K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11

Đây là bài văn nhé:>>>

Phân tích bài thơ "Khóc người vợ hiền" của Tú Mỡ

Bài thơ "Khóc người vợ hiền" của Tú Mỡ là một tác phẩm nổi bật, thể hiện sự cảm thông sâu sắc và nỗi tiếc thương của tác giả đối với người vợ hiền, qua đó phản ánh những giá trị nhân văn sâu sắc trong tình vợ chồng, sự hy sinh và tình nghĩa. Bài thơ có nét đặc trưng của thể thơ trữ tình, mang đậm cảm xúc và được viết dưới hình thức một lời thở than đầy xót xa.

1. Bố cục và hình thức:

Bài thơ chia thành hai phần chính:

  • Phần một: Mở đầu bài thơ, tác giả mô tả tình cảm và sự thương xót của mình đối với người vợ hiền. Những lời ca ngợi về phẩm hạnh của người vợ, những công lao của bà đối với gia đình, với chồng con.
  • Phần hai: Tiếp theo, tác giả bày tỏ sự tiếc nuối và đau đớn khi mất đi người vợ yêu thương, đây là phần thể hiện cảm xúc tiếc thương và sự ân hận.
2. Nội dung và ý nghĩa:

Bài thơ bắt đầu bằng hình ảnh người vợ hiền, là một người phụ nữ có đức hạnh, chăm lo cho gia đình, luôn hi sinh và chịu đựng trong âm thầm. Từ cách miêu tả của tác giả, người vợ hiện lên như một biểu tượng của lòng hy sinh vô bờ bến, tận tụy với gia đình, hết lòng yêu thương chồng con.

“Khóc người vợ hiền” là nỗi xót xa của người chồng khi mất đi người vợ, một người phụ nữ hiền lành, đức độ, không một lời kêu ca, oán trách. Đây cũng là hình ảnh đặc trưng của người phụ nữ trong xã hội cũ – những người luôn làm công việc nội trợ, chăm sóc gia đình mà không bao giờ đòi hỏi sự công nhận.

Tú Mỡ không chỉ thương tiếc về sự ra đi của người vợ mà còn bày tỏ nỗi ân hận vì không thể đền đáp lại những công lao của bà khi còn sống. Điều này thể hiện qua những câu thơ đầy tiếc nuối và day dứt. Nỗi đau của tác giả không chỉ là sự mất mát về mặt vật chất mà còn là sự đánh mất đi một tình yêu thương, một nguồn động viên lớn lao trong cuộc sống.

3. Cảm xúc và thái độ của tác giả:

Qua bài thơ, cảm xúc của tác giả rất mạnh mẽ và sâu sắc. Tú Mỡ thể hiện sự đau đớn, tiếc nuối qua những lời thơ thành thật, chân tình. Nhân vật "tôi" trong bài thơ không chỉ khóc thương cho người vợ đã khuất mà còn tự trách bản thân vì đã không làm tròn bổn phận với người vợ hiền, không trân trọng những gì bà đã hy sinh.

Thái độ của tác giả trong bài thơ vừa là sự tôn trọng đối với người vợ, vừa là sự tự nhận thức về những thiếu sót của chính mình. Điều này khiến bài thơ không chỉ là lời khóc than cho một người đã khuất mà còn là bài học về lòng biết ơn và sự trân trọng đối với những người thân yêu xung quanh.

4. Nghệ thuật và cách diễn đạt:

Tú Mỡ sử dụng nhiều biện pháp tu từ để làm nổi bật cảm xúc trong bài thơ. Lối viết mộc mạc, giản dị nhưng lại rất sâu lắng, dễ dàng đi vào lòng người đọc. Hình ảnh người vợ hiền được khắc họa với những từ ngữ hết sức trang trọng và kính cẩn, qua đó thể hiện sự kính trọng của tác giả đối với người vợ.

