K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 4 2018

Ai là gì

21 tháng 4 2018

ai là gì ?

21 tháng 4 2018

ai thế nào

21 tháng 4 2018

ai thế nào ?

Cái áo của baTôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như...
Đọc tiếp

Cái áo của ba

Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thật sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba…Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là “chú bộ đội”. Có bạn hỏi: “Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?” “Mẹ tớ may đấy!” - Tôi hãnh diện trả lời.

Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục của ba.

Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và gia đình tôi.

Phạm Hải Lê Châu

Câu 1. Bạn nhỏ có được chiếc áo mới là do đâu? (0,5 đ)

A. Mẹ mua cho.

B. Mẹ may từ một mảnh vải cũ của bố để lại.

C. Mẹ sửa chiếc áo của bố để lại.

D. Mẹ tặng em nhỏ ngày sinh nhật.

Câu 2. Chiếc áo của ba đã trở thành chiếc áo xinh xinh của bạn nhỏ vì: (1 đ)

A. Bạn nhỏ đã mặc vừa chiếc áo của ba.

B. Mẹ đã khéo chữa chiếc áo của ba vừa với bạn nhỏ.

C. Bạn nhỏ rất yêu ba nên thây chiếc áo của ba cũng rất đẹp.

D. Tất cả những đáp án đã nêu trong các câu trên.

Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất nội dung bài đọc. (1 đ)

A. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa với bạn nhỏ.

B. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.

C. Tình cảm của em nhỏ đối với ba.

D. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa với bạn nhỏ. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.

Câu 4. Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài văn trên là gì? (1 đ)

Trả lời: ……………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Câu 5: Vì sao mặc áo vào bạn nhỏ cảm thấy ấm áp? (0.5 đ)

Trả lời: ……………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Câu 6: Theo em khi mặc chiếc áo của ba, bạn nhỏ có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình ? (0.5 đ)

Trả lời: ……………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

.........................................................................................................................................

Câu 7. Cho câu: “Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương.” Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Ai (cái gì)? (1 đ)

Trả lời: ……………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

Câu 8: Cho câu: Mấy chục năm qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi có nhiều thay đổi. (0.5 đ)

- Chủ ngữ là:................................................................................................................

- Vị ngữ là:..................................................................................................................

Câu 9: Tìm từ trái nghĩa với từ “khéo” .(0,5 đ)

Trả lời: ……………………………………………………………………………….

Câu 10: Viết lại câu sau cho hay hơn: (0.5 đ)

Bố của bạn trong câu chuyện đã chết khi đi tuần tra biên giới.

Trả lời: ……………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

2
3 tháng 6 2019

giúp mk nha

13 tháng 7 2019

1c

2b

3d

 Một cô gái ngồi trên tàu vào đêm nọ để ý thấy người phụ nữ ngồi đối diện mình cứ nhìn chằm chằm vào cô. Bà ta ngồi bất động giữa hai người đàn ông trung niên. Cô gái cố đưa mắt đi chỗ khác, nhưng bà ta vẫn nhìn chằm chằm vào cô. Ở bến kế tiếp, một hành khách mới đi lên tàu. Ông ta mặc chiếc áo màu đen và ngồi xuống bên cạnh cô gái. Nhưng người phụ nữ kia không thèm...
Đọc tiếp

 Một cô gái ngồi trên tàu vào đêm nọ để ý thấy người phụ nữ ngồi đối diện mình cứ nhìn chằm chằm vào cô. Bà ta ngồi bất động giữa hai người đàn ông trung niên. Cô gái cố đưa mắt đi chỗ khác, nhưng bà ta vẫn nhìn chằm chằm vào cô. Ở bến kế tiếp, một hành khách mới đi lên tàu. Ông ta mặc chiếc áo màu đen và ngồi xuống bên cạnh cô gái. Nhưng người phụ nữ kia không thèm để ý đến người khách mới vào. Bà ta vẫn cứ nhìn chằm chằm vào cô. Hai người đàn ông ngồi bên cạnh bà không hề nhìn về hướng cô. Khi tàu dừng lại ở ga tiếp theo, người đàn ông mặc áo đen ngồi cạnh cô gái đứng dậy. Bỗng nhiên, ông ta cầm lấy tay cô gái, kéo cô ra khỏi tàu dù đây không phải là bến đỗ của cô bé và cô cũng không hề muốn xuống tàu. Khi chỉ còn 2 người trên sân ga, cô gái hoảng hốt la hét nhưng người đàn ông chỉ nói:“Bình tĩnh đi. Tôi vừa mới cứu mạng cô xong đấy. Tôi không muốn làm cô sợ nhưng tôi phải đưa cô ra khỏi con tàu”.Tại sao ông ta lại làm như vậy?câu này no khó

