Viết lại câu
eldest son / wealthy glove maker ( tiểu sử về William Shakespeare )
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
William Shakespeare one of the greatest playwright and poets, was born on April 23, 1564 in the small town of Stratford-upon-Avon about seventy miles from London. When he was a small boy, he went to Stratford Grammar School.
Shakespeare lived in Stratford-upon-Avon until he was 21 years old, when he left for London. He was then married with Anne Hathawayand had 3 children.In London he worked as an actor and a playwright. He wrote a lot of famous plays like "Hamlet", "Romeo and Juliet" and "King lear",... The "Romeo and Juliet" was born earlier than other two plays. It was born in 1592. The " Hamlet" was born in 1600- 1601. The " King Lear" was born in 1605-1606.
In 1611, he retied. In 1613, Shakespeare left London and returned to his hometown of Stratford-upon-Avon. Three years later, on April 23, 1616, he died and was burried there.
Chúc bạn làm bài tốt. Nếu thấy bài viết được thì tick cho mk nha
1.He was born in: 23/4/1564
2.The eldest son was wealthy glove maker.
3.1582: He married Anne Hathaway and had three children.
4.1588: He moved London and joined theatrical company.
5.1592: He wrote ''Romeo and Juliet''
6. 1600-1601: He wrote ''Hamlet''
7. 1605-1606: He wrote ''King Lear''
8. 1611: He retired
9. 1613: He returned the native town, Stratford-upon-Avon
10. He was die in 23/4/1616 and bury there.
Use the suggested words and information to write about William Shakespeare, a great British playwright.
William Shakespeare’s Biography
1. 23/4/1564: born
=> William Shakespeare was born in 23/4/1564
2. eldest son/ wealthy glove maker.
=> The eldest son was wealthy glove maker
3 1582 marry Anne hathaway/ and/ have three children.
=> 1582, he married Anne hathaway and have three childen
4. 1588: move/ London/ and/ join/ theatrical company.
=> 1588, He moved London and joined theatrical company
5. 1592: " Romeo and Juliet"
=> 1592, He wrote "Romeo and Juliet"
6. 1600 - 1601: " Hamlet"
=> 1600, He wrote " Hamlet"
7. 1605 - 1606: " King Lear"
=> 1605 - 1606, He wrote " King Lear"
8. 1611: retired
=> 1611, He retired
9. 1613: return/ native town/ Stratford - upon - Avon.
=> 1613,He returned the native town ,Stratford - upon - Avon
10. 23/4/1616: die/ bury there.
=> He was die in 23/4/1616 and bury there
Chúc bạn học tốt!
Sap xep cac cau sau de tao thanh mot doan doan van noi ve Shakespeeare:
9. William Shakespeare was born on April 23rd, 1564
6. He was the eldest son of a wealthy glove maker
7. In 1592 he wrote "Romeo and Juliet"
4. In 1582, he married Anne Hathaway and they had three children
10 In 1588 he moved to London and joined a theatrical company
8. From 1600 to 1601 he wrote "Hamlet"
2. From 1605 to 1606 he wrote "King Lear"
1. In 1611 he retired
3. In 1613 he returned to his home twon of Stratford-upon-Avon
5. On April 23rd 1616, he died and was buried there
1. 23/4/1564: born
William Shakespeare was born in 23/4/1564
2. eldest son/ wealthy glove maker.
The eldest son was wealthy glove maker
3 1582 marry Anne hathaway/ and/ have three children.
1582,he married Anne hathaway and have three childen
4. 1588: move/ London/ and/ join/ theatrical company.
1588,He moved London and joined theatrical company
5. 1592: " Romeo and Juliet"
1592,He wrote "Romeo and Juliet"
6. 1600 - 1601: " Hamlet"
1600,He wrote " Hamlet"
7. 1605 - 1606: " King Lear"
1605-1606,He wrote " King Lear"
8. 1611: retired
1611,He retired
9. 1613: return/ native town/ Stratford - upon - Avon.
1613,He returned the native town ,Stratford - upon - Avon
10. 23/4/1616: die/ bury there.
