Đặc điểm hình thái của rễ biến dạng thích nghi với chức năng dự trữ chất dinh dưỡng?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Rễ củ trong thực vật học là một loại rễ bên đã biến đổi, phình to ra với chức năng của một cơ quan lưu trữ các chất dinh dưỡng. Vì thế, về nguồn gốc nó khác với thân củ, nhưng chức năng và bề ngoài thì tương tự và gần giống với thân củ. Các ví dụ về thực vật với rễ củ bao gồm khoai lang, sắn và thược dược. Nó là cấu trúc, được sử dụng để cây lâu năm có thể tồn tại từ năm này qua năm khác.
Các củ khoai lang, một loại rễ củ đặc trưng.Các rễ phình to làm cơ quan lưu trữ khác với củ thật sự. Khối phình to của các rễ phụ (rễ thứ cấp) với đại diện điển hình là khoai lang (Ipomoea batatas), có các cấu trúc tế bào bên trong và bên ngoài của các rễ điển hình. Các củ thật sự có cấu trúc tế bào của thân, còn trong rễ củ thì không có các đốt và gióng hoặc các lá suy thoái. Một đầu gọi là đầu gần có các mô đỉnh đầu sinh ra các chồi để sau này phát triển thành thân và lá. Đầu kia gọi là đầu xa, thông thường sinh ra các rễ không bị biến đổi. Trong các củ thật sự, trật tự là ngược lại với đầu xa sinh ra thân cây. Về mặt thời gian, các rễ củ là hai năm. Trong năm đầu tiên cây mẹ sinh ra các rễ củ và về mùa thu cây chết đi. Năm sau các rễ củ sinh ra cây mới và bị tiêu hao trong quá trình tạo thành bộ rễ mới cùng thân cây và ra hoa. Các mô còn lại chết đi trong khi cây sinh ra rễ củ mới cho năm kế tiếp sau đó.
1. Rễ củ: cây củ cải, cây cà rốt …( dự trữ chất hữu cơ cho cây khi ra hoa tạo quả)
2. Rễ móc:Cây trầu không, cây hồ tiêu…(móc vào trụ bám giúp cây leo lên.)
3. Rễ thở:cây bụt mọc, cây bần(lấy không khí cho rễ cây hô hấp)
Đặc điểm hình thái của rễ thực vật trên cạn thích nghi với chức năng tìm kiếm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng:
- Rễ cây sống trên cạn có 2 loại chính: rễ cọc và rễ chùm. Cả hai loại rễ đều thích nghi với việc tìm kiếm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng.
+ Rễ cọc: có 1 rễ chính, xung quanh mọc các rễ bên.
+ Rễ chùm: sau giai đoạn rễ mầm, rễ chính tiêu biến, từ vị trí rễ chính mọc ra các rễ con.
- Hình thái của rễ thích nghi với chức năng:
+ Rễ có dạng hình trụ, đầu cùng có bao đầu rễ để bảo vệ: dễ dàng đâm sâu len lỏi vào các lớp đất để tìm nguồn nước.
+ Phần chóp rễ là đỉnh sinh trưởng: phân chia hình thành các tế bào mới
+ Miền sinh trưởng dãn dài: tăng kích thước tế bào, kéo dài rễ, chuyên hóa chức năng cho các tế bào.
+ Miền lông hút: có các lông hút, giúp tăng diện tích tiếp xúc của rễ với môi trường, tăng khả năng hấp thụ nước và muối khoáng.
Đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng:
* Hình thái của hệ rễ cây:
Quan sát hình 1.1. ta thấy:
- Rễ có dạng rễ cọc gồm một rễ chính, từ rễ chính phân nhánh ra nhiều rễ con, đâm sâu lan tỏa rộng.
- Rễ cây cấu tạo gồm các miền:
+ Miền phân chia (đỉnh sinh trưởng): gồm các tế bào non, có khả năng phân chia kéo dài rễ.