Bài thơ cũng có sự lặp lại của các câu từ như "khóc người vợ hiền" để nhấn mạnh nỗi đau đớn và sự tiếc thương vô hạn của tác giả. Những câu thơ nhẹ nhàng nhưng chất chứa tình cảm sâu sắc, khiến cho người đọc dễ dàng cảm nhận được sự mất mát và đau đớn trong lòng tác giả.

5. Kết luận:

Bài thơ "Khóc người vợ hiền" của Tú Mỡ không chỉ thể hiện sự đau thương, tiếc nuối về một người vợ đã khuất mà còn là lời nhắc nhở về giá trị của tình yêu, sự hy sinh và lòng biết ơn trong mối quan hệ vợ chồng. Bài thơ là sự thể hiện sâu sắc về những cảm xúc chân thành của một người chồng đối với người vợ hiền, qua đó cũng phản ánh những giá trị nhân văn trong xã hội xưa.

Có thể tham khảo haa🐟🐟🐟

26 tháng 11

Đoạn văn nee=)))

Bài thơ "Khóc người vợ hiền" của Tú Mỡ thể hiện nỗi đau xót và sự tiếc nuối của người chồng khi mất đi người vợ hiền. Trong bài thơ, người vợ được miêu tả là một người phụ nữ tận tụy, chăm lo cho gia đình mà không đòi hỏi sự công nhận. Nỗi đau của tác giả không chỉ vì sự ra đi của bà mà còn vì sự ân hận và tự trách, khi không thể đền đáp xứng đáng cho những hy sinh của vợ. Những câu thơ của Tú Mỡ đơn giản nhưng chứa đựng nhiều cảm xúc, khiến người đọc cảm nhận sâu sắc về tình cảm vợ chồng và giá trị của sự hy sinh trong tình yêu.

Có thể tham khảo thêm cách này aa🐟🐟🐟

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
17 tháng 12 2023

Đáp án: C

Anh/chị tham khảo các ý sau để viết thành một bài văn :

Việt Nam hiện nay là một nước phát triển, và tình trạng làm lãng phí một nguồn chất xám lớn, tạo khoảng cách giàu nghèo rõ rệt giữa nước ta với các cường quốc khác.Một lực lượng lớn trí thức trẻ đang tìm kiếm cơ hội cho bản thân ở những quốc gia khác có điều kiện sống và phát triển năng lực bản thân mạnh mẽ hơn. Nhiều người sau một thời gian học tập và làm việc tại một số quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Mĩ,... đã quyết định định cư lâu dài, không quay trở lại làm việc trong nước.Đất nước muốn giữ được người hiền tài thì phải có những phương án lâu dài và hợp lý trọng dụng người tài. Nhà nước phải có chính sách đảo tạo và sử dụng đúng đắn cùng chính sách đãi ngộ trân trọng, hợp lí. Tạo điều kiện thuận lợi để hiền tài phát triển tài năng và cống hiến có hiệu quả nhất cho sự nghiệp phát triển đất nước giàu mạnh, tạo được nhiều môi trường làm việc xứng đáng, phù hợp.Mỗi cá nhân không ngừng phát triển, bồi dưỡng kiến thức và đạo đức để trở thành hiền tài đất nước, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
27 tháng 2 2021

Tham khảo dàn ý nha em:

I. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu ý nghĩa của tư tưởng

Khi xưa Thân Nhân Trung đã viết nên “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” để nhấn mạnh điều ấy và còn có mục đích kêu gọi người tài đóng góp cho đất nước. Tróng đó có nói "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp". Quả thật, sự trường tồn của một quốc gia nằm ở chính tài năng của mỗi người trong quốc gia đó. Đó là ngày xưa, vậy thời nay, vai trò của người tài như thế nào đối với sự phát triển hung thịnh của một quốc gia?