He was die in 23/4/1616 and bury there
1. Về đề tài: Lần đầu tiên trong văn học phương Tây, tình yêu được đề cập một cách chân thực, có tính cách mẫu mực (classique) ở sự mở đầu, diễn biến và phát triển của nó; ở tính chất, cường độ, ý nghĩa của tình cảm. Lược qua mảng đề tài này trong văn học phương Tây trước Shakespeare, vấn đề thực sự sáng rõ.
Trong thần thoại Hy Lạp, tình yêu đã được nói đến cùng với sự xuất hiện của con người ở thời kỳ cổ đại. Nhưng tình yêu lúc đó chỉ là những mối tình đơn tuyến, hay đơn phương giữa các vị thần Hy Lạp và những con người trần tục, hay giữa các vị thần có quyền uy với những tiên nữ yếu đuối. Cho nên mới có huyền thoại về niềm say đắm của thần Apollon đã khiến cho tiên nữ Daphnée phải thoát trần biến thành cây nguyệt quế. Cho nên cũng lại có đầy rẫy những câu chuyện ngoại tình của ông tổ của những kẻ trăng hoa là Zeus... Và cũng lại có bấy nhiêu những kiếp người đoản mệnh phải trở thành nạn nhân của “Hoạn Thư cổ đại” là bà Héra...
Trong sử thi của Homère, tình yêu không có tầm quan trọng to lớn, không có một ý nghĩa đích thực vốn có. Có chăng, nó được thể hiện qua hình thức hôn nhân - gia đình của các nhân vật trần thế: Hector - Andromaque, Ulysse - Pénélope; hay có chăng nó bị lên án là vô luân lý (Paris - Héllène) vì nó gây ra một cuộc chiến đẫm máu giữa hai tộc người cổ đại (Hellas - Troie); hay có chăng nữa, nó không sâu sắc, nó cũng một chiều (Achille - Briséis),...
Trong thơ trữ tình cổ đại, với Sapho, tình yêu là ngọn lửa của dòng máu hơn là nhiệt huyết của con tim.
Trong bi kịch Hy Lạp cổ đại, nhân vật không biết đến tình yêu theo nghĩa lãng mạn. Hémon xuất hiện là để bày tỏ thái độ với cha, vì cha, chứ không phải vì Antigone mà chàng sẽ cưới và đã không bao giờ cưới được; Jason lại lợi dụng Médée; Phèdre thì yêu một cách tội lỗi và bệnh hoạn qua dục vọng xác thịt do thần Venus giật dây,...
Virgile của văn học La Mã cổ đại đã nói đến những rung động của tình yêu theo kiểu “một thoáng hôn mê dịu nhẹ xâm chiếm tâm hồn người dũng tướng Troie”, nhưng rồi nhân vật của ông, cả Énée, cả Didon, cuối cùng đều “đặt tình yêu xuống chân sự nghiệp”.
Tristant và Iseult của truyện tình hiệp sĩ thời Trung cổ gắn bó với nhau đến tận cuối đời vì cùng uống phải men Yêu.
Đầu thời Phục Hưng, tình yêu của Pétraque, của Dante mang tinh thần tôn giáo, còn Boccaccio mãnh liệt nhưng nhuốm màu tự nhiên chủ nghĩa.
Tóm lại, trước Shakespeare, tình yêu trong văn học phương Tây chưa phải là một tình yêu đích thực, đúng nghĩa của tình yêu. Chỉ đến Shakespeare, người ta mới có thể tìm thấy hình mẫu của một tình yêu đích thực (Í amour modèle).
