Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều…”
Những lời trong bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân đã gợi ra những suy từ về tình yêu quê hương đất nước. Đầu tiên, tình yêu quê hương, đất nước là một tình cảm yêu mến và gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật, con người thuộc về nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Con người Việt Nam vốn giàu tình yêu quê hương, đất nước. Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn phát huy điều đó trong mọi hoàn cảnh. Từ quá khứ hào hùng của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Cho đến những năm kháng chiến chống Pháp, Mỹ thì tinh thần đó lại càng sáng ngời. Tinh thần yêu nước không phân biệt tuổi tác, giới tính hay giai cấp. Bất kì ai, nếu đã là người Việt Nam thì đều mang trong mình lòng yêu quê hương, đất nước. Tình yêu quê hương, đất nước là một thứ tình cảm thiêng liêng. Nhưng có những người lại quên đi nguồn cội của mình. Điều đó thật đáng lên án và phê phán. Mỗi người dân Việt Nam cần ý thức nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.
cop mạng này, Đỗ Trung Quân là ai :v?, bạn tên Vy mà :v
tôi rất ngạc nhiên khi biết từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỷ, tính từ khoa thi 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ điều đó cũng đủ để cho biết chuyền thống hiếu học của người việt nam .
điều này khiến khách nước ngoài còn phải ngạc nhiên và thán phục trước những gì chúng ta đã làm .
đó là những gì mình nghĩ với bạn mới lên lớp 5 à bài này từ đầu năm rồi mà
Một tình huống bất ngờ xảy ra: tiếng la "cháy nhà" cất lên giữa đêm khuya khi mọi người đang ngủ say. Cảnh cháy nhà thật khủng khiếp: "lửa phừng phừng " bốc lên ngôi nhà đầu hẻm; tiếng kêu cứu “thảm thiết”, khung cửa "ập xuống”, khói bụi “mịt mù”, mấy người trong nhà cháy “vọt ra”. Trong cảnh khủng khiếp ấy sao lại có “một bóng người cao, gầy, khập khiễng chạy tới ngôi nhà cháy, xô cánh cửa đổ rầm” ? Đúng là: "Thúy, hoạ, đạo, tặc'', sao không khỏi cuống cuồng, sao không khỏi hoảng hốt sợ hãi !
Bóng người cao gầy, khập khiễng ấy đã xông vào ngôi nhà cháy, và đã cứu được một em bé. Em bé ấy được bọc trong cái chăn, được người “cao, gầy" ôm khư trong lòng. Đứa bé được cứu “mặt mày đen nhem, thất thần, khóc không thành tiếng”.
Lại một tình huống nữa xảy ra. Nhà cháy, “một cây rầm sập xuống”, người đến cứu em bé đã “ngã quỵ” và khi mọi người chạy đến thì người anh đã "mềm nhũn". Con người ấy đã nêu cao tinh thần dũng cảm, dám xông vào lửa cháy để cứu người, không sợ hi sinh nguy hiểm.
Con người xa lạ cứu sống em he trong cơn hỏa hoạn nơi hẻm phố là một người có “cái chân gỗ”. Mọi người đều "bàng hoàng" khi thấy trong xấp giấy để trong túi nạn nhân là "một tấm thẻ thương binh".
Người bán bánh giò, người có tiếng rao khàn khàn, người “cao gầy, khập khiễng, người xông vào nhà cháy cứu sống một em bé, rồi anh ta bị nạn. Người đó là một thương binh”.
Hình ảnh chiếc xe đạp "nằm lăn lóc ở góc tường”, những chiếc bánh giò “tung tóe” gợi lên trong lòng ta sự xót thương và cảm phục anh thương binh.
Bài văn “Tiếng rao đêm” rất cảm động, hồi hộp. Mẩu chuyện thấm thía tính nhân đạo cao đẹp. Tinh thần dũng cảm không sợ nguy hiểm để cứu người trong hoạn nạn của anh thương binh là bài học sâu sắc, quý báu đối với chúng ta.
Tham khảo
Giữa sân trường Bình Minh, tôi là một cây bàng non mới nở. Xung quanh tôi có rất nhiều họ hàng nhà cây. Bên trái là chị Bằng lăng, bên phải là bác Phượng vĩ già nua. Đặc biệt tôi còn sống trong không khí học tập, vui chơi của các bạn học sinh.
