Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lê Thánh Tông (chữ Hán: 黎聖宗 25 tháng 8 năm 1442 – 3 tháng 3 năm 1497) là hoàng đế thứ năm của Hoàng triều Lê nước Đại Việt. Ông trị vì từ ngày 26 tháng 6 năm 1460 đến khi qua đời năm 1497, tổng cộng 37 năm, là vị hoàng đế trị vì lâu nhất thời Hậu Lê – giai đoạn Lê sơ trong lịch sử Việt Nam.
Lê Thánh Tông tên thật là Lê Tư Thành (黎思誠), là con thứ tư của Lê Thái Tông. Cuối năm 1442, Hoàng đế Thái Tông mất, Thái tử Lê Bang Cơ lên ngôi tức Lê Nhân Tông, phong Tư Thành làm Bình Nguyên vương. Năm 1459, người con cả của Thái Tông là Lê Nghi Dânđột nhập cung cấm giết vua Nhân Tông. Nghi Dân tự lập làm vua, cải phong Tư Thành làm Gia vương. Nghi Dân chỉ ở ngôi được 6 tháng. Ngày 6 tháng 6 âm lịch năm 1460, các tể phụ Nguyễn Xí, Đinh Liệt, làm binh biến, bức tử Nghi Dân. Hai ngày sau, họ bàn nhau đón Tư Thành nối ngôi. Lê Thánh Tông lên ngôi Hoàng đế, xưng làm Thiên Nam Động chủ (天南洞主), đặt niên hiệu là Quang Thuận (sau đổi thành Hồng Đức).
Trong 37 năm trị quốc, Lê Thánh Tông đã ban bố rất nhiều chính sách nhằm hoàn thiện bộ máy quan chế, hành chính, kinh tế, giáo dục – khoa cử, luật pháp và áp dụng các giá trị Tân Nho giáo vào việc trị an, khiến Đại Việt trở thành một quốc gia ổn định và văn minh. Ông xây dựng một hệ thống quan liêu đồ sộ từ trung ương tới địa phương, với tổng số quan trong, ngoài là hơn 5300 người.[1] Ông còn chia đất nước làm 13 thừa tuyên và phủ Phụng Thiên trực thuộc đế đô Đông Kinh, sai quan nghiên cứu hình thế núi sông mà đóng thành bản đồ Hồng Đức. Ông rất chú trọng tới việc tiến cử, cất nhắc quan lại tài năng, liêm khiết và nghiêm khắc bài trừ tệ tham nhũng, biếng nhác, phóng đãng và vô đạo đức trong giới quan chức.[2] Tuy nhiên, ông không thể diệt trừ triệt để tệ tham nhũng vì bản chất cồng kềnh và lương ít của bộ máy quan liêu do ông lập ra.[3]
Lê Thánh Tông cũng hết sức chú trọng phát triển giáo dục và văn hóa, qua việc ông mở rộng quy chế các khoa thi chọn ra người tài cống hiến cho quốc gia. Ông đặt lệ 3 năm mở 1 khoa thi lớn, cho phép những người thi đỗ được về quê vinh quy bái tổ, lại cho dựng văn bia ghi tên họ ở Văn Miếu. Thời ông mở 12 kỳ thi lớn, lấy đỗ hơn 500 người và được sĩ phu Phan Huy Chú thời Nguyễn nhận xét:"Khoa cử các đời, thịnh nhất là đời Hồng Đức".[4][5] Về kinh tế, ông hết mực chăm lo nông nghiệp và khuyến khích dân mở chợ để đẩy mạnh trao đổi hàng hóa trong nước. Tuy nhiên, đối với ngoại thương, ông thực hiện chính sách ức chế gắt gao gây kìm hãm đối với sự phát triển kinh tế của Đại Việt.[6]
Thánh Tông còn dành nhiều công sức cho việc cải tổ, huấn luyện quân đội, trực tiếp chỉ huy các cuộc bành trướng về phía Nam và Tây, mà cụ thể là cuộc xâm chiếm Chiêm Thành năm 1471, Lão Qua và Bồn Man năm 1479. Các cuộc chinh phạt đều thắng lợi, đặc biệt là chiến dịch đánh Chiêm 1471 đưa quân đội Đại Việt tới tận quốc đô Đồ Bàn nước Chiêm, bắt vua Trà Toàn và sáp nhập một lãnh thổ rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Định. Đây là một cột mốc lớn trong quá trình Nam tiến của người Việt. Lê Thánh Tông giữ vững vùng đất mới chiếm bất chấp những áp lực từ nước mạnh ở phía bắc là Đại Minh đòi ông trả đất cho Chiêm Thành.[7] Ông còn cứng rắn ngăn chặn các cuộc lấn chiếm biên giới của thổ quan và người dân tộc thiểu số miền núi bên Đại Minh.[8]
Các thành tựu về nội trị và đối ngoại của Thánh Tông đã khiến Đại Việt quật khởi thành một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á. Trong Đại Việt sử ký toàn thư có lời nhận định của sử quan Nho thần đời sau về ông: "Vua sáng lập chế độ văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược, dẫu Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không thể hơn được...". Tuy nhiên, người đương thời và các nhà chép sử đời Lê – Nguyễn phê phán ông về việc xây dựng nhiều công trình, cung điện vượt quá quy mô xưa, quá trọng văn chương phù phiếm, xử sự khắc bạc với một số đại thần và anh em, tính khoa trương, bắt chước lối tổ chức nhà nước của Đại Minh, và "nhiều phi tần quá, nên mắc bệnh nặng" dẫn đến cái chết ở tuổi 56.[9][10][11][12][13]
