K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thời đại công nghệ 4.0 đưa đến cho thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng những tiện ích thiết thực, hữu dụng. Trong giới trẻ hiện nay, việc sử dụng mạng xã hội rất phổ biến. Điều đáng khích lệ là nhờ có mạng xã hội mà các bạn làm việc, học tập, trao đổi kinh nghiệm được dễ dàng hơn. Nhiều group học tập được lập ra phục vụ nhu cầu học tập thủ hút hàng trăm nghìn học sinh tham gia mang lại hiệu quả cao đã cho thấy được vai trò của mạng xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều người người trẻ quá lạm dụng mạng xã hội dẫn đến những tác động tiêu cực, gây lãng phí thời gian, tiền của, ảnh hưởng đến sức khoẻ,....Vì vậy, cần tỉnh táo khi dùng mạng xã hội, nó là con dao hai lưỡi với tất cả mọi người.

THam khảo

Thời đại công nghệ 4.0 đưa đến cho thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng những tiện ích thiết thực, hữu dụng. Trong giới trẻ hiện nay, việc sử dụng mạng xã hội rất phổ biến. Điều đáng khích lệ là nhờ có mạng xã hội mà các bạn làm việc, học tập, trao đổi kinh nghiệm được dễ dàng hơn. Nhiều group học tập được lập ra phục vụ nhu cầu học tập thủ hút hàng trăm nghìn học sinh tham gia mang lại hiệu quả cao đã cho thấy được vai trò của mạng xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều người người trẻ quá lạm dụng mạng xã hội dẫn đến những tác động tiêu cực, gây lãng phí thời gian, tiền của, ảnh hưởng đến sức khoẻ,....Vì vậy, cần tỉnh táo khi dùng mạng xã hội, nó là con dao hai lưỡi với tất cả mọi người.

30 tháng 8 2016
  • Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến việc học tập.
  • Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến hành vi ứng xử, ngôn ngữ, văn hoá.
  • Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến lối sống, lí tưởng.
  • Mạng xã hội Facebook tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hiểm hoạ.
4 tháng 9 2016