II. Thân bài

1. Thế nào là “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”

“Hiền tài” là người tài cao, học rộng và có đạo đức, có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của quốc gia.“Nguyên khí” được hiểu là sức mạnh vật chất, tinh thần tiềm tàng nơi con người, nơi đất nước đó có và mong muốn có,có giá trị quan trọng với mỗi quốc gia.“Hiền tài là nguyên khí quốc gia” có nghĩa là: Hiền tài, chính là phần cốt lõi, chất ban đầu để làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước. Quốc gia có nhiều hiền tài và biết sử dụng hiền tài thì sẽ phát triển vững mạnh.

2. Giải thích tại sao “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”

Một đất nước nếu không có hiền tài không thể giữ vững được độc lập, kinh tế, phát triển của dân tộc.Xa xưa, lịch sử đã chứng minh, nếu không có những bậc hiền tài như Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, hay Hồ Chủ tịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp,… đất nước chúng ta liệu có được nền độc lập hoà bình như ngày hôm nay.Hiện đại, nếu không có những nhà nghiên cứu khoa học ngày đêm tìm ra các loại thuốc chữa trị thì liệu cuộc sống của ta có yên ấm. Người hiền tài có vị trí vô cùng quan trọng với đời sống xã hội của chúng ta.Người tài hẳn là những người giỏi, thông minh, có óc sáng tạo, có tầm hiểu biết sâu rộng về mọi mặt đời sống. Sự hiểu biết sâu rộng đó góp phần đưa đất nước phát triển hơn, hiện đại hơn và vươn ra với bạn bè quốc tế.Hiền tài còn là những người có khả năng phán đoán, suy xét thấu đáo, có tầm nhìn xa trông rộng, có thể vạch ra nhưng đường hướng quan trọng cần thiết cho đi lên của xã hội trong tương lai. Những đường hướng của họ có ảnh hướng lớn tới đất nước bởi xã hội mỗi ngày đổi thay, buộc người tài phải chú ý và xây dựng những hướng đi đúng đắn cho dân tộc.Hiền tài không chỉ là những người tài giỏi, mà hiền tài còn là những người có đức tính tốt, sống hi sinh, sẵn sàng hi sinh mọi lợi ích cá nhân để suy nghĩ cho cả cộng đồng vì một tương lai phát triển rực rỡ của cả đất nước.

3. Làm thế nào để phát huy vai trò của người tài trong sự phát triển chung của đất nước trong xã hội ngày nay

Việt Nam hiện nay là một nước phát triển, và tình trạng làm lãng phí một nguồn chất xám lớn, tạo khoảng cách giàu nghèo rõ rệt giữa nước ta với các cường quốc khác.Một lực lượng lớn trí thức trẻ đang tìm kiếm cơ hội cho bản thân ở những quốc gia khác có điều kiện sống và phát triển năng lực bản thân mạnh mẽ hơn. Nhiều người sau một thời gian học tập và làm việc tại một số quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Mĩ,... đã quyết định định cư lâu dài, không quay trở lại làm việc trong nước.Đất nước muốn giữ được người hiền tài thì phải có những phương án lâu dài và hợp lý trọng dụng người tài. Nhà nước phải có chính sách đảo tạo và sử dụng đúng đắn cùng chính sách đãi ngộ trân trọng, hợp lí. Tạo điều kiện thuận lợi để hiền tài phát triển tài năng và cống hiến có hiệu quả nhất cho sự nghiệp phát triển đất nước giàu mạnh, tạo được nhiều môi trường làm việc xứng đáng, phù hợp.Mỗi cá nhân không ngừng phát triển, bồi dưỡng kiến thức và đạo đức để trở thành hiền tài đất nước, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

III. Kết bài

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, yêu cầu phát triển đất nước càng đặt ra một cách bức thiết. Để sánh vai cùng các nước mạnh trong khu vực và trên thế giới, chúng ta cần có nhiều hơn nữa những người hiền tài. Chính bởi vậy tư tường của Thân Nhân Trung lại được khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ của nó. Đây chính là kim chi nam của một quốc gia phồn vinh, thịnh vượng thực sự.
11 tháng 2 2018

a, Đáp án A

Tuyên bố giao tranh với quỷ Ra-va-na để cứu Xi-ta vì danh dự của chàng bị xúc phạm (Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lẫy lừng của ta)

b, Đáp án C

Để giữ danh dự của dòng tộc cao quý, Ra-ma chấp nhận hy sinh hạnh phúc cá nhân (Người đã sinh trưởng trong một gia đình cao quý có thể nào lại lấy về một người vợ từng sống trong nhà kẻ khác, đơn giản vì mụ ta là vật để yêu thương)

