chính tả:
viết hết bài trong truyện (4 anh tài)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nội dung chính của truyện ngắn hiện đại:
+ Chủ đề: Vai trò của con người với mối quan hệ đoàn thể và sự phát triển của đất nước.
+ Đề tài: Con người trong công cuộc xây dựng đất nước.
+ Ý nghĩa: Đưa ra bài học, tinh thần trách nhiệm của con người với cuộc sống.
+ Tư tưởng: Tư tưởng về tuổi trẻ, dũng cảm và trách nhiệm.
- Ý nghĩa và tính thời sự:
+ Nội dung đặt ra trong các truyện ngắn mang ý nghĩa và tính thời sự vô cùng quan trọng. Khi hiện tại, con người thường sống độc lập, không nghĩ đến đoàn thể, không nghĩ đến trách nhiệm với đất nước. Từ đó đưa ra cho con người bài học về trách nhiệm của mỗi cá nhân với mối quan hệ tập thể.
1. Trái tim Đan-kô
Văn bản kể lại câu chuyện về trái tim dũng cảm của Đan-kô. Tác giả đã dựng lên hình tượng chàng Đan-kô xé toang lồng ngực lấy trái tim soi lối cho cả đoàn người. Trái tim Đan-kô được hiểu là những người luôn hết lòng vì người khác, bất chấp hiểm nguy, sẵn sàng hi sinh bản thân, quyền lợi của mình cho mọi người, xuất phát duy nhất từ lòng yêu thương.
Văn bản Trái tim Đan-kô chứa đựng thông điệp có ý nghĩa triết lí nhân sinh về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Bởi lẽ, văn bản đã đề cao hình ảnh người anh hùng Đan-kô mạnh mẽ, can đảm nhưng cũng giàu lòng nhân ái, vị tha. Đan-kô là vị anh hùng cao cả, cháy bỏng tình yêu với mọi người, anh luôn muốn dẫn dắt và soi sáng con đường của họ. Bằng cách này, anh ấy đã mang đến cho mọi người sự ấm áp và lòng tốt của mình phát ra từ trái tim rực cháy. Dù hi sinh rất nhiều nhưng hiện thực phũ phàng, những con người sau khi đến được ánh sáng đã quên đi Đan-kô - vị anh hùng đã dẫn dắt họ khỏi bóng tối. Không ai trong số họ còn nhớ đến Đan-kô đang hấp hối. Chỉ có những tia lửa bùng cháy gợi nhớ đến chiến công của Đan-kô … Qua Đan-kô, chúng ta thấy một anh hùng thực sự, người đã nhìn thấy ý nghĩa của cuộc sống trong việc phục vụ người khác. Vì cứu người mà sẵn lòng quên mình. Câu chuyện của Đan-kô khiến chúng ta phải suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, về trách nhiệm, nghĩa vụ của một cá nhân với cộng đồng.
2. Một người Hà Nội
Qua nhân vật bà Hiền, nhà văn khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội. Qua đó tác giả gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị ấy cho hôm nay và cho cả mai sau. Từ đó chúng ta thêm yêu quý, tự hào về văn hoá, đất nuớc, con người Việt Nam trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, với quá khứ dân tộc, với quan hệ gia đình và nối tiếp thế hệ. Nhân vật bà Hiền là “Một người Hà Nội” mãi mãi là hạt bụi vàng trong bể vàng trầm tích của văn hóa xứ sở.
Văn bản Một người Hà Nội phải khiến chúng ta phải suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc. Trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu hiện nay, yêu cầu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa được đặt ra đối với bất kỳ dân tộc hay quốc gia nào trên thế giới. Người Việt Nam có những tư tưởng, lối sống rất riêng, đặc biệt. Đó là những nét đẹp truyền thống, văn hóa của người Việt từ bao đời nay. Bảo vệ chúng cũng là bảo vệ những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc. Là một công dân, mỗi người trong chúng ta là trau dồi nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.