t

Đầu tiên có thể nhận thấy những ảnh hưởng của mạng xã hội đến lối sống giới trẻ hiện nay, thông qua việc tìm hiểu nhu cầu, mục đích và các hình thức sử dụng mạng xã hội của họ. Mặt tích cực của mạng xã hội, những tiện ích mà nó mang lại cho cộng đồng như sử dụng mạng xã hội trong học tập, giao tiếp và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Những thành viên trong các mạng xã hội liên kết hợp tác với nhau thành các nhóm người có cùng sở thích, cùng sự quan tâm, cùng ý nguyện có thể gặp gỡ, trao đổi trên mạng rồi tiến tới sinh hoạt offline, nhiều nhóm cộng đồng có tính chất tích cực từ “mạng ảo” đã xuất hiện trong “đời thực” như tổ chức các hoạt động từ thiện nhân những ngày Lễ Tết, giúp đỡ trẻ đường phố, tổ chức những sinh hoạt văn hóa lành mạnh; nhóm các bà mẹ trẻ trao đổi kinh nghiệm nuôi dạy con cái; nhiều nhóm chia sẻ sở thích du lịch kết hợp việc làm từ thiện ở vùng cao biên giới hẻo lánh; những nhóm quan tâm đến các vấn đề lịch sử văn hoá Việt Nam, lập diễn đàn trao đổi tranh luận, những nhóm tìm về các giá trị văn hoá cổ xưa như đồ cổ sách cũ, chưa kể nhiều nhà văn nhà thơ đã sử dụng mạng xã hội để trực tiếp đưa tác phẩm đến với bạn đọc, qua sự tương tác với bạn đọc để hoàn chỉnh tác phẩm của mình… Nhiều cuộc trao đổi tranh luận quanh các vấn đề chính trị - xã hội cũng đã giúp nâng cao nhận thức của người dân về nhiều mặt. Nhiều phong trào mang ý nghĩa lớn lao như tuyên truyền về Biển – Đảo Việt Nam cũng thông qua nhiều mạng xã hội để đến với giới trẻ. Đây chính là những tác động tốt mà mạng xã hội mang lại. Mạng xã hội, tuy rất rộng lớn, đa dạng và phức tạp nhưng cũng chính là cái màng lọc mà mỗi thành viên của nó có thể sử dụng để tìm ra những gì phù hợp với sở thích, khả năng, suy nghĩ và hành động của mình. Nó làm cho mỗi người rèn luyện khả năng chọn lựa thông tin, từ đó góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển ý thức xã hội của công dân, bởi vì nó tạo điều kiện cho các thành viên bày tỏ thái độ và hành động vì cộng đồng, qua đó khuyến khích tinh thần trách nhiệm cá nhân với thái độ và hành động của chính mình.Không riêng gì chị Hằng cảm thấy mạng xã hội mang lại nhiều tiện ích mà có rất nhiều bạn trẻ công nhận vai trò tích cực của mạng xã hội trong học tập, giao tiếp và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Điều quan trọng là qua mạng xã hội, các thành viên có thể liên kết hợp tác với nhau thành các nhóm thực hiện công tác xã hội như làm từ thiện, giúp đỡ trẻ đường phố, tổ chức những sinh hoạt văn hóa lành mạnh. Từ online, những thành viên cùng ý nguyện có thể gặp gỡ, trao đổi trên mạng rồi tiến tới sinh hoạt offline. Thế nên trong xã hội ngày càng xuất hiện nhiều những tổ chức thiện nguyện đã bước ra đời thường từ trên mạng ảo, mà CLB Niềm tin và Hy vọng Hà Nội là một ví dụ.
  …Đến những tác hại của facebook
 Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích cung cấp thông tin mang tính chất cộng đồng, facebook  còn là nơi phát tán nhiều thông tin “ nhảm” nhất. Cách đây không lâu, cái gọi là “Bản tuyên ngôn học sinh” của một học sinh THPT tung lên Facebook đã khiến nhiều cộng đồng mạng không khỏi bàng hoàng, bức xúc, gây xôn xao dư luận. Hay việc không ít các cô cậu học trò gây ấn tượng với bạn bè bằng cách thản nhiên chửi bới thầy cô trên Facebook thay vì chia sẻ tình cảm về việc yêu trường mến lớp. Cái gọi là “Hội những học sinh ghét thầy, cô” trở thành điểm tụ tập của các học sinh cá biệt bởi với họ, đó là nơi để bày tỏ những ấm ức. Không dừng lại ở bạn bè, thầy cô, mà ngay cả người thân trong gia đình cũng bị không ít bạn trẻ dùng những từ ngữ “vô học” công kích trên mạng. Và cả những hành động vi phạm pháp luật, trái với đạo lý như: Giết hại voọc quý rồi lột da, ngồi trên mộ liệt sĩ chụp ảnh… tung Facebook để khoe từng bị “ném đá” kịch liệt. Hay câu chuyện của cô gái 22 tuổi ở bang California (Mỹ) bị đuổi việc vì cả gan đăng tin nhảm về tính mạng của Tổng thống Obama trên facebook. Thế mới biết, chớ đem mạng xã hội ra trò đùa, bởi những phát ngôn bừa bãi đều có thể bị xử phạt. “Nghiện” facebook: một căn bệnh khó chữa. 
 Mới đầu, nhiều bạn biết đến mạng xã hội Facebook (FB) chỉ do bạn bè mời nên tham gia cho có phong trào, sau dần lại thành thói quen. Mỗi lần vào mạng mà không vào Facebook tán gẫu lại cảm thấy bứt rứt không yên. Thậm chí, có những bạn mắc “hội chứng Facebook”, không có việc gì làm cũng vào vào facebook, đôi khi chỉ là up-date những điều không đâu.Dần dần, việc nghiện mạng cộng đồng không còn là điều hiếm thấy trong giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên.
 Đối với nhiều bạn trẻ nhất là giới sinh viên hiện nay, Facebook là niềm đam mê “tìm hiểu xã hội”, nhưng khi lạm dụng thái quá sự đam mê ấy lại trở thành tiêu cực, ảnh hưởng không ít đến thời gian học tập.
 Có nhiều bạn mải mê Facebook đến nỗi quên cả việc nhà, trì hoãn việc làm bài tập, học hành. Nhiều bạn sau khi quay lại bàn học vẫn "lưu luyến" với "ảnh Face" mà không thể tập trung. Chính điều đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của chúng mình.Nó như ăn sâu vào máu vậy.
 Chưa kể đến việc giảm thị lực khi bạn dành cả tiếng đồng hồ, thậm chí là vài tiếng để cắm cúi nhìn màn hình máy tính. 
 Em Lệ, một học sinh cấp 3 tâm sự: Mới đầu, em tham gia mạng xã hội Facebook chỉ là cho có phong trào để kết nối một số bạn bè, sau dần lại thành thói quen. Mỗi lần bật máy tính mà không vào Facebook tán gẫu lại cảm thấy bứt rứt không yên. Đôi khi vào facebook chỉ là viết những điều không đâu, hay đăng những bức ảnh “tự sướng”, rồi ngồi chờ like hay comment mãi không dứt ra được. Lệ còn tiết lộ trên mạng xã hội bắt đầu xuất hiện hiện tượng lập nhóm, hội để bêu xấu, công kích lẫn nhau. Lúc đầu chỉ là những nhóm fan của ca sỹ này, diễn viên nọ, hay là CLB bóng đá ưa thích… để ủng hộ thần tượng hay cổ vũ cho đội bóng của mình. Rồi sau bắt đầu ghen tỵ lẫn nhau, bêu xấu nhau bằng những ngôn từ chợ búa, thậm chí còn hẹn nhau ngoài đời để ăn thua với nhau, đây có lẽ là mặt trái mà mạng xã hội mang lại – Lệ đúc kết. Ảnh hưởng đến cuộc sống thực
 Khi quá quen với việc trao đổi thông tin qua tin nhắn, hình ảnh, bài viết và nút Like trên Facebook, bạn ngày càng phụ thuộc vào mạng xã hội. Điều này khiến thời gian dành cho những cuộc gặp gỡ, tám chuyện ngoài đời thực... trở nên ít ỏi. Chúng thực sự không tốt bởi giao tiếp mặt đối mặt luôn mang đến trải nghiệm, cảm xúc chân thật và thú vị hơn.
  Anh Nguyễn Sáng, nhân viên văn phòng của một công ty ở quận Ngô Quyền cho biết: Công việc thường xuyên tiếp xúc với máy tính có kết nối mạng nên anh cũng thường online facebook. Thường thì cứ mỗi buổi sáng đến công ty, việc đầu tiên của anh là lướt một vòng facebook, vừa là để trả lời những comment từ hôm trước, like các trạng thái, hình ảnh, liên kết mà bạn bè mới đưa lên, rồi mới yên tâm làm việc. Nói là yên tâm, nhưng hễ có chuông báo là lại vào facebook để “chém gió” tiếp. Vì mải mê facebook, công việc sếp giao không hoàn thành đúng tiến độ, anh bị nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn không bỏ được “phây”… Làm thế nào để “cai nghiện” đây?
 Cũng vì nhận ra tác hại của Facebook mà rất nhiều bạn đã quyết tâm từ bỏ cho bằng được. Nhiều hội "cai FB" đã xuất hiện trên... FB như: “Hội những người quyết tâm cai Facebook”, “Hội những người quyết tâm cai Facebook nhưng không thành công”. Cách tốt nhất để tránh ảnh hưởng xấu của Facebook đến cuộc sống của bạn là hãy tự hạn chế mình, đặt ra mức thời gian tối đa cho việc sử dụng Facebook trong ngày. Bạn cũng nên cắt giảm việc tham gia các hội nhóm trên FB và bớt like. Hãy cứ thử 1 tuần không vào Facebook xem cuộc sống của bạn thay đổi như thế nào?
4 tháng 9 2016

