Lập dàn ý tả bà nội kính yêu của em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong gia đình em có rất nhiều thành viên đó là ông, bà, cha, mẹ, anh, chị và em. Ai em cũng yêu cũng quý nhưng có lẽ người em yêu quý và kính trọng nhất đó chính là bà nội của em.
Bà em đã cao tuổi rồi, năm nay bà đã ngoài tám mươi. Bà có dáng người nhỏ nhắn với tấm lưng đã dần còng xuống theo thời gian năm tháng. Nước da bà nhăn nheo nổi rõ những đường gân xanh và sạm đen vì nắng. Đôi bàn tay bà thô ráp chai sạn vì cả đời chăm sóc nuôi nấng cho con cho cháu nên người. Mái tóc của bà vẫn óng vẫn mượt nhưng đã bạc trắng như cước. Bà có khuôn mặt hiền từ phúc hậu với nước da nhăn nheo. Bà luôn nở nụ cười khi thấy em làm việc tốt. Hàm răng bà đen bóng như hạt na vì bà rất thích nhai trầu. Hàm răng ấy không còn nguyên vẹn mà đã rụng đi mấy chiếc. Giọng nói của bà rất trầm ấm. Đôi mắt bà không còn tinh anh như trước nữa mà đã mờ dần. Khi muốn tìm vật gì bà phải dùng đến kính.
Mặc dù tuổi đã cao sức đã yếu nhưng bà không bao giờ nhờ vả ai, cái gì bà cũng tự làm hết sợ phiền hà đến người khác. Bà luôn dạy em những điều hay lẽ phải. Em còn nhớ có lần có ăn mày đến xin gạo mà nhà chỉ còn một ít bà cũng cho người ta hết. Bà bảo người ta khó khăn mình giúp được bằng nào thì giúp. Bà có một kho tàng thức, có điều gì thắc mắc em hỏi, bà đều trả lời hết. Bà rất đọc thơ văn cho em nghe. Buổi tối đến em được bà ôm vào lòng được nghe bà kể chuyện cổ tích được bà ru ngủ. Đến ngày sinh nhật em bà còn tự tay may cho em con búp bê nhỏ nhắn xinh xắn mà em rất thích.
Em rất yêu quý bà nội của em. Em mong bà sống lâu hơn trăm tuổi.
Hồ Chí Minh là một trong những vĩ nhân đặc biệt, danh nhân văn hóa được thế giới công nhận là Anh hùng giải phóng dân tộc. Người là hình mẫu cao đẹp nhất của sự kết hợp giữa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hóa của nhân loại. Trong đó, đức hy sinh và tình yêu thương của Bác là tấm gương điển hình được thể hiện trong tư tưởng cũng như trong từng hành động, trong mối quan hệ với đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế.
Trên thế giới, ít thấy một vị lãnh tụ cách mạng, một nhà văn hóa lớn đã từng đi nhiều nơi, đến nhiều nước, làm nhiều nghề, am hiểu về các dân tộc và các nền văn hóa khác nhau, đồng thời nói và viết được nhiều thứ tiếng như Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh
Như một niềm tin, như dũng khí
Như lòng nhân nghĩa, đức hy sinh
(Theo chân Bác - Tố Hữu)
Hồ Chí Minh là một trong những vĩ nhân đặc biệt, danh nhân văn hóa được thế giới công nhận là Anh hùng giải phóng dân tộc. Người là hình mẫu cao đẹp nhất của sự kết hợp giữa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hóa của nhân loại. Trong đó, đức hy sinh và tình yêu thương của Bác là tấm gương điển hình được thể hiện trong tư tưởng cũng như trong từng hành động, trong mối quan hệ với đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế.
Cả cuộc đời Bác là sự hy sinh lớn lao cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Người nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Đó chính là lòng tận trung với nước, tận hiếu với dân, là sự hy sinh cho nước, cho dân. Sự hy sinh tình nhà để lo việc nước cũng đã được thể hiện qua bức điện gửi về quê khi nghe tin anh trai của Bác là ông Nguyễn Sinh Khiêm qua đời: “Nghe tin anh cả mất, lòng tôi buồn rầu, vì việc nước nặng nhiều, đường sá xa cách, lúc anh ốm đau tôi không thể trông nom, lúc anh tạ thế tôi không thể lo liệu. Than ôi! Tôi chịu tội bất đệ trước linh hồn anh và xin bà con nguyện lượng cho một con người đã hy sinh tình nhà vì phải lo việc nước”. Suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, chúng ta thấy đức hy sinh của Bác vì nước, vì dân là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất. Trước lúc đi xa, Bác đã viết trong Di chúc: “Suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.
