Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
"Có công mài sắt, có ngày nên kim", từng tiếng được phát ra rõ ràng, rành mạch khi em đang dạy em trai đọc chữ, và khi đọc đến câu tục ngữ này, em lại nhớ về một khoảng thời gian em đã vô cùng cố gắng nỗ lực chăm chỉ để viết chữ đẹp hơn.
Hồi đó em học lớp 1, những ngày đầu tiên đến lớp em vẫn còn bỡ ngỡ bạn mới, thầy cô mới, một môi trường mới, nhưng được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo, em đã thích nghi rất nhanh và cảm thấy vui vẻ. Tuy nhiên, việc học của em không được tốt lắm, bởi chữ viết của em rất xấu, thường bị cô phê bình. Em rất buồn nhưng may mắn được sự giúp đỡ của chị gái cùng với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân, chữ viết của em đã dần một tốt hơn và còn được dự thi cuộc thi viết chữ đẹp.
Những bài học đầu tiên của lớp 1 chỉ là làm quen, đọc số và các nét, em đã học rất tốt cho đến khi cô yêu cầu viết vào vở, rồi rèn từng nét một. Các nét chữ của em hồi đó rất xấu, từng nét không được thẳng mà cứ cong cong, run run. Nhìn chữ viết của mình rất xấu, em trở nên chán nản, không rèn luyện thêm, chỉ viết cho hết bài trên lớp và về nhà không chịu rèn. Những nét chữ của em ngày một xấu hơn và không đúng nét. Cô giáo thấy em không có sự tiến bộ nên đã nhắn với bố mẹ, yêu cầu gia đình để ý đến việc học của em hơn. Từ hôm đó trở đi, ngày ngày chị gái em đều bắt em học bài, rèn thật chậm từng nét chữ, chị gái luôn nhắc nhở em "Có công mài sắt, có ngày nên kim". Những ngày đầu em cảm thấy rất khó khăn, nhưng dần dần em thấy mình tiến bộ hơn một chút. Chị gái luôn tận tâm chỉ từng nét, và việc rèn chữ đã trở thành một thói quen của em, nhìn thấy chữ của mình đẹp hơn, em đã rất vui mừng. Khoảng thời gian đó, ngoài thời gian rèn chữ trên lớp, về đến nhà, em ngồi ngày vào bàn học và rèn từng chút từng chút một, em đã tự hứa với mình phải đạt được thành tích tốt để cho gia đình tự hào về em. Sự nỗ lực của em đã được đền đáp, chữ của em tiến bộ hơn rất nhiều, đến đầu học kỳ 2, em đã được chọn là thí sinh đi thi đi thi viết chữ đẹp. Em đã chăm chỉ hơn để chuẩn bị cho cuộc thi, tuy nhiên kết quả không được như mong muốn. Em đã tự hứa với mình phải nỗ lực hơn nhiều để đạt được giải, và hai năm sau đó bằng sự quyết tâm vượt bậc, em đã nhận được giải Ba và giải Nhì trong cuộc thi viết chữ đẹp cấp tỉnh.
"Có công mài sắt, có ngày nên kim" quả thật là một câu tục ngữ hay về sự chăm chỉ và thành công. Quả đúng vậy, em rất cảm ơn chị gái đã giúp đỡ em và em cũng rất tự hào về bản thân đã nỗ lực rèn luyện, em sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để đạt được nhiều kết quả tốt hơn.
Có 8 tính từ : dày, trắng bạch, trắng ngà, chan hòa, ngọt sắt, mềm, giòn, sậm sựt.
a) Mở đầu từ đâu đến đâu: Mở đầu của đoạn văn bắt đầu từ câu: "Ôi! Cô giáo rất tốt của em, không, chẳng bao giờ, chẳng bao giờ em lại quên cô được!"
Triển khai từ đâu đến đâu:
Sau câu mở đầu, đoạn văn triển khai nêu rõ tình cảm và cam kết của người học sinh đối với cô giáo.Học sinh tuyên bố rằng sẽ nhớ mãi về cô giáo, và khi lớn lên, sẽ tìm gặp cô giữa một đám học trò nhỏ.Học sinh miêu tả cảm nhận và kí ức về lớp học của cô giáo, nhấn mạnh vào những giảng dạy bổ ích, những cảm xúc của cô giáo trong những tình huống khác nhau.Kết thúc từ đâu đến đâu:
Đoạn văn kết thúc bằng câu: "Không bao giờ, phải, không bao giờ em lại có thể quên cô được, cô giáo yêu quý của em!" thể hiện sự khắc sâu và vĩnh cửu của tình cảm của người học sinh đối với cô giáo.b) Tìm từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc của bạn học sinh:
"Ôi! Cô giáo rất tốt của em": Từ ngữ "rất tốt" thể hiện sự kính trọng và tôn trọng."Chẳng bao giờ em lại quên cô được!": Sự nhấn mạnh và cam kết về việc không bao giờ quên đi cô giáo."Em sẽ nhớ đến cô, và em sẽ tìm gặp cô giữa một đám học trò nhỏ": Từ ngữ "nhớ" và "tìm gặp" thể hiện sự gắn bó và mong muốn gặp lại.c) Ghi lại các ý bạn học sinh thể hiện tình cảm, cảm xúc với cô giáo:
Học sinh cam kết nhớ mãi về cô giáo và tìm gặp cô trong tương lai.Kí ức về lớp học được miêu tả với những chi tiết bổ ích và cảm xúc, như nhìn thấy cô giáo mệt nhọc nhưng vẫn yêu thương học trò, cảm xúc lo lắng khi có thanh tra, và sự sung sướng khi học trò đạt được kết quả xuất sắc.So sánh cô giáo như người mẹ với lòng tốt và dịu dàng.a, Vì sao chuột thường gặm các vật cứng?
Không giống với răng người và răng nhiều loài vật khác, răng của loài chuột mỗi ngày mọc một dài ra, cho đến khi chuột chết mới thôi. Nếu răng cứ mọc dài mãi như vậy, dĩ nhiên là rất vướng víu. Để khỏi vướng víu, Chuột phải gặm các vật cứng.
b, Vì sao lợn thường lấy mõm dũi đất lên?
Các giống lợn nuôi hiện nay đều có nguồn gốc từ lợn rừng. Mõm lợn rừng rất dài. Xương mũi của chúng rất cứng. Để tìm kiếm thức ăn,Chúng thường dùng cái mũi và cái mồm đặc biệt đó dũi đất. Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng.
No
no