đây là đề THPT quốc gia khá hay khi làm tập làm văn =)) 

4 tháng 9 2016

*Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đén việc học tập

*Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến hành vi cư xử văn hóa ,ngôn ngữ

*Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng đến lối sống,lí tưởng

*Mạng xã hội Facebook tiềm ẩn những nguy cơ,hiểm họa

Có thể nói, ngày nay, các mạng xã hội như: Facebook, Wechat… đã phủ sóng khắp toàn cầu. Người ta vẫn đang sử dụng mạng xã hội mọi lúc, mọi nơi, thậm chí bất cứ khi nào họ rảnh là lôi chiếc điện thoại ra lướt mạng như một thói quen mà phớt lờ sự thật: Mạng xã hội là con dao hai lưỡi. Nó đem lại cho ta rất nhiều lợi ích nhưng cũng không ít tác hại.

Nhưng mạng xã hội là gì mà lại được nhiều người, thậm chí cả bạn và tôi đều yêu thích sử dụng đến vậy?

Mạng xã hội là khái niệm chỉ chung các dịch vụ kết nối thành viên, bạn bè qua Internet. Các dịch vụ, ứng dụng này cho phép người dùng chia sẻ thông tin qua tin nhắn, thậm chí gọi điện trực tuyến. Có thể nói, mạng xã hội là một trong những sản phẩm khoa học trí tuệ của con người trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay.

Vậy mạng xã hội đem lại lợi ích gì cho bạn và tôi? Xuất phát từ tính năng của mình, trước tiên, mạng xã hội trước hết là phương tiện truyền thông vô cùng đắc lực.

Với người truyền tải thông tin, mạng xã hội cho phép các thành viên đăng tải nhiều tin tức như một bài báo, một bản tin về thời tiết, một hội thảo, hay cuộc triển lãm nào đó. Thậm chí với mạng xã hội, người ta còn có thể quảng cáo cho sản phẩm của mình, từ những lượt (thích) hay share (chia sẻ).

Sản phẩm dễ dàng được lan tỏa tự nhiên, nhanh chóng tới mọi ngóc ngách của mạng xã hội, rồi đến với người tiêu dùng. Mặt khác, với người tiếp nhận, họ chẳng những nắm bắt được toàn bộ thông tin phong phú, đa dạng mà còn có thể học tập, chắt lọc kiến thức từ những gì được đăng tải.

Nếu từng dùng mạng xã hội, chắc chắn bạn đã ít nhất một lần bất ngờ, thích thú vì một trạng thái chia sẻ cách ứng xử trong cuộc sống, một vài kinh nghiệm trong thi cử mà bạn vô tình đọc qua nhưng lại bất chợt giúp bạn trong trường học và trường đời.

Nhưng điều đáng nói là mọi thông tin với cả người truyền và nhận đều được xử lý, cập nhật một cách nhanh chóng và rất thời sự. Nhờ đó mà ta có thế chia sẻ hay biết được kịp thời những tin tức vô cùng nóng hổi.

Ví dụ, bạn ở căn phòng bé nhỏ của mình tại Hà Nội nhưng với mạng xã hội, lại có thể xót xa, bức xúc khi thấy cá tôm ở Vũng Áng đang chết hàng loạt do ô nhiễm.

Với lợi ích vượt bậc của mình, mạng xã hội đang trở thành phương tiện truyền thông thực sự sinh động, phong phú, hấp dẫn và bộc lộ khả năng hoàn toàn có thể thay thế vị trí của nhiều kênh thông tin khác trong tương lai.

