K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

.

Ra đời từ hơn 600 năm, làng nghề truyền thống đan lát Bao La chuyên sản xuất các vật dụng làm từ tre, nứa bền đẹp nức tiếng cả vùng đất Huế. Từ nguyên liệu chính là tre lồ ô, qua bàn tay của bao thế hệ nối tiếp nhau đã tạo nên một loại hàng hóa hết sức gần gũi và cần thiết như thúng, mủng, rổ rá, nong nia.

Nghệ nhân Thái Phi Hùng, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế chia sẻ, đây là làng nghề truyền thống cha truyền con nối. Từ khi lên 8 tuổi, tôi đã bắt đầu làm nghề này rồi. Tôi vì yêu nghề nên luôn cố gắng sáng tạo để duy trì, bảo tồn cho làng nghề.

Ban đầu chỉ là sản xuất đơn lẻ theo từng hộ gia đình thì nay người dân làng Bao La còn tham gia vào sản xuất các sản phẩm do Hợp tác xã Mây tre đan Bao La đứng ra tổ chức và bao tiêu sản phẩm.

Thành lập từ năm 2007, đến nay htx có 75 nhân công, vừa sản xuất hàng gia dụng vừa sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, góp phần khôi phục làng nghề truyền thống và mở rộng kinh doanh.

Chị Nguyễn Thị Liên, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, từ ngày hợp tác xã thành lập thì thấy thu nhập của gia đình tôi ngày càng được cải thiện và ổn định. Từ vật chất đến tinh thần, nuôi con cái được đến nơi đến chốn”

Hiện nay, viêc cạnh tranh với những sản phẩm, vật dụng sản xuất từ nhiều chất liệu khác nhau được bày bán trên thị trường khiến làng nghề đan lát Bao La gặp không ít nhiều khó khăn. Nhưng bằng những đôi bàn tay khéo léo, người dân nơi đây đã sáng tạo thêm nhiều loại sản phẩm mới với hơn 500 mẫu mã khác nhau như: lãng cắm hoa, giá sách, đèn treo trang trí. Phục vụ thị hiếu khách hàng, làm quà tặng lưu niệm mỗi lần thăm cơ sở và tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế.Theo ông Võ Văn Dinh, Giám đốc Hợp tác xã mây tre đan Bao La, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, từ khi chuyển sang hàng thủ công mỹ nghệ đến nay, hợp tác xã chưa khi nào thiếu việc và công việc càng ngày càng nhiều. Sản phẩm của htx rất có uy tín trên thị trường. Cho nên công việc bà con ổn định. Về ngày công mỗi năm tăng khoảng 15% và doanh thu tăng từ 20 đến 30%. Điều đó tạo việc làm rất ổn định cho xã viên và bà con rất phấn khởi.Với nỗ lực khôi phục làng nghề, các cấp chính quyền địa phương đã tổ chức cho người dân các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật đan lát các sản phẩm mới, thích hợp với nhu cầu thị hiếu xã hội.

Ông Võ Văn Dinh thông tin thêm, hiện tỉnh đã hỗ trợ mở rộng thêm diện tích, tạo điều kiện thêm cho chúng tôi có sân phơi, có nhà xưởng nhà kho. Sắp đến chúng tôi cũng được nhà nước hỗ trợ để mua thêm các loại máy tiên tiến để tăng năng xuất và sản lượng để đáp ứng thời gian cho khách hàng.”

Theo ông Phan Gia Phú, Phó Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong thời gian qua thì ngoài các nguồn vốn khuyến công, nguồn vốn về đào tạo việc làm, đào tạo nghề cho bà con còn hỗ trợ cho làng nghề về công tác quảng bá xúc tiến thương mại. Chúng tôi cũng hỗ trợ liên kết kèm theo các tour tuyến về phát triển du lịch. 

Từ một nghề phụ, tận dụng lúc nông nhàn của công việc đồng án nay đã trở thành nguồn thu nhập chính ổn định cho bà con xã Quảng Phú, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã. Và người dân làng nghề đan lát Bao La đang nỗ lực hết mình, không ngừng cải tiến kỹ thuật mới để cung cấp cho thị trường những sản phẩm thủ công chất lượng cao, tinh xảo hơn để đưa làng nghề tiếp tục phát triển . 