Không chỉ có đức hy sinh mà tình yêu thương của Bác đã được thể hiện trong nhiều mối quan hệ, nhiều đối tượng với một tình cảm bao la, sâu nặng và thấm đượm tính nhân văn cao cả. Trước hết Bác dành tình yêu thương cho những người cùng khổ. Bác khóc thương những người da đen nô lệ bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới. Năm 1945, nạn đói xảy ra làm 2 triệu người chết. Bác rất đau xót và đã kêu gọi: “Tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước cứ mười ngày thì nhịn ăn một bữa, một tháng nhịn ăn ba bữa, lấy gạo đó mỗi bữa một bơ để cứu giúp dân nghèo”.
Ngôi nhà sàn của Bác ở Hà Nội chỉ có chiếc giường đơn, chiếu mộc, không có quạt điện, máy điều hòa nhiệt độ nên đồng bào Sơn La tặng Bác một chiếc nệm. Bác nằm thử thấy êm nhưng rồi Bác bảo với các đồng chí phục vụ đem tặng lại cho các cụ lão thành cách mạng già hơn Bác và nói: “Trong lúc đồng bào chưa có chiếu mà Bác nằm nệm sao yên lòng”. Đặc biệt tình yêu thương con người của Bác còn dành cho chính kẻ thù khi bị thua trận. Một lần Bác đến thăm trại tù binh Pháp, thấy một tù binh đang rét run cầm cập, Bác liền cởi áo bông trên người mà đồng bào Trung Quốc tặng Bác, khoác lên người tù binh đó. Sang phòng bên, Bác thấy một tù binh đang ho vì cảm lạnh, Bác cởi nốt chiếc khăn của mình quàng lên cổ người tù binh ấy. Sau này, chính người tù binh đó khi viết hồi ký đã rất xúc động và khâm phục trước tấm lòng yêu thương con người của Bác.
Điểm nổi bật trong tình yêu thương con người của Bác là sự bao dung và độ lượng rộng lớn, đặc biệt là những người mắc phải khuyết điểm. Người nói: “Người đời ai cũng có chỗ tốt, chỗ xấu, ta phải khéo nâng chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ”. Trong sinh hoạt Đảng, Bác căn dặn: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Trước khi vĩnh biệt chúng ta, Người đã viết: “Cuối cùng tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế”.
Đức hy sinh và tình thương yêu của Bác là tấm gương toàn diện, là hình ảnh nổi bật sáng ngời. Phẩm chất đó tiếp tục soi sáng tâm hồn cho mỗi thế hệ người Việt Nam yêu nước. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong thời kỳ hội nhập và phát triển là niềm tin, là động lực để chúng ta nhận thức rõ hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp tục góp phần xây dựng đất nước đi lên CNXH vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
THAM KHẢO, BÀI MANG TÍNH TỰ CHẮT LỌC!!
a) Mở bài: Giới thiệu về người bà kính yêu của em.
b) Thân bài:
- Miêu tả khái quát chung về bà:
- Bà của em năm nay bao nhiêu tuổi? Chiều cao, cân nặng ra sao? Vóc người nhìn chung có đặc điểm như thế nào?
- Trước đây bà làm công việc gì? Hiện tại bà đã nghỉ hẳn, hay vẫn làm việc gì không?
- Hiện bà đang sống ở đâu? Cùng với ai? Em có thường xuyên được gặp bà không?
- Dáng đứng, đi lại của bà có đặc điểm gì?
- Tình trạng sức khỏe của bà ra sao? Trí nhớ, suy nghĩ, hành động của bà vẫn tốt và minh mẫn không?
- Miêu tả chi tiết về ngoại hình của bà:
- Mái tóc của bà có màu sắc như thế nào? Độ dày và độ dài ra sao? Thường được buộc gọn hay búi ở phía sau?
- Làn da của bà có màu sắc, đặc điểm như thế nào? Đặc biệt là vùng da ở trán, khóe mắt có sự thay đổi ra sao khi bà cười?
- Đôi mắt của bà có đặc điểm gì? Còn nhìn rõ không hay cần đeo kính lão? Đôi mắt ấy nhìn em với ánh mắt như thế nào?