Tuy nhiên, sẽ là chưa đủ nếu nhắc đến lợi ích của mạng xã hội mà bỏ qua chức năng giải trí. Mạng xã hội giúp bạn thư giãn bằng các bản nhạc, câu nói, clip hài hước và giúp bạn tạm quên đi buồn lo từ cuộc sống bằng các trò chơi vô cùng thú vị.

Bạn cũng có thể nói chuyện phiếm, tán gẫu với bạn bè qua các tin nhắn, bình luận. Nhưng nếu bạn vẫn thấy nhàm chán ư? Mạng xã hội cho bạn sống lại những khoảnh khắc nhắng nhít, hồn nhiên bằng việc đăng tải các bức ảnh selfie. 

Hơn thế nữa, tính năng mà mọi ứng dụng xã hội đều có là giao lưu, kết bạn, mở rộng quan hệ với bạn bè, đối tác mà khoảng cách địa lý không còn là trở ngại. Còn gì tuyệt hơn nếu bạn được trò chuyện với thần tượng của mình hay một MC nổi tiếng?

Mạng xã hội có nhiều lợi ích, song có lẽ bạn sẽ đồng tình nếu tôi chọn một từ cho lợi ích chung nhất và quan trọng nhất: đó là tự do, tự do thể hiện cảm xúc, tự do trò chuyện, tự do mua sắm, tự do hẹn hò, kết hôn…

Mạng xã hội có thật nhiều ích lợi, vậy nên, hay không sử dụng mạng xã hội?

Nhưng dù thế nào, người ta cũng không thể phủ nhận rằng mạng xã hội cũng có không ít tác hại. Trước hết là về mặt thể chất của con người. Nếu dùng liên tục trong thời gian dài, ánh sáng nhân tạo và bức xạ từ màn hình vi tính, điện thoại sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho cả mắt và não bộ.

Mạng xã hội còn cướp đi thời gian vận động, tập luyện thể dục thể thao của con người, hậu quả là càng ngày chúng ta càng tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương, hay béo phì, tiểu đường…

Chẳng những gây hại về sức khỏe, sản phẩm công nghệ này còn tác động tiêu cực về mặt tinh thần của con người, đặc biệt là giới trẻ. Do nguồn thông tin trên mạng không có ai giám sát, kiểm duyệt nên còn tràn lan rất nhiều thông tin sai lệch, văn hóa phẩm đồi trụy, trong khi giới trẻ còn chưa đủ nhận thức để sàng lọc thông tin, dễ dẫn đến nhận thức lệch lạc, kéo theo đó là hành độn sai lầm như: giết người, nghiện hút, mại dâm…

Đã không còn quá xa lạ với những trường hợp con giết cha, cháu giết bà hay trẻ vị thành niên có thai trước hôn nhân cũng chỉ vì tò mò, học đòi những thứ trên mạng xã hội.

Nhưng chưa hết, mạng xã hội còn giết thời gian giao lưu, khám phá thế giới bên ngoài của giới trẻ. Từ đó, nó khiến con người rơi vào tình trạng “sống ảo” và thiếu đi những kỹ năng mềm. Họ trở nên rụt rè, thiếu tự tin, đặc biệt là không có trải nghiệm, kĩ năng thực tế.

Lúc này, mạng xã hội chính là một con sâu gặm nhấm sức khỏe, tinh thần của những chủ nhân tương lai của đất nước trong âm thầm, lặng lẽ phá hủy tương lai của cả một dân tộc. Một lần nữa, nên hay không sử dụng mạng xã hội?

Mạng xã hội không tốt cũng chẳng xấu, nó chính là chính bản thân nó thôi. Nên hay không, phụ thuộc vào cách mà ta sử dụng nó.

Qua đây, mỗi chúng ta cần rút ra bài học cho riêng mình, cần trau dồi một vốn kiến thức để biết sắp xếp thời gian hợp lý, chắt lọc cho mình những thông tin đúng đắn; rèn cho mình một bản lĩnh và tìm cho mình một mục đích sống để gạt sang một bên mọi cám dỗ tầm thường mà đến với hoài bão. Hãy là một người dùng thông thái: Mạng xã hội không thể là ông chủ của bạn, chính bạn phải là người điều khiển mạng xã hội.

6 tháng 11 2019

Bạn và tôi có đang nô lệ cho mạng xã hội?

Xã hội mỗi ngày một phát triển đến mức kinh ngạc. Đi đôi với sự phát triển của khoa học kĩ thuật là sự phát triển của các mạng xã hội (MXH). Với nhu cầu cầu nắm bắt nhanh chóng các tin tức, liên lạc với nhau tốt hơn, nhanh hơn, tiện ích hơn và có thể chia sẻ với nhau nhiều điều hơn trong cuộc sống, nên nhiều trang MXH như Facebook, Zalo, Twister… đã ra đời. Nhưng cũng chính vì đó mà nảy sinh rất nhiều tiêu cực, bởi lẽ đã làm cho nhiều người, nhất là giới trẻ ngày nay đang và thích “sống ảo”. Thời gian  truy cập Facebook, lướt web chiếm đa số thời gian dành cho gia đình, bạn bè và người thân.

