hay giup tui ta cay nha
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ở vườn nhà ngoại trồng rất nhiều loại cây khác nhau. Cây xoài lúc lỉu quả chín. Cây hoa hồng toả hương thơm ngát. Cây nhãn nặng những chum quả chín… Nhưng em thích nhất là cây bưởi.
Cây bưởi được ông trồng hơn 20 năm. Cây cao gần 2m. Thân cây không to lắm chỉ bằng bắp chân người lớn. Thân cây màu rêu xám, không sần sùi và nhiều u bướu như cây bàng. Rễ cây to, bám chắc vào đất, hút dinh dưỡng từ đất nuôi cây. Từ thân cây chia ra thành ba cành lớn chắc chắn như những cánh tay của lực sĩ cử tạ. Ba cành lớn ấy lại phân ra thành nhiều cành nhỏ khác nhau. Lá cây to bằng bàn tay người lớn, hơi dài, thắt lại ở giữa như cái nậm rượu. Hoa bưởi nhỏ, màu trắng ngọc, mọc thành từng chum. Mùa xuân hoa nở thơm ngát cả khu vườn. Khi hoa bưởi rụng đi, những quả bưởi sẽ thay thế. Quả bưởi tròn, da trơn nhẵn được nâng đỡ cẩn thận. Những quả bưởi ấy như những đứa con đầu tròn trọc lốc được cây mẹ chắt chiu dinh dưỡng nuôi nấng. Mùa thu là mùa bưởi chín. Khi ấy những quả bưởi chín vàng, ăn những múi bưởi sẽ thấy vị ngọt dịu mát đọng lại.
Cây bưởi có rất nhiều ích lợi khác nhau. Hoa bưởi thơm ngát thường được dung để ướp chè. Ông ngoại em hay ướp chè với hoa bưởi ủ trong lá sen. Nước chè được ướp bằng hoa bưởi uống vừa thơm vừa ngọt. Vào những ngày Rằm Tháng Tám, quả bưởi được mang đi thắp hương cúng lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên. Hay những dịp Tết thì quả bưởi không thể thiếu trong mâm ngũ quả của người miền Bắc. Các bà các mẹ lấy vỏ bưởi phơi khô để gội đầu. Tóc sau khi được gội bằng vỏ bưởi vừa óng mượt, chắc khoẻ lại vừa thơm thoang thoảng mùi bưởi.
Bưởi có nhiều loại giống cây khác nhau. Có bưởi đào, bưởi ổi, bưởi năm roi, bưởi Diễn,… Mỗi loại có một cách trồng và chăm sóc khác nhau. Nhưng người trồng muốn có được mùa quả bội thu đều phải khéo léo, cẩn thận và chăm sóc cây bằng tất cả tình yêu dành cho nó.
Mỗi mùa hoa nở em lại có dịp cùng ông ngoại đi hái hoa về ướp chè, được cảm nhận mùi hương thơm ngát của hoa bưởi. Em rất thích cảm giác ấy và thấy yêu cây bưởi vô cùng.
Sau vườn nhà tôi có trồng một cây bưởi ổi. Cây bưởi này có trái cả ba mùa và năm nào cũng sai trái.
Bưởi có nhiều giống: bưởi đỏ, bưởi sẻ, bưởi ổi, nhưng tôi thích giống bưởi ổi hơn cả. Cây bưởi ổi thấp hơn các loại bưởi khác. Thân cây màu hơi mốc, xẻ thành nhiều nhánh, các nhánh nhỏ đều có gai.
Trời vừa đổ mưa là bưởi ra lá non. Lá bưởi non lớn bằng bàn tay, màu xanh dịu, đến già thì màu xanh đậm. Lúc bấy giờ bưởi cũng ra hoa. Hoa bưởi kết đầy cành, trông như hoa mù u có từng chùm nhỏ, đôi khi thấy hoa mà không thấy lá. Hoa nở màu trinh bạch, nhị vàng. Hương bưởi thơm dịu mà ngọt thoang thoảng khắp vườn. Không gì thích thú bằng một đêm trăng ngồi dưới gốc bưởi để thưởng thức mùi hương hoa êm dịu. Cành hoa bưởi đong đưa trước gió, vài cành hoa rung nhẹ bên hồ làm cho tôi có cái cảm giác như lạc vào cõi thần tiên nào.