- Hàm răng của bà còn chắc khỏe không? Còn đầy đủ không? Có lắp răng giả khi ăn uống không?
- Đôi bàn tay của bà có dáng vẻ như thế nào? Khi chạm vào có cảm giác ra sao? Đôi bàn tay ấy đã làm gì cho em, đem đến cho em cảm xúc gì?
- Trang phục hằng ngày của bà là gì? Vào các dịp đặc biệt thì bà sẽ mặc gì?
- Miêu tả hoạt động, thói quen, tính cách của bà:
- Tính cách của bà em như thế nào? Dựa vào đâu mà em đánh giá như vậy?
- Mọi người xung quanh có kính yêu bà của em không? Vì sao họ lại có tình cảm, thái độ như thế?
- Hằng ngày, bà em thường làm gì? Việc gì là bà yêu thích nhất và dành nhiều thời gian để làm nhất?
- Bà thường làm gì cùng em? Em cảm thấy như thế nào vào những lúc ấy?
c) Kết bài:
- Tình cảm của em dành cho bà của mình
- Những mong muốn tốt đẹp mà em muốn gửi đến bà
Mở bài: giới thiệu người bn định tả là ai
Thân bài:
A) tả bao quát
B) tả chi tiết ( mắt mũi, miêng, vầng trán, mái tóc, hàm răng,.)
C) tả tính tình (hiền, hung dữ,ác độc,...)
D) tả hoạt đông quen thuộc( nấu ăn, kể chuyện cho mình nghe,...)
Kết bài:
nêu cảm nghĩ của bn vè người đó
tình cảm của mình đối với họ
( đó là dàn ý mình tự lập theo suy nghĩ của mình đó )
chỉ sơ qua thế thôi, còn bn viết như nào là tùy vào bn nha
1. Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả
Trường học là ngôi nhà thứ hai của em, là nơi thân thương đã cùng em đi suốt bốn năm miệt mài với sách vở con chữ. Trường học trong mắt em lúc nào cũng đẹp, nhưng em yêu hơn cả những khi được ngắm nhìn ngôi trường vào buổi sáng mùa thu trong veo với những nét đẹp man mác của sắc thu, gió dịu dàng, mây nhè nhẹ và nắng e thẹn những giọt nhỏ trên sân.
2. Thân bài:
a. Sân trường
Sau một đêm, lá vàng đã phủ khắp sân trường. lá không khô xơ xác như trong tiết đông mà mang sắc vàng tươi của nắng, phủ lên sân những khoảng vàng rực rỡ như là nắng chiếu rọi.
Những cây phượng, cây bàng, bằng lăng cũng đã đổi sắc, nửa vàng nửa xanh, đôi khi còn xen thêm vài chiếc lá đỏ khiến tán cây trở nên sặc sỡ nhưng cũng rất hài hòa và thanh tươi.
Những chiếc lá ẩm ướt, những chiếc ghế đá cũng mang theo hơi nước của giọt sương thu đọng lại.
Rải rác có học sinh đến sớm, đạp lên lá nghe xào xạc nhè nhẹ như tiếng thu khẽ nói với đất trời.
b. Các dãy nhà
Các lớp học vẫn còn yên ắng vì ít học sinh đến, cửa gỗ vẫn chưa mở ra, mọi vật đều im lìm như hòa vào không khí sớm thu dịu êm.
Các song lan can cũng mơ màng trong lớp sương mỏng, thi thoảng có học sinh khẽ lướt tay qua khiến lớp sương tan đi và chảy nhẹ xuống nền gạch đá hoa.
c. Bồn cây xanh
Các phiến lá cũng đã thức giấc, vươn mình lên đón đón nắng sớm.
Cánh hoa hồng cũng sáng lên ánh phản chiếu của nắng và giọt sương đọng lại, nhìn như thể thu đã gắn lên hoa những hạt kim cương quý giá kết tinh từ bao tinh hoa của đất trời.
d. Học sinh
Mới đầu còn thưa thớt, nhưng giờ đã đông đúc và nhộn nhịp hơn.
Cánh cửa lớp cũng đã mở để đón học sinh vào, không khí thu vì có sự xuất hiện của con người mà không còn dịu nhẹ nữa, trở nên sôi động hơn.
