K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 8 2016

Mẹ Tôi

                                                     _ Ét – môn – đô đơ A- xi –mi _

I. Đọc – tìm hiểu chung

 1. Tác giả : Ét-môn –đô đơ A-xi-mi ( 1846 – 1908)

 - Nhà văn người I-ta-li-a ( Ý)

- Nhà văn chuyên viết về đề tài thiếu nhi, nhà trường, … và những tấm lòng nhân hậu.

 

2. Tác phẩm:

 - Xuất xứ: In trong tập : “ Những tấm lòng cao cả” ( 1886)

3. Đại ý:

- Nói về vị trí, ý nghĩa và vai trò của người mẹ rất thiêng liêng trong cuộc đời của mỗi chúng ta.

4. Nhan đề

5. Bố cục: 3 phần

- Phần 1 : từ đầu … “ vô cùng” : Lí do viết thư

- Phần 2: tiếp theo … “ tình yêu thương đó” : Nói về nội dung bức thư.

- Phần 3 : Còn lại: Mong muốn của người viết thư.

II. Đọc – tìm hiểu văn bản

1. Sự hi sinh của mẹ

- Thức suốt đêm để chăm sóc, lo lắng cho con

- Bỏ một năm hạnh phúc để tránh con 1 giờ đau đớn

- Đi ăn xin để nuôi con

- Hi sinh tính mạng để cứu sống con

=> Mẹ hi sinh tất cả: thời gian, hạnh phúc, danh dự, tính mạng.

2. Ý nghĩa của người mẹ trong cuộc đời của mỗi con người

- Ngày buồn thảm nhất là ngày con mất mẹ

- Khi mất mẹ, con them được nghe tiếng nói, được sà vào vòng tay mẹ, yếu đuối, tội nghiệp, ko được chở che, có ăn năn, hối hận thì quá muộn

=> Cha, mẹ có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng đối với con cái. Con cái phái biết yêu thương, trân trọng, hiếu thảo với cha, mẹ.

III. Tổng kết :

Ghi nhớ : SGK

30 tháng 8 2016

MẸ TÔI

(Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)

 

I. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

1. Tác giả :

Ét-môn-đô A-mi-xi (1846-1908) là nhà văn I-ta-li-a, người đã viết bộ sách giáo dục Những tấm lòng cao cả nổi tiếng (trong đó có đoạn trích Mẹ tôi). Ngoài ra, ông còn là tác giả của những cuốn sách như Cuộc đời của những chiến binh (1868), Cuốn truyện của người thầy (1890), Giữa trường và nhà (1892),... Trong những cuốn sách đó, vấn đề quan hệ giữa thầy và trò, gia đình và nhà trường, quan hệ bè bạn,... được thể hiện rất sinh động qua những câu chuyện hấp dẫn và bổ ích.

2. Tác phẩm

 Tóm tắt

Vì được viết dưới dạng một bức thư nên văn bản này hầu như không có cốt truyện. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào cách thể hiện của văn bản (đã nói ở trên) để tóm tắt những nét chủ yếu như sau:

En-ri-cô ăn nói thiếu lễ độ với mẹ. Bố biết chuyện, viết thư cho En-ri-cô với lời lẽ vừa yêu thương vừa tức giận. Trong thư, bố nói về tình yêu, về sự hi sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En-ri-cô... Trước cách xử sự tế nhị nhưng không kém phần quyết liệt, gay gắt của bố, En-ri-cô vô cùng hối hận

 II. TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Mặc dù có nhan đề là Mẹ tôi nhưng văn bản lại được viết dưới dạng một bức thư của người bố gửi cho con trai. Cách thể hiện độc đáo này giúp cho những phẩm chất của người mẹ (nội dung chủ yếu của tác phẩm) được thể hiện một cách khách quan và trực tiếp. Đồng thời qua đó, người viết thư có điều kiện để bộc lộ trọn vẹn thái độ, cảm xúc của mình mà không làm cho người tiếp thu (đứa con) phải xấu hổ, từ đó nhanh chóng hiểu ra vấn đề.

2. Qua bức thư, có thể nhận thấy người bố rất buồn bã và tức giận trước thái độ và cách ứng xử của En-ri-cô (khi cô giáo đến thăm nhà, En-ri-cô đã thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ).

Những câu văn thể hiện thái độ của người bố:

- “… việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa”.

-  “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”.

- “bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”.

- “Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ”.

- “…thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ”......

3. Các hình ảnh, chi tiết nói về người mẹ của En-ri-cô: “…mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con,…khi nghĩ rằng có thể mất con”; “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc…có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”.  Những chi tiết này cho thấy, mẹ En-ri-cô là một người dịu dàng hiền từ, giàu tình thương yêu và đầy trách nhiệm. Mẹ En-ri-cô cũng như biết bao nhiêu người mẹ khác, luôn sẵn sàng hi sinh tất cả cho những đứa con yêu.

4. Em sẽ lựa chọn phương án nào trong các phương án sau để trả lời cho câu hỏi: điều gì đã khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố?

a) Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô. 

b) Vì En-ri-cô sợ bố.

c) Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.

d) Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.

e) Vì En-ri-cô thấy xấu hổ.

Trả lời : Có thể lựa chọn các phương án: a, c và d.

5*. Người bố không nhắc nhở En-ri-cô trực tiếp mà lựa chọn cách viết thư, vì:

- Nhắc nhở trực tiếp thường rất khó kiềm giữ được sự nóng giận.

- Nhắc nhở trực tiếp khó có thể bày tỏ được những tình cảm sâu sắc và tế nhị.

- Nhắc nhở trực tiếp có thể khiến người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm quá lớn vào lòng tự trọng. Từ đó có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực ở đứa trẻ, khiến cho những lời nhắc nhở không phát huy được mục đích giáo dục như mong muốn.

( Trong hoc24 có mak bạn: undefinedundefinedundefined

25 tháng 5 2018

Câu 1: Văn bản là một thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề "Mẹ tôi".