Với Romeo and Juliet, tình yêu đã đi những bước khởi đầu hữu lý của nó từ sự rung động của hai con tim trên cơ sở triết lý tự nhiên của thời đại Phục Hưng. Để có được sự rung động thuyết phục, Shakespeare đã để cho hai nhân vật phải lòng nhau bởi hình thức tuyệt mĩ mà con người thời đại Phục Hưng được dịp phô bày sau đêm trường Trung cổ phải che đậy. Chàng Romeo ngơ ngẩn trước nhan sắc “tuyệt thế” của nàng Juliet mà chàng coi là “báu vật” và quyết định “khi bản đàn chấm dứt sẽ tìm đến chỗ nàng để bàn tay phàm tục này được diễm phúc nắm tay người đẹp” (Hồi I, Cảnh 1). Còn nàng Juliet cũng xiêu lòng trước vẻ hào hoa phong nhã của Romeo mà cha nàng đã từng khen là “đàng hoàng lịch sự”, “đức hạnh”, “mực thước”, và khi đổi trao đến nụ hôn thứ hai đã quyết định bất ngờ: “Nếu chàng đã có vợ rồi thì có lẽ nấm mộ kia sẽ là giường cưới của ta” (Hồi I, Cảnh 1).
Như vậy từ buổi dạ yến định mệnh ở nhà Capiulet, Romeo và Juliet đã thuộc về nhau cả tâm hồn lẫn thể phách bởi một tình yêu trong sáng, nồng nhiệt, say đắm và thủy chung, mặc dầu họ không được phép yêu nhau bởi họ là con cái của hai bên thù địch.
Nhưng nhờ yêu nhau say đắm và mãnh liệt, họ đã vượt qua được những trở ngại ban đầu: mối thù dòng họ.
Cũng nhờ say đắm nhưng lành mạnh và nghiêm túc, đôi bạn mà tuổi đời vừa chớm hoa niên này đã tính chuyện trăm năm khiến những kẻ thiếu thiện ý không khỏi nghi ngờ: “Chàng ơi, em muốn chẳng vượt vòng lễ giáo... Nhưng thôi, khách sáo làm gì?... Chàng Romeo phong nhã hỡi, nếu chàng yêu em thì xin cứ thẳng thắn nói lên... Nếu tình ai kia là của người chính nhân quân tử, nếu ý chàng là muốn cùng em kết tóc xe tơ, thì ngày mai em sẽ cho người đến gặp chàng; chàng sẽ cho biết chàng muốn hôn lễ cử hành ngày nào, chỗ nào. Lúc đó em xin trao thân gửi phận trong tay chàng và nguyện theo phu quân tới nơi chân trời góc biển” (Hồi II, Cảnh 2). Và Romeo đã hẹn nàng “chín giờ” “ngày mai” (Người ta sẽ còn nói nhiều về mối tình sét đánh chỉ vẻn vẹn 4 ngày này trong suốt hơn 4 thế kỷ sau).
Cũng nhờ say đắm, cô tiểu thư khuê các Juliet chưa đến độ trăng rằm đã có đủ nghị lực và lòng dũng cảm để bảo vệ tình yêu trước nghịch cảnh và tử thần, để chung thủy với người mà mình lựa chọn. Còn chàng Romeo tuấn tú? Nếu như trong tác phẩm, Shakespeare không một lần để ai đó nghi ngờ lòng chung thủy của nàng Juliet, thì ông lại để cho mọi người chỉ trích quá nhiều đến chàng Romeo “hay thay lòng đổi dạ”:
Mercutio: “... Romeo! con người hay thay đổi, con người điên rồ, con người yêu đương say đắm, con người si tình kia ơi!... (Hồi II, Cảnh 1)
Tu sĩ Lawrence : “Lạy thánh Franxit! Thay đổi nhanh chưa! Con yêu Rôdalin thiết tha như vậy mà đã vội quên người ta sao?... này chàng trai trẻ dễ thay dạ đổi lòng kia,...” (Hồi III, Cảnh 3)
Nhưng có cần phải minh oan cho chàng không, khi rõ ràng nàng Rosaline mà Romeo si mê trước đó đã không thể sánh tày nàng Juliet về nhan sắc: “Tim ta tới nay đã yêu ai chưa nhỉ? Không, không, hỡi đôi mắt ta ơi, hãy nói là chưa đi! Vì chỉ tới đêm nay ta mới được thấy một con người thật là tuyệt sắc!” (Hồi I, Cảnh 5). Và hơn nữa, Rosaline đã không xứng đáng với chàng, vì tình yêu cũng cần được nuôi dưỡng bởi sự đáp đền, bởi cho và nhận... Vậy mà, với Rosaline, Romeo chỉ nhận được... nỗi buồn “tôi chẳng được yêu đâu”, bởi cô gái này có “đức kiên trinh che chở như áo giáp, cung tên trò trẻ của thần Ái tình phạm sao tới được người nàng!” (Hồi I, Cảnh 1). Cho nên đáp lại sự chế giễu của cha Lawrence , Romeo đã khẳng định có cơ sở rằng: “Người yêu của con hiện giờ thì ân trả lại ân, tình đáp lại tình. Chẳng như cô ả kia đâu”.