3. Tầng hai
Văn bản Tầng hai là một bức tranh về gia đình đơn giản, ấm áp. Truyện ngắn Tầng hai đã vẽ ra hai cuộc sống đối lập, giữa một bên là sự cô đơn, vội vã với cuộc sống hàng ngày và một bên là bức tranh gia đình đơn giản, ấm áp. Phong Điệp đã thể hiện một cách rất sâu sắc trong tác phẩm “Tầng hai” những giá trị triết lý về cuộc sống rằng hạnh phúc. Con người ta cứ mải mê tìm kiếm, theo đuổi hạnh phúc ở những điều xa với, có mấy ai nhận ra, hạnh phúc không phải cái gì lớn lao, mà nó ở ngay bên cạnh chúng ta. Đó là gia định êm ấm, hạnh phúc.
a. Những nhân vật trong truyện: gà, băng, mưa, đất, cây, lửa, gió, cỏ, bác cừu và con người.
b. Những lí lẽ, dẫn chứng mà cừu dùng để khẳng định tài giỏi nhất trên đời chính là con người: "Người biết thuần dưỡng gà, cừu cùng những con vật khác. Họ có thể làm mưa, làm tan băng, trồng cây, trồng cỏ, tạo ra lửa. Họ biết nhờ gió đẩy thuyền, biết làm nhiều vật dụng..."
Bài 2 : Bức tranh của em gái tôi
Câu 1. Nhân vật chính trong truyện Bức tranh của em gái tôi?
A. Người em gái
B. Người em gái, anh trai
C. Bé Quỳnh
D. Người anh trai
Câu 2. Lý do nào cho thấy anh trai là nhân vật trung tâm trong truyện bức tranh của em gái tôi?
A. Người anh trai là người kể lại câu chuyện
B. Qua người anh để ca ngợi tài năng của cô em gái
C. Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra thiếu sót của người anh
D. Truyện kể về người anh, cô em có tài hội họa
Câu 3. Truyện Bức tranh của em gái tôi, tác giả sử dụng chủ yếu phương thức biểu đạt gì?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Câu 4. Truyện Bức tranh của em gái tôi sử dụng lời kể của ai?
A. Lời người anh, ngôi thứ nhất
B. Lời người em, ngôi thứ hai
C. Lời tác giả, ngôi thứ ba
D. Lời người dẫn truyện, ngôi thứ hai
Câu 5. Dòng nào diễn đạt đúng thái độ người anh khi thoạt đầu thấy cô em gái tự chế màu vẽ?
A. Bực bội, khó chịu vì em gái hay lục lọi
B. Kẻ cả, cho là em nghịch ngợm
C. Lấy làm lạ, bí mật theo dõi em
D. Ngăn cản không cho em nghịch
Câu 6. Khi tài năng của cô em được phát hiện, người anh có thái độ ra sao?
A. Chê bai, không thèm quan tâm tranh của em
B. Ghét bỏ, luôn luôn mắng em vô cớ
C. Buồn bã, khó chịu, gắt gỏng, không còn thân với em như trước
D. Vui mừng vì em có tài
Câu 7. Trình tự diễn biến tâm trạng của người anh khi xem bức tranh em gái vẽ mình?
A. Hãnh diện, tự hào, xấu hổ
B. Ngạc nhiên, xấu hổ, hãnh diện
C. Tức tối, xấu hổ, hành diện,
D. Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ
Câu 8. Vì sao người anh thấy xấu hổ khi nhìn thấy bức tranh em gái vẽ mình?
A. Em gái mình vẽ không đẹp
B. Em gái mình vẽ đẹp hơn bình thường
C. Em gái mình vẽ bằng tâm hồn trong sáng, nhân hậu
D. Em gái vẽ sai về mình
Câu 9. Nhận xét không đúng về nhân vật Kiều Phương?
A. Hồn nhiên, hiếu động
B. Tài hội họa hiếm có
C. Tình cảm trong sáng nhân hậu
D. Không quan tâm đến anh
Câu 10. Bài học rút ra từ truyện Bức tranh của em gái tôi?
A. Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác
B. Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác
C. Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua được tính ích kỉ cá nhân
D. Biết xấu hổ khi mình thua kém người
câu chuện bốn anh tài là chuyện đọc lớp 4 tập 2 anh tài đầu tiên tên là cẩu khây phải ko bn
mình là hs lớp 4 nè!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
ko biết, chỉ biết những người này: CẨU KHÂY, NẮM TAY ĐÓNG CỌC, LẤY TAI TÁT NƯỚC, MÓNG TAY ĐỤC MÁNG
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN : BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN .
VĂN BẢN THUỘC LOẠI TRUYỆN NÀO ?
VÌ SAO EM BIẾT
Ngày xưa có hai vợ chồng nhà nghèo mà không có con. Hai người khấn vái hết đền này đến chùa khác, mãi sau mới sinh được một mụn con trai. Thằng bé lớn lên như thổi. Nhưng càng lớn hắn càng ăn rất tợn: bung kia, chảo nọ nấu lên bao nhiêu cũng vơi. Hai vợ chồng cố sức làm lụng để nuôi con nhưng không nuôi nổi. Trong nhà có vật gì đáng tiền, họ đều bán sạch để cho con chèn dạ dày. Sau rồi họ nghĩ chỉ có cách cho con đi tha phương cầu thực thì mới đỡ khốn vì nó. Một hôm người cha gọi con lại bảo rằng:
- Nay con đã khôn lớn mà cha mẹ thì gần đất xa trời, yếu đuối không làm gì sinh lợi được nữa. Ngày xưa lúc nhà ta còn khá giả, có cho hoàng đế Trung-quốc vay vàng và bạc đến hơn 70 vạn lạng. Bây giờ con tìm cách sang bên đó đòi lấy mà ăn.
Nghe nói, người con vâng lời đi ngay. Chàng cứ dọc bờ biển đi lần về phương Bắc. Một hôm đến một xứ kia, bỗng gặp một người khổng lồ đang tát biển, anh chàng tiến lại, hỏi:
- Anh làm gì đấy?
Khổng lồ đáp:
- Tôi tát cho cạn biển, để tìm vàng ngọc ở dưới đó.
- Sức lực một mình làm sao mà tát cạn được.
- Ta có sức khỏe không ai bì kịp. Không tin anh cứ thử lại xách cái gầu của ta xem.
Nhưng khổng lồ lấy làm lạ vì thấy hắn cũng nhấc nổi cái gầu của mình, bèn mời về nhà kết nghĩa anh em. Anh chàng bèn rủ: - "Anh hãy đi theo tôi đòi nợ vua Trung-quốc lấy tiền ăn tiêu ngay, còn như tát biển thì chờ lúc nào về sẽ tiếp tục". Khổng lồ nghe bùi tai liền cùng nhau ra đi.
Một hôm, họ đi đến một hòn núi. Thấy một anh chàng trẻ tuổi đang ngồi trên một tảng đá lớn có vẻ nhàn hạ, hai người tiến đến hỏi hắn làm gì mà ngồi đây. Hắn đáp:
- Tôi ngồi đây thỉnh thoảng lại thổi một hơi làm cho gãy cây ngã cối đưa về làm củi!
Nghe nói lạ, hai người bảo anh làm thử cho xem. Quả nhiên hắn vừa phùng má thổi một hơi thì cây cối ở trước mặt tự nhiên ngã rạp xuống như bị một trận bão nặng nề. Hai người bảo anh rằng:
- Bác có tài như thế nào không đi khắp thiên hạ làm cho nổi tiếng một phen, chứ lại sống chui rúc ở xó rừng này làm gì? Thôi! Bác hãy cùng với chúng tôi đi đòi nợ vua Trung-quốc ngó chừng còn thú vị hơn ở đây!
Anh chàng nghe nói bằng lòng ngay. Rồi đó cả bọn cùng lên đường.
Mười ngày sau, bọn họ lại đến một khu rừng khác. Thấy từ trong rừng sâu bước ra một người cao lớn vai gánh một đôi voi đi như bay, cả bọn kính phục vội gọi giật lại, hỏi:
- Bác gánh voi đi đâu thế?
- Tôi hằng ngày vào rừng tìm voi mà bắt. Bắt được con nào thì trói giò lại gánh về để cho rữa thịt lấy một hai cây ngà bán kiếm tiền ăn tiêu.
Cả bọn bảo:
- Thôi! Sức khỏe như thế thì tội gì cặm cụi trong rừng như thế cho khổ. Hãy đi với chúng tôi đòi nợ vua Trung-quốc về chia nhau đi?
Nghe nói anh chàng vừa ý vội bỏ voi lại nói:
- Ừ, thì đi.