- Hình thức của văn bản là bức thư của người bố gửi cho con nhưng nội dung mà bức thư đề cập đến lại là người mẹ. Người mẹ là nhân vật chính của câu chuyện.

- Người bố viết thư vì thái độ vô lệ của con đối với mẹ, mục đích giáo dục con cần phải lễ độ và kính yêu mẹ. Vì vậy nhan đề "Mẹ tôi" là hoàn toàn chính xác.

- Có ý kiến cho rằng có thể thay thế nhan đề khác như: "Hối hận", "Một lỗi lầm". Hai nhan đề này cũng phản ánh được nội dung sự việc, nhưng nó là nghiêng về thể hiện nhân vật tôi hơn là người mẹ. Thứ nữa nó làm mất đi giá trị biểu cảm.

Câu 2: Qua bức thư, có thể nhận thấy người bố rất buồn bã và tức giận trước thái độ và cách ứng xử của En-ri-cô (khi cô giáo đến thăm nhà, En-ri-cô đã thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ).

Những câu văn thể hiện thái độ của người bố:

"… việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa".

"Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy".

"bố không thể nén được cơn tức giận đối với con".

"Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ".

"…thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ".

Câu 3: Những chi tiết, hình ảnh nói về người mẹ của En-ri-cô:

- "Mẹ đã thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở vì nghĩ rằng có thể mất con".

- "Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn".

- "Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con".

Qua đó giúp ta hiểu rằng mẹ của En-ri-cô là người có tình thương con vô cùng mãnh liệt, hết lòng vì con hi sinh tất cả vì con. Đó là hình ảnh về một người mẹ thiêng liêng, biểu tượng đẹp của tình mẫu tử.

Câu 4: En-ri-cô "xúc động vô cùng" khi đọc thư của bố vì:

- Bố gợi lại những kỉ niệm thiêng niêng giữa mẹ và En-ri-cô.

- Thái độ nghiêm khắc, kiên quyết của bố

- Những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.

- En-ri-cô thấy hối lỗi, xấu hổ trước sự sai phạm của mình.

Câu 5: Người bố không nhắc nhở En-ri-cô trực tiếp mà lựa chọn cách viết thư, vì:

- Nhắc nhở trực tiếp thường rất khó kiềm giữ được sự nóng giận.

- Nhắc nhở trực tiếp khó có thể bày tỏ được những tình cảm sâu sắc và tế nhị.

- Nhắc nhở trực tiếp có thể khiến người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm quá lớn vào lòng tự trọng. Từ đó có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực ở đứa trẻ, khiến cho những lời nhắc nhở không phát huy được mục đích giáo dục như mong muốn.

Câu 6: Sưu tầm một số bài thơ, đoạn thơ viết về người mẹ.

Mẹ … Mẹ ngồi vá áo trước sân Vá bao mong ước tay sần mũi kim Bát canh đắng lá chân chim Lẫn vài con tép mẹ tìm dành con. (Nguyễn Ngọc Oánh)

25 tháng 5 2018

Soạn bài: Mẹ tôi - Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi

Câu 1: Văn bản là một thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề "Mẹ tôi".

- Hình thức của văn bản là bức thư của người bố gửi cho con nhưng nội dung mà bức thư đề cập đến lại là người mẹ. Người mẹ là nhân vật chính của câu chuyện.

- Người bố viết thư vì thái độ vô lệ của con đối với mẹ, mục đích giáo dục con cần phải lễ độ và kính yêu mẹ. Vì vậy nhan đề "Mẹ tôi" là hoàn toàn chính xác.

- Có ý kiến cho rằng có thể thay thế nhan đề khác như: "Hối hận", "Một lỗi lầm". Hai nhan đề này cũng phản ánh được nội dung sự việc, nhưng nó là nghiêng về thể hiện nhân vật tôi hơn là người mẹ. Thứ nữa nó làm mất đi giá trị biểu cảm.

Câu 2: Qua bức thư, có thể nhận thấy người bố rất buồn bã và tức giận trước thái độ và cách ứng xử của En-ri-cô (khi cô giáo đến thăm nhà, En-ri-cô đã thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ).

Những câu văn thể hiện thái độ của người bố:

"… việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa".

"Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy".

"bố không thể nén được cơn tức giận đối với con".

"Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ".

"…thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ".

Câu 3: Những chi tiết, hình ảnh nói về người mẹ của En-ri-cô:

- "Mẹ đã thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở vì nghĩ rằng có thể mất con".

- "Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn".

- "Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con".

Qua đó giúp ta hiểu rằng mẹ của En-ri-cô là người có tình thương con vô cùng mãnh liệt, hết lòng vì con hi sinh tất cả vì con. Đó là hình ảnh về một người mẹ thiêng liêng, biểu tượng đẹp của tình mẫu tử.

Câu 4: En-ri-cô "xúc động vô cùng" khi đọc thư của bố vì:

- Bố gợi lại những kỉ niệm thiêng niêng giữa mẹ và En-ri-cô.

- Thái độ nghiêm khắc, kiên quyết của bố

- Những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.

- En-ri-cô thấy hối lỗi, xấu hổ trước sự sai phạm của mình.

Câu 5: Người bố không nhắc nhở En-ri-cô trực tiếp mà lựa chọn cách viết thư, vì:

- Nhắc nhở trực tiếp thường rất khó kiềm giữ được sự nóng giận.

- Nhắc nhở trực tiếp khó có thể bày tỏ được những tình cảm sâu sắc và tế nhị.

- Nhắc nhở trực tiếp có thể khiến người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm quá lớn vào lòng tự trọng. Từ đó có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực ở đứa trẻ, khiến cho những lời nhắc nhở không phát huy được mục đích giáo dục như mong muốn.

Câu 6: Sưu tầm một số bài thơ, đoạn thơ viết về người mẹ.

Mẹ … Mẹ ngồi vá áo trước sân

Vá bao mong ước tay sần mũi kim

Bát canh đắng lá chân chim

Lẫn vài con tép mẹ tìm dành con.

                                (Nguyễn Ngọc Oánh)

8 tháng 9 2021

Văn bản: Mẹ tôi                                                                                                                                                                           * Bố cục: 3 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu → vô cùng: Lí do viết thư.

