttrờivàlòngngđốivớimùaxuân.đoạn2:tiếp theo...mở hội liên hoan:cảnhsắcvàkokhímùaxuâncủađấttrờivàlòngng
đoạn 3:"phần còn lại": cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân khoảng sau ngày rằm tháng giêng ở miền Bắc.
Câu 3: Đọc lại đoạn văn từ "Tôi yêu sông xanh, núi tím" đến "mở hội liên hoan" và cho biết :
a, Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miển Bắc đã được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào?
b, Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến ?
a) cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được miêu tả: tác giả gợi được thời tiết, khí hậu đặc biệt của mùa xuân, vừa có cái lạnh của mưa riêu riêu, gió lành lạnh của mùa đông còn vươn lại, có cái ấm nồng nàn của khí trời mùa xuân. đó còn là âm thanh của tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, câu hát huê tình của cô gái đẹp. không khí mùa xuân còn được thể hiện trong đời sống gia đình, trong ko khí đoàn tụ êm đềm.
b) mùa xuân đã khơi dậy ở thiên nhiên và con ng` sức sống tiềm tàng và làm cho nó trở nên mạnh mẽ, làm bừng dậy lòng yêu đời, khao khát sống và yêu thương.
qua cách miêu tả này tác giả muốn thể hiện cảnh sắc mùa xuân ở Hà nội và miền Bắc có 1 vẻ đẹp riêng biệt, thơ mộng nhưng cũng dào dạt tình người.
Thường thì những ngày hai chín, ba mươi Tết, dù bận đến thế nào, những người phụ nữ cũng phải gội đầu để đón năm mới. Đó là những ngày có nhiều tóc rối cài lên mái nhà. Cả trước ngày rằm tháng giêng, mọi người chuẩn bị tắm gội sạch sẽ để lên chùa lễ Phật, ai chả phải gội đầu.
Và chỉ sau đó vài hôm, thế nào cũng có những bà hàng kẹo mầm đi thu nhặt những búi tóc rối ấy bằng cái nồi kẹo mầm, đổi kẹo cho trẻ con để lấy tóc rối.
Đó là những ngày hết Tết rồi. Trong mọi nhà chả còn một thứ bánh mứt, kẹo gì, bọn trẻ con chúng tôi mới mong những bà hàng kẹo mầm xuất hiện trên đường làng. Với tiếng rao: "Ai tóc rối đổi kẹo không nàỏ". Tiếng rao như một câu hỏi vu vơ cứ ngân dài trong những ngõ quê. Chắc người lớn chẳng ai để ý đến tiếng rao ấy. Nhưng bọn trẻ con chúng tôi thì cứ dỏng tai lên nghe, xem cái tiếng rao của bà hàng kẹo mầm đã gần đến ngõ nhà mình chưa. Và khi đã chắc chắn là bà hàng kẹo mầm đang đi về phía nhà mình rồi, anh em tôi bắc cái ghế đẩu trèo lên, đưa tay vào những khe tầu lá cọ moi ra những búi tóc rối. Chúng tôi gỡ gỡ búi tóc ra, vo lẫn vào nhau thành một nắm tưởng như to tướng trong lòng bàn tay, với hy vọng sẽ đổi được cái kẹo to.
Bọn trẻ ngồi vây quanh bà hàng kẹo mầm, vừa xem, vừa chờ đến lượt mình, mỗi thằng cầm một nắm tóc rối bù xù. Bà hàng kẹo đỗ quang gánh, mở cái mẹt đậy thúng ra, lấy nồi kẹo mầm và một nắm que tăm để lên mẹt. Tay phải bà ta thoăn thoắt véo kẹo, kéo dài sợi kẹo từ trong nồi ra như làm phép. Tay trái bà ta cầm cái que tăm, mỗi lần hai tay bà chập vào nhau là một đoạn của sợi kẹo lại dính vào đầu que tăm que bên trái. Những sợi kẹo nhỏ như tơ tằm, cứ chập vào lại kéo ra như người biểu diễn một điệu múa. Người xem đến hoa mắt không nhận ra hai tay bà hàng kẹo vừa xoay que tăm vừa dính sợi kẹo vào đầu que nữa. Bọn trẻ chúng tôi đứa nào cũng kêu rằng túm tóc của mình to, bà phải thêm kẹo. Bà hàng kẹo không bao giờ cãi lại bọn trẻ con, bà nhanh miệng làm vừa lòng bọn trẻ bằng cách càng kéo mỏng sợi kẹo ra và chập thêm vào đầu que tăm. Mỗi lần thêm như vậy, bà ta lại kèm thêm một câu nói: "Này to, này!... Này, nhiều này!...". Tay bà ta làm, miệng nói, cứ như người phù thủy bắt quyết và đọc thần chú. Bà hàng kẹo làm xong một que, đưa cho đứa nào bà cũng nói thêm một câu: "To nhớ!... Thích nhớ!" cùng với miệng cười tươi hơn cả cô đào đóng vai Thị Mầu.