Chính sự hòa hợp giữa hai tâm hồn mới là cơ sở cho một tình yêu đích thực vững bền. Romeo và Juliet là một đôi như thế. Hành động cùng chết bên nhau của họ đã là dấu ấn sau này mang “thương hiệu”: “Romeo-Juliet”. Một người dễ “thay lòng đổi dạ” sẽ không lao đến với cái chết khi quan niệm “thiên đường là nơi có nàng Juliet” như Romeo. Một người “hay thay đổi” không thể gấp gáp và tuyệt vọng như thế khi đi mua thuốc độc để tự tử bởi nhận được tin vợ mình đã chết. Và một người “hay thay đổi” sẽ không có được vẻ hài lòng như thế khi quyết “nâng chén vì em” (uống thuốc độc) và mãn nguyện như thế khi nói: “Thế là ta được hôn nàng mà chết” như Romeo.
Kể từ đó, những người lấy tình yêu làm lẽ sống không ai không trải qua những cung bậc thống thiết đó của tình yêu. Nhưng điều làm nên tầm vóc lý tưởng của mối tình Romeo-Juliet còn là ở chỗ nó khẳng định một giai đoạn đẹp đẽ nhất của tình yêu khi tình yêu chưa bị va chạm với những mặt trái như lòng ghen tuông và sự dung tục tầm thường của cuộc đời chồng- vợ.
2. Về nhân vật: Sự khẳng định tình yêu chân chính, tình yêu đích thực còn được Shakespeare thể hiện qua nghệ thuật xây dựng nhân vật. Ngoài ngoại hình lý tưởng, Shakespeare còn chú trọng mô tả nội tâm nhân vật sao cho phù hợp với cái logic khách quan của hành động. Ông đã đặt người con gái liễu yếu đào tơ Juliet trước những thử thách vô cùng khốc liệt để qua đó nhằm khẳng định lòng chung thủy của nàng. Với Juliet, những thử thách bên ngoài (mối thù dòng họ, lễ giáo phong kiến) đã được vượt qua không mấy khó khăn bởi vì cũng như Romeo, nàng cho thấy “Cái gì tình yêu dám làm là làm được”, nhưng khi phải đối diện với bản thân mình, vấn đề không còn đơn giản. Ở đây Shakespeare đã chuyển xung đột kịch từ bên ngoài (xung đột giữa nhân vật với môi trường sống) vào bên trong tâm hồn nhân vật, đem lại cho nghệ thuật văn chương bước trưởng thành đáng chú ý.
Trong tiến trình vở kịch, sau khi Romeo bị trục xuất khỏi Vérone vì phạm tôi giết người, Juliet bị cha mẹ ép phải kết hôn với chàng Paris mà nàng đã phản đối vì “chưa từng trò chuyện với người ta bao giờ”, nhưng vẫn không thuyết phục được mẹ cha. Điều khủng khiếp nhất có thể xảy ra - đó là phải làm vợ một người mà nàng không yêu và phải xa vĩnh viễn người nàng yêu say đắm - đã dẫn Juliet đến gặp cha Lawrence , nhờ cha giải thoát. Và cũng chính khát vọng được sống cùng Romeo đã cho nàng can đảm để đón nhận giải pháp của ông tu sĩ tốt bụng, uống thuốc ngủ vờ chết trong 42 giờ đồng hồ: “Cha đưa thuốc cho con! Xin cha cứ đưa, và đừng nói chuyện sợ hãi gì cả!... Ôi tình yêu, ngươi sẽ cho ta sức mạnh! Sức mạnh của tình yêu sẽ giúp ta thành công” (Hồi IV, Cảnh 1).
