Thuyết trình đồng phục học sinh Việt Nam ( áo trắng quần tối màu)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đầu năm học mới,mẹ đã mua cho em bộ đồng phục của trường. Ôi! Bộ đồng phục thật xinh làm sao nhưng em thích nhất là chiếc áo trong đồng phục này.
Chiếc áo có thân gần giống hình chữ nhật. Chiều dài và rộng khoảng ba,hai gang tay, vừa vặn cho em mặc. Chất liệu làm bằng vải cốt tông, sờ vào thật mịn màng.
Cổ áo có hình giống như trái tim. Tay áo lúc nào cũng phồng lên và ngắn hơn cổ tay em một chút. Trên tay có thêu logo của trường vì vậy nhìn vào ai cũng biết em là học sinh trường Tiểu học Cửu Long, đặc biệt những hình vẽ như ngọn đuốc, chiếc nón tốt nghiệp và quyển vở đề chữ Tiên học lễ – hậu học văn làm logo thêm đẹp lại càng đẹp hơn. Nẹp áo dày với hai lớp, bên trái, kế nẹp được thêu phù hiệu tên trường, tên lớp và tên học sinh, tên em thêu chỉ đỏ rất là ý nghĩa. Chính những đường chỉ đỏ đã làm nổi bật cái tên ấy. Hàng khuy may năm lỗ, luôn luôn theo chiều dọc và thẳng như các chiến sĩ hàng quân trong đội duyệt binh. Nút áo bằng nhựa,em rất thích những anh bạn nút, có khi các anh bạn này lại tinh nghịch vô cùng, lúc bị lỏng rồi thì đụng vào là nhảy xuống sàn nhà ngay, làm em tìm mãi mới thấy. Đường chỉ của áo được may đều đặn, thẳng tắp, không bị xéo cũng không bị nghiêng. Áo đã làm cho em có cảm giác rất thoải mái khi mặc vào.
Bạn áo cũng đã gợi cho em một kỉ niệm không sao quên được là có hôm,trên đường đi học về bỗng nhiên trời đổ mưa nhưng em lại quên mang theo áo mưa nên đã dầm mưa về nhà và bị bùn đất văng lên làm bẩn bạn ấy. Vì áo bẩn nên lúc về nhà em đã bị mẹ la nhưng la xong thì mẹ nói với em rằng: “Lần sau con nhớ cẩn thận hơn và mang theo áo mưa đấy,vì thời tiết dễ mưa lắm,nhé con!”. Lời nói ngọt ngào làm sao,nhờ lời nói ấy em lại có cảm giác là chiếc áo không giận em mà còn mỉm cười với em nữa.
Em rất yêu quý chiếc áo đi học này vì khi mặc vào bạn ấy đã giúp em có tinh thần sảng khoái trong học tập. Em hứa sẽ giữ gìn bạn áo cho thật sạch để mỗi ngày được mặc đến trường. Chiếc áo có thân gần giống hình chữ nhật. Chiều dài và rộng khoảng ba, hai gang tay, vừa vặn cho em mặc. Chất liệu làm bằng vải co tông, sờ vào thật mịn màng.
Dễ thôi bạn :)
Tổng số mét vải may đồng phục cho 24 bạn nam là:
114 x 24 = 2736 ( m )
Tổng số mét vải may đồng phục cho 24 bạn nữ là:
116 x 24 = 2784 ( m )
=> Tổng số mét vải may đồng phục cho 48 bạn là:
2736 + 2784 = 5520 ( m )
Đ/s: ...
Số vải cần dùng để may đồng phục cho học sinh cả lớp là :
114 x 24 + 116 x 24 = 5520 ( m )
Đáp số : 5520 m vải
1/4 số quần áo là: 1832:4=458( bộ)
còn phải may số bộ quần áo là: 1832-458= 1374( bộ )
ko biết phương pháp tiểu học,chỉ biết phương pháp trung học thôi
2
Áo bạn Nhung và quần bạn nhung không màu trắng mà Linh mặc quần xanh nên Nhung mặc quần tím và áo xanh.
Quần áo Dương mặc đều là trắng.
Linh mặc áo tím quần xanh .