Nắng cũng đã lên cao và màu nắng cũng sậm hơn trên song cửa sổ, trống đánh những hồi báo hiệu vào lớp. Ngôi trường lại khẩn trương trong nhịp dạy và học của cô trò, những tiếng bàn bài, tiếng giảng lại vang lên trong buổi sáng mùa thu êm đềm.
3. Kết bài: Nêu cảm nhận của em về đối tượng được miêu tả
Ngôi trường trong sáng mùa thu mang những nét dịu êm, nhẹ nhàng và yên bình như chốn đồng quê thanh tĩnh. Nét dịu êm ấy như thể nàng thu truyền vào gió, vào nắng, vào từng luồng không khí giăng mắc xung quanh ngôi trường, đem đến những phút giây thanh bình cho từng dãy nhà. Và cho cả tâm hồn những đứa học sinh yêu nét nhẹ nhàng này của trường mỗi sớm thu.
HT và $$$
1. Mở bài: Giới thiệu quang cảnh buổi sáng trường em đang học
Trong cuộc đời mỗi chúng ta, ai cũng đều trải qua thời cắp sách đến trường. Mười hai năm học, một quãng thời gian vô cùng dài của một đời người. Quãng thời gian đó, mang lại cho chúng ta vui buồn, bao cảm xúc khác nhau. Nhưng dù bạn học bất kì trường nào bạn đã từng trải qua những giây phút trước buổi học. Đó thời gian gian chúng ta thoải mái và bận rộn nhất.
2. Thân bài:
a. Tả bao quát trường em trước buổi học
- Trường em có diện tích khá lớn
- Có các tòa nhà cao và các hàng cây xanh mát
- Cổng trường màu xanh rất rộng lớn
- Buổi sáng mát lành, trong xanh
- Tiếng chim rả rích
- Sân trường tấp nập
b. Tả chi tiết trường em trước buổi học
- Sân trường lặng im, có vài học sinh đến sớm
- Những học sinh đến sớm, người thì quét rác, người thì kê lại bàn ghế
- Khi trời bắt đầu sáng thì sân trường tấp nập hơn, học sinh đến đông hơn
- Những hoạt động trước buổi học: có vài bạn chơi đá cầu, nhảy dây, lò cò, có vài bạn trêu đùa nhau,….
- Các thầy cô bắt đầu đến trường, thầy cô tắt máy xuống xe dắt xe vào trường
- Đến đúng 7h kém 15 thì trống đánh, đó là giờ các bạn có đầy đủ trong lớp để sinh hoạt đầu giờ, các đội cờ đỏ đi làm nhiệm vụ
- Đúng 7h, các bạn vào lớp học, trường yên lặng hẳn đi
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về trường
- Em rất yêu trường
- Em hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt
1. Mở bài: Giới thiệu cây tre và tình cảm của em với loài cây này
2. Thân bài:
- Miêu tả đặc điểm của cây tre: hình dáng, màu sắc, các bộ phận, môi trường sống …
- Vai trò của tre trong cuộc sống (chú ý nêu tình cảm của mình với các ý được nêu ra)
+ Vai trò của tre trong đời sống sinh hoạt hàng ngày
+ Vai trò của tre trong lịch sử dựng nước, giữ nước
- Tình cảm của mọi người dành cho tre
+ Tre đã là nguồn cảm hứng và trở thành đề tài, hình ảnh xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật
+ Tre là người bạn thân thiết của người dân VN, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của con người VN, dân tộc VN.
+ Mối quan hệ, tình cảm, kỉ niệm của cá nhân em với cây tre
3. Kết bài
Khái quát tình cảm của em với cây tre
Dàn ý biểu cảm về 1 loại cây yêu thích mẫu 2
1/ Mở bài:
- Giới thiệu về loài cây em yêu (Cây gì? Ai trồng? Trồng ở đâu?...)
- Vì sao em yêu loài cây ấy? (gắn bó kỉ niệm, ý nghĩa của cây…)
“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy từ giọng ca ngọt ngào của mẹ, lòng tôi thấy nao nao bồi hồi nghĩ về một loài hoa mà tôi hằng yêu quý. Loài hoa tượng trưng cho tuổi học trò hồn nhiên trong sáng vô tư…
2/ Thân bài: Viết thành từng đoạn biểu cảm kết hợp miêu tả xen lẫn lời kể.