Bà hàng kẹo làm rất nhanh, chỉ một lúc sau, hơn một chục đứa chúng tôi đứa nào cũng có trên tay một que kẹo. Những sợi kẹo xù trên đầu que tăm như một bối bòng bong. Trông thì to xù như một bông hoa mẫu đơn, tưởng có thể ăn suốt ngày cũng không hết được. Nhưng chỉ cần cho vào mồm ngậm lại, xoay một cái là những sợi kẹo tóp lại dính vào nhau, chỉ to bằng cái quả xoan hay cái hạt táo.
Và đúng như lời bà hàng kẹo nói câu: "Thích nhớ", đứa nào cũng thích thật. Kẹo ngọt mát, tưởng như chẳng có thứ mứt tết nào bằng. Và chúng tôi coi đây là ngày "Tết" của trẻ con xóm quê vậy. Bởi đứa nào cũng vui tíu tít. Chúng tôi đứng nhìn theo bà hàng kẹo gánh hàng đi ngõ khác. Tiếng bà ta lại ngân dài trên đường làng: "Ai tóc rối... đổi kẹo kh..ộ.ông? Nà..àọ.?". Câu hỏi vu vơ bay vào trong các ngõ. Và lại có những đứa trẻ chạy ra, tay mỗi đứa cầm một nắm tóc rối.
Đó là những kỷ niệm của một thời thơ ấu, của lớp người bây giờ đã bạc đầu cả rồi. Ai còn sống trong những làng quê, ai đã đi ra thành phố? Ai đã đi nước lạ, quê người? Cuộc sống náo nhiệt, sung túc, tràn trề bánh kẹo ngoại hôm nay, có ai nhớ về quê làng cái thuở lắng tai nghe tiếng rao ngọt ngào, câu hỏi vu vơ bay trong lối ngõ quê hương?
1. a) A
b) (1) hình ảnh, liên tưởng
Em thích đoạn văn đó là vì nó gợi lên nỗi nhớ quê của người xa xứ. Lại có sự ấm áp của bầu không khí gia đình, tràn ngập của khí xuân, hơi xuân.
(2) Vàng
(3) chân trời
(1)Cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội-đất Bắc,hiện lên trong nỗi nhớ của ”người con xa sứ“ có những nét rất riêng , đó là gì ?
Trả lời :Cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả qua nhiều chi tiết. Trước hết, tác giả đã gợi tả được cái đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu, gió lành lạnh”, như từ mùa đông còn vương lại, nhưng lại có cái ấm áp, tràn ngập của khí xuân, hơi xuân. Những âm thanh như tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, những câu hát huê tình,…hoà quyện trong làn hương ấm áp của nhang trầm, đèn nến, nhất là cái ấm áp toả ra từ không khí gia đình đoàn tụ…Tất cả gợi lên một nét hương sắc không thể nào phai trong tâm hồn của người xa xứ.
(2) Tìm những câu văn diễn tả sức sống diệu kì của mùa xuân trong thiên nhiên và lòng người. Em có đồng cảm cùng tác giả khi cảm nhận về mùa xuân không? Vì sao ?
Trả lời :n Không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân từ bên ngoài, tác giả còn thể hiện được sức sống nổi bật của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm và với những hình ảnh so sánh rất cụ thể: “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu,…những cặp uyên ương đứng cạnh” và “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”. Đến như cảm nhận về cái rét thì cũng là: “…cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa”.
(3) Nhớ về mùa xuân ,Vũ Bằng không chỉ dừng lại ở cảnh vật mà còn hướng ngòi bút của mình đến không khí gia đình đón tết :"nhang trầm ,đèn nến ...không khí gia đình đoàn tụ êm đềm... làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng .Theo em,những câu văn ấy chứa đựng tâm sự gì của tác giả ?
Trả lời:Trong nỗi nhớ da diết của một người con xứ Bắc xa quê, tác giả đã tái hiện lại cảnh mùa xuân Bắc Việt với những ấn tượng êm đềm, dịu ngọt, những cảm nhận tinh tế mà chỉ có những người yêu tha thiết quê hương mới có được. Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là cả một cuộc giao hoà của trời đất, của lòng người, của sức sống và tình yêu.
Chúc bạn học tốt !!!
a, Đăm đăm, mếu máo và liêu xiêu
Giống nhau: về đặc điểm âm thanh giữa các tiếng đều cá các đọc riêng
Khác nhau: về đặc điểm âm thành cách phát âm đầu, vần và âm vần
b,
Từ láy hoàn toàn: đăm đăm
Láy phụ âm đầu: mếu máo
Láy vần: liêu xiêu
c, li nhí, li ti, ti hi ==> nhỏ, nghe không rõ
nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh ==> không rõ, mờ ảo
oa oa, tích tắc và gâu gâu ==> âm thanh to, nghe thấy rất rõ.
Chúc bạn học tốt!