viết đoạn văn nghị luận bàn về chủ đề bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Chọn đọc văn bản 1 về vấn đề học ngoại ngữ từ những áp lực: GS Việt từng đàm phán 60 tỷ USD: 'Tự học ngoại ngữ từ những áp lực'.
- Lí lẽ 1: Tự học ngoại ngữ từ những áp lực
+ Dẫn chứng tự học tiếng Pháp: xuất phát từ lòng tự ái, luyện tập kể chuyện tiếu lâm trước gương.
+ Dẫn chứng tự học tiếng Anh: xuất phát từ việc không muốn người Anh đứng “tay trên” mình.
+ Dẫn chứng tự học tiếng Việt: xuất phát từ mong muốn truyền đạt kiến thức cho sinh viên Việt Nam tốt nhất nên học tiếng Việt mọi lúc mọi nơi, vừa viết, vừa đọc, vừa tra từ điển, vừa học từ chính sinh viên của mình.
- Lí lẽ 2: Hai phương pháp học ngoại ngữ: lấy áp lực hoặc tình yêu làm động lực.
+ Dẫn chứng lấy tình yêu làm động lực: Học từ động lực tình yêu thông qua các bài hát.
+ Dẫn chứng lấy áp lực làm động lực: Người Pháp cũng không giỏi hơn người Việt khi học tiếng Anh.
- Lí lẽ 3: Tự học chiếm 90% sự học.
+ Dẫn chứng: Dẫn chứng từ chính cuộc đời GS Phan Văn Trường.
* Chọn đọc văn bản 2: Hiểu đúng về tục kéo vợ. Nội dung của văn bản này đã được triển khai như sau:
- Nêu hiện tượng: Một thanh niên "kéo" một cô gái trẻ. Cô gái vùng vẫy, khóc lóc. Câu chuyện ết thúc khi có sự can thiệp của công an địa phương.
- Lí lẽ 1: "Kéo vợ" là một thực hành văn hóa có ý nghĩa phức tạp.
+ Bằng chứng 1: Trả lời phỏng vấn của hai nhà nhân học là Hoàng Cầm và Trường Giang. Họ đã lí giải kéo vợ đã tồn tại lâu đời trong văn hóa của người Mông các tỉnh phía Bắc, phong tục này có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống hôn nhân của người địa phương.
+ Bằng chứng 2: Miêu tả cụ thể một hoạt động kéo vợ và ý nghĩa của hoạt động kéo vợ: "Việc chàng trai kéo cô gái về nhà không hề có sự cưỡng ép tới từ người đàn ông. "
- Lí lẽ 2: Những định kiến về tục kéo vợ đầu tiên xuất phát từ cách nhìn của người ngoài văn hóa Mông.
Bằng chứng: Nếp sống hàng ngày của người dân tộc thiểu số thường có xu hướng bị ảnh hưởng bởi sự phán xét từ nhóm người "văn minh hơn".
- Phần kết luận, tác giả đã khẳng định kéo vợ là một nét đẹp văn hóa cần được hiểu đúng và kêu gọi cộng đồng nên có sự tôn trọng văn hóa của các tộc người.
Ví dụ văn bản: Phải chăng chỉ có ngọt nào mới làm nên hạnh phúc – Phạm Thị Ngọc Diễm.
- Luận đề: Phải chăng chỉ có ngọt ngào làm nên hạnh phúc?
- Luận điểm:
+ Ngọt ngào là hạnh phúc
+ Hạnh phúc không chỉ đến từ những điều ngọt ngào ấy, nó còn có thể được tạo nên bởi những vất vả, mệt nhọc, thậm chỉ là nỗi đau.