Những tưởng mọi chuyện sẽ diễn ra trôi chảy như quyết tâm của nhân vật chính. Nhưng nếu như mọi chuyện diễn ra trôi chảy, giá trị thẩm mĩ của tác phẩm sẽ mờ nhạt đi biết mấy. Shakespeare không tầm thường để kết cấu tác phẩm không giàu kịch tính. Có thể nói, đoạn độc thoại nội tâm của Juliet trước lúc uống thuốc ngủ ở Cảnh 3, Hồi IV là một ngữ cảnh vô song góp phần làm nên vẻ đẹp của kiệt tác mà ít người chú ý. Đoạn độc thoại nội tâm của Juliet với gần 500 từ nói lên tất cả lòng dũng cảm và nghị lực, lẫn những trở trăn dằn vặt và cả nỗi sợ hãi, sự thỏa hiệp rất đỗi Con người của nàng Juliet.
Khi còn lại một mình, thoạt đầu Juliet đã vô cùng sợ hãi, đến nỗi nàng đã định gọi mẹ và nhũ mẫu ở lại: “Một mối lo sợ không đâu đã thấm lạnh vào mạch máu ta, hình như làm ngưng đọng cả hơi nóng của đời sống” Phải gọi họ lại cho đỡ sợ...”. Nhưng rồi nhận thức rõ ý nghĩa hành động của mình, nàng trấn tĩnh lại và ra lệnh cho bản thân: “Cái màn kịch hãi hùng này ta phải diễn một mình. Nào, cầm lấy lọ này!”. Chỉ cần một ngụm thôi, nàng có thể trở thành người hạnh phúc nhất... Nhưng Juliet bỗng trở nên lưỡng lự: “... nhỡ thuốc không hiệu nghiệm thì sao?” và nghĩ đến điều xấu nhất: “Sáng mai ta sẽ phải làm vợ người ta chăng?”. Nếu thế nàng đã có phương án dự phòng chứ nhất quyết không chịu làm vợ chàng Paris : “Không, không. Vật này sẽ không cho phép việc đó xảy ra”, và nàng “đặt một lưỡi dao găm xuống cạnh giường”. Đến đây ta có thể yên tâm vì biết rằng Juliet sẽ không thay đổi thái độ. Vậy nhưng Shakespeare lại “trêu ghẹo cảm xúc của khán giả”, bắt chúng ta phải hồi hộp khi để cô bé Juliet đa nghi như một người từng trải: “Nhưng nhỡ thuốc đây là thuốc độc mà ông thầy tu đa mưu kia muốn dùng để giết ta thì sao? Có thể ông sợ rằng lễ thành hôn này sẽ làm ông mất danh dự, vì trước kia ông đã làm phép cưới cho ta và Romeo rồi chăng? Ta sợ ông ta làm thế mất”. Và như thế có nghĩa nàng sợ chết. Nhưng rồi nàng lại phủ nhận sự nghi ngờ đó và thấy mình không phải: “... không, không thể thế được. Từ trước đến nay ai cũng công nhận người là một thánh nhân... Ta không nên nghĩ bậy như vậy”.