Đoạn 1: Biểu cảm về những đặc điểm tiêu biểu của cây phượng (thân, gốc rễ, lá, hoa, trái…)
- Làm sao em quên được cảm xúc lần đầu tiên vào mái trường này, hình ảnh cây phượng sừng sững xòe tán lá rộng che phủ cả một góc trường tạo cho em một ấn tượng đẹp, sâu sắc.
- Phượng đứng cao phải đến năm sáu mét, thân to khoảng vòng tay một người lớn, cành lá xanh um…
- Thích nhất là nhìn lên tán lá xòe ra như chiếc dù khổng lồ che mưa nắng…
- Những tán lá này được hình thành từ những phiến lá xanh xanh, be bé bằng móng tay, mọc đối xứng hai bên của một cọng dài dài.
- Có người nói rằng lá phượng ấy giống như đuôi của loài chim phượng nên từ đó phượng còn có tên là phượng vĩ vì vĩ là đuôi chim.
- Dưới vòm lá xanh mượt, chim chóc tha hồ làm tổ…Những chú chim hót líu lo, nhảy nhót chuyền hết cành này sang cành khác…
- Nhìn thân phượng mà thổn thức nỗi lòng trước vết cằn cỗi của thời gian khắc trên thân cây. Từ bao thế hệ học trò đến rồi đi, có mấy ai còn nhớ gốc phượng già này nhỉ?
- Đẹp nhất là vào mùa hè! Trông từ xa, cây phượng đỏ rực như một đám lửa.
- Em nhớ mãi những bông hoa đỏ thắm như những con bướm lửa. Mỗi khi có cơn gió thoảng qua, những cánh bướm lửa ấy lìa cành, chao mình trong gió, nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất như còn lưu luyến cuộc đời tươi đẹp ngắn ngủi của một kiếp hoa.
Đoạn 2: Vai trò của phượng đối với đời sống con người:
- Em thầm cảm ơn cây phượng vì đã che bóng mát cho sân trường, tạo nên một bầu không khí trong lành, mát mẻ và thật dễ chịu cho chúng em học tập cũng như vui chơi.
- Em làm sao có thể quên những lúc cùng các bạn nhặt hoa phượng, tách từng cánh hoa ra và khéo léo dán thành hình con bướm ép vào vở. Mai sau nhìn lại sẽ nhớ ngay tới thuở học trò đầy mơ mộng…
- Đáng yêu biết mấy hình ảnh các bạn nam lại dùng nhụy hoa nhỏ hơn que tăm, làm trò chơi đá gà ngộ nghĩnh thú vị.
- Em thích nhìn những trái phượng khô, dèn dẹt, dài dài, đen như than. Đập vỏ ra lấy nhân bên trong rang lên ăn bùi bùi, thơm thơm, hấp dẫn hơn cả bắp rang.
- Em còn biết được rằng có một thành phố ở nước ta trồng phượng khắp các nẻo đường phố và khi hè về, trên cao nhìn xuống cả thành phố ngập tràn sắc đỏ màu hoa. Đó chính là Hải Phòng – Thành phố hoa phượng đỏ.
- Hình ảnh của phượng gắn liền năm tháng học trò, có lẽ thế nên phượng còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhạc sĩ, nhà thơ sáng tác văn chương, bài hát như mấy ai không xao xuyến khi nghe “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu…”
Đoạn 3: Sự gần gũi giữa em với phượng
- Thật thú vị làm sao! Dưới tán lá phượng, em ngồi ôn bài, học bài không biết mệt.
- Những khi nắng gắt, phượng che bóng mát cho em nô đùa ngoài sân.
- Những lúc mưa to, tán lá phượng cản bớt những giọt nước mưa như thác đang ào ào trút xuống.
- Cũng dưới gốc phượng này em có một tình bạn, chúng em cùng trao đổi bài học cũng như động viên và chia sẻ cho nhau những buồn vui trong cuộc sống, chỉ tiếc một điều giờ bạn đã đi xa…
Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp.
- Nếu một ngày nào đó…(những ngày hè không còn dáng phượng)
- Ước mong sao thành phố mình trồng phương khắp các nẻo đường…
3/ Kết bài:
- Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em.
- Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như màu máu con tim..
k mk nha
tham khảo nhé
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về thầy giáo hoặc cô giáo mà em yêu quý (ví dụ: cô giáo tên gì, cô bao nhiêu tuổi, cô dạy môn gì?)
