nêu vai trò của việc học tập
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gia đình là tổ ấm, là nơi nuôi dưỡng mỗi chúng ta, và đó cũng là nơi để trở về sau những ngày bôn ba vất vả. Bởi thế, gia đình có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Nơi mà chúng ta gọi là gia đình, chính là nơi có những người thân yêu với ta cùng chung sống. Đó là bố, là mẹ, là anh chị em, là ông bà. Gia đình là nơi nâng ta đi những bước chân đầu tiên, dìu dắt ta ngày càng trưởng thành và luôn dang rộng vòng tay đón chờ ta trở về. Dù là vui buồn hay mệt mỏi, dù là sung sướng hay khó khăn, gia đình vẫn sẽ mãi luôn là bến bờ an toàn nhất. Khi dần lớn lên, chúng ta sẽ mặc sức rong ruổi trên hành trình tìm kiếm thành công, và gia đình sẽ chính là hậu phương vững chắc nhất, tiếp thêm cho ta sức mạnh, ý chí. Thế nhưng, để gia đình thực sự là một nơi tuyệt vời như thế, bản thân mỗi chúng ta cần phải nâng niu và giữ gìn gia đình của mình. Từ những hành động nhỏ nhất, như dành tình yêu thương cho những thành viên trong gia đình. Dành thời gian để đoàn tụ, chia sẻ cùng nhau. Có như vậy, gia đình mới thực sự là mái ấm tuyệt vời của mỗi con người.
Văn học thiếu nhi đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ em bởi nó không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, tư duy và sự sáng tạo, mà còn giúp trẻ hiểu về thế giới xung quanh, rèn luyện đạo đức và giá trị sống. Một ví dụ cụ thể về vai trò của văn học thiếu nhi là cuốn sách "Alice ở xứ sở thần tiên" của Lewis Carroll. Cuốn sách này không chỉ là một câu chuyện giải trí mà còn mang đến cho trẻ những bài học về sự tò mò, sự khám phá, và sự đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. Alice, nhân vật chính, là một cô bé thông minh và dũng cảm, qua cuộc hành trình của mình, trẻ em được khuy encourge để khám phá thế giới xung quanh mình và không sợ đối mặt với những khó khăn. Văn học thiếu nhi cũng có vai trò trong việc rèn luyện đạo đức và giá trị sống cho trẻ em. Ví dụ, cuốn sách "Cô bé quàng khăn đỏ" của nhà văn Charles Perrault đã truyền tải thông điệp về việc tuân thủ quy tắc và hậu quả của việc không nghe lời cha mẹ. Câu chuyện này giúp trẻ nhận thức được tầm quan trọng của việc nghe lời và trách nhiệm của mình trong gia đình và xã hội. Văn học thiếu nhi không chỉ là một phương tiện giải trí mà còn là một công cụ giáo dục quan trọng. Nó giúp trẻ em phát triển ngôn ngữ, tư duy và giá trị sống, đồng thời rèn luyện khả năng khám phá và đối mặt với thử thách trong cuộc sống.
Tham khảo:
1) Để khuyến khích việc học tập, nhà Hậu Lê đã đặt ra lễ xướng danh (lễ đọc tên người đỗ), lễ vinh quy (lễ đón rước người đỗ cao về làng) và khắc tên tuổi những người đỗ cao (tiến sĩ) vào bia đá dựng ở Văn Miếu để tôn vinh.
2) Trường không chỉ thu nhận con cháu vua và các quan mà đón nhận cả con em gia đình thường dân nếu học giỏi. Ở các địa phương, nhà nước cũng mở trường công bên cạnh các lớp học tư của các thầy đồ.
Nhà Hậu Lê đặt ra lễ xướng danh (lễ đọc tên người đỗ), lễ vinh quy (lễ đón rước người đỗ cao về làng) và khắc tên tuổi người đỗ cao (tiến sĩ) vào bia đá dựng ở Văn Miếu để tôn vinh những người có tài.
3)
- Cung cấp muối, hải sản và khoáng sản (dầu khí).
- Điều hòa khí hậu.
- Phát triển du lịch, xây dựng cảng biển.
- Trên các đảo có thể trồng trọt.
- Biển đảo là tiền tiêu bảo vệ đất liền.
Pháp luật đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo ra những tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững của xã hội.
Tham khảo !!!
