đây là tên lễ hội gì ở ninh bình (liên quan đến Đinh Bộ Lĩnh)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
kinh đô nước Đại Cồ Việt được đặt ở Hoa Lư (Ninh Bình)
được sự giúp đỡ của nhà Tống không phải là nguyên nhân Đinh Bộ Lĩnh dẹp được loạn 12 sứ quân
kinh đô thời Đinh; Hoa Lư Ninh Bình
Được sự giúp đỡ của nhà Tống không lag nguyên nhân Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn
Câu 6. Đinh Bộ Lĩnh người quê ở đâu? Con của ai?
A. Gia Viễn – Ninh Bình – con của Đinh Tiên Hoàng
B. Động Hoa Lư – Gia Viễn – Ninh Bình – Con của Đinh Công Trứ
C. Đông Anh-Hà Nội-Con của Đinh Kiến
D. Hưng Nguyên-Nam Đàn-Nghệ An-Con của Đinh Điền
Tham khảo:
- Hội Lim, Hội Chùa Hương, Hội Gióng…là những lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân để cầu cho một năm mới mạnh khỏe, mùa màng bội thu, tạ ơn trời đất,... Trong lễ hội, người dân thường mặc trang phục truyền thống, tổ chức tế lễ và các hoạt động vui chơi, giải trí. Một số lễ hội nổi tiếng ở Đồng bằng Bắc Bộ như: hội Lim, hội chùa Hương, hội Gióng, hội Phủ Dầy,...
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi đặt tên nước là gì?
A. Đại Việt
B. Đại Cồ Việt
C. Đại Nam.
D. Đại Ngu
Mùa lễ hội ở Ninh Binh
Ninh Bình Tourist - Lễ hội ở Ninh Bình
Đến với du lịch Ninh Bình du khách sẽ được tham quan các danh lam thắng cảnh của vùng đất Ninh Bình thơ mộng bên cạnh đó Ninh Bình còn nổi tiếng với các lễ hội truyền thống đặc sắc, vào mùa lễ hội ở Ninh Bình lượng khách du lịch đổ về đây là cực kì đông đúc vì vậy để tìm được một chỗ nghỉ chân hợp lí là một điều không hề dễ dàng, Tours du lịch Ninh Bình xin giới thiệu với du khách một khách sạn có thể đáp ứng các nhu cầu của du khách .
Nằm trong khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, giao thông thuận lợi cho việc di chuyển đến các địa danh du lịch Ninh Bình nổi tiếng. Khách sạn Thế Long cung cấp các phòng nghỉ tiện nghi cho du khách với hệ thông khách sạn và nhà hàng Thế Long trong khuôn viên rộng lớn thoáng đãng sẽ làm du khách cảm thấy thoải mái khi chọn đây là địa điểm nghỉ chân, ngoài những dịch vụ về phòng nghỉ và ăn uống khách sạn Thế Long còn có dịch vụ cho thuê xe du lịch như xe đạp địa hình, xe máy, xe ô tô 4 chỗ, 7 chỗ, 16 chỗ và các tuyến xe bus giường nằm cao cấp Ninh Bình - Hạ Long ... khách sạn còn có các phòng giá rẻ giành cho các du khách có túi tiền khiêm tốn.
Lễ hội Trường Yên
Hội được tổ chức vào ngày mồng 10 đến 13 tháng 3 âm lịch hàng năm tại xã Trường Yên, Huyện Hoa Lư (Cố đô Hoa Lư) để tưởng nhớ công đức vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành, bao gồm hai phần lễ và hội.
Phần Lễ tổ chức rước nước ở bến Trường Yên (sông Hoàng Long) và được tổ chức tế lễ rất trang nghiêm ở hai đền vua Đinh và vua Lê. Phần Hội: Tổ chức diễn trò “Cờ lau tập trận”, thi viết chữ nho, cờ tướng, múa rồng, kéo chữ, thi Người đẹp văn hóa Hoa Lư...
Lễ hội đền Thái Vi
Hội được tổ chức hàng năm từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 3 âm lịch tại thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Đây là dịp để nhân dân Ninh Bình và nhân dân cả nước tưởng nhớ công lao các vua Trần - những người có công lớn với dân với nước.
Phần lễ được tiến hành dưới hai hình thức: rước kiệu và tế. Rước kiệu ở đền Thái Vi không chỉ có một đoàn, mà là trên 30 đoàn của các xã trong huyện Hoa Lư và trong tỉnh Ninh Bình. Sau phần rước kiệu là đến phần tế. Tế là nghi lễ quan trọng được tổ chức trước Đền.
Phần hội ở đền Thái Vi thực sự là phần vui chơi giải trí của nhân dân và những người đến dự hội, gồm các trò: múa lân, múa rồng, đánh cờ người, đấu vật, bơi thuyền ngoạn mục...
Lễ hội đền Địch Lộng
Lễ hội được tổ chức vào hai ngày: mùng 6 và mùng 7 tháng 3 (âm lịch) tại chùa Địch Lộng thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn.
Phần lễ tổ chức dâng hương và lễ Phật theo nghi thức nhà Phật.
Phần hội cũng tổ chức các trò chơi dân gian như: múa lân, múa rồng, cờ tướng, thi viết chữ nho...
Lễ hội chùa Bái Đính
Hội được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng giêng hàng năm tại thôn Sinh Dược, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn. Cũng như các lễ hội khác, hội gồm có hai phần là phần lễ và phần hội.
Phần lễ thường tổ chức dâng hương, tưởng nhớ các vị anh hùng có công với nước với dân.
Phần hội kéo dài từ 3 đến 5 ngày, tổ chức các trò chơi dân gian như: đánh cờ, đấu vật...
Lễ hội Báo bản Nộn Khê
Lễ hội được tổ chức vào ngày 14 tháng giêng (âm lịch) hàng năm tại đình làng Nộn Khê, xã Yên Từ, huyện Yên Mô.
Phần lễ ngoài việc tổ chức tế, dâng hương tôn vinh công đức của các vị tiền bối lập ra làng xã, còn dâng hương tưởng nhớ, tỏ lòng biết ơn các liệt sỹ là con em của làng. Một nét độc đáo của lễ hội Báo bản là kính báo lên Thành Hoàng, các bậc tiên tổ về sự thành đạt, hiếu học của con em dân làng và những thành tích của làng đã đạt được trong năm cũ.
Phần hội cũng có những trò vui chơi giải trí như các lễ hội khác.
Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ
Lễ hội tổ chức vào 3 ngày, từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 11 (âm lịch) tại đền Nguyễn Công Trứ thuộc xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn. Ngày 13 tế yết cáo, ngày 14 tế chính kỵ, ngày 15 tế tạ. Hình thức tế theo phong tục tế lễ như các lễ hội khác.Phần hội có các trò dân gian như: múa lân, đấu vật, thi bơi trải trên sông Ân...
Lễ hội Trường Yên