- Đoạn 2: tiếp → thương yêu đó: Hình ảnh người mẹ trong tâm trạng của người cha.

- Đoạn 3: còn lại: Thái độ của người cha trước lỗi lầm của con.

Câu 1 (trang 11 ngữ văn 7 tập 1)

Nhan đề tác phẩm là Mẹ tôi gợi cho chúng ta hướng tiếp cận khác về tác phẩm

- Tác giả không trực tiếp trình bày những suy nghĩ của con về mẹ mà thể hiện dưới hình thức bức thư của bố viết cho con khi con phạm lỗi

→ Điều này tạo nên tác động tâm lý, một hiệu quả thẩm mĩ lớn lao

Câu 2 (trang 11 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Câu chuyện kể về việc En-ri-cô đã phạm lỗi “lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ… nhỡ thốt ra một lời nói thiếu lễ độ”

- Người bố khi phát hiện ra điều đó ông đã hết sức buồn bã và tức giận, điều này thể hiện qua:

     + Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố

     + Bố không thể nén cơn tức giận đối với con

     + Thà bố không có con còn hơn thấy con bội bạc với mẹ

     + Bố không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được

Câu 3 (trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Người mẹ En-ri-cô hiện lên qua lời kể của người bố:

     + Thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi để trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại.

     + Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn

     + Người mẹ có thể ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con

⇒ Người mẹ En-ri-cô nhân hậu, hết lòng vì con, thậm chí có thể hi sinh cả tính mạng vì con

Câu 4 (Trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 1)

En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố, vì:

a, Bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô

c, Thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố

d, Vì những lời nói chân tình và sâu sắc của bố

Ngoài ra, còn vì En-ri-cô hối hận, xấu hổ trước lỗi lầm của mình

Câu 5 (Trang 12 skg ngữ văn 7 tập 1)

Người bố không trực tiếp nói với đứa con mà chọn cách viết thư:

- Người bố En-ri-cô muốn con phải đọc kĩ, suy ngẫm, tự rút ra bài học cho bản thân

- Đây cũng là cách giữ thể diện cho người bị phê bình

- Thể hiện đây là người bố tinh tế, rất tâm lí và sâu sắc

Luyện tập

Bài 1 (trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Lựa chọn một đoạn tùy thích để học thuộc

Bài 2 (trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Hôm đó trời nắng dịu, gió nhẹ nhàng trên những tán lá. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt vời nếu tôi không có bài kiểm tra toán tệ hại tới vậy. Lỗi là ở tôi đã không chịu ôn bài. Bây giờ tôi buồn và lo lắng vô cùng nếu phải đối diện với mẹ. Ngày hôm đó khi ba mẹ ra khỏi nhà, tôi liền ngồi ngay vào bàn máy tình chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi vì tôi cứ đinh ninh mình đã được điểm tốt hôm trước, cô sẽ không kiểm tra, thế mà… cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút.

Đứng trước cửa tôi bỗng nảy ra lời nói dối mẹ. Khi gặp mẹ, tôi lí nhí chào mẹ rồi rơm rớm nước mắt, đưa cho mẹ bài kiểm tra bị điểm kém “con đau tay nên viết không kịp”. Sau ngày hôm đó dường như mẹ tôi buồn rầu hơn, nấu cơm hay dọn dẹp nhà cửa đều không tập trung. Tôi đành phải thú nhận lỗi của mình bằng một lá thư để trong túi xách của mẹ. Cuối cùng thì mẹ cũng tha lỗi cho tôi, tôi nhận ra rằng, khi biết nhận lỗi và sửa sai, thứ bạn nhận lại còn nhiều hơn những gì đã đánh mất.

bài mẹ tôi đây k mik nha

21 tháng 4 2019

I. KHI NÀO CẦN VIẾT ĐƠN

1. Từ những ví dụ cụ thể sau đây, em hãy rút ra nhận xét khái quát khi nao thì cần viết đơn, hoặc vì sao cần viết đơn?

Ví dụ 1: Khi em có nguyện vọng gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, em viết đơn gửi Ban Chấp hành Đoàn trường.

Ví dụ 2: Chẳng may bị ốm, không đến lớp được, em viết đơn gửi cô giáo chủ nhiệm xin phép nghỉ học.

Ví dụ 3: Do hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, em viết đơn gửi Ban Giám hiệu nhà trường xin được miễn giảm học phí.

Ví dụ 4: Do sơ suất, em bị mất giấy chứng nhận tốt nghiệp Tiểu học. Em viết đơn xin cấp lại

Trả lời:

Khi ta có một nguyện vọng hoặc một yêu cầu nào đó muốn được giải quyết là viết đơn gửi đến cơ quan, tổ chức hay cá nhân có trách nhiệm và quyền hạn để được giải quyết.

2. Trong những trường hợp sau, trường hợp nào phải viết đơn, viết gửi ai?

- Chiều nay các bạn đến học nhóm tại nhà em, do sơ suất, kẻ gian đã lấy mất chiếc xe đạp của em.

- Trong trường mới mở một lớp học nhạc và họa, em rất muốn theo học.

- Trong giờ toán, em đã gây mất trật tự làm thầy giáo không hài lòng.

- Gia đình chuyển chỗ ở, em muốn được học tiếp lớp 6 ở chỗ mới đến.

Trả lời:

Những trường hợp cần viết đơn là:

-    Chiều nay các bạn đến học nhóm tại nhà em, do sơ xuất, kẻ gian đã lấy mất chiếc xe đạp của em => Viết đơn gửi cơ quan công an.

-    Nhà trường mới mở một lớp học nhạc và hoạ, em rất muốn theo học => Viết đơn gửi Ban giám hiệu nhà trường.

-    Gia đình chuyển chỗ ở, em muốn được học tiếp lớp 6 ở chỗ mới đến => Viết đơn gửi Ban giám hiệu trường cũ và trường mới.