   + Chàng cũng không chịu được khi nghĩ tới việc Xi-ta “bị quấy nhiễu khi ở trong vạt áo của Ra-va-na”, từ ghen tuông thành ngờ vực

c, Những từ ngữ lặp lại trong lời nói của Ra-ma chứng tỏ tâm trạng của chàng:

   + Ra- ma thẳng thắn, dứt khoát trong lời nói của bản thân

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 8 2023

     Thơ ca Việt Nam khi xưa, trong thời Trung đại được các nhà nho dùng để dạy đời, tỏ chí. Nhà nho xưa thể hiện chí làm trai, nợ công danh, chí kinh bang tế thế hay những ưu tư về cuộc đời, về thời đại mà ít khai thác đời sống tình cảm, đời tư thường nhật của mình, đặc biệt là viết về người phụ nữ. Trong thế kỉ XIX có Nguyễn Khuyến và Tú Xương đã làm được điều đó. Nhưng nổi tiếng hơn cả là những bài thơ của Tú Xương. Tú Xương không chỉ lên án đanh thép xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ bằng những bài thơ trào phúng sâu sắc mà còn để lại nhiều bài thơ trữ tình, nhất là về người vợ của ông. Thương vợ là một trong những bài thơ như thế, vừa sâu sắc, tình cảm, vừa hóm hỉnh, vui tươi.

       Sách vở còn ghi lại, bà Tú có thời gian làm nghề buôn gạo

Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

     Bà Tú ở đầu bài thơ hiện lên với công việc buôn bán ở mom sông. “Quanh năm” là thời gian đằng đẵng, tuần hoàn, ngày nối ngày, người mẹ, người vợ ấy vẫn tần tảo sớm hôm buôn bán để nuôi chồng, nuôi con. Bà không có cửa hàng hay quán xá mà buôn bán ở “ mom sông”, chỉ là chỗ đất nhô ra ở cửa sống, nơi đầy rẫy những nguy hiển, ba bề đều là nước, nơi ấy chênh vênh, không ổn định. Gợi cho người đọc sự không chắc chắn để bán buôn. Bà không chỉ bán một hay hai hôm mà quanh năm, ngày qua này, tháng tới tháng, từ năm này qua năm khác. Câu thơ đầu hiện lên hình ảnh bà Tú tần tảo, chịu khó mặc khó khăn và vất vả. “Nuôi đủ năm con với một chồng” mặc dù việc buôn bán vất vả để nuôi sáu miệng ăn nhưng cũng chỉ đủ ăn. Không những chỉ nuôi những đứa con thơ dại mà còn phải nuôi cả người chồng, lo lắng cho việc khoa cử mỗi lần đi thi của ông. Chỉ kể đến tiền cho chồng đi thi có khi còn nhiều hơn để nuôi những đứa con ở nhà. Nhà thơ từng lên tiếng tố cáo bọn quan lại, quắc mắt khinh đời giờ coi mình là con người nhỏ bé được bà Tú. Hai câu đề cho thấy sự vất vả nhưng rất đảm đang gánh vác và yêu thương chồng con mới dám hi sinh, chịu đựng nhọc nhằn. Đồng thời, đằng sau những vất vả của bà Tú là sự biết ơn sâu sắc của chồng và con với bà vì đã không đỡ đần được sự nhọc nhằn của bà.