Muốn đạt được kết quả học tập tốt, mỗi học sinh cần xác định được mục đích trong học tập. Mục đích học tập của học sinh ngày nay không gì khác là nỗ lực học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, người công dân tốt, phát triển toàn diện, trở thành người hữu ích, góp phần xây dựng gia đình, xã hội và đất nước. Việc xác định được mục đích học tập đúng đắn sẽ giúp học sinh có định hướng, ra sức say mê học tập đạt được kết quả cao nhất. Để thực hiện được mục đích ấy, mỗi học sinh phải tích cực xây dựng kế hoạch học tập đúng đắn, phù hợp với bản thân và kiên trì thực hiện kế ấy. Tích cực tu dưỡng đạo đức, siêng năng tập tốt ở lớp, ở trường và tự học ở nhà. Phải năng động, sáng tạo, tích cực đổi mới phương pháp học tập. Học từ sách vở và học trong cuộc sống. Học phải đi đôi với hành, tránh lối học tủ, học vẹt, học lệch các môn Có ước mơ, khát khao, hoài bão lớn lao ở tương lai. Xây dựng cuộc sống trong sạch, vững mạnh, tránh xa các thói xấu và tệ nạn xã hội. Học sinh không có mục đích trong học tập chẳng khắc nào mũi tên không có đích đến, không những không có động lực học tập mà sẽ sớm chán nản và bỏ dở việc học. Bởi vậy, muốn học tập tốt nhất định phải xác định rõ mục đích trong học tập và kiên trì học tập để đạt đến mục đích ấy. Con đường phía trước do mỗi chúng ta lựa chọn. Hãy là người có lựa chọn thông minh và đúng đắn để đi đến thành công.
Muốn đạt được kết quả học tập tốt, mỗi học sinh cần xác định được mục đích trong học tập. Mục đích học tập của học sinh ngày nay không gì khác là nỗ lực học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, người công dân tốt, phát triển toàn diện, trở thành người hữu ích, góp phần xây dựng gia đình, xã hội và đất nước. Việc xác định được mục đích học tập đúng đắn sẽ giúp học sinh có định hướng, ra sức say mê học tập đạt được kết quả cao nhất. Để thực hiện được mục đích ấy, mỗi học sinh phải tích cực xây dựng kế hoạch học tập đúng đắn, phù hợp với bản thân và kiên trì thực hiện kế ấy. Tích cực tu dưỡng đạo đức, siêng năng tập tốt ở lớp, ở trường và tự học ở nhà. Phải năng động, sáng tạo, tích cực đổi mới phương pháp học tập. Học từ sách vở và học trong cuộc sống. Học phải đi đôi với hành, tránh lối học tủ, học vẹt, học lệch các môn Có ước mơ, khát khao, hoài bão lớn lao ở tương lai. Xây dựng cuộc sống trong sạch, vững mạnh, tránh xa các thói xấu và tệ nạn xã hội. Học sinh không có mục đích trong học tập chẳng khắc nào mũi tên không có đích đến, không những không có động lực học tập mà sẽ sớm chán nản và bỏ dở việc học. Bởi vậy, muốn học tập tốt nhất định phải xác định rõ mục đích trong học tập và kiên trì học tập để đạt đến mục đích ấy. Con đường phía trước do mỗi chúng ta lựa chọn. Hãy là người có lựa chọn thông minh và đúng đắn để đi đến thành công.
Từ văn bản "Tôi đi học" em cảm thấy ciệc học tập có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người và sự phát triển của xã hội. Ý thức được điều đó nên đa số các bạn học sinh đều rất cần cù, chăm chỉ, chịu khó tìm tòi, học hỏi để nâng cao kiến thức của mình,để mai sau tìm kiếm được một công việc tốt nuôi sống chính bản thân mình và gia đình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bạn học sinh còn lơ là, chủ quan, lười biếng, xem thường việc học. Họ đến trường mà không ham thích, xem đó như một việc làm bắt buộc, ngồi trong lớp không tập trung nghe giảng mà uể oải nằm lên nằm xuống hay làm việc riêng,... Nếu tình trạng này kéo dài thì các bạn sẽ bị hổng kiến thức, kết quả học tập ngày càng kém, dần dần sinh ra chán nản, muốn bỏ học và sa vào các tệ nạn,... Trong tương lai, các bạn sẽ sống trong xã hội mà khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển, với vốn kiến thức hạn hẹp của mình thì làm sao bạn có thể tìm được công việc tốt. Chính vì vậy, ngay từ lúc này, học sinh chúng ta cần phải phấn đấu học tập nghiêm túc, nghiêm khắc rèn luyện mình để mai sau thành công trong cuộc sống.