Bưởi kết trái vào khoảng tháng tư. Trái bưởi ổi tròn, trên đầu có núm trông như trái ổi lớn, vỏ bưởi xanh non. Đến khoảng tháng tám thì vỏ ửng vàng, bưởi sắp chín.
Hoa bưởi là loại hoa có giá trị hoàn toàn. Hoa rụng cánh để cho ta những trái bưởi ngon. Lột bưởi ra, tôi thấy có nhiều múi. Bưởi ổi ngọt lại không có chất the như các giống bưởi khác.
Nhìn cánh hoa bưởi, tôi nhớ lại câu hát:
Hoa lài, hoa lí, hoa ngâu,
Không bằng hoa bưởi thơm lâu dịu dàng.
Chúc bn hk tốt !
Như Khương NguyễnNguyễn Văn ThànhNguyễn Hoàng Anh Thư?Amanda?Mr.VôDanhnguyen thi vang
Dấu hiệu chia hết cho :
+2:chữ số tận cùng là số chẵn
+3:tổng các chữ số là số chia hết cho 3
+5:chữ số tận cùng là 0 hoặc 5
+9:tổng các chữ số là số chia hết cho 9
#H
*Lâu ko coi lại h quên gần hết :')
- Các số có tận cùng là 0 ; 2 ; 4 ; 6 ; 8 thì chia hết cho 2 .
- Các số có ổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
- Các số có tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.
- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.
Rêu sinh sản bằng bào tử. Bào tử chín rơi xuống đất -> gặp đất ẩm -> nảy mầm thành cây rêu non
Đổi 75%=3/4.Vậy số cam bằng 3/4 số bưởi.
Tổng số cây bằng số phần cây bưởi là: 3/4+3/4+1=5/2
Số cây bưởi là:30:5/2=12(cây)
Số cây cam=số cây chanh=3/4 số cây bưởi là: 3/4*12=9(cây)
Ngôi trường thân yêu của em có rất nhiều loại cây cho bóng mát. Nhưng có lẽ không cây nào có bóng tre rợp mát bằng cây bàng.
Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ nhiều tầng xoè tán chùm bóng mát cả một khoảng sân trường rộng. Lại gần cây bàng tròn, thẳng mầu nâu sẫm như dãi giầu qua nhiều năm tháng. Cây bàng là một loại cây rất nhạy cảm với sự thay đổi của bốn mùa. Nhưng có lẽ nó thân thuộc nhất với chúng em là vào mùa hè.
Khi mùa hạ về, lá bàng rợp mát cả một khoảng sân và đây là thời điểm mà tụi nhỏ chúng em tụm năm tụm bẩy vui đùa nhảy nhót hết sức thỏa mái vào những giờ chơi dưới gốc bàng mát rượi thân yêu này. Những bông hoa nhỏ chen giữa màu lá xanh biếc. Bàng còn là nơi gọi chim về tụ hội ca hát nhảy múa trong vòm lá. Càng tô điểm cho cây vẻ đẹp mĩ miều.
Tụi nhỏ chúng em yêu cây bàng này lắm bởi nó đã gắn bó với ngôi trường. Nó còn là nơi chứng kiến bao kỉ niệm vui buồn của chúngem. Dù mai này có phải xa mái trường, xa cây bàng yêu dấu này thì hình ảnh về cây bàng mãi mãi in đâm trong tâm trí em.
Trường em thấp thoáng sau những tán cây đại thụ: những rặng xà cừ cao tít, tán lá sum suê rinh theo gió, những cây phượng với rực rỡ sắc đỏ khi vào hè và đặc biệt đó là cây bàng với tán bàng rộng khắp trải bóng mát khi hè về, và không biết từ bao giờ cây bàng đã trở thành người bạn thân thiết với lũ trẻ chúng em.