Lập bảng như sau:
Quần Áo
Dương Trắng Trắng
Nhung Tím Xanh
Linh Xanh Tím
Lập luận như sau: Ta có quần Linh màu xanh
lại có quần Nhung không màu trắng
suy ra: quần Nhung màu Tím và quần Dương màu trắng
Tương ứng ta có: Dương quần áo cùng màu là trắng trắng
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Đến với nước Nhật Bản có chiếc áo Ki-mô-nô, Hàn quốc có chiếc Han-bok, người Hoa có chiếc xườn xám…Còn với Việt nam chúng ta từ xưa đến nay chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống.
Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, đấu tranh dựng nước và giữ nước, đố cũng chính là khoảng thời gian tàn phá đi những giá trị văn hóa của dân tộc. Chính bởi vậy mà không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy có từ bao giờ và hình dáng của nó ra sao. Khi đọc đến cuốn “ Kể chuyện chín Chúa mười ba vua thời Nguyễn” của Tôn Thất Bình, người ta đã tìm thấy lịch sử ra đời của chiếc áo dài là vào khoảng thế kỉ thứ 18. Ban đầu chiếc áo dài còn thô sơ nhưng nó rất kín đáo, là sản phẩm có tính chất dung hòa của hai miền Bắc- Nam. Từ đó đến nay chiếc áo dài không ngừng được hoàn thiện và trở thành thứ y phục dân tộc mang tính thẩm mĩ cao.
Bộ áo dài gồm hai bộ phận quần và áo. Áo dài lại gồm ba bộ phận là cổ áo, tay áo, thân áo. Cổ áo trước kia người ta thường may cổ cao từ 4- 5 phân , lót một miếng vải ở trong cho cứng tạo nên sự kín đáo trang trọng của chiếc áo dài.Ngày nay trong chiếc cổ áo đã có nhiều thay đổi tạo nên sự phong phú đa dạng mà thuận lợi cho người đọc. Các nhà thiết kế đã sáng tạo ra nhiều kiểu cổ áo dài khác nhau như cổ ba phân, cổ tròn, cổ thuyền góp phầ tô thêm vẻ đẹp, làn da trắng cho người mặc. Tay áo thường được may tay dài đến mắt cá tay, phần dưới hơi loe ra để tạo cảm giác mềm mại, hiện nay có nhiều chiếc áo dài được thiết kế với nhiều kiểu tay lỡ, tay được may bằng chất liệu vải von rất điệu đà. Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chiết lại (hai bên ở thân sau và hai bên ở thân trước) làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ. Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông. Ngày nay các nhà thiết kế còn sáng tạo ra khóa áo ở thân sau vừ thuận tiện vừa kín đáo mà tạo sự mềm mại cho dáng áo. Quần dài được may ống rộng, trùng sát đất. Quần thường được may đồng màu với áo hoặc màu quần được lựa chọn sao cho phối hợp hài hòa và làm nổi bật dáng áo. Chất liệu may áo dài thường là loại vải lụa tơ tằm, lụa tổng hợp, nhung, the, gấm, vải càng nhẹ và mỏng thì khi lên áo càng thanh thoát. Ngày nay áo dài thường được trang trí thêm nhiều phụ kiện như ren, voan, kim tuyến, cườm,…
Chiếc áo dài đã trở thành quốc phục, mang trong mình quốc hồn, quốc túy của dân tộc. Các cô gái Việt trở nên đẹp hơn, duyên dáng hơn, tế nhị hơn khi mặc trên mình bộ trang phục truyền thống của dân tộc. Chính vì thế mà trong những ngày Tết khi đón tiếp khách đặc biệt là khác quốc té, phụ nữ Việt lại tự hào chọn cho mình bộ áo dài đẹp nhất để mặc. Trong các cuộc thi hoa hậu Việt Nam hay hoa hậu thế giới người Việt, khán giả đều có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của người phụ nữ khi mặc trên mình bộ áo dài truyền thống. Nhiều trường trung học phổ thông ở miền Nam còn quy định học sinh nữ phải mặc áo dài trắng đến trường, áo dài vì thế trở thành trang phục học đường hết sức hồn nhiên, trong sáng.
Cùng với chiếc nón lá, áo đã trở thành một biểu tượng tôn vinh vẻ đẹp Việt. Nó cũng đi vào thơ ca, nhạc họa như một đề tài khơi gợi cảm xúc cho các nghệ sĩ. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.
Áo dài là nét đẹp là biểu tượng của nước Việt Nam, chúng ta hãy giữ gìn để áo dài mãi là trang phục truyền thống của mỗi người Việt Nam, khi nhắc đến tà áo dài chúng ta nghĩ ngay đến nền văn hóa đậm đà bản sức dân tộc, chúng ta hãy phát huy để bản sắc ấy ngày càng tươi đẹp hơn.