II. CÁC LOẠI ĐƠN VÀ NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG THỂ THIẾU TRONG ĐƠN

Hãy đọc hai mẫu đơn tr.132-133 SGK và cho biết các mục trong đơn này được trình bày như thế nào. Theo em, cả hai mẫu đơn có những điểm gì giống nhau và khác nhau? Những phần nào là quan trọng không thể thiếu được trong cả hai mẫu đơn?

Trả lời:

Qua hai mẫu đơn ta thấy:

*  Giống nhau: phần đầu, phần cuối và thứ tự các mục trong đơn.

*  Khác nhau:

-  Đơn theo mẫu: Phần kê khai về bản thân đầy đủ và chi tiết hơn: Năm sinh, nơi ờ, dân tộc, trình độ văn hoá, trình độ ngoại ngữ. Phần nội dung đơn, nguyện vọng.

-  Đơn không theo mẫu: Phần kê khai về bản thân ghi không chi tiết như đơn theo mẫu, nhưng phần nội dung thì ghi rõ hơn: Vì sao gửi đơn? Gửi để làm gì? Đặc biệt phần vì sao được trình bày rõ, cụ thể, chi tiết.

*  Những phần quan trọng không thể thiếu trong đơn:

-  Quốc hiệu

-  Tên đơn

-  Tên người viết đơn

- Tên người hoặc cơ quan, tổ chức nhận đơn

-  Lí do viết đơn và những yêu cầu đề nghị của người viết đơn.

-  Ngày, tháng, năm và nơi viết đơn.

-  Chữ kí của người viết đơn.



 

Câu 1: Khi nào cần viết đơn?
a) Đọc các ví dụ sau đây và trả lời câu hỏi:
(1) Khi em có nguyện vọng gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, em viết đơn gửi Ban Chấp hành Đoàn trường.
(2) Em bị ốm nên không đến lớp được. Em viết đơn gửi cô giáo chủ nhiệm xin phép được nghỉ học.
(3) Do hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, em viết đơn gửi Ban Giám hiệu nhà trường xin được miễn giảm học phí.
(4) Do sơ suất, em bị mất giấy chứng nhận tốt nghiệp Tiểu học. Em viết đơn xin cấp lại.
- Trong những trường hợp nào thì cần viết đơn?
- Viết đơn để gửi đến đâu, để làm gì?
b) Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cần phải viết đơn? Đơn ấy gửi đến đâu?
- Các bạn đến học nhóm tại nhà em, do sơ suất, kẻ gian đã lấy mất chiếc xe đạp của một bạn.

- Em rất muốn theo học lớp học ngoại khoá nhạc, hoạ ở trường.
- Trong giờ học toán, em đã mất trật tự khiến thầy giáo không hài lòng.
- Gia đình em chuyển đến chỗ ở mới, em muốn được học tiếp lớp 6 ở trường nơi mới đến.
Trả lời:
a.
- Những trường hợp cần viết đơn: có nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn, yêu cầu nào đó cần giải quyết.
- Viết đơn gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm, quyền hạn giải quyết.
b.

  • Đơn trình báo việc mất xe -> gửi đến Công an gần nhất (chẳn hạn công an phường, thành phố, …)
  • Đơn xin học lớp ngoại khóa nhạc, họa ở trường -> gửi đến BGH nhà trường và thầy Hiệu trưởng.
  • Đơn xin kiểm điểm bản thân về hành vi ồn ào trong lớp học -> Gửi đến Thầy giáo và Ban cán sự lớp.
  • Đơn xin nhập học trường mới -> Gửi đến BGH và thầy hiệu trưởng trường mới.
19 tháng 10 2017
  • Câu 1. Bài thơ Bạn đến chơi nhà được làm bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, có đặc điểm :

- Số câu : 8 câu (bát cú)

- Số chữ : 7 chữ trong mỗi dòng thơ (thất ngôn)

- Hiệp vần : chữ cuối của các dòng 1- 2- 4- 6- 8 : nhà – xa – gà – hoa – ta (vần a).

- Phép đối : câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.

  • Câu 2.

 a. Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thế nào khi bạn đến chơi nhà ? ‘Đã bấy lâu nay bác tới nhà’ Căn cứ vào nội dung câu thơ thì nhà thơ phải làm một bữa tiệc thật thịnh soạn, thật long trọng để tiếp đã bạn vì những lí do sau : - Đây là người bạn tri âm thân thiết mà nhà thơ yêu quý trân trọng qua cách xưng hô ‘bác’ chứ không phải là một người khách tình cờ ghé chơi.

- Thứ nữa, người bạn này lâu lắm rồi ‘Đã bấy lâu nay’ Nguyễn Khuyến mới có dịp gặp lại. - Lúc này hẳn Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn, bạn vẫn tới thăm lại càng quý hơn, hơn nữa điều kiện và phương tiện đi lại ngày xưa thật không dễ chút nào, bạn đến chơi nhà là một sự kiện, một niềm vui lớn.

b. Qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại thế nào ? Tác giả có dụng ý thì cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế ? - Bạn đến chơi nhà là một niềm vui lớn, phải chuẩn bị tiệc để thiết đãi bạn, bày tỏ tình cảm. Đó là dự định, thiện ý của chủ nhà. Nhưng thực tế lại dường như cố tình trêu ngươi, chủ nhà bị rơi vào cảnh oái oăm ‘lực bất tòng tâm’. 6 câu tiếp theo nói vê cảnh huống đó. - Hoàn cảnh thiếu thốn : Nhà thơ kể về gia cảnh của mình : trẻ đi vắng, chợ lại xa. Các thứ trong nhà xem ra rất phong phú nhưng lại đang còn ở dạng tiềm năng : có cá, có gà nhưng không bắt được, cải chửa ra cây, cà đang còn nụ, mướp đang còn hoa, bầu còn non quá, ngay cả ‘miếng trầu là đầu câu chuyện’ thứ tối thiểu để tiếp khách cũng không có nốt… gần như là ‘một cuộc tổng duyệt các thứ sản vật có trong nhà ‘ từ lớn đến nhỏ