4
27 tháng 9 2018

vì ổng bị điên

27 tháng 9 2018

vì bả chưa ổn định tâm lý(bị điên)

Một cô gái ngồi trên tàu vào đêm nọ để ý thấy người phụ nữ ngồi đối diện mình cứ nhìn chằm chằm vào cô. Bà ta ngồi bất động giữa hai người đàn ông trung niên. Cô gái cố đưa mắt đi chỗ khác, nhưng bà ta vẫn nhìn chằm chằm vào cô. Ở bến kế tiếp, một hành khách mới đi lên tàu. Ông ta mặc chiếc áo màu đen và ngồi xuống bên cạnh cô gái. Nhưng người phụ nữ kia không thèm...
Đọc tiếp

Một cô gái ngồi trên tàu vào đêm nọ để ý thấy người phụ nữ ngồi đối diện mình cứ nhìn chằm chằm vào cô. Bà ta ngồi bất động giữa hai người đàn ông trung niên. Cô gái cố đưa mắt đi chỗ khác, nhưng bà ta vẫn nhìn chằm chằm vào cô. Ở bến kế tiếp, một hành khách mới đi lên tàu. Ông ta mặc chiếc áo màu đen và ngồi xuống bên cạnh cô gái. Nhưng người phụ nữ kia không thèm để ý đến người khách mới vào. Bà ta vẫn cứ nhìn chằm chằm vào cô. Hai người đàn ông ngồi bên cạnh bà không hề nhìn về hướng cô. Khi tàu dừng lại ở ga tiếp theo, người đàn ông mặc áo đen ngồi cạnh cô gái đứng dậy. Bỗng nhiên, ông ta cầm lấy tay cô gái, kéo cô ra khỏi tàu dù đây không phải là bến đỗ của cô bé và cô cũng không hề muốn xuống tàu. Khi chỉ còn 2 người trên sân ga, cô gái hoảng hốt la hét nhưng người đàn ông chỉ nói:
“Bình tĩnh đi. Tôi vừa mới cứu mạng cô xong đấy. Tôi không muốn làm cô sợ nhưng tôi phải đưa cô ra khỏi con tàu”.
Tại sao ông ta lại làm như vậy?

câu này no khó

1
5 tháng 6 2018

Người đàn bà kia thực chất chỉ là 1 cái xác. Chính hai tên đàn ông ngồi bên cạnh cái xác là kẻ đã giết bà ta rồi mang bà ta lên tàu để đến địa điểm phi tang. Để che mắt hành khách trên tàu, chúng làm giả như bà ta còn sống, cố làm mắt bà ta mở nên bà ta chỉ ngồi bất động 1 chỗ và nhìn chằm chằm vào cô gái đối diện. Cô gái thì không biết điều này, nhưng người đàn ông mặc áo đen ngồi cạnh cô gái thì đã đoán ra được chân tướng sự việc. Đó là lý do vì sao ông ta lại nhất quyết lôi cô gái ra khỏi con tàu vì sợ rằng cô sẽ gặp nguy hiểm nếu còn tiếp tục ở lại trên tàu.

BT1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng...
Đọc tiếp

BT1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
  “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:
- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?
     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. 
    Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:
- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. […]
   Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:
- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?”
                                                    (SGK Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 1- trang 52)
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. 
Câu 2. Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là gì? 
Câu 3. Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người như thế nào?
Câu 4. Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử với nhau như thế nào? 
Câu 5. Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần những gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu).

 

0
Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới :Cái áo của baTôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đó...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới :

Cái áo của ba

Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đó chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. Khi cần tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba… Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là "chú bộ đội". Có bạn hỏi: "Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?" "Mẹ tớ may đấy!" - Tôi hãnh diện trả lời.

Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục cũ của ba.

Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả gia đình tôi.

PHẠM HẢI LÊ CHÂU

a) Tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài.

b) Tìm các hình ảnh so sánh và nhân hóa trong bài văn.

1
6 tháng 5 2018

a) - Mở bài: Tôi có một… màu cỏ úa.

- Thân bài: Chiếc áo sờn vai… quân phục cũ của ba.

- Kết bài: Mấy chục năm… cả gia đình tôi.

b) Các hình ảnh so sánh và nhân hóa trong bài văn:

- Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non.

- Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục.

- Gọn gàng như một chú bộ đội.

- Chững chạc như một anh lính tí hon.

- Như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi.

- Như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba.

28 tháng 3 2022

lỗi

28 tháng 3 2022

C