Đồng phục là những bộ trang phục được may giống nhau từ kiểu cách cho đến chi tiết in và thêu. Các bộ đồng phục chỉ khác nhau ở kích cỡ để phù hợp với tất cả người mặc.
Đồng phục học sinh là gì? Đồng phục học sinh thường là đồng phục được may cho toàn thể học sinh trong một trường học.
Bộ đồng phục thể dục, thể thao: để ta thoải mái hơn khi tập luyện thể thao
Đồng phục áo phông được toàn trường và các lớp mặc trong các buổi dã ngoại, đi chơi … đó là cách để mang lại hình ảnh đẹp của nhà trường trong mắt mọi người.
Những lợi ích sử dụng mà bộ đồng phục học sinh đem lại?
Những bộ đồng phục học sinh thường được các nhà trường may theo quy cách quần đen áo sơ mi trắng, một số trường phụ huynh có điều kiện kinh tế hơn nhà trường thường may thêm trang phục áo phông những bộ trang phục đó không nằm ngoài những ý nghĩa sử dụng sau:
Để toàn trường cùng mặc trong ngày thứ 2 đầu tuần trong buổi chào cờ với ý nghĩa trang nghiêm sâu sắc.
Một số ngày trong tuần nhà trường yêu cầu học sinh mặc đồng phục với ý nghĩa đem lại sự đồng đều trong phong cách ăn mặc của các em học sinh, tránh tư duy phân biệt giàu nghèo bởi lẽ: Có nhiều trường hợp là con nhà khá giả, các em thường đua đòi theo những phong cách thời trang mới và đưa vào trường học. Tất nhiên là không phải là số đông, nhưng cũng có không ít bạn dựa vào điều đó mà ra oai với những bạn bè cùng trang lứa, thậm chí chê bai trang phục của người khác. Điều đó có thể tác động đến tâm lý của các bạn ấy trong thời gian dài và đôi khi gây cho các bạn ấy sự tự ti về bản thân. Tất cả những điều này có thể tránh được nếu chúng mình mặc đồng phục chung của nhà trường.
Khi các em đã khoác lên mình chiếc áo đồng phục thì tất cả đều cùng là học sinh một trường và cùng phấn đấu để bản thân và nhà trường có những thành tích tốt nhất.
Giá trị của bộ đồng phục học sinh cần được bảo vệ:
Với lứa tuổi học sinh nhiều em còn mang cho mình tư duy “phải” mặc chứ không phải là “được” mặc đồng phục đến trường. Vì các em chưa hiểu hết được những ý nghĩa mà bộ đồng phục đem lại.
Cùng với tư tưởng đó 1 số em đã chỉnh sửa bộ đồng phục của mình khác với kiểu cách riêng của mình. Như vậy các em đang tự làm khác mình đi trong bộ đồng phục điều đó sẽ đánh mất những giá trị thiêng liêng mà chiếc áo đồng phục đem lại.
Ngoài ra, khi cuối cấp trong tâm lý các em muốn lưu giữ lại kỷ niệm yêu thương nhiều bạn chọn cách để lại dấu ấn bằng chữ ký hay hình vẽ lên áo đồng phục. Điều này thoáng qua các em có thể nghĩ đó là cách lưu giữ những kỷ niệm học trò thân thương nhưng các em quên mất một điều là nơi lưu giữ những kỷ niệm đó, là quyển lưu bút với ý nghĩa trang trọng riêng của nó. Chiếc áo đồng phục giống như màu cờ sắc áo của 1 trường, các em tôn trọng chiếc áo đó cũng giống như các em đang tôn trọng nơi mình đã tu dưỡng và rèn luyện đễ trưởng thành.
Giảm chi tiêu tài chính
Mặc đồng phục cũng là một trong những việc giúp cho gia đình tránh phải chi những khoản áo quần mặc đi học nhiều như trước. Bởi chi phí cho đồng phục trường là không tốn quá nhiều. Nếu là để mua được quần áo cho chúng mình mà đáp ứng các tiêu chí thời trang mới nhất, thì bố mẹ sẽ phải bỏ ra rất nhiều tiền. Việc này đối với những gia đình có điều kiện thì không thành vấn đề, nhưng với những gia đình khác thì cũng là một vấn đề. Bởi vậy, gánh nặng tài chính có thể được giảm bớt đi bằng cách làm đồng phục học sinh bắt buộc.