Từ khi bước chân vào mái trường thân yêu này, cây bàng đã ở đó đứng hiên ngang trước sân, trải qua bao mùa mưa gió và em cũng lớn dần lên còn cây bàng thì càng già đi. Thân bàng xù xì những ụ, nhưng to và vững chắc. Gốc bàng nổi hằn những cái rễ to lên trên mặt đất. Em từng hỏi mẹ tại sao rễ bàng lại to và oằn đến thế mẹ nói đó là sức nặng của thời gian, của nắng mưa gió bão, chúng phải oằn mình chống cự để cây bàng có thể xanh tốt như bây giờ.
Cây bàng luôn làm em thích thú mỗi khi lơ nhìn ra của sổ,cái màu xanh mướt khi mùa xuân gần qua mùa hè gần tới làm dịu mắt em. Tán bàng rỗng che ngợp cả nắng mùa hè tạo thành chiếc ô dù màu xanh thiên nhiên mà em có thể chơi thỏa thích dưới sân cùng các bạn. Các bạn nam thì bắn bi dưới gốc, các bạn nữ chơi chuyền chắt hay nhảy dây. Tất cả đêu cười vui vẻ và khoái trí dưới sân. Còn em thích ngắm nhìn những tia nắng xuyên qua kẽ lá tinh nghịch đùa giỡn trốn tìm cùng nhau.
Mùa đông tới cây bàng lại trở về dáng vẻ khăng khiu. Khi mà nhưng chiếc lá đỏ ối rụng gần hết, làn gió mùa heo hút thổi qua, chỉ còn vài chiếc lá đỏ còn lại trơ trọi và đơn độc, lũ học trò chúng em vẫn nô nghịch dưới gốc bàng nhưng em biết cây bàng phải chiu đựng lạnh giá mùa đông, chiếc áo ấm xanh mướt đã chẳng còn nữa.
Quả bàng xanh, quả bàng chín..... lấp ló sau tán lá. Lũ trẻ chúng em thích ăn quả bàng ngọt thơm đặc biệt là bàng nếp thì còn ngậy và bùi nữa.
Cây bàng đã cùng chúng em lớn lên cùng chúng em vui đùa, cùng chúng em học ngày qua ngày. Nghỉ hè sân trường vắng một mình cây bàng đứng trơ trọi. Gió tinh nghịch làm rung rinh tán lá. Hay cây bàng già đang đứng cười hiền và vẫy chào tạm biệt chúng em hẹn sau một kì nghỉ dài gặp lại. Em sẽ rất nhớ cây bàng già ấy.
Ai đã từng được đến vùng đất Diễn vào dịp cuối năm chắc hẳn sẽ được ngắm nhìn những vườn bưởi Diễn với những với những chùm bưởi sai trĩu. Nhà nội em không có nhiều đất nhưng đây là nét đặc trưng của quê hương, ông vẫn giữ lại một cây ở góc sân vừa để lấy bưởi ăn, vừa để làm cảnh.
Cây bưởi nhà nội đã trồng từ lâu rồi nhưng cũng chỉ cao khoảng hơn một mét, chia thành nhiều cành nhỏ tỏa ra xung quanh. Thân cây to bằng cổ chân, màu rêu xám. Vỏ cây đã có những vết mốc. Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất, hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Cành cây như những cánh tay to khỏe, rắn chắc, nâng đỡ tán lá và quả. Lá bưởi to như bàn tay người lớn, dài, thắt lại ở giữa như cái nậm rượu.
Để tận hưởng hương thơm ngát, quyến rũ của hoa bưởi thì bạn phải đến vườn bười vào mùa xuân. Từng chùm hoa trắng muốt, hương thơm thoang thoảng theo gió, lấp ló trong những tán lá xanh mơn mởn. Khi có cơn gió thoảng qua, những cánh hoa trắng rơi lả tả quanh gốc cây. Nhiều người còn sử dụng hoa bưởi để pha chế vào các món ăn như nấu chè, ướp bột sắn.