I. Mạng xã hội là gì ?

Nói một cách nôm na là dịch vụ kết nối các thành viên cùng một sở thích trên Internet lại với nhau, với nhiều mục đích khác nhau, không phân biệt giới tính hay tuổi tác và những thời điểm khác nhau ở các nơi trên thế giới. Trên MXH, mọi người có thể nói chuyện với nhau hàng giờ đồng hồ, có thể xem phim, hay bình luận về một đề tài nào đó…Thế mạnh của MXH này là khả năng giúp người dùng kết nối với bạn bè, phát triển các mối quan hệ xã hội, chia sẻ những suy nghĩ cá nhân và nội dung trên mạng.

Facebook là một trong những MXH “ảo” lớn nhất thế giới hiện nay. Tính đến thời điểm tháng 8/2012, có gần 7 triệu tài khoản người sử dụng đã được lập tại Việt Nam. Và hiện nay, sau gần 6 năm, con số đó đã tăng lên rất nhiều. Với hơn 80 triệu dân và cấu trúc dân số trẻ, Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ tăng người sử dụng Facebook cao nhất thế giới. Theo một nghiên cứu, hơn 70% người dùng Internet ở Việt Nam đều có tài khoản Facebook. Từ năm 2010 đến nay, Facebook tăng vọt về số người sử dụng và con số ấy không ngừng tăng lên. Đây có thể coi là một con số khổng lồ.

II. Hai mặt của Facebook       

  1. Mặt Tích Cực: Tạo điều kiện giao lưu

Thời đại thông tin ngày nay đã tạo những điều kiện cho con người giao lưu, liên kết, chia sẻ những sở thích, sự quan tâm, những ý tưởng, những việc làm bằng các phương tiện truyền thông hiện đại. Có thể nói MXH giúp kết nối con người trên toàn thế giới lại với nhau, rút ngắn không gian, thời gian và thúc đẩy sự giao lưu hợp tác quốc tế.

Sự xuất hiện với những tính năng đa dạng, nguồn thông tin phong phú, Facebook  đã cho phép người dùng tiếp nhận, chia sẻ và chọn lọc thông tin một cách có hiệu quả, vượt qua trở ngại về không gian và thời gian, vượt qua khoảng cách giữa các thế hệ, xóa mờ sự phân biệt dân tộc, tôn giáo và tín ngưỡng. MXH giúp nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc, tạo lập mối quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng, thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội.

Facebook như một cuốn nhật ký ghi lại những ngày tháng kỉ niệm của chúng ta và bạn bè. Đó cũng là trang mạng truyền tải những thông điệp tốt đẹp trong cuộc sống đến với mọi người. Thông qua Facebook, mọi người biết được người thân, bạn bè đang gặp khó khăn gì để hỏi thăm, giúp đỡ. Facebook còn là trang mạng nơi chúng ta học tập và tìm tòi những kiến thức mới.

Qua MXH, các bạn trẻ đã kịp thời biểu dương rộng rãi những tấm gương tiêu biểu, những cá nhân xuất sắc có đóng góp thiết thực vào đời sống. Có rất nhiều bạn trẻ cũng sử dụng Facebook là nơi quảng cáo, kinh doanh và các hoạt động buôn bán khác rất hiệu quả đem lại nguồn thu nhập cao. MXH tác động đến lối sống giới trẻ hiện nay thông qua việc tìm hiểu nhu cầu, mục đích và các hình thức sử dụng mạng xã hội của họ.

  1.  Mặt tiêu cực:  Facebook gây “nghiện” cho người dùng

Facebook là một MXH cho phép chúng ta chia sẻ trạng thái, hình ảnh và tương tác với nhau rất dễ dàng. Bạn có thể kết nối Facebook mọi nơi chỉ bằng một chiếc điện thoại có kết nối mạng. Chính vì tiện lợi như vậy, có rất nhiều bạn trẻ và thậm chí là cả những người lớn tuổi cũng bị “nghiện” Facebook. Họ lên Facebook hàng ngày, hàng giờ, cập nhật mọi thứ của mình lên Facebook. Bất cứ việc gì họ cũng đăng lên Facebook. Đến cái chuyện ăn gì, uống gì, nghĩ gì, làm gì cũng đưa nó lên, thậm chí mua cái áo mới cũng đưa lên để mọi người “chém gió”. Hay đi ngoài đường gió lạnh quá cũng dừng xe lại “post” cái “status” “lạnh quá”, rồi thậm chí đang chạy thoát hiểm cũng vào Facebook “post” cái “status” đã. Có những hình ảnh “xàm xí” hay những biểu cảm hết sức “trẻ con” đến những câu nói “tào lao”… cũng đưa lên mạng.

Những người “nghiện” Facebook, họ bỏ cả nửa thời gian mỗi ngày để làm những công việc vô ích như lướt Facebook, xem bạn bè có đăng ảnh mới không, xem ai có “status” gì không, hay xem các chuyện trong giới showbiz…

Facebook rất dễ gây “nghiện” nơi người dùng, và ngày càng dành nhiều thời gian hơn cho không gian “ảo” này. Những công dụng tốt của Facebook đã nhiều lần được nhắc đến, nhưng liệu chúng ta đã thật sự quan tâm đến những ảnh hưởng của mạng xã hội này đối với giới trẻ? Việc đăng lên một tấm ảnh hay một “status” rồi nhận được các lượt “” và bình luận, hay việc “chém gió” với nhau hàng giờ trên Facebook, khiến nhiều bạn trẻ mất quá nhiều thời gian cho MXH. Ngày nay, bất cứ ở đâu và bất cứ thời gian nào, ta cũng có thể bắt gặp các bạn trẻ “cắm đầu” vào Facebook, trong giờ học, trong giờ ăn, trước khi đi ngủ và ngay cả khi đang đi vệ sinh.