Lê Thánh Tông còn là một nhà thơ, nhà văn lớn, ước tính có hàng ngàn sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm, trong đó thơ chữ Hán ngày nay còn hơn 350 bài.[14]
Ông có tên húy là Lê Tư Thành (思誠), là con trai thứ tư của Lê Thái Tông (Lê Nguyên Long, trị vì 1433–1442). Mẹ của ông là Ngô Thị Ngọc Dao, người làng Động Bàng, huyện Yên Định, phủ Thanh Hóa. Cha bà là Ngô Từ, gia thần của Lê Thái Tổ, làm đến chức Thái bảo. Chị gái Ngô Thị Ngọc Dao tên Xuân, vào hầu Lê Thái Tông ở hậu cung. Ngô Thị Ngọc Dao theo chị vào nội đình, Lê Thái Tông thấy liền gọi vào cho làm cung tần.[15]
Tháng 6, năm Đại Bảo thứ nhất (1440), Ngô thị nhập cung khi 14 tuổi, được phong làm Tiệp dư (婕妤), ở tại cung Khánh Phương. Sinh thời Ngô Tiệp dư sùng Phật giáo thường cầu tự, một hôm mộng thấy Thượng đế ban cho một vị tiên đồng, bèn có mang. Bà sinh Lê Tư Thành vào ngày 20 tháng 7 âm lịch (25 tháng 8 dương lịch) năm Đại Bảo thứ 3 (1442).[15]
Khi Lê Tư Thành sinh ra, ông được bộ quốc sử Đại Việt đời Lê, Đại Việt sử ký toàn thư miêu tả: "Thiên tư tuyệt đẹp, thần sắc khác thường, vẻ người tuấn tú, nhân hậu, rạng rỡ, nghiêm trang, thực là bậc thông minh xứng đáng làm vua, bậc trí dũng đủ để giữ nước".[16]
Ngày 27 tháng 7 âm lịch năm 1442, Lê Thái Tông đi tuần về miền Đông thì bị bệnh mất ở tuổi 20. Các quan nhận di chiếu tôn Thái tử Bang Cơ (con Thần phi Nguyễn Thị Anh) lên ngôi, tức Hoàng đế Lê Nhân Tông. Năm 1445, Lê Nhân Tông hạ chiếu phong Lê Tư Thành làm Bình Nguyên vương (平原王), làm phiên vương vào ở kinh sư, học cùng các vương khác ở Kinh diên. Các quan ở Kinh diên như Trần Phong thấy Bình Nguyên vương dáng điệu đường hoàng, thông minh hơn hẳn người khác, nên họ cho ông là bậc khác thường. Bình Nguyên vương lại càng sống kín đáo, không lộ vẻ anh minh ra ngoài, chỉ vui với sách vở cổ kim, nghĩa lý thánh hiền, ưa điều thiện, thích người hiền, chăm chỉ không biết mệt mỏi. Bình Nguyên vương được Thái hậuNguyễn Thị Anh yêu mến như con đẻ, và được Nhân Tông coi như người em hiếm có.[16]
- Thái độ, hành động của ông Quơn-cơ khi giới thiệu với mọi người về những điểm khác biệt trong cách ông sản xuất kẹo sô-cô-la mà không một nhà máy nào trên thế giới có: mượn hình ảnh thung lũng, đồng cỏ xanh, con sông, con thác, đường ống để nói về chu trình làm nên kẹo sô-cô-la.
- Thái độ, hình động của ông Quơn-cơ khi giới thiệu với mọi người về vẻ đẹp của không gian nhà máy, về những sáng chế cỏ, hoa có thể ăn được: "chất liệu khác ngon lành", "cỏ mà các cháu đang giẫm lên đó, các cháu thân mến của ta, đều được làm từ một loại đường mềm có bạc hà mà ta sáng chế ra", "thử nếm một cọng cỏ coi".
Nhân vật ông Quơn-cơ có khả năng sáng tạo kì lạ, độc đáo, vô cùng phù hợp với tuyến nhân vật sáng tạo của truyện khoa học viễn tưởng.
4. Trận Chương Dương giành được thắng lợi sau trận Hàm Tử. Vậy tại sao tác giả lại
nói về trận đánh này trước?
Phật Hoàng Trần Nhân Tông, tên thật là Trần Khâm, sinh ngày 7 tháng 12 năm 1258 tại kinh thành Thăng Long, là con trai trưởng của vua Trần Thánh Tông và hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm. Ông lên ngôi vào năm 1278, khi mới 20 tuổi, trở thành vị vua thứ ba của triều đại nhà Trần, gánh vác trọng trách giữ gìn nền độc lập và sự hưng thịnh của Đại Việt.
Trong những năm trị vì, Trần Nhân Tông nổi bật là một nhà quân sự tài ba và là một vị vua có tư tưởng lãnh đạo kiên quyết. Dưới sự lãnh đạo của ông, Đại Việt đã hai lần đánh bại quân xâm lược Mông - Nguyên vào các năm 1285 và 1288. Đây là thời kỳ gian nan nhất của Đại Việt khi phải đối mặt với đội quân hung bạo và hùng mạnh nhất thế giới đương thời. Với sự đoàn kết và tinh thần chiến đấu bất khuất của quân dân, ông đã cùng các tướng lĩnh tài giỏi như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải tạo nên những chiến công hiển hách, để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử dân tộc.
Sau khi hoàn thành sứ mệnh bảo vệ đất nước, Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông vào năm 1293 và lui về sống cuộc đời ẩn dật, tìm đến triết lý Phật giáo để tĩnh tâm và giác ngộ. Vào năm 1299, ông chính thức xuất gia tại núi Yên Tử, Quảng Ninh - nơi nổi tiếng là “đất Phật” của Đại Việt, khởi