14 tháng 8 2023

Tham khảo: Giới thiệu đôi nét về làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh)

* Yêu cầu số 1: Mô tả đôi nét về làng nghề

- Làng tranh Đông Hồ thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, là làng nghề vẽ tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam. Cách Hà Nội chừng 33 km về hướng Đông và nằm sát bờ Nam đê sông Đuống, làng Hồ hay Đông Hồ là cái nôi của dòng tranh khắc gỗ dân gian đặc sắc được nhiều người cả trong và ngoài nước biết đến, với những bức tranh từ lâu đã đi vào đời sống tinh thần bao người dân Việt.

- Xuất hiện từ khoảng thế kỷ XVI, tranh Đông Hồ được hình thành bằng phương pháp thủ công, là kết tinh của sự khéo léo và nhẫn nại, cộng với nghệ thuật thẩm mỹ đầy tinh tế… Đây không phải là những bức tranh được vẽ theo cảm hứng nhưng được in lại qua những bản khắc, và để có bản khắc đạt đến độ tinh xảo, đòi hỏi ở người vẽ mẫu cũng như người khắc ván phải có lòng yêu nghệ thuật và trình độ kỹ thuật cao. Tranh Đông Hồ có đến 180 loại được phân thành 5 loại chính gồm: tranh thờ, tranh lịch sử, tranh chúc tụng, tranh sinh hoạt và truyện tranh.

- Có thể nói giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1944 là thời cực thịnh của làng tranh, với 17 dòng họ trong làng đều tham gia làm tranh.

- Qua những năm kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), do chiến tranh tàn phá khốc liệt nên nghề làm tranh cũng tạm bị gián đoạn.

- Đến khi hòa bình lập lại ở miền Bắc nhất là khi đất nước thống nhất thì làng tranh mới được khôi phục. Đáng tiếc là qua mấy chục năm đổi mới theo nền kinh tế thị trường và với sự tác động của các trào lưu nghệ thuật phương Tây, nhận thức và xu hướng xã hội cũng có sự thay đổi đẩy dòng tranh Đông Hồ đối mặt với sự tồn vong của chính mình.

* Yêu cầu số 2: Đề xuất biện pháp bảo tồn:

- Xây dựng quy hoạch tổng thể và vùng nguyên liệu ổn định cho các làng nghề.

- Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của các làng nghề truyền thống.

- Phát triển làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch trải nghiệm.

- Tôn vinh các nghệ nhân; đẩy mạnh các hoạt động học hỏi, truyền nghề cho thế hệ trẻ.

19 tháng 6 2017

Chị B sử dụng quyền của mình, làm điều pháp luật cho phép – tự do lựa chọn hình thức kinh doanh – chị đang sử dụng pháp luật.

Đáp án cần chọn là: B

28 tháng 12 2021

A.Nghề nông

28 tháng 12 2021

A

17 tháng 11 2021

Quảng bá nghề truyền thống.

21 tháng 12 2021

Câu 2: Nghề chính của người dân Hoàng Liên Sơn là gì?

A. Nghề nông                                        B. Nghề thủ công truyền thống;

C. Nghề khai thác khoáng sản.             D. Nghề đánh bắt thủy sản

Câu 3: Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?

A. Lâm Viên             B. Di Linh            C. Kon Tum.                   D. Đắk Lắk

Câu 4:  Đồng bằng Bắc Bộ là vựa lúa lớn thứ:

A. Lớn thứ nhất         B. Lớn thứ hai.          C. Lớn thứ ba.               D. Lớn thứ tư

21 tháng 12 2021

(Câu 2 đang băn khoăn có thể là câu A)

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Người dân đồng bằng Bắc Bộ có rất nhiều các ngành nghề thủ công khác nhau. Một số ngành nghề tiêu biểu như làm gốm (Bát Tràng), dệt lụa (Vạn Phúc), làm đồ gỗ (Đồng Kỵ) hay làm chiếu cói (Kim Sơn)….

30 tháng 7 2023

- Gốm, sứ là các sản phẩm thủ công truyền thống được tạo nên từ đất sét, trải qua quá trình phơi sấy, nung và tráng men.

- Đúc đồng là nghề đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, khéo léo từ khâu tạo mẫu đến hoàn thiện sản phẩm.