+ Miền sinh trưởng dãn dài: các tế bào tăng trưởng, dãn dài.
+ Miền lông hút: gồm các lông hút giúp hấp thụ nước và muối khoáng.
+ Chóp rễ: che chở cho đầu rễ.
* Đặc điểm của rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.
- Rễ cây sinh trưởng nhanh, đâm sâu lan tỏa rộng hướng tới tìm nguồn nước.
- Số lượng tế bào lông hút trên rễ lớn tạo ra bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất đến hàng chục, thậm chí hàng trăm m2, đảm bảo cho rễ cây hấp thụ nước và các ion khoáng đạt hiệu quả cao nhất.
- Cấu tạo tế bào lông hút thích nghi với chức năng hấp thụ nước:
+ Thành tế bào mỏng, không phủ lớp cutin.
+ Chỉ có một không bào trung tâm lớn.
+ Áp suất thẩm thấu rất cao.
STT | Tên cây | Loại thân biến dạng | Vai trò đối với cây | Công dụng đối với người |
---|---|---|---|---|
1 | Cây nghệ | Thân rễ | Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây | Làm gia vị và thuốc chữa bệnh |
2 | Cây tỏi | Thân hành | Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây | Làm gia vị và thuốc chữa bệnh |
3 | Su hào | Thân củ trên mặt đất | Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây | Làm thức ăn |
4 | Cây hành | Thân hành | Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây | Làm gia vị, thuốc chữa bệnh |
5 | Khoai tây | Thân củ | Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây | Làm thức ăn |
6 | Cây chuối | Thân củ | Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây | Thức ăn cho gia súc |
STT | Tên mẫu vật | Đặc điểm hình thái của lá biến dạng | Chức năng của lá biến dạng | Tên lá biến dạng |
---|---|---|---|---|
1 | Xương rồng | Lá dạng gai nhọn | Làm giảm sự thoát hơi nước | Lá biến thành gai |
2 | Lá đậu Hà Lan | Dạng tua cuốn | Giúp cây leo lên cao | Tua cuốn |
3 | Lá mây | Dạng tay móc | Giúp cây leo lên cao | Tay móc |
4 | Củ dong ta | Dạng vảy mỏng trên thân rễ | Bảo vệ, che chở chồi thân rễ | Lá vảy |
5 | Củ hành | Bẹ lá phình to | Chứa chất dự trữ | Lá dự trữ |
6 | Cây bèo đất | Trên lá có nhiều lông tuyến tiết chất nhầy | Bắt và tiêu hóa mồi | Lá bắt mồi |
7 | Cây nắp ấm | Lá hình nắp ấm | Bắt và tiêu hóa con mồi | Lá bắt mồi |
Trả lời:
Rễ thực vật trên cạn sinh trưởng nhanh, đâm sâu lan tỏa hướng tới nguồn nước, đặc biệt, hình thành liên tục với số lượng khổng lồ các lông hút, tạo nên bề mặt tiếp xúc lớn giữa rễ và đất. Nhờ vậy, sự hấp thụ nước và các ion khoáng được thuận lợi.
Rễ thực vật trên cạn sinh trưởng nhanh, đâm sâu lan tỏa hướng tới nguồn nước, đặc biệt, hình thành liên tục với số lượng khổng lồ các lông hút, tạo nên bề mặt tiếp xúc lớn giữa rễ và đất. Nhờ vậy, sự hấp thụ nước và các ion khoáng được thuận lợi.
Đặc điểm hình thái của rễ biến dạng thích nghi với chức năng dự trữ chất dinh dưỡng?
=> rễ biến dạng thích nghi với chức năng dự trữ chất dinh dưỡng là rễ củ
đặc điểm hình thái : rễ phình to thành củ
Đặc điểm: rễ phình to thành củ.Các loại rễ củ như củ sắn, cà rốt, khoai lang, phần rễ phình to tạo thành củ chứa các chất dự trữ dùng cho cây lúc ra hoa, kết quả.