       Hình ảnh bà Tú lại hiện lên ở hai câu thực hết sức chân thực và sâu sắc:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

     Trong hai câu thơ trên, hình ảnh độc đáo và gần gũi với đời sống hàng ngày cũng như đời sống văn thơ dân gian nhất chính là hình ảnh con cò. Trong thơ Tú Xương, con cò hiện lên không phải là con cò mà được diễn đạt bằng từ “thân cò”. “Lặn lội thân cò” chính là sự vất vả, đơn chiếc khi kiếm ăn một mình, cực nhọc biết bao khi “quãng vắng” nơi vắng vẻ, ít người còn rất nguy hiểm. “Thân cò” ấy lại “eo sèo”, liều lĩnh, giành giật trong làm ăn vì miếng cơm manh áo của chồng con trong “buổi đò đông”. “Thân cò” ấy lặn lội, lam lũ cả một đời chính là hình ảnh biểu tượng của người phụ nữ ân cần, chăm chỉ làm vụng, lam lũ, vất vả. Thân cò ấy chính là thân phận, là sự mỏng manh trước cảnh đời khắc nghiệt. Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp đã làm nổi bật hình ảnh “ thân cò” lặn lội khi quãng vắng, eo sèo buổi đò đông. Một “ thân cò” gầy yếu nhưng lam lũ, vất vả. Qua bốn câu đầu tiên, hình ảnh bà Tú vẫn luôn là người phụ nữ vất vả, chịu đựng cùng với sự hi sinh lớn lao dành cho chồng con mình.

     Tuy gian khổ là vậy, nhưng bà Tú không buông một lời oán trách mà luôn chịu đựng, kiên cường:

Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công

     Nói về cuộc sống gia đình mình Tú Xương đã dùng từ ngữ chân thực mà sâu sắc. “Duyên” và “nợ” là hai từ có ý nghĩa trái ngược nhau để chỉ hạnh phúc gia đình. Nếu cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp thì là cái duyên, còn cực nhục, khổ đau thì là nợ. Cuộc đời bà Tú duyên một mà nợ những hai. Mặc dù biết vậy nhưng cũng “âu đành phận” mà không một lời oán trách. Hình ảnh người phụ nữ ấy lại hiện lên với sự tần tảo, vất vả muôn phần: “Năm nắng mười mưa dám quản công”. Sự vất vả ấy đâu “dám quản công” chỉ “âu đành phận”.  Tú Xương đã sử dụng rất khéo số từ trong thơ của mình, vừa theo thứ tự tăng dần vừa đối nhau: một, hai, năm, mười, gợi được những khó khăn chồng chất ngày một tăng dần. Đồng thời câu thơ cũng cho thấy sự kiên cường và phi thường của người vợ, người mẹ đã gánh vác, chấp nhận tất cả để lo lắng, săn sóc cho chồng con mình thật tốt.

     Sau tất cả sự khó khăn ấy là hình ảnh người chồng tuy không thể làm được gì to lớn giúp vợ nhưng rất mực yêu thương và tài hoa:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không.

      Bà Tú tuy vất vả là vậy nhưng đâu có chửi chồng mình. Hai câu kết chính là lời chửi chua xót mà ông Tú thay vợ dành cho mình. Ông tự chửi mình về tội làm chồng mà hờ hững, để vợ phải vất vả, lặn lội kiếm ăn mà không đỡ đần được. Bà Tú không những không được nhờ vả vào chồng mà còn lấy phải ông chồng bạc bẽo, hờ hững, chẳng giúp gì được cho gia đình mà còn phải lo lắng và nuôi cả chồng mình. Đồng thời, ông Tú chửi cả một xã hội bất giờ bất công, ông chửi thói đời đểu cáng, bạc bẽo để cho bà Tú vất vả nhưng vẫn nghèo đói, khó khăn. Tiếng chửi ấy chính là tiếng tố cáo đanh thép xã hội không cho người ta quyền thi cử chính đáng để làm quan đỡ đần gia đình mặc dù ông Tú là người tài hoa. Đằng sau lời chửi ngoa ngoắt là một người chồng không hề hờ hững mà là một người chồng yêu quý, thương vợ rất mực, tài hoa, chung thủy và giàu lòng tự trọng.