III. Ảnh hưởng của Mạng Xã Hội đến cá nhân

  1. Ảnh hưởng đến tính cách

Với những bạn trẻ trong quá trình hình thành nhân cách, rất dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài, như nhà trường, ba mẹ, người thân, bạn bè, và môi trường xung quanh. Báo chí và các phương tiện truyền thông cũng đóng một vai trò to lớn, là tấm màng lọc văn hóa, giúp góp phần định hướng phát triển tư tưởng cho giới trẻ. Nhưng với sự phát triển như vũ bão của các phương tiện truyền thông số và MXH như hiện nay, người dùng không chỉ đón nhận thông tin từ các kênh truyền thông chính thống mà còn có khá nhiều sự lựa chọn khác.Tuy nhiên, trong số những người sử dụng Facebook, có những người không biết cách khống chế bản thân, tự biến mình thành nô lệ cho Facebook, vì nếu một giờ không lên Facebook thì không chịu được, và cảm giác như thiếu thiếu cái gì ấy.

Việc dành thời gian quá nhiều cho Facebook có ảnh hưởng tiêu cực đến công việc và việc học hành của các bạn trẻ. Nhiều bạn trẻ dùng Facebook như một nơi để trút giận, bất cứ chuyện gì bực mình ở đâu cũng đem lên Facebook cho mọi người bàn luận, hay dùng Facebook để chửi người khác một cách công khai. Những câu “status” như: “Làm người lớn thật rắc rối, ước gì được trở về tuổi thơ, được vui chơi không suy nghĩ, làm sai cũng không phải chịu trách nhiệm”. “Ước gì tôi không được sinh ra trên đất này’. “Nếu tôi biến mất khỏi thế giới này thì sẽ tốt hơn, chẳng có ai sẽ tìm tôi” v.v. Chính những câu nói tưởng như đơn giản đó, nhưng nó làm cho các bạn trẻ tự thu vào “vỏ ốc” của chính mình, không muốn giao lưu với người khác, không thích ai làm phiền mình.

  1. Ảnh hưởng đến cách giao tiếp.

Facebook ảnh hưởng đến cách giao tiếp của con người. Trong cách thể hiện tình cảm, nhiều bạn trẻ không muốn giao tiếp với moi người, đến cái chào người khác hay người lớn hơn mình cũng thật khó. Nhiều bạn trẻ mãi nói chuyện với người trên mạng mà quên giao tiếp với người thân. Bị đắm chìm trong “thế giới ảo” mà thờ ơ, dửng dưng với mọi người, không muốn và không biết cách giao tiếp, chia sẻ với mọi người xung quanh, thậm chí mất niềm tin nơi cuộc đời thực, có khi dẫn đến mặc cảm trong cô đơn, trầm cảm, thu mình lại.

Nhiều ông bà, cha mẹ thấy cô đơn khi con cháu họ chỉ “ôm” điện thoại, laptop, thiếu sự truyền thông với nhau trong gia đình chứ chưa nói đến bạn bè hay người ở bên ngoài. Nhiều bạn sao nhãng việc học hành chỉ vì dành thời gian lướt Facebook, quên cả việc đọc sách, bỏ bê bài vở, kết quả học tập sa sút. Nguyên nhân của việc giới trẻ sử dụng Facebook một cách rộng rãi có lẽ chính là do sự hấp dẫn, mới lạ, tính giải trí cao trong việc sử dụng Facebook.

IV. Facebook có phải là ông chủ còn chúng ta là nô lệ?

Từ những vấn đề trên được nêu, câu hỏi đặt ra “Liệu chúng ta có đang làm nô lệ cho MXH?” Kinh Thánh chép: “Chẳng ai được làm tôi hai chủ,vì sẽ ghét người này mà yêu người kia, hoặc trọng người này mà yêu người kia. Các  ngươi không thể làm tôi Đức Chúa Trời mà lại làm tôi ma môn nữa.” Ma-thi-ơ 6: 24. Khi bạn dành thời gian nhiều nhất cho một điều gì đó, chắc chắn điều đó sẽ ảnh hưởng và chi phối bạn.

Khái niệm “thần tượng” (idol) đã rất quen thuộc với các bạn trẻ. Một số bạn trẻ ngày nay để những ca sĩ, những nhóm nhạc như BTS, EXO, IKON… lên trên Chúa. Các bạn gọi là “thần tượng” của mình, cho nên trên trang cá nhân của nhiều bạn trẻ “share” những hình ảnh của các thần tượng mà mình hâm mộ, để avartar… Một số bạn trẻ Cơ Đốc thậm chí còn xem “thần tượng” con người quan trọng hơn cả Chúa. Các bạn sẵn sàng sao chép bản thân các bạn sao cho thật giống với thần tượng của mình. Điều này thật chẳng đẹp lòng Đức Chúa Trời.

Sự tốt đẹp bề ngoài đã đánh lừa các bạn trẻ Cơ Đốc thật nhanh chóng. I Sa-mu-ên 16:7b chép: “Đức Giê-hô-va chẳng xem điều gì loài người xem, loài người xem bề ngoài, nhưng Đức Giê-hô-va nhìn thấy trong lòng”. Đức Chúa Trời chẳng bao giờ nhìn vào một ảnh đại diện nào trên Facebook mà khen các bạn, vì những giá trị đó là ảo, không thật. Mà Chúa nhìn vào con người thật của các bạn, nhìn vào tư tưởng công việc nơi tay các bạn. Điều Răn thứ nhất trong Kinh Thánh “Trước mặt Ta, ngươi chớ có các thần khác” Xuất Ê-Díp-tô ký 20: 3. Chúng ta tạm gát lại mọi chuyện, hãy dừng lại và suy nghĩ một chút với những câu hỏi đặt ra.

1.Bạn và tôi có làm vinh hiển danh Chúa thông qua mạng xã hội không ?

Trong Kinh Thánh I Cô-rinh-tô 6:12 có chép: “Mọi sự tôi có phép làm, nhưng chẳng phải mọi sự đều có ích; mọi sự tôi có phép làm, nhưng chẳng để sự gì bắt phục được tôi”.

Chúa cho mỗi chúng ta có quyền lựa chọn việc mình làm, nhưng việc làm nào có ích và làm vinh hiển danh Chúa “Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Đức Chúa Trời mà làm.” I Cô-rinh-tô 10:3. Cách sử dụng Facebook của tôi và bạn có đang làm Vinh Hiển Danh Chúa không? Bạn có khi nào cho mọi người biết hôm nay bạn cầu nguyện với Chúa về điều gì và Ngài đáp lời các bạn như thế nào không? Đó mới là đồn danh Chúa ra.

2. Mạng xã hội có dẫn tôi và bạn đến tội lỗi?

Bản thân Facebook là một công cụ mang tính trung lập, không hẳn tốt và cũng không hẳn xấu. Tuy nhiên, khi Facebook nằm trong tay của một người tội lỗi, không có gì đáng ngạc nhiên rằng nó có thể được sử dụng để chất chứa những hành vi tội lỗi như: bắt nạt, các mối quan hệ tội lỗi, sự trụy lạc về tình dục, những ý tưởng của thế gian, và tự cho phép mình bị tác động bởi những ảnh hưởng xấu. Trên Facebook có rất nhiều hình ảnh, hay những thứ không tốt chúng ta chỉ vô tình lướt qua hoặt tò mò click vào xem thì có thể dẫn dụ chúng ta vào tội lỗi như tử vi, những hình ảnh mang tính kích dục. Kinh Thánh chỉ rõ cho chúng ta biết chúng ta có nên xem những hình ảnh đó hay không:

 “Vậy nếu con mắt bên hữu xui cho ngươi phạm tội, thì hãy móc mà quăng nó cho xa ngươi đi; vì thà chịu một phần thân thể ngươi phải hư, còn hơn là cả thân thể bị ném vào địa ngục.” Ma-thi-ơ 5:29. Nếu bạn lỡ phạm tội vì những hình ảnh đó hãy cầu nguyện, xưng ra những tội lỗi và xin ân điển và quyền năng Chúa sẽ giải cứu bạn khỏi những tội lỗi này. Xin Chúa hướng dẫn để chúng ta cẩn thận khi dùng Facebook và xin Chúa giúp tôi và bạn dùng Facebook một cách khôn ngoan, không để sự tò mò dẫn chúng ta phạm tội.

3. Những “commet” của tôi và bạn đem lại sự gây dựng hay đổ vỡ?

Trên Facebook đang lan tràn những tin đồn, sự bắt nạt, những điều bi quan và phàn nàn. Thay vì sống như thế gian, hãy trở thành ánh sáng cho thế gian bằng cách sử dụng lời nói của bạn để gây dựng những người khác. Hãy suy nghĩ về những tình huống hoặc chủ đề có thể cám dỗ tôi và bạn để nói chuyện tiêu cực, và phải cảnh giác khi một người bạn trên Facebook gửi một lời nói gì đó có thể khiêu khích bạn. Bạn có dùng câu Kinh Thánh hay lời cầu nguyện nào an ủi những người khác không, họ có A men với bạn hay không?

4.Những người khác có thấy ánh sáng của Chúa qua những gì tôi và bạn chia sẻ trên mạng xã hội không?

Với những gì bạn chia sẻ, bạn có thể cho mọi người thấy niềm hy vọng của bạn nơi Chúa, và một người được biến đổi bởi Phúc Âm sẽ sống và suy nghĩ như thế nào. Bạn cũng có thể thách thức và khích lệ những mối liên hệ “online” của mình tin vào Chúa và đi theo Ngài. Đừng quên những cơ hội tuyệt vời mà bạn có để loan báo với thế giới về sự giàu có và dồi dào của Đấng Christ. Kinh Thánh có chép: “Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời.” Ma-thi-ơ 5:16. Chúng ta là muối và ánh sáng của Chúa, chúng ta cần tận dụng Facebook để nhiều người biết đến Chúa qua trang cá nhân chúng ta.

5. Thời gian bạn và tôi dành thời gian bao nhiêu cho mạng xã hội?

Thành thật mà nói, một số trang MXH giống như một cái lỗ đen, thu hút hết sự chú ý và thời gian rảnh của chúng ta. Điều đó có thể dễ dàng và thậm chí trở nên bình thường, chỉ là lên Facebook hoặc Pinterest để kiểm tra một chút và ở lại trên đó khoảng một tiếng đồng hồ hoặc hơn thôi mà! Bạn và tôi  có thể làm gì với một giờ đó? Trong Kinh Thánh có chép: “Hãy lợi dụng thì giờ, vì những ngày là xấu. Ê-phê-sô 5:16.

6. Bạn và tôi  đang coi trọng những sự tương tác ảo hơn những mối quan hệ thật?

Thay vì nhấn nút “Thích” một tấm hình hoặc viết một bình luận trên trạng thái của người khác, hãy đầu tư cho những mối quan hệ bằng những cuộc trò chuyện ý nghĩa ngoài đời thực. Một nút “Thích” hay “Chọc ghẹo” không thể cho người khác thấy rằng bạn quan tâm đến họ. Hãy tiến thêm một bước nữa khi cho những người quan trọng đối với bạn biết rằng bạn quan tâm đến họ và bạn thực sự coi trọng mối quan hệ này. Hoặc tiến thêm một bước tuyệt hơn nữa là gặp nhau mặt đối mặt ở ngoài đời thực. “Còn điều răn thứ hai đây, cũng như vậy: Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình.”  Ma-thi-ơ 22:39.

7. Mạng xã hội có giúp bạn và tôi thỏa lòng?

MXH có thể là một công cụ giết chết sự thỏa lòng. Chúng ta  thấy ai đó đăng hình một đôi giày mới, và ngay lập tức chúng ta  cũng muốn có một đôi và thấy rằng đôi giày cũ của mình không còn tốt nữa và bạn muốn có nó, trông khi nó còn tốt có thể dùng đến một hai năm nữa.

MXH có thể đổ thêm dầu vào ngọn lửa của tham lam và bất an vì chúng ta thường so sánh mình với những người khác. Chúng ta nên quan tâm đến những gì Chúa nghĩ về chúng ta, chứ không phải người khác nghĩ gì; Chúa đánh giá chúng ta như thế nào, chứ không phải người khác. Bạn có bao giờ nghĩ rằng những người đăng tải thông tin về đôi giày mới hoặc chuyến du lịch đó có thể không thỏa lòng với những gì họ có? Sứ đồ Phao-lô nói rằng ông ấy đã học được sự thỏa lòng trong mọi hoàn cảnh: đói khát, no đủ hay thiếu thốn. Chúng ta cũng có thể làm được như vậy. “Không phải là tôi muốn nói đến sự cần dùng của tôi; vì tôi đã tập hễ gặp cảnh ngộ nào, cũng thỏa lòng ở vậy. Tôi biết chịu nghèo hèn, cũng biết được dư dật. Trong mọi sự và mọi nơi, tôi đã tập cả, dầu no hay đói, dầu dư hay thiếu cũng được. Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi.” Phi-líp 4:11-13.

8. Mạng xã hội có thúc đẩy bản ngã của chúng ta và khiến chúng ta cảm thấy tốt về chính mình?

Thật giả dối khi ai đó nói với bạn rằng bạn chỉ có giá trị đối với người khác khi họ thích những gì bạn đăng trên MXH. Nếu tâm trạng của bạn phụ thuộc vào số lượng “Thích” () trên Facebook mà bạn nhận được, điều đó có nghĩa là bạn quá chú tâm vào việc đạt được sự chấp nhận của mọi người.

Đừng rơi vào cái bẫy này! Đúng là việc xây dựng những mối quan hệ thông qua MXh có thể đem lại lợi ích, tuy nhiên, bạn cũng có thể thấy việc xây dựng tâm trạng của bạn và lòng tự trọng dựa trên nền tảng không vững chắc của Instagram và Twitter không ích lợi như chúng ta vẫn nghĩ. Thay vì cất trữ những thứ thuộc về đời này như số lượng người theo dõi trên Twitter hay số bạn Facebook,  chúng ta hãy cất trữ cho mình những kho báu thuộc về Thiên Đàng, những điều sẽ còn lại đời đời. Điều này cũng sẽ giúp bạn thoát khỏi những cái bẫy trên mạng xã hội. “Người nào nếu được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình, thì có ích gì?” Mác 8:36.

Kết Luận :

Để xây dựng mối quan hệ ở thế giới thực tại, không nên quá sa đà, mất thời gian quá nhiều vào MXH. Bạn nên dành thời gian cho Chúa nhiều hơn những việc có  ích hơn, dành thời gian cho người thân và những người đang cần sự quan tâm của chúng ta. Nếu chúng ta quan tâm đến người khác thì chính mình cũng được quan tâm, và cảm thấy vui vẻ yêu đời hơn. Đừng để Facebook trở thành ông chủ, và chúng ta là những nô lệ của MXH? Chúng ta hãy nhạy bén tiếp thu chúng, nhưng hãy là người thông minh để dùng chúng một cách hiệu quả chứ không là nạn nhân của MXH. Đừng để những tiếng “bíp” của MXH điều khiển bạn.