Rõ ràng Juliet đã nghi ngờ lòng tốt của vị tu sĩ đáng kính, song lại chẳng hề nghi ngờ tình yêu của Romeo dành cho mình và của mình dành cho Romeo! Nhưng nàng vẫn không thể lấy tình yêu để trấn an mình khi tưởng tượng nỗi hãi hùng của hầm mộ mà mình sẽ nằm vào đấy: “Nhưng nếu một khi họ đã đặt ta vào trong hầm mộ, mà ta tỉnh dậy trước khi Romeo tới để đưa ta ra khỏi nơi đó thì sao? Ôi thật là kinh khủng! Phải chăng ta sẽ bị ngạt trong cái hầm ấy?... Phải chăng ta sẽ ngạt thở mà chết trước khi Romeo tới kịp?”. Nỗi sợ phải chết lại bám riết lấy nàng, dẫn nàng đi xa hơn: “Hay nếu có sống được chăng nữa, giữa cảnh chết chóc âm u, ở một nơi kinh khiếp như vậy, thì cũng đến... hóa điên mất!”. Ôi, Juliet đáng thương! Nàng bé bỏng, cô đơn, yếu đuối, nàng bấn loạn là lẽ thường tình. Ai ở vào tình cảnh đó mà ung dung tự tại mới là kẻ không bình thường, mới là giả dối. Do đó, đây là nỗi sợ hãi mang tính người nhiều nhất mà nhà hiện thực chủ nghĩa Shakespeare đã phanh phui ra được, như một nhược điểm trong tâm lý của người đời. Nỗi sợ hãi này còn khủng khiếp hơn cả cái chết. Bởi nếu chết đi, nàng sẽ không còn phải sợ, không còn phải buồn, không còn phải tuyệt vọng... Điều đáng chú ý là dù tuyệt vọng như thế nhưng không mảy may Juliet nghĩ mình phải làm ngược lại để trốn chạy nỗi sợ. Có thể người con gái mỏng manh này thay đổi thái độ được lắm chứ (dù chỉ trong suy nghĩ): Tại sao nàng phải tự hành hạ mình? Chỉ cần nỗi sợ này chiến thắng, chỉ cần dừng tay lại, vứt lọ thuốc đi, Juliet sẽ có tất cả: sự sống, danh vọng, địa vị, tiền tài, bởi chàng Paris sẽ cho nàng tất cả những thứ kia. Đúng, nàng sẽ có tất cả, duy chỉ không có tình yêu. Tình yêu mà vì nó cả thân thể và tâm hồn nàng bị vò xé như thế này đây. Tình yêu mà từ ba hôm trước, đã trở thành lẽ sống của cả cuộc đời nàng. Vậy thì làm sao mà người con gái kiên cường này lại có thể phản bội tình yêu dù chỉ trong ý nghĩ! Quả Juliet đã không hề hèn nhát. Thậm chí trong tột cùng nỗi sợ của riêng mình, nàng vẫn lo lắng cho người yêu, sợ rằng người anh họ đã chết của nàng có thể báo thù người mà nàng yêu dấu: “Ô kìa, hình như ta thấy bóng ma của biểu huynh bị gươm Romeo đâm thủng ngực đang đi tìm chàng...”. Và nàng cuống quít, như là để bảo vệ cho bằng được người yêu: “Đứng lại, Tibân! Hãy đứng lại!... Romeo hỡi, em đến đây!”. Thế rồi lọ thuốc được đưa lên, còn Juliet thì ngã xuống...
Ở cuối đoạn độc thoại nội tâm của Juliet, hình ảnh sau cùng mà nàng mang theo chính là hình ảnh chói lọi của Romeo. Chỉ nó thôi đã thiêu đốt nỗi sợ hãi của Juliet ra tro. Nếu tình yêu của Juliet dành cho Romeo chỉ là những tình cảm nhất thời, hẳn nàng sẽ chẳng đủ nghị lực để đương đầu với tất cả, những thử thách bên ngoài và cả những thử thách bên trong: mối thù dòng họ, lễ giáo phong kiến, xung đột anh em, sự trái ngang của duyên phận, sự tuyệt vọng trước chia ly, nỗi sợ hãi trong hầm mộ,... Chính tình yêu đã cho nàng sức mạnh, đặc biệt là khi nàng phải đối diện với nỗi sợ hãi lớn nhất - đó là nỗi sợ không chế ngự được bản thân mình.
Như thế tình yêu của Juliet dành cho Romeo thật đáng ao ước biết bao.
Cũng có lẽ từ đây, nhờ biện pháp khắc họa tâm lý nhân vật tài tình của Shakespeare mà người đời tìm thấy mình trong nhân vật của ông. Shakespeare đã khái quát được những trạng thái tình cảm chân thực của con người, đặc biệt là người con gái khi yêu. Có phải thế chăng mà Flaubert mới nói: “Virgile xây dựng người đàn bà yêu đương, Shakespeare thì xây dựng người con gái yêu đương, và tất cả những người phụ nữ yêu đương khác đều là bản sao ít nhiều xa gần so với Didon hoặc Juliet”.