Nói tóm lại: Các em cần nhận thức được những giá trị của chiếc áo đồng phục đem lại. Từ đó trân trọng giữ gìn nó, đó cũng là cách các em thể hiện tình cảm của mình với thầy cô, với mái trường và với những kỷ niệm thân thương.
lâu nay, hình ảnh các em học sinh mặc đồng phục đã trở thành một nét đẹp văn hóa trong trường học. Đó là hình ảnh thân thương, trong sáng, gắn liền với thuở cắp sách tới trường. Không chỉ làm đẹp thêm hình ảnh của trường, của lớp, trên hết, nó còn góp phần giáo dục nhân cách của các em.
Năm 2009, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 26 quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục của học sinh, sinh viên. Theo đó, tại nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung đã thực hiện tốt điều này. Giờ đây, việc mặc đồng phục của học sinh không chỉ nhận được sự quan tâm của các trường học ở thành phố mà còn tại các trường miền núi. Hầu hết học sinh khi được mặc đồng phục của trường, của lớp đều cảm thấy tự hào bởi sự giản dị, gắn bó thân thuộc. Nó còn xóa đi ranh giới giàu nghèo, từ đó khiến các em tự tin, hòa đồng hơn với các bạn cùng trang lứa. Tại nhiều trường học, lãnh đạo nhà trường đã chủ động lựa chọn, sáng tạo những bộ đồng phục mang bản sắc riêng, tạo dấu ấn không trộn lẫn cho trường.
Trường Tiểu học Lê Lợi, TP Vinh là một trong những trường triển khai việc may đồng phục cho các em từ rất sớm. Vào năm học 1995 - 1996, nhà trường đã tổ chức cho học sinh may đồng phục thông qua ý kiến của các bậc phụ huynh. Đồng phục của các em thường theo suốt nhiều năm học, chỉ có một số trường hợp phải bổ sung theo năm để phù hợp với cơ thể, chứ không triển khai việc mỗi năm thay đổi đồng phục một lần. Cứ vào chào cờ đầu tuần hoặc cuối tuần vào ngày thứ 6, các em học sinh nữ lại mặc đồng phục áo trắng thắt nơ và váy, còn học sinh nam là quần soóc xanh đi kèm áo trắng có logo của trường.
“Việc mặc đồng phục góp phần xóa bỏ ranh giới giữa học sinh giàu và nghèo. Ngoài ra, đó là một nét đẹp văn hóa, thể hiện sự văn minh, lịch sự, không chỉ làm đẹp thêm hình ảnh của trường, của lớp mà còn góp phần giáo dục nhân cách của các em”, một giáo viên cho hay. Tại các trường học miền núi, dù không bắt buộc nhưng năm nào, lãnh đạo, cán bộ, giáo viên nhà trường cũng đều khuyến khích tổ chức cho học sinh mặc đồng phục khi đến trường, khuyến khích các em mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình để tôn vinh bản sắc văn hóa quê hương.
Tuy nhiên, bên cạnh những ý nghĩa tốt đẹp mà đồng phục học sinh mang lại, đó cũng là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh trong năm học mới. Với nhiều khoản chi phí đóng góp thì việc thay đổi mẫu mã đồng phục theo từng năm đã trở thành mối lo ngại của nhiều bậc làm cha, làm mẹ. Bên cạnh đó, mỗi phụ huynh lại có quan điểm khác nhau về đồng phục, vì vậy, nhà trường cũng gặp khá nhiều khó khăn để đi đến sự thống nhất. Ngoài ra, hiện nay, vấn đề mà nhiều trường lo lắng là về chất liệu vải để may đồng phục tại các cơ sở may mặc...
Không thể phủ nhận ý nghĩa của việc học sinh mặc đồng phục khi đến trường. Tuy nhiên, phải tùy vào điều kiện từng trường, từng vùng miền để có cách làm phù hợp. Bên cạnh đó, rất cần sự quan tâm, nhận thức đúng đắn của các bậc phụ huynh về việc xây dựng hình ảnh của nhà trường thông qua những bộ đồng phục học sinh. Các trường cũng cần quan tâm hơn nữa tới tính tiện dụng của nó, để mỗi lần được mang trên mình bộ đồng phục, các em học sinh lại thêm phần háo hức xen lẫn tự hào.