Cuộc đời của tôi bắt đầu từ một trái bàng trên cây mẹ bàng ở một vùng núi xa xôi. Nhân một chuyến công tác, thầy hiệu trưởng đã đem tôi về ươm trồng ở trường Bình Minh này. Khi chia tay mẹ và các anh chị, tôi vừa buồn vừa vui. Buồn vì phải xa gia đình thân yêu của mình, vui vì tôi sẽ được khám phá một vùng đất mới. Ngày đầu tiên đến ngôi trường này, tôi được vun vào đất. Lúc đó xung quanh tôi chỉ là một màu tối tăm, không chút ánh sáng, chỉ cảm nhận được sự ấm áp mà đất mẹ truyền sang cho mình. Thời gian trôi qua. Bỗng, một ngày trên đầu tôi le lói một luồng ánh sáng, tôi đã cố vươn mình lên, tách khỏi lớp vỏ xù xì. Giây phút đầu tiên vươn mình ra khỏi mặt đất có lẽ là giây phút hạnh phúc và sung sướng nhất trong cuộc đời của tôi. Tất cả mọi người đều vui mừng khi tôi ra đời. Ông Mặt trời cười rạng rỡ, bác Phượng vĩ rất mừng đung đưa những cánh tay già nua của mình, chị Bằng lăng cười tươi với sắc hoa tím. Tôi cảm thấy mình như được sống trong vòng tay ấm áp của mẹ và anh chị em, không còn cảm giác rụt rè, cô đơn và lạ lẫm. Được sống trong vòng tay yêu thương của mọi người, chẳng mấy chốc tôi đã trở thành một cậu bàng non bụ bẫm với những chiếc lá xanh mơn mởn, đầy sức sống. Các bạn học sinh đã biết đến sự hiện diện của tôi. Hằng ngày, vào giờ ra chơi, các bạn thường lấy nước tắm mát và chăm sóc tôi rất ân cần.
Mặc dù chỉ là cây bàng non nhưng tôi cũng cảm nhận được sự chăm chỉ của các bạn học sinh đó. Tôi ước gì mình sẽ lớn thật nhanh để trở thành một chàng bàng với tán lá rợp mát để Mai và các bạn ngồi học bài được mát mẻ.
Tham khảo nhé:
Là học sinh, ta đã quá quen thuộc với những chiếc bút màu giúp những bức tranh chúng ta thêm sống động. Mà ta còn thấy được qua bài thơ Sắc màu em yêu được liệt kê với đủ loại màu sắc như những mảng màu không thể thiếu trong cuộc sống được tả dưới con mắt chân thật của một bạn nhỏ có thể thấy được trong những vần thơ vô tư của tác giả Phạm Đình Ân.
Một bảng màu sắc hiện ra mỗi màu đều mang ý nghĩa riêng đều tượng trưng cho hình ảnh riêng, bạn nhỏ nhanh chóng chọn được màu đỏ với suy nghĩ khá hồn nhiên mà thực tế là màu máu con tim, màu cờ tổ quốc,khăn quàng đỏ đeo trên cổ. Tiếp theo,màu xanh của đồng bằng bao la, của biển xanh, bầu trời quê hương thân thương. Và màu vàng được quan sát tỉ mỉ là nắng vàng rực rỡ, của màu hoa cúc, của đồng lúa chín dưới sự chăm sóc của người lao động. màu không thể thiếu màu trắng liên tưởng là trang giấy vật quen thuộc,là màu của những bông hồng bạch, và đặc biệt được chìm trong làn tóc trắng mượt mà của người bà minh chứng rõ ràng của thời gian.
Một tông màu trầm gần gũi từ hòn than đen, của đôi mắt của màn đêm cao vợi. Là màu tím của sự thủy chung của hoa cà, hoa sim, đến chiếc khăn, và màu mực. Và màu cuối cùng được cất lên là màu nâu của áo mẹ, của đất đai, màu của gỗ. Kết thúc bảng màu vô số màu sắc dưới sự thích thú của bạn nhỏ, ta thấy nó gắn với những thứ quá đỗi thường xuyên và khắc sâu trong tâm trí mỗi con người rồi. Dường như không thể thiếu một màu nào để làm nên bức tranh hoàn hảo ấy, cũng như những vần thơ đẹp đẽ ấy. Qua cách diễn tả ta có thể cảm thấy tình yêu tuy nhỏ bé nhưng rất tinh tế với từng thứ trong cuộc sống của người bạn nhỏ. Cũng là thông điệp ngợi ca lên tình yêu với đất nước từ thế hệ trẻ thấy rõ trong đoạn văn cuối “Trăm nghìn cảnh đẹp” và thấy được ý thức từ hành động nhỏ nhất có thể làm được của bạn nhỏ rất “Ngoan” và sự tự nhắc nhở nhẹ nhàng phải tích cực và nâng cao ý thức vừa chăm học vừa phải biết nghe lời và hoạt động tích cực tuổi nhỏ làm việc nhỏ để giúp đỡ người xung quanh.