- Các kiểu đoạn văn:
+ Đoạn 1: Đoạn văn diễn dịch
+ Đoạn 2: Đoạn văn quy nạp
+ Đoạn 3: Đoạn văn hỗn hợp
+ Đoạn 4: Đoạn văn diễn dịch
+ Đoạn 5: Đoạn văn quy nạp
+ Đoạn 6: Đoạn văn hỗn hợp
Tham khảo:
Biết ơn là đạo lí tốt đẹp của người Việt Nam ta được kế thừa và phát huy qua bao thế hệ. Biết ơn là việc ghi nhớ, trân trọng và tấm lòng tri ân công lao của những người đã giúp đỡ, những người đã đóng góp công sức để mang đến cuộc sống tốt đẹp cho chúng ta. Lòng biết ơn giúp gắn kết giữa con người với con người, phát huy được lối sống đẹp, nhân ái của dân tộc. Học sinh chúng ta cần biết trân trọng, biết ơn công lao nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà, biết tri ân công lao dạy dỗ của thầy cô, ghi nhớ công lao dựng và giữ nước của cha anh đi trước. Cùng với tấm lòng biết ơn chân thành, chúng ta cần thể hiện sự biết ơn ấy thông qua những hành động thiết thực: chăm sóc, hỏi thăm, giúp đỡ….Với những hành động vô ơn, vong ơn bội nghĩa chúng ta cần phê phán, loại trừ. Người sống tình nghĩa, có lòng biết ơn sẽ được mọi người yêu quý, trân trọng, ngược lại nếu không có lòng biết ơn, chúng ta sẽ trở thành những kẻ ích kỉ, sống vô ơn, những mối quan hệ xã hội vì vậy cũng bị rạn nứt. Chúng ta hãy sống tình nghĩa, biết ơn và trân trọng những thành quả, những con người đã mang đến cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp như hiện nay.
Những kĩ năng viết để tăng sức thuyết phục cho bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống | |
Mở bài | Nêu vấn đề cần bàn luận |
Nêu ý kiến đồng tình hay phản đối | |
Thân bài | Giải thích được từ ngữ quan trọng và ý nghĩa của ý kiến cần bàn luận |
Trình bày vấn đề cần bàn luận | |
Trình bày ý kiến đồng tình hay phản đối về vấn đề cần bàn luận | |
Nêu được ít nhất hai lí lẽ một cách thuyết phục để làm rõ luận điểm | |
Nêu được bằng chứng đa dạng, cụ thể, phù hợp với luận điểm | |
Sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo một trình tự hợp lí | |
Kết bài | Khẳng định lại vấn đề |
Đề xuất giải pháp hoặc nêu bài học rút ra từ vấn đề bàn luận | |
Trình bày, diễn đạt | Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu |
Diễn đạt chặt chẽ, thuyết phục |
“Cuộc sống có vô vàn những thứ quý giá như sức khỏe, thời gian bởi người ta thường nói ” có sức khỏe là có tất cả” và “thời gian là vàng”. Song có một thứ quý giá vô cùng mà ta không thể không kể đến đó là lòng tốt: “lòng tốt là của cải”.
Vậy lòng tốt là gì? lòng tốt là hành động, việc làm xuất phát từ tấm lòng nhằm giúp đỡ người khác. Nói “lòng tốt là của cải” là so sánh “lòng tốt” với “của cải” nó quý giá và càn thiết như mọi thứ vật chất khác.
Người có lòng tốt giúp đỡ người khác như tìm thấy niềm vui trong cuộc sống và người được giúp đỡ sẽ trở lên hân hoan, có niềm tin để vượt qua khó khăn, những trẻ em nghèo, những người nhiễm chất độc da cam sẽ yên tâm hơn với cuộc sống, nhờ có lòng tốt của người khác mà những người nghèo được đón Tết đầy đủ, vui vẻ hơn. Có thể nhờ có lòng tốt mà cuộc sống của con người với con người trở lên tốt đẹp hơn.
Người có lòng tốt luôn quan tâm, chia sẻ giúp đỡ những người khác, không nghĩ xấu, nói xấu ai, không đố kị, không tranh giành quyền lợi… Biểu hiện của lòng tốt trong cuộc sống rất đa dạng và phong phú, nhỏ nhất là việc dắt cụ già đi qua đường, nhặt được của rơi trả lại người mất… lớn hơn là giúp đỡ người khi gặp hoạn nạn…Tuy nhiên, trên thực tế con người không phải ai cũng tốt, cái ác vẫn tồn tại vì tham lam, đố kị, vì bổng lộc quyền hành nhiều khi cả những cái hão huyền mà người ta đối xử với nhau một cách tàn nhẫn, chúng ta cần lên án đấu tranh chống lại cái ác, đồng thời quý trọng người có lòng tốt.
Như vậy “lòng tốt là của cải”, nhưng lòng tốt không mua được bằng tiền, lòng tốt quý hơn của cải, của cải dùng mãi sẽ hết còn lòng tốt thì không bao giờ cạn. Lòng tốt là giá trị tinh thần vô giá không gì đánh đổi được nên ngay từ hôm nay chúng ta hãy nâng niu, nuôi dưỡng hạt mầm yêu thương để lòng tốt nẩy nở từ những việc làm nhỏ nhất.
1. Thiên nhiên là gì?
Thiên nhiên hay còn được gọi là tự nhiên, thế giới vật chất vũ trụ bao la. Nó bao gồm tất cả các dạng vật chất cũng như năng lượng tồn tại từ cấp độ bé đến lớn: ví dụ như hạt nguyên tử đến ngôi sao, thiên hà, ngân hà
2. Thiên nhiên bao gồm những gì?
Có thể hiểu một cách đơn giản và dễ hiểu, thiên nhiên bao gồm không khí, khí hậu, nguồn nước, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn động thực vật, các yếu tố địa lý, địa hình...
3. Vai trò của thiên nhiên đối với sự sống
Thiên nhiên tác động rất lớn đến môi trường tự nhiên cũng như đời sống của con người, cụ thể như sau:
3.1 Vai trò của thiên nhiên với môi trường tự nhiên
Thiên nhiên chính là cái nôi để sản sinh ra sự sống, cũng là nơi kết thúc của sự sống. Có vai trò vô cùng quan trọng để tạo ra sự sống và giúp cân bằng hệ sinh thái.
3.2 Ảnh hưởng của tự nhiên tới đời sống của con người
Thiên nhiên là một nơi cung cấp các nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con người. Con người hít thở không khí từ tự nhiên, uống nước từ tự nhiên, khai thác các loại khoáng sản, lâm sản, thổ sản, hải sản… để phục vụ cho nhu cầu trong đời sống, sản xuất của mình. Thiên nhiên còn quyết định đến các đặc điểm hình thái và hình thức quần cư, sinh sống của con người:
- Những người sống ở khu vực Đông Á, nơi quanh năm có khí hậu nóng ẩm, đồng bằng nhiều, nguồn nước nhiều thì họ sẽ định cư dọc các con sống lớn, nơi phát triển được nghề lúa nước.
- Còn đối với người da trắng sống ở khu vực châu Âu, nơi khí hậu ôn đới mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm thấp thì họ phải trồng các loại cây thực phẩm là lúa mì, để thích ứng được với khí hậu nơi đây.
Thế nhưng, các hoạt động sinh sống và khai thác của con người ở một số vùng hiện nay đang phá hủy thiên nhiên và môi trường tự nhiên, do đó cần chung tay để giải quyết nhanh chóng vấn đề này.
4. Phân loại tài nguyên thiên nhiên
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể được phân loại gồm sáu loại chính như sau:
- Tài nguyên đất: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất để sản xuất công nghiệp (làm gạch, làm gốm)...
- Tài nguyên rừng: Động vật, thực vật, lâm sản, địa điểm du lịch…
Quê hương là cái nôi của mỗi con người, là hình ảnh thân thương và gắn bó trong kí ức tuổi thơ, là nỗi khát khao được trở về khi trưởng thành và hồi ức của tổi già. và là nơi hướng tới khi lúc rũ bụi trần.
Những dòng sông lấp lánh ánh trăng vàng óng ánh mỗi đêm cùng tiếng nước vỗ bì bạch bên mạn thuyền thật thi vị biết bao nhiêu. Trên triền đê, những lũy tre xanh mướt, uốn lượn quanh co men theo con sông trà lý làm dịu mát trái tim tôi giữa những trưa hè oi ả.
Tôi nhớ những buổi được nghỉ học hồi bé, tôi lon ton chạy theo mẹ ôm những bó lúa mới gặt lên bờ cho cha tôi bó lại thành bó to để chở về. Mùi hương lúa mới cứ thoang thoảng theo gió đọng lại tâm hồn một dư vị nồng nàn khó phai. Gặt xong cánh đồng chỉ còn lại những gốc rạ nỏ giòn. Lúc này lũ trẻ con chúng tôi tung tăng chạy trên đó thả diều mà chả lo gì bị mắng vì giẵm lúa làm lúa nát cả. Vừa chạy vừa cười một cách khoái chí, như thể thế giới này là của riêng chúng tôi vậy.
Nghịch chán chúng tôi lại gim dây diều vào một chiếc cọc tre trên bờ ruộng cho diều khỏi bay để đi lấy cỏ để gà chơi chọi cỏ gà. Chân tay đứa nào cũng dính đất cát và quần áo thì toàn là những vạt cỏ may găm đầy. Những thứ rất đỗi dung dị ấy lại là hình ảnh đẹp đẽ của quê hương trong trái tim tôi là động lực để tôi phấn đấu và vượt qua nhiều lo toan và cám dỗ đời thường!
Trong xã hội mà nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì việc học là rất quan trọng. Do đó chúng ta phải đến trường ở đó các thầy cô giáo sẽ truyền thụ cho ta những kiến thức vô cùng bổ ích và thành công của ta hôm nay chính là nhờ phần lớn công lao dạy dỗ của các thầy các cô. Chúng ta cần phải biết ơn họ.Thời xưa cụ chu văn an đã mở lớp dạy học tại quê nhà. Và nhiều người trong số những học tròcua3 cụ đã làm đến những chức quan quan trọng trong triều đình. Phạm Sự Mạnh là một học trò như thế, tuy đã là quan đẩu triều nhưng ông vẫn tõ thái độ vô cũng kính trong người thầy cũ của mình. Đến nhà thăm cụ, ông chỉ đứng từ xa vái chào, vào trong nhà cũng ko dám ngồi cũng sập với cụ, chỉ xin ngời bậc dưới. Ông trả lời đầy đủ những câu hỏi của thầy, hỏi thăm sức khỏe của thầy như một người học trò bình thường. Tấm lòng thật đáng quý biết bao!
Thời nay học sunh chúng ta cũng có vô vàn cách để biểu lộ lòng biết ơn của mình đối với các thầy cô giáo: tham gia văn nghệ chào mừng 20-11; thi đua giành nhiều hoa điểm tốt, đến thăm, chúc sức khỏe các thầy cô.
Biết ơn nhữnng người đã dạy dỗ mình là một hành động đẹp rất nên làm. Đó là việc làm của một người học sinh ngoan , biết phát huy tốt truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
Nếu không có các thầy các cô dạy dỗ chúng ta, truyền cho chúng ta những kiến thức bổ ích thì chắc gì chúng ta đã đạt được thành công như ngày hôn nay; chắc gì chúng ta đã thành đạt, kiếm nhiều tiền để nuôi sống gia đình và làm lợi cho đất nước. Do vậy ai ai cũng cần phải có lòng biết ơn thầy cô giáo.
Ấy thế mà lại có những học sinh vô ý thức, vô văn hóa, chắng coi thầy cô ra gì. Những học sinh đó học thì kém lại hay nghịch dại, làm thầy cô và bố mẹ phiền lòng. Thậm chí còn mắng, chửi thầy cô khi bị điểm kém hay hạ hạnh kiểm. Đánh trách thay!
Chúng ta có rất nhiều cách để tỏ lòng biết ơn những người đã có công dạy dỗ mình: ngồi trong lớp chỉ cẩn các bạn chú ý nghe giảng tức là đã tỏ lòng biết ơn rồi đấy. Học thật giỏi, giành được nhiều điểm chín. mười chính là cách đền ơn các thầy các cô tốt nhất của chúng ta. Ngoài ra vào ngày 20-11. 8-3, tết cổ truyền, học sinh có thể họp nhau lại cùng đến nhà thầy cô, thầy cô vui mà chúng ta cũng được coi là học sinh ngoan, có nghĩa biết đền ơn
Thật vậy! Cứ giả sữ xã hội này mà không có nghề dạy học thì không biết nó sẽ trì trệ và kém phát triển đến thế nào! Vậy thì ngay từ bậy giờ, chúng ta hãy tỏ ra là những người học trò ngoan bằng cách tỏ lòng biết ơn các thầy, các cô của nình. Họ xứng đáng được chúng ta đời đời nhớ ơn và kính trọn