Đến kinh đô Trung-quốc, bốn chàng tìm vào hoàng cung. Một toán lính gác cổng cản lại không cho vào. Cả bọn nổi xung lên, nói:
- Chúng ta sang đây đòi nợ chứ có phải đi chơi đâu mà không cho vào.
Và họ toan giã cho chúng một trận, nhưng anh chàng ăn khỏe càn lại rồi biên một bức thư đòi nợ, bảo tên lính đem vào cho vua. Hoàng đế Trung-quốc đọc xong lấy làm lạ, liền sai một viên cận thần ra xem thử người nào mà to gan đến thế. Viên cận thần ra một lát trở vào tâu rằng:
- Có bốn tên dị hình dị dạng ở nước An-nam sang, đưa nào cũng quyết đòi được nợ mới về. Chúng nó toan đánh cả lính.
Hoàng đế nghe nói không vui, nhưng cũng truyền dọn yến đãi đằng tử tế trước khi gặp họ.
Bốn chàng được mời vào phòng riêng ăn uống nghỉ ngơi trong vài ba ngày. Nhưng họ ăn uống hung quá đến nỗi qua ngày thứ ba, mấy viên quan trông nom về ngự thiện phải vào báo cáo với vua rằng kho thức ăn của hoàng đế vì tiếp đãi bốn người khách lạ đã vơi hết già nửa. Hoàng đế nghe nói giật mình, vội bảo mấy viên đại thần tìm cách ám hại họ đi cho khỏi phiền. Người ta được lệnh mời bốn anh chàng đi thuyền chơi hồ, rồi nhè lúc thuyền ra giữa hồ thì đánh đắm cho chết đuối tất cả.
Quả nhiên bốn anh em không ngờ sa vào mưu trí bị chìm xuống nước. Nhưng giữa lúc nguy cấp thì anh chàng khổng lồ đã nắm lấy chiếc thuyền như một chiếc gầu rồi tát lấy tát để. Chỉ trong một chốc đáy hồ khô cạn, cứu được ba bạn khỏi chết đuối.
Thấy họ sống yên lành, hoàng đế tức giận, vội sai dọn yến khoản đãi, rồi chờ lúc họ no say mới sai mấy đội quân xông vào vây chém. Hôm ấy bốn chàng vô tình cùng nhau chén tạc chén thù không nghi ngờ gì cả. Bỗng nhiên một tiếng hô vang, phục binh xông ra như kiến. Cả bọn toan chạy, nhưng anh chàng thổi khỏe đã ngăn lại mà rằng:
- Các anh cứ ngồi yên, để tôi cho bọn chúng xiêu giạt một phen!
Nói rồi phùng má thổi mấy hơi. Bọn lính chịu không nổi với sức gió, bay văng đi như những cái lá khô. Thế là ở trong này, bốn chàng vẫn cứ ung dung ngồi chén tỳ tỳ cho đến mãn tiệc.
Lần này hoàng đế Trung-quốc lo lắng hết sức. Vua sai triệu các vị Cơ mật đến tính cách đối phó. Nhưng mọi người khuyên vua nên trả quách đi, cho êm chuyện. Vua nói:
- Bảy mươi vạn lạng thì nhiều quá. Các khanh có cách gì bắt chúng giảm bớt được không?
Một viên tâu lên:
- Bệ hạ cứ giả cách bằng lòng trả, nhưng bắt các thần dần, các thuyền bè xe cộ, khắp trong nước không ai được đánh thuê, chở thuê cho chúng nó và bắt chúng nó không được chuyên chở làm nhiều lần. Như thế dù có sức như Hạng Vũ cũng chỉ mang ra được chừng dăm bảy trăm cân là hết nước.
Vua bằng lòng theo cách đó. Đến ngày nhận vàng bạc, người ta thấy một mình anh chàng gánh voi quảy hai sọt lớn vào kho. Chúng không ngờ chỉ một người đó mà thôi, đã thừa sức gánh 70 vạn lạng. Bọn quan coi kho không biết làm thế nào, đành cắm đầu cân lấy cân để, vơi hẳn cả kho vàng bạc.
Được của, bốn anh chàng cúi chào hoàng đế rồi ung dung đi ra khỏi cung. Về nước, họ chia nhau tiêu xài sung sướng trọn đời[1].
chính tả thì bạn hỏi làm gì??