3. Về thể loại: Nói đến bi kịch là nói đến kết cấu của sự trình bày, thắt nút và mở nút một xung đột kịch, mà kết thúc bao giờ cũng là sự hủy diệt, tiêu vong hay tổn thất lớn lao của nhân vật chính - người anh hùng chiến bại.
Romeo và Juliet là hiện thân của một tình yêu đẹp, một tình yêu đích thực và lý tưởng, có sức lôi cuốn diệu kỳ và đánh thức mọi trái tim khao khát yêu đương. Qua bao thăng trầm, tình yêu ấy vẫn tỏa sáng, vẹn nguyên trong lòng độc giả. Có được thành công đó của tác phẩm, Shakespeare tỏ ra tài hoa ở từng chi tiết nghệ thuật lẫn ở sự lựa chọn đầy bản lĩnh về mặt thể loại. Tại sao ông lại biến đổi một cách tàn nhẫn câu chuyện có thật về kết thúc đẹp đẽ của chuyện tình chàng Romeo và nàng Juliet Trung cổ thành thảm thương đến vậy? Tại sao ông lại rời xa cảm hứng hài kịch cũng đã đem lại cho ông bao vinh quang trước đó? Trả lời những câu hỏi này cũng là nhằm khẳng định thêm tài năng của tác giả và giá trị của tác phẩm.
Báo Phụ nữ Việt Nam số ra ngày 11/12/1991 cung cấp một thông tin về Romeo và Juliet: “Gần đây các nhà Sêchxpia học khi tìm nguyên mẫu của “bức tượng đài tình yêu” đã phát hiện thiên diễm tình đó chỉ là sáng tạo của thiên tài Sêchxpia. Trong đời thực, câu chuyện Rômêô và Giuliet được tiếp tục bởi cha Lôrân đã kịp thời ngăn chặn tai biến, hai người không chết, kết hôn, sống bình thường - tẻ nhạt như những đôi vợ chồng bất hạnh khác trên đời”. Nếu trung thành với tài liệu đó của cuộc sống, hẳn Shakespeare chỉ có thể viết nên một vở mélodrame thông tục mà sức sống không thể dài bằng một bi kịch (tragédie). Ở vào một thời điểm là thời đại Phục Hưng vốn đang thừa hưởng những thành quả rực rỡ của những kiệt tác bi kịch của người Hy Lạp cổ, không thể nói là Shakespeare không chịu ảnh hưởng từ di sản đó, trong khi đó bi kịch được đánh giá là một thể loại cao quí, một “bông hoa tuyệt đẹp” (chữ dùng của A.Camus), hẳn Shakespeare có đủ lý do để biến một vở drame - hôn - nhân thành một bi - kịch - tình - yêu.
Có thể hiểu có hai lý do để Shakespeare kết thúc cuộc tình của Romeo - Juliet bằng cái chết. Thứ nhất, dù tình yêu đồng nghĩa với những gì lãng mạn nhất, nhưng tình yêu Romeo và Juliet không tồn tại ở một thế giới siêu nhiên nào, nó là sản phẩm của thời đại Phục Hưng, thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến lên chế độ tư bản chủ nghĩa, Shakespeare đủ sáng suốt để không sa vào ảo tưởng, ông biết chủ nghĩa nhân văn chưa thể cắm cờ toàn thắng. Lý do thứ hai có cơ sở từ lý do đầu tiên: đó là hiện thực cuộc sống thời Phục Hưng tràn đầy những mâu thuẫn xã hội khốc liệt phù hợp với loại hình bi kịch.Cái chết của Romeo và Juliet là kết quả những mâu thuẫn không giải quyết được của thời đại, hay để giải quyết mâu thuẫn, Shakespeare đã đưa ra giải pháp hy sinh những đứa con lý tưởng của mình, bởi những tệ nạn xã hội đương thời như mối thù dòng họ, lễ giáo phong kiến không dễ gì xóa bỏ (bằng chứng là vương chủ bó tay, hai họ không kiềm chế được). Có thể Shakespeare cũng không ngăn nổi dòng lệ khi để cho Romeo và Juliet phải chết, nhưng với nhãn quan sáng suốt của mình, ông biết họ là những kẻ “tử vì đạo”. Ông buộc phải mượn cái chết của đôi trai gái để “giết” luôn một di sản đồi bại của chế độ phong kiến Trung cổ. Và ông đã làm được điều đó: “Trên xác con cha mẹ mới quên thù” (Tự ngôn, Hồi I). Cái chết của Romeo và Juliet đánh dấu sự thắng lợi của lý tưởng nhân văn: dù phải trả giá đắt, cái mới cần phải được xác lập. Tính chất chiến đấu của tác phẩm, vì thế càng trở nên mạnh mẽ. Từ đây nhân loại có thể bước vào kỷ nguyên của tình yêu tự do, hôn nhân tự nguyện, mà Romeo và Juliet là hai kẻ tiên phong.