Mùa xuân sắp hết cũng là lúc quả bưởi con được hình thành. Quả bưởi lớn rất nhanh. Lúc mới hình thành chúng bé bằng hòn bi, chỉ vài hôm sau chúng đã to bằng quả chanh, rồi bằng cái bát lúc nào không hay.
Vào cuối thu là lúc bười có thể ăn được, quả bưởi lúc này có màu vàng ươm, nặng trĩu cành, có mùi thơm ngọt. Bưởi Diễn có một đặc điểm là múi bưởi tròn căng, mọng nước, nhưng bóc rất dóc vỏ, tép bưởi không bị nát và chảy nước.
Cây bưởi có thể làm cây cảnh ngày Tết, quả bưởi để bày mâm ngũ quả, làm quà cho họ hàng, bạn bè. Lá và vỏ bưởi dùng để gội đầu, làm lá xông giải cảm, hoặc luộc ốc rất thơm. Hoa bưởi để ướp bột sắn, cho ta mùi thơm thoang thoảng, dịu mát.
Phải đến dịp tết giống bưởi Diễn mới có thể ăn được. Khi bưởi đã già người ta thường trẩy bưởi xuống, bôi vôi vào cuống quả bưởi, để dưới gầm giường, hoặc dưới đất cho bưởi xuống đường. Bưởi Diễn càng để héo ăn càng ngọt.
Em rất thích cây Bưởi Diễn bởi nó không chỉ là đặc sản quê hương em mà nó còn làm đẹp cho quang cảnh ngôi nhà nội thêm đẹp, thêm tràn trề sức sống. Em hi vọng giống Bười Diễn sẽ thích hợp trồng ở nhiều nơi để ngày càng nhiều người được thưởng thức món ăn dân dã nhưng vô cùng hấp dẫn ấy.
Hè nào em cũng về quê thăm bà ngoại. Vườn nhà bà trồng rất nhiều cây ăn quả nào na , nào ổi,…Những loại trái cây ấy đều có hương vị ngon ngọt riêng biệt. Nhưng em vẫn thích nhất là cây chuối tiêu sai quả trong bụi cây ở góc vườn.
Nhìn từ xa, cây chuối như chiếc ô xanh mát rượi.Thân cao hơn đầu người mọc thẳng, không có cành xung quanh là mấy cây con mọc sát lại thành bụi. Đến gần mới thấy rõ thân chuối to gần bằng cột nhà. Sờ vào thân thì không còn cảm giác mát rượi nữa vì cái vỏ bóng bẩy đã hơi khô.
Cây chuối tiêu có nhiều tàu lá, có tàu đã khô bị gió đánh rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì tươi tốt nguyên vẹn, to như máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những táu lá ở trên xanh nhạt dần. Sát tàu là vàng là một bắp chuối màu đỏ đang trổ hoa.
Hoa chuối dần dần hé nở để lộ những nải chuối tạo thành một buồng chuối.
Đặc biệt nhất là buồng chuối dài lê thê, nặng trĩu với bao nải úp sát vào nhau tưởng chừng thân chuối muốn ngả về một phía. Nải nào cũng chen chúc những quả no tròn. Mỗi quả chuối dài hơn một gang tay em. Khi chuối chín, mùi thơm của nó phản phất trong gió.
Cây chuối dường như không bỏ đi thứ gì: thân chuối làm thức ăn cho lợn, lá chuối thuờng được bà dùng để gói bánh, hoa chuối làm nộm là thức ăn của người dân quê, quả chuối ăn vừa ngon lại vừa bổ.... Còn gì thú vị hơn là sau bữa cơm được ăn tráng miệng bằng một quả chuối ở nhà mình trồng.
Cây chuối tiêu thực sự là người bạn tốt của em. Cây vừa cho trái ngon, tạo mảng xanh cho khu vườn thêm mát mẻ. Em rất yêu và quý cây chuối nhà mình. Em sẽ cố gắng chăm sóc thật tốt để cây cho nhiều quả ngọt.