      Bài thơ là tiếng lòng chân thành của Tú Xương dành đến cho người vợ của mình, người đã vất vả kiếm sống nuôi gia đình. Bài thơ cũng hiện lên nhân cách cao đẹp của Tú Xương khi đã dám lên tiếng chia sẻ sự vất vả với vợ, sự xấu hổ khi không thể đỡ đần cho vợ mình, dám nhận mình là “quan ăn lương vợ” cùng với tài năng nghệ thuật rất đáng trân trọng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ (A-ma-đu Ma-ta Mơ Bâu) giúp tôi hiểu thêm về con người anh hùng và con người nghệ sĩ ở Nguyễn Trãi:

+ Con người anh hùng: là một người trung quân ái quốc.

+ Con người nghệ sĩ: yêu thiên nhiên.

- Cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác gia bài viết này: Lí lẽ được nêu trước, sau đó bằng chứng sẽ chứng minh cho lí lẽ tạo tính liên kết cao.

27 tháng 6 2023

THAM KHẢO!

- Văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ (A-ma-đu Ma-ta Mơ Bâu) giúp tôi hiểu thêm về con người anh hùng và con người nghệ sĩ ở Nguyễn Trãi:

+ Con người anh hùng: là một người trung quân ái quốc.

+ Con người nghệ sĩ: yêu thiên nhiên.

- Cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác gia bài viết này: Lí lẽ được nêu trước, sau đó bằng chứng sẽ chứng minh cho lí lẽ → tính liên kết cao.

1. Ai lên rừng cho em xin miếng trắcgửi ra miền Bắc chạm bốn câu thơCâu thương, câu nhớ, câu đợi, câu chờSông Hiền Lương kia một dải bến bờ nào xa2. Đèo Ba Nhát đường trơn như mỡ    vắt mũi dòng máu đỏ bàn chân    chiến sĩ h.50 sức mạnh như thần    đèo cao cao mấy chục tầng cũng qua3. xa đưa điệu lý, hò ơi    sông Quao sóng nước ngọt lời ước mong    dòng Kinh xanh thoả bao lòng    họ đưa điệu lý...
Đọc tiếp

1. Ai lên rừng cho em xin miếng trắc
gửi ra miền Bắc chạm bốn câu thơ
Câu thương, câu nhớ, câu đợi, câu chờ
Sông Hiền Lương kia một dải bến bờ nào xa
2. Đèo
 Ba Nhát đường trơn như mỡ
    vắt mũi dòng máu đỏ bàn chân
    chiến sĩ h.50 sức mạnh như thần
    đèo cao cao mấy chục tầng cũng qua
3. xa đưa điệu lý, hò ơi
    sông Quao sóng nước ngọt lời ước mong
    dòng Kinh xanh thoả bao lòng
    họ đưa điệu lý bồng bềnh tóc mây
    chọn tình mới mặn gừng cay
    xong Quao dào dạt đong đầy nghĩa ân
4. Đi xa nhớ bát mắm chao
    nhớ nhà nhớ biển nao nao cõi lòng 
 5. Ai đưa ta đến chốn này
     bên kia Tà Cú bên này tà Dôn
     chính giữa có núi Ba Hòn
     Trách người quân tử không còn như xưa
 6. có ai đến từ đàng xa
     giống một người mà hình bóng tôi đã khắc ghi
     để lòng yêu thuở còn nằm ngửa
     giờ để cho người, tiếc lắm người ơi
 7. yêu lắm anh đi không được 
     đi khắp cách đồng theo dạ nhớ thương
     yêu lắm anh đi không tới
     cắt tóc thả trôi theo dòng nước
câu hỏi: 1.chỉ ra thể thơ của mỗi bài
              2. sắp các bài ca dao trên theo đề tài và nêu cảm nhận về nội dung, ý nghĩa của từng đề tài ấy

0