2. Thân bài
* Tả khái quát về ngoại hình của thầy giáo hoặc cô giáo
- Ngoại hình có nét gì nổi bật
- Dáng người, dáng đi
* Tả chi tiết các đặc điểm nổi bật của thầy (cô) giáo
- Trang phục thường ngày mà thầy (cô) mặc đi dạy
- Tả các đặc điểm về mái tóc, ánh mắt, nụ cười, làn da, sống mũi
* Tả tính cách nổi bật của thầy (cô) giáo
- Dịu dàng, ân cần
- Quan tâm, chăm sóc học sinh
3. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về thầy (cô) giáo mà em yêu quý
Tham khảo
1. Mở bài: giới thiệu cô giáo mà em mến
Ví dụ: Mỗi chúng ta ai cũng có một quãng đời đi học biết bao kỉ niệm. Những kỉ niệm vui buồn luôn gắn bó với chúng ta. Trong đó, chúng ta có những kỉ niệm thân thiết và yêu thương về thầy cô. Một trong những người cô mà tôi yêu mến nhất là cô Lan, cô là cô chủ nhiệm lớp 5 của tôi.
2. Thân bài: Tả về cô giáo em yêu mến
a. Tả bao quát về cô giáo mà em mến
Cô giáo em mến năm nay 30 tuổiNhà cô gần nhà emCô có chồng và 1 người conb. Tả chi tiết về cô giáo mà em yêu mến
- Tả về ngoại hình của cô giáo mà em yêu mến
Cô giáo có thân hình rất cân đốiCô thường mặc áo dài, nhìn cô rất thướt thaCô có gương mặt xinh đẹp và phúc hậuMái tóc của cô dài và óng mượtCô có đôi mắt long lanhĐôi môi của cô chúm chímCô có cái mũi xinh xinH- Tả về tính tình của cô
Cô rất thân thiệnCô hiền hòaCô rất yêu thương học sinhCô quý mến tất cả mọi người- Tả về hành động của cô giáo mà em quý mến
Cô luôn giúp đỡ mọi ngườiCô quan tâm và chỉ dạy chúng em từng li từng tíCô hay nhắc nhở bọn em trong học tập và cuộc sốngĐôi khi cô trách mắng tụi em nhưng do cô thương chúng em3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cô giáo mà em quý mến
Ví dụ: Em rất yêu và quý mến cô. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng cô.
I. Mở bài: Giới thiệu nhân vật em định tả
Gia đình em sống ở một vùng quê yên bình, gồm 4 người là bà nội, ba mẹ em và em. Gia đình em rất yêu thương nhau, em là người được yêu thương nhất. trong gia đình, thì bà là người thân thiết với em nhất. Ba mẹ em luôn bận rộn với công việc nên bà là người mà em hay tâm sự, chia sẻ nhiều chuyện vui buồn trong học tập và cuộc sống. Bà là người em yêu nhất trong gia đình, em rất yêu quý bà.
II. Thân bài:
1. Tả ngoại hình của bà nội
- Năm nay bà nội em 70 tuổi
- Dáng bà cao ráo, vì già nên giờ bà hơi khom khom
- Mái tóc bà bạc trắng
- Bà có khuôn mặt trái xoan, trông rất đẹp lão
- Vầng trán bà cao ráo
- Mũi bà cao và thẳng
- Bà có hàng lông mày dày và rậm
- Đôi môi bà nhốm đỏ do nhai trầu
- Bà thường mặc đồ bà ba và búi tóc
- Bà có nước da đen ngăm ngăm
- Bà thường đi dép hài làm bằng nhung
2. Tả tính tình của bà nội
- Bà rất hiền hòa và yêu thương mọi người xung quanh
- Đôi lúc bà rất nghiêm khắc
- Bà luôn quan tâm và giúp đỡ mọi người xung quanh
- Bà luôn lắng nghe và thấu hiểu mỗi khi em có chuyện buồn
- Bà yêu con nít và thương chúng
3. Tả hoạt động của bà nội
- Lúc chưa nghỉ hưu bà là giáo viên
- Khi về già bà vẫn còn yêu nghề, nên bà dạy em và lũ nhỏ trong xóm học
- Bà giúp bà con trong xóm thực hiện các hoạt động văn hóa nghệ thuật
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bà nội
- Em rất yêu bà nội
- Em sẽ sống thật tốt để không phụ lòng bà
- Em sẽ cố gắng để trở thành một người như bà