Trong đời sống xã hội, con người chịu ảnh hưởng bởi môi trường văn hóa mà trong đó họ sống và hoạt động. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng, nó là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh và bản sắc của dân tộc đó. Tổ chức cũng vậy, nó cũng có một truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa mà ta tạm gọi là văn hóa tổ chức. Văn hóa tổ chức là một yếu tố rất quan trọng mà nhà quản lý cần xây dựng và duy trì nhằm tạo động lực đưa đơn vị phát triển nhanh và bền vững. Nhìn một cách tổng thể, văn hóa tổ chức bao gồm những giá trị và chuẩn mực chung được biểu hiện thành những nguyên tắc sống, những nguyên tắc ứng xử có tác dụng chỉ dẫn hành vi của cá nhân trong tổ chức đó. Đối với trường học, văn hóa tổ chức có thể được gọi là văn hóa học đường. Vậy văn hoá học đường là gì? Có thể hiểu đó là những quan niệm, chuẩn mực quy định cách xử sự giao tiếp giữa người học với nhau, giữa trò với thầy và ngược lại; là cách học và tiếp thu kiến thức. Văn hoá còn được thể hiện qua triết lí giáo dục của nhà trường, qua hành vi giao tiếp, cách ăn mặc, cách ứng xử với cảnh quan môi trường...
Văn hóa học đường là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp. Vấn đề xây dựng văn hóa học đường phải được coi là có tính sống còn đối với từng nhà trường, vì nếu học đường mà thiếu văn hóa thì không thể làm được chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ.
Có thể nói, hơn 25 năm đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Ngành giáo dục đã đạt được những thành tựu lớn lao cả về quy mô lẫn chất lượng. Những năm gần đây, đời sống văn hóa của học sinh có những biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Nền kinh tế, văn hóa, khoa học phát triển tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận với nhiều kênh thông tin, nhiều mô hình học tập tiên tiến, do đó đạt nhiều thành tích trong học tập. Khi phải đối mặt với thực trạng học sinh có những hành vi vô lễ với thầy cô như xé bài kiểm tra bị điểm kém, nói tục, chửi bậy ngay trong lớp, học sinh gây gổ đánh nhau theo kiểu “xã hội đen”, thầy cô giáo đánh học sinh, học sinh “quây” đánh thầy cô giáo...nhiều ý kiến cực đoan đã quy kết trách nhiệm cho ngành giáo dục. Người ta cho rằng giáo dục của ta theo khuôn mẫu, khô cứng, giáo dục không gắn với thực tế, ngành giáo dục không tìm được “triết lý giáo dục”, giáo dục sai đường, muốn trẻ hư cứ đưa...tới trường.
Công bằng mà nói, giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng môi trường sư phạm không phải là “ốc đảo” trong xã hội ta, một xã hội có bộ phận không nhỏ bị thoái hóa, biến chất, sống theo lối sống thực dụng, vô cảm. Mặt trái của kinh tế thị trường đã và đang tấn công như vũ bão vào văn hóa truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Bước ra khỏi cổng trường, học sinh phải đối mặt với rất nhiều tệ nạn xã hội như cảnh dòng người chen chúc hỗn độn trên đường lúc tan tầm, cảnh đánh chửi nhau như cơm bữa trên hè phố...Và cách đây chưa lâu trẻ em được tận mắt chứng kiến cảnh người lớn phá tan tành phố hoa xuân của Hà Nội.
Khi về nhà, không ít học sinh tận mắt chứng kiến cảnh bố mẹ cãi chửi, thậm chí đánh nhau, được nghe bố mẹ bàn về những mánh lới làm ăn, nghe bố mẹ than phiền những bức xúc ở cơ quan với hàng loạt chuyện ghen ăn, tức ở, chuyện hối lộ, chạy chức chạy quyền...Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa học đường trong nhà trường hiện nay.
Văn hóa học đường được tạo dựng nên bởi nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất, quyết định nhất theo tôi là ba yếu tố. Đó là nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo và vai trò của cha mẹ học sinh.
Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người.
Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: "Nếu còn trẻ mà không chịu học hành đến khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích". Bên cạnh đó còn có những câu: “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ". Hoặc: "Bất học bất tri lí" (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).
Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học suốt đời.
Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.
Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Ngoại ngữ... Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết thu được chẳng đáng là bao.
Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cẩn nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.
Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp.
Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, nên người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.
Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những kiến thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đến những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia?. Như vậy là có biết bao kiến thức mới, kiến thức mới về cuộc đời, vẽ thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng trí mà còn bằng cả tâm hồn.
Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu,
Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên khoa học xã hội. Văn, Sử là những môn học cần thiết, nêu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa dân tộc. Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế Ngoại ngữ. Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà quên chữ viết, giỏi kĩ thuật mà kém văn hóa thì là thiệt thòi lớn cho mỗi con người. Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là: "Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thi lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích".
Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.
Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.
Tri thức loài người mênh mông như biển cả ("Bể học vô bờ"). Dầu chúng ta có miệt mãi học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ Bác Hồ dạy: "Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân”. Lênin cũng từng khuyên thanh niên: "Học! Học nữa! Học mãi!". Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc học chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước, giai đoạn mới.
GDCD:
-Việc học tập là rất quan trọng đối với mỗi người
-Có học tập, chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phất triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội
Mình đc học như vậy ...