Như vậy, bằng thiên tài nghệ thuật của mình, Shakespeare đã để lại dấu ấn không thể phai mờ trong lòng người đọc. Ông đã sinh thành nên những đứa con đẹp nhất cho cõi trần gian. Bức tranh văn học thế giới sẽ trống vắng biết chừng nào nếu thiếu vắng Shakespeare! Ai đó đã nói không thể đúng hơn rằng, nếu như có dịp quảng bá nền văn minh của Trái đất ra ngoài hành tinh thì tác phẩm của Shakespeare sẽ được lựa chọn (nó đã được ghi vào đĩa CD do các con tàu vũ trụ mang vào giải Ngân hà - Báo Tiền phong số 138, 11/1998). Ý kiến đó nhất định sẽ được biểu dương đồng tình, nhất là khi ta tự hào có Romeo and Juliet để mang theo.
Thông tin về tác giả Uy-li-am Sếch-xpia (William Shakespeare)
- Uy-li-am Sếch-xpia (William Shakespeare, 1564-1616), nhà soạn kịch thiên tài của người Anh và là kịch gia số một của nhân loại. Ông sinh tại Xtrát-phớt, một thị trấn trung tâm nước Anh.
- Là bậc thầy của văn học phục hưng, Sếch-xpia sáng tác với nguồn cảm hứng dồi dào, say mê về cuộc đời. Ở những vở kịch ban đầu, cái nhìn của Sếchxpia đầy trong sáng, chan chứa niềm tin vào con người và cuộc đời. Con người và những nỗi buồn vui trần thế là trung tâm trong tác phẩm của ông.
2 They are performing a ballet at the concert hall this evening.
(Họ sẽ biểu diễn ba lê tại phòng hòa nhạc tối nay.)
Đáp án: A ballet will be performed at the concert hall this evening.
(Một vở ballet sẽ được biểu diễn tại phòng hòa nhạc tối nay.)
3 Does Lady Gaga design the costumes?
(Lady Gaga có thiết kế trang phục không?)
Đáp án: Are the costumes designed by Lady Gaga?
(Trang phục có được thiết kế bởi Lady Gaga không?)
4 How many Hobbit films have they made?
(Họ đã làm bao nhiêu phim Hobbit?)
Đáp án: How many Hobbit films have been made?
(Có bao nhiêu bộ phim Hobbit đã được thực hiện bởi họ?)
5 The artist ought to sign the painting.
(Các nghệ sĩ nên ký vào bức tranh.)
Đáp án: The painting ought to be signed by the artist.
(Bức tranh nên được họa sĩ ký.)
6 Thousands of people will visit the gallery this year.
(Hàng nghìn người sẽ đến thăm phòng tranh năm nay.)
Đáp án: The gallery will be visited by thousands of people this year.
(Phòng trưng bày sẽ được hàng ngàn người ghé thăm trong năm nay.)
The eldest son was a wealthy glove maker.
Viết lại câu
eldest son / wealthy glove maker
=>The eldest son was a wealthy glove maker.