= > Đây cũng là một cách nói rất khéo, rất sang về cái nghèo, thiếu. - Dụng ý của tác giả : Sự không có của tác giả đẩy đến cao trào nhằm mục đích tạo ra đòn bẩy nghệ thuật để làm thăng hoa tình bạn cao đẹp ở câu cuối.

c. Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ ‘ta với ta’ nói lên điều gì ? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ ? - Vị trí của câu thứ tám : Dồn chứa giá trị tư tưởng của bài thơ, tất cả những cái không của 6 câu thơ trước đó nhằm mục đích để khẳng định một cái có ở câu thơ này có một tình bạn cao đẹp vượt lên mọi thứ vật chất đời thường. - Cụm từ ‘ta với ta’ thể hiện sự hòa hợp giữa hai con người, giữa hai tâm hồn, như một âm thanh vút lên cao của bản nhạc tình bạn.

d. Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài ‘Bạn đến chơi nhà’. Đó là một tình bạn thiên liêng cao đẹp, đậm đà, thắm thiết, vượt lên trên những vật chất đời thường, hiểu và thương cảm cho nhau.


 

19 tháng 10 2017

Câu 1: Bài thơ Bạn đến chơi nhà được làm bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, có đặc điểm:

- Số câu : 8 câu (bát cú)

- Số chữ : 7 chữ trong mỗi dòng thơ (thất ngôn)

- Hiệp vần : chữ cuối của các dòng 1- 2- 4- 6- 8 : nhà – xa – gà – hoa – ta (vần a).

- Phép đối : câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.

Câu 2: Bài thơ lập ý bằng cách dựng lên tình huống không có gì để tiếp bạn, nhưng vẫn thể hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết.

a. Theo nội dung câu thứ nhất (Đã bấy lâu nay, bác tới nhà), thì đáng ra, Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thật chu đáo và tử tế.

b. Nhưng sáu câu kế tiếp, nhà thơ lại vẽ ra một hoàn cảnh rất đặc biệt để tạo ra sự đùa vui: Có sẵn mọi thứ nhưng hoá ra lại không có thứ gì. Vật chất muốn đầy đủ nhất nhưng lại cứ giảm đi, đến chỗ không còn một chút gì hết. Vì vậy tiếp bạn chỉ còn có mỗi cái tình. Tạo ra tình huống như vậy, vừa đùa vui, vừa nói lên sự mong ước tiếp đãi chu đáo cả vật chất lẫn tinh thần, lại vừa nhấn mạnh được cái tình. Chỉ một sự chân tình có thể đủ bù đắp những thiếu hụt vật chất.

c. Câu thứ 8 và cụm từ ta với ta nhấn mạnh tình cảm tri âm không cần phải vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình chân thực thôi. Những người tri âm, tri kỉ có khi chỉ cần gặp nhau ngâm mấy câu thơ, đàn vài bản nhạc là đã đủ vui rồi. Tình cảm không cứ nhất thiết phải có đầy đủ vật chất mới vui là như vậy.

d. Qua cách ứng xử của nhà thơ, có thể nhận thấy, với bạn, Nguyễn Khuyến rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn thật là chu đáo. Đồng thời, chúng ta cũng thấy, trong tình bạn, Nguyễn Khuyến rất coi trọng cái tình, coi trọng sự cung kính trong tình bạn.

Luyện tập

Câu 1: 1. Ngôn ngữ ở bài 'Bạn đến chơi nhà' có khác gì với ngôn ngữ ở đoạn thơ 'Sau phút chia li' đã học?

Khác nhau:

- Sau phút chia li:

   + Ngôn ngữ điêu luyện, bóng bẩy, tinh tế.

   + Các địa danh được dùng theo bút pháp ước lệ tượng trưng của thơ văn trung đại, ở trong chốn xa lạ chứ không phải ở Việt Nam.

- Bạn đến chơi nhà:

   + Ngôn ngữ giản dị, thuần Việt.

   + Mang đậm đời sống thân quê, lời thơ Đường luật mà như lời nói thường.

   + Sự vật đưa vào thơ gần gũi, quen thuộc.

Giống nhau : Cả hai đều ngắn gọn hàm súc, có giá trị nghệ thuật cao.

Câu 2:

a. Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ Bạn đến chơi nhà mang tính chất dân dã đời thường, với hầu hết là các từ thuần Việt. Trong khi đó, ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích Sau phút chia li là đoạn trích được dịch ra từ chữ Hán vì thế nó mang tính trang trọng, mẫu mực.

b. Cụm từ ta với ta trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan là chỉ một mình tác giả với mảnh tình riêng, trong khi đó, ở bài thơ của Nguyễn Khuyến cụm từ này dùng để chỉ nhà thơ với bạn mình.

Câu 1 (trang 11 ngữ văn 7 tập 1)

Nhan đề tác phẩm là Mẹ tôi gợi cho chúng ta hướng tiếp cận khác về tác phẩm

- Tác giả không trực tiếp trình bày những suy nghĩ của con về mẹ mà thể hiện dưới hình thức bức thư của bố viết co con khi con phạm lỗi

→ Điều này tạo nên tác động tâm lý, một hiệu quả thẩm mĩ lớn lao

Câu 2 (trang 11 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Câu chuyện kể về việc En-ri-cô đã phạm lỗi “lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ… nhỡ thốt ra một lời nói thiếu lễ độ”

- Người bố khi phát hiện ra điều đó ông đã hết sức buồn bã và tức giận, điều này thể hiện qua:

     + Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố

     + Bố không thể nén cơn tức giận đối với con

     + Thà bố không có con còn hơn thấy con bội bạc với mẹ

     + Bố không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được

Câu 3 (trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Người mẹ En-ri-cô hiện lên qua lời kể của người bố:

     + Thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi để trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại.

     + Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn

     + Người mẹ có thể ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con

⇒ Người mẹ En-ri-cô nhân hậu, hết lòng vì con, thậm chí có thể hi sinh cả tính mạng vì con

Câu 4 (Trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 1)

En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố, vì:

a, Bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô

c, Thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố

d, Vì những lời nói chân tình và sâu sắc của bố

Ngoài ra, còn vì En-ri-cô hối hận, xấu hổ trước lỗi lầm của mình

Câu 5 (Trang 12 skg ngữ văn 7 tập 1)

Người bố không trực tiếp nói với đứa con mà chọn cách viết thư:

- Người bố En-ri-cô muốn con phải đọc kĩ, suy ngẫm, tự rút ra bài học cho bản thân

- Đây cũng là cách giữ thể diện cho người bị phê bình

- Thể hiện đây là người bố tinh tế, rất tâm lí và sâu sắc

Luyện tập

Bài 1 (trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Lựa chọn một đoạn tùy thích để học tập

Bài 2 (trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Hôm đó là trời nắng dịu, gió nhẹ nhàng trên những tán lá. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt với nếu tôi không có bài kiểm tra toán tệ hại tới vậy. Lỗi là ở tôi đã không chịu ôn bài. Bây giờ tôi buồn và lo lắng vô cùng nếu phải đối diện với mẹ. Ngày hôm đó khi ba mẹ ra khỏi nhà, tôi liền ngồi ngay vào bàn máy tình chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi vì tôi cứ đinh ninh mình đã được điểm tốt hôm trước, cô sẽ không kiểm tra, thế mà… cô cho làm bài kiểm tra mười lắm phút.

Đứng trước cửa thì bỗng nảy ra lời nói dối mẹ. Khi gặp mẹ, tôi lí nhí chào mẹ rồi rơm rớm nước mắt, đưa cho mẹ bài kiểm tra bị điểm kém “con đau tay nên viết không kịp”. Sau ngày hôm đó dường như mẹ tôi buồn rầu hơn, nấu cơm hay dọn dẹp nhà cửa đều không tập trung. Tôi đành phải thú nhận lỗi của mình bằng một lá thư để trong túi xách của mẹ. Cuối cùng thì mẹ cũng tha lỗi cho tôi, tôi nhận ra rằng, khi biết nhận lỗi và sửa sai, thứ bạn nhận lại còn nhiều hơn những gì đã đánh mất.

Tham khảo!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

25 tháng 8 2019

Đây nè

Câu 1 (trang 11 ngữ văn 7 tập 1)

Nhan đề tác phẩm là Mẹ tôi gợi cho chúng ta hướng tiếp cận khác về tác phẩm

- Tác giả không trực tiếp trình bày những suy nghĩ của con về mẹ mà thể hiện dưới hình thức bức thư của bố viết co con khi con phạm lỗi

→ Điều này tạo nên tác động tâm lý, một hiệu quả thẩm mĩ lớn lao

Câu 2 (trang 11 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Câu chuyện kể về việc En-ri-cô đã phạm lỗi “lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ… nhỡ thốt ra một lời nói thiếu lễ độ”

- Người bố khi phát hiện ra điều đó ông đã hết sức buồn bã và tức giận, điều này thể hiện qua:

     + Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố

     + Bố không thể nén cơn tức giận đối với con

     + Thà bố không có con còn hơn thấy con bội bạc với mẹ

     + Bố không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được

Câu 3 (trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Người mẹ En-ri-cô hiện lên qua lời kể của người bố:

     + Thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi để trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại.

     + Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn

     + Người mẹ có thể ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con

⇒ Người mẹ En-ri-cô nhân hậu, hết lòng vì con, thậm chí có thể hi sinh cả tính mạng vì con

Câu 4 (Trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 1)

En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố, vì:

a, Bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô

c, Thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố

d, Vì những lời nói chân tình và sâu sắc của bố

Ngoài ra, còn vì En-ri-cô hối hận, xấu hổ trước lỗi lầm của mình

Câu 5 (Trang 12 skg ngữ văn 7 tập 1)

Người bố không trực tiếp nói với đứa con mà chọn cách viết thư:

- Người bố En-ri-cô muốn con phải đọc kĩ, suy ngẫm, tự rút ra bài học cho bản thân

- Đây cũng là cách giữ thể diện cho người bị phê bình

- Thể hiện đây là người bố tinh tế, rất tâm lí và sâu sắc

Câu 1 (trang 11 ngữ văn 7 tập 1)

Nhan đề tác phẩm là Mẹ tôi gợi cho chúng ta hướng tiếp cận khác về tác phẩm

- Tác giả không trực tiếp trình bày những suy nghĩ của con về mẹ mà thể hiện dưới hình thức bức thư của bố viết co con khi con phạm lỗi

→ Điều này tạo nên tác động tâm lý, một hiệu quả thẩm mĩ lớn lao

Câu 2 (trang 11 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Câu chuyện kể về việc En-ri-cô đã phạm lỗi “lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ… nhỡ thốt ra một lời nói thiếu lễ độ”

- Người bố khi phát hiện ra điều đó ông đã hết sức buồn bã và tức giận, điều này thể hiện qua:

     + Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố

     + Bố không thể nén cơn tức giận đối với con

     + Thà bố không có con còn hơn thấy con bội bạc với mẹ

     + Bố không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được

Câu 3 (trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Người mẹ En-ri-cô hiện lên qua lời kể của người bố:

     + Thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi để trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại.

     + Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn

   + Người mẹ có thể ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con

⇒ Người mẹ En-ri-cô nhân hậu, hết lòng vì con, thậm chí có thể hi sinh cả tính mạng vì con

Câu 4 (Trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 1)

En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố, vì:

a, Bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô

c, Thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố

d, Vì những lời nói chân tình và sâu sắc của bố

Ngoài ra, còn vì En-ri-cô hối hận, xấu hổ trước lỗi lầm của mình

Câu 5 (Trang 12 skg ngữ văn 7 tập 1)

Người bố không trực tiếp nói với đứa con mà chọn cách viết thư:

- Người bố En-ri-cô muốn con phải đọc kĩ, suy ngẫm, tự rút ra bài học cho bản thân

- Đây cũng là cách giữ thể diện cho người bị phê bình

- Thể hiện đây là người bố tinh tế, rất tâm lí và sâu sắc

2 tháng 8 2016
1. Mặc dù có nhan đề là Mẹ tôi nhưng văn bản lại được viết dưới dạng một bức thư của người bố gửi cho con trai. Cách thể hiện độc đáo này giúp cho những phẩm chất của người mẹ (nội dung chủ yếu của tác phẩm) được thể hiện một cách khách quan và trực tiếp. Đồng thời qua đó, người viết thư có điều kiện để bộc lộ trọn vẹn thái độ, cảm xúc của mình mà không làm cho người tiếp thu (đứa con) phải xấu hổ, từ đó nhanh chóng hiểu ra vấn đề.
2. Qua bức thư, có thể nhận thấy người bố rất buồn bã và tức giận trước thái độ và cách ứng xử của En-ri-cô (khi cô giáo đến thăm nhà, En-ri-cô đã thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ).
Những câu văn thể hiện thái độ của người bố:
“… việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa”.
-  “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”.
- “bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”.
- “Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ”.
- “…thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ”.
3. Các hình ảnh, chi tiết nói về người mẹ của En-ri-cô: “…mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con,…khi nghĩ rằng có thể mất con”; “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc…có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”.  Những chi tiết này cho thấy, mẹ En-ri-cô là một người dịu dàng hiền từ, giàu tình thương yêu và đầy trách nhiệm. Mẹ En-ri-cô cũng như biết bao nhiêu người mẹ khác, luôn sẵn sàng hi sinh tất cả cho những đứa con yêu.
4. Em sẽ lựa chọn phương án nào trong các phương án sau để trả lời cho câu hỏi: điều gì đã khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố?
a) Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô. 
b) Vì En-ri-cô sợ bố.
c) Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.
d) Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.
e) Vì En-ri-cô thấy xấu hổ.
Gợi ý: Có thể lựa chọn các phương án: a, c và d.
5*. Người bố không nhắc nhở En-ri-cô trực tiếp mà lựa chọn cách viết thư, vì:
- Nhắc nhở trực tiếp thường rất khó kiềm giữ được sự nóng giận.
- Nhắc nhở trực tiếp khó có thể bày tỏ được những tình cảm sâu sắc và tế nhị.
- Nhắc nhở trực tiếp có thể khiến người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm quá lớn vào lòng tự trọng. Từ đó có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực ở đứa trẻ, khiến cho những lời nhắc nhở không phát huy được mục đích giáo dục như mong muốn.
2 tháng 8 2016
I. VỀ TÁC GIẢ
Ét-môn-đô A-mi-xi (1846-1908) là nhà văn I-ta-li-a, người đã viết bộ sách giáo dục Những tấm lòng cao cả nổi tiếng (trong đó có đoạn trích Mẹ tôi). Ngoài ra, ông còn là tác giả của những cuốn sách như Cuộc đời của những chiến binh (1868), Cuốn truyện của người thầy (1890), Giữa trường và nhà (1892),... Trong những cuốn sách đó, vấn đề quan hệ giữa thầy và trò, gia đình và nhà trường, quan hệ bè bạn,... được thể hiện rất sinh động qua những câu chuyện hấp dẫn và bổ ích.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Mặc dù có nhan đề là Mẹ tôi nhưng văn bản lại được viết dưới dạng một bức thư của người bố gửi cho con trai. Cách thể hiện độc đáo này giúp cho những phẩm chất của người mẹ (nội dung chủ yếu của tác phẩm) được thể hiện một cách khách quan và trực tiếp. Đồng thời qua đó, người viết thư có điều kiện để bộc lộ trọn vẹn thái độ, cảm xúc của mình mà không làm cho người tiếp thu (đứa con) phải xấu hổ, từ đó nhanh chóng hiểu ra vấn đề.
2. Qua bức thư, có thể nhận thấy người bố rất buồn bã và tức giận trước thái độ và cách ứng xử của En-ri-cô (khi cô giáo đến thăm nhà, En-ri-cô đã thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ).
Những câu văn thể hiện thái độ của người bố:
“… việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa”.
-  “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”.
- “bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”.
- “Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ”.
- “…thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ”.
3. Các hình ảnh, chi tiết nói về người mẹ của En-ri-cô: “…mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con,…khi nghĩ rằng có thể mất con”; “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc…có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”.  Những chi tiết này cho thấy, mẹ En-ri-cô là một người dịu dàng hiền từ, giàu tình thương yêu và đầy trách nhiệm. Mẹ En-ri-cô cũng như biết bao nhiêu người mẹ khác, luôn sẵn sàng hi sinh tất cả cho những đứa con yêu.
4. Em sẽ lựa chọn phương án nào trong các phương án sau để trả lời cho câu hỏi: điều gì đã khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố?
a) Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô. 
b) Vì En-ri-cô sợ bố.
c) Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.
d) Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.
e) Vì En-ri-cô thấy xấu hổ.
Gợi ý: Có thể lựa chọn các phương án: a, c và d.
5*. Người bố không nhắc nhở En-ri-cô trực tiếp mà lựa chọn cách viết thư, vì:
- Nhắc nhở trực tiếp thường rất khó kiềm giữ được sự nóng giận.
- Nhắc nhở trực tiếp khó có thể bày tỏ được những tình cảm sâu sắc và tế nhị.
- Nhắc nhở trực tiếp có thể khiến người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm quá lớn vào lòng tự trọng. Từ đó có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực ở đứa trẻ, khiến cho những lời nhắc nhở không phát huy được mục đích giáo dục như mong muốn.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Vì được viết dưới dạng một bức thư nên văn bản này hầu như không có cốt truyện. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào cách thể hiện của văn bản (đã nói ở trên) để tóm tắt những nét chủ yếu như sau:
En-ri-cô ăn nói thiếu lễ độ với mẹ. Bố biết chuyện, viết thư cho En-ri-cô với lời lẽ vừa yêu thương vừa tức giận. Trong thư, bố nói về tình yêu, về sự hi sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En-ri-cô... Trước cách xử sự tế nhị nhưng không kém phần quyết liệt, gay gắt của bố, En-ri-cô vô cùng hối hận.
2. Cách đọc
Văn bản hầu như chỉ sử dụng một giọng điệu duy nhất là giọng điệu của người bố nói với con. Bởi vậy, ngoài đoạn thứ nhất (được viết theo phương thức tự sự) đọc bằng giọng chậm rãi, thể hiện sự hối hận của En-ri-cô, các đoạn sau cần đọc bám sát giọng điệu của người bố: khi thủ thỉ tâm tình (nói về tình yêu và sự hi sinh của mẹ đối với En-ri-cô), khi tức giận (biểu lộ thái độ giận dữ trước cách nói năng của En-ri-cô với mẹ),...
3. Có thể chọn đoạn văn sau để học thuộc lòng:
Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên nó. 
4. Kể lại một sự việc em lỡ gây ra khiến bố mẹ, mẹ buồn phiền.
Trong cuộc đời của mỗi con người nhất là khi còn thơ ấu chắc hẳn sẽ không ít lần mắc lỗi khiến cho bố mẹ phải phiền lòng. Em có thể nhớ lại câu chuyện (của bản thân, của người khác mà em từng được chứng kiến hay nghe kể lại) từng khiến mình phải băn khoăn, day dứt và hãy kể lại câu chuyện đó. Cần chú ý nêu ra được những bài học cho bản thân.
 