Qua bài thơ, tác giả mượn lời bạn nhỏ đem đến cho người đọc một sự đồng cảm về suy nghĩ qua những sắc màu liên tưởng rộng ra là tình cảm về con người và sự vật xung quanh, thể hiện tình yêu rất cao quý của thế hệ trẻ dành cho đất nước và phấn đấu thực hiện thể hiện tình yêu ấy rõ nét hơn bằng những hành động thực tế.
Refer:
Cảm nhận về tội ác của chiến tranh:
Hãy kiên quyết đấu tranh với những thế lực phản động, âm mưu diễn biến hòa bình để phát động chiến tranh. Đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay cần tỉnh táo hơn với những âm mưu chia rẽ của các thế lực thù địch hòng bạo loạn lật đổ.Chúng ta đang được sống trong môi trường hòa bình hà cớ gì phải làm những điều hủy hoại hòa bình, phát động chiến tranh. Chúng ta được sống như ngày hôm nay, được sống trong những phút giây hòa bình chính là nhờ công lao của biết bao vị anh hùng dân tộc đã ngã xuống, cho nên chúng ta cần kiên quyết đấu tranh với âm mưu diễn biến hòa bình hiện nay.
Hòa bình là điều mong ước của toàn thể nhân loại. Và chúng ta đang được sống trong những giây phút ấy thì hãy sống cho thật xứng đáng với những gì chúng ta đã được nhận hôm nay, sống chan hòa nhân ái như Tố Hữu đã từng viết:
“Có gì đẹp trên đời hơn thế,
Người với người sống để yêu nhau”
Suy nghĩ về tình đồng đội:
Với một ngôn ngữ thơ hàm súc, cô đọng, giàu sức biểu cảm, lời thơ giản dị mà giàu sức tạo hình; giọng điệu tâm tình, nhẹ nhàng, thiết tha, sử dụng sáng tạo bút pháp tả thực và lãng mạn, Chính Hữu đã khắc họa thành công vẻ đẹp chân chất, mộc mạc, bình dị của người lính cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Và bằng cái nhìn và sự trải nghiệm chân thực của người trong cuộc, Chính Hữu đã tái hiện thật xúc động vẻ đẹp tình đồng chí của những người lính cụ Hồ trong chiến tranh. Đối diện với khó khăn, hiểm nguy nơi hòn tên mũi đạn, họ luôn yêu thương, gắn bó, san sẻ với nhau từng miếng ăn, giấc ngủ và thậm chí là cả cái chết. Cùng đồng cam, cộng khổ, đoàn kết lấy nhau mà chống lại quân thù. Và tình đồng chí trong bài thơ của Chính Hữu đã làm nên bức tượng đài tráng lệ trong dàn hợp xướng thi ca dân tộc viết về người lính. Mặc dù, chiến tranh đã lùi về quá khư nhưng hình ảnh những anh lính vệ quốc quân mãi mãi in sâu vào trong tâm thức người Việt và mãi trở thành ngọn nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca dân tộc!.
Tham khảo: Dàn ý nha em !
1. Mở Bài
Trình bày lí do mình sắp phải xa mái trường Tiểu học.2. Thân Bài
- Kể về những kỉ niệm mình đã có ở trường Tiểu học:
Kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học.Kỉ niệm với cô giáo chủ nhiệm.Kỉ niệm với các bạn học sinh.- Bày tỏ tình cảm của mình dành cho mái trường:
Cảm giác thân thuộc, gần gũi với ngôi trường.Bày tỏ tình cảm của mình với cô giáo chủ nhiệm và các thầy cô khác trong trường.3. Kết Bài
Gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô.
giúp với ạ
Bài thơ "Mẹ" của Trần Quốc Toàn cứ ngân vang mãi trong tôi, không chỉ bởi những vần thơ giản dị, mộc mạc mà còn bởi tình cảm sâu lắng, chân thành mà nó gợi lên. Mỗi câu thơ như một nhát dao nhẹ nhàng, nhưng cứa sâu vào trái tim, khơi dậy biết bao kỷ niệm về người mẹ thân yêu. Hình ảnh "bàn tay mẹ mỏi mệt" hay "tóc mẹ phai màu" không chỉ là những hình ảnh tả thực mà còn là biểu tượng cho sự hy sinh thầm lặng, tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con. Tôi xúc động đến nghẹn ngào khi đọc những dòng thơ ấy, như thể được sống lại những khoảnh khắc bên mẹ, được cảm nhận trọn vẹn sự ấm áp, che chở của vòng tay mẹ. Bài thơ không chỉ là một tác phẩm văn chương, mà còn là lời nhắc nhở, là bài học về tình mẫu tử thiêng liêng, khiến lòng tôi tràn đầy biết ơn và yêu thương. Tôi sẽ mãi trân trọng và ghi nhớ bài thơ này, như một kỷ niệm đẹp đẽ về tình mẫu tử cao cả.