22 tháng 10 2018

. Thế nào là quan hệ từ

1. Xác định các quan hệ từ

a, Quan hệ sở hữu: của

b, Quan hệ so sánh: như

c, Quan hệ nhân quả: bởi… nên…

2. a, Của: chỉ sự sở hữu của “chúng tôi” đối với đồ chơi

b, Như: biểu thị quan hệ nguyên nhân

c, Bởi… nên: biểu thị quan hệ nguyên nhân( ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực) kết quả chóng lớn, thể hiện quan niệm liên hợp

- Nhưng: biểu thị quan hệ đối nghịch mẹ thường… và hôm nay…

II. Sử dụng quan hệ từ

1. Các trường hợp bắt buộc phải có quan hệ từ: a, c, e, h, i

2. Các cặp quan hệ từ

- Nếu … thì…

- Vì… nên…

- Tuy… nhưng…

- Hễ… thì…

- Sở dĩ… nên…

3. Đặt câu

- Nếu trời mưa thì tôi phải ở nhà.

- Vì chăm học nên Lan luôn xếp đầu lớp.

- Tuy nhà Minh nghèo nhưng Minh rất chăm học.

- Hễ bạn gặp mưa lớn thì phải tìm ngay nơi trú.

- Sở dĩ tôi ăn uống điều độ nên tôi khỏe lắm.

22 tháng 10 2018

Vietjack hân hạnh tài trợ cho chương trình này ! :)

I. Thế nào là quan hệ từ

1. Xác định các quan hệ từ

a, Quan hệ sở hữu: của

b, Quan hệ so sánh: như

c, Quan hệ nhân quả: bởi… nên…

2. a, Của: chỉ sự sở hữu của “chúng tôi” đối với đồ chơi

b, Như: biểu thị quan hệ nguyên nhân

c, Bởi… nên: biểu thị quan hệ nguyên nhân( ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực) kết quả chóng lớn, thể hiện quan niệm liên hợp

- Nhưng: biểu thị quan hệ đối nghịch mẹ thường… và hôm nay…

II. Sử dụng quan hệ từ

1. Các trường hợp bắt buộc phải có quan hệ từ: a, c, e, h, i

2. Các cặp quan hệ từ

- Nếu … thì…

- Vì… nên…

- Tuy… nhưng…

- Hễ… thì…

- Sở dĩ… nên…

3. Đặt câu

- Nếu trời mưa thì tôi phải ở nhà.

- Vì chăm học nên Lan luôn xếp đầu lớp.

- Tuy nhà Minh nghèo nhưng Minh rất chăm học.

- Hễ bạn gặp mưa lớn thì phải tìm ngay nơi trú.

- Sở dĩ tôi ăn uống điều độ nên tôi khỏe lắm.

III. Luyện tập

Bài 1 (trang 98 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Các quan hệ từ trong bài Cổng trường mở ra: vào, của, với, như, trên, như, mà, và, nhưng, của, trong, cho

Bài 2 (trang 98 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Lâu lắm rồi nó cởi mở với tôi như vậy. Thực ra tôi với nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng, tôi ăn cơm cùng nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi với cái mặt đợi chờ đó. Nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ và tỏ ý muốn hần nó với vẻ.

Bài 3 (trang 98 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Các câu đúng:

- Nó rất thân ái với bạn bè

- Bố mẹ rất lo lắng cho con

- Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con

- Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam

- Tôi tặng anh Nam quyển sách này

Câu sai

- Nó rất thân ái bạn bè

- Bố mẹ rất lo lắng cho con

- Tôi tặng quyển sách này anh Nam

Bài 4 (trang 99 sgk ngữ văn 7 tập 1)

He-ming-way là tác giả nước ngoài mà tôi thích nhất. Các tác phẩm nổi tiếng của ông như: Ông già và biển cả, Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940) để lại trong lòng độc giả nhiều hình tượng văn học rất đời. Tác phẩm Ông già và biển cả với sức khơi gợi sâu xa về khát vọng, hoài bão của con người trong cuộc đời rộng lớn đã mang lại nhiều thành công cho tác giả. Trong tác phẩm của mình, Hemingway để con người đối lập với biển khơi rộng lớn khôn cùng nhưng điều đó giúp ông mang con người đặt ngang thiên nhiên trong thế chủ động của con người và cuộc đời đầy phức tạp, biến đổi khôn lường.

Bài 5 (trang 99 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Ở trong tiếng Việt, bộ phận câu đứng sau quan hệ từ nhưng là bộ phận được nhấn mạnh.

a, Nhấn mạnh sự khỏe

b, Nhấn mạnh tính chất gầy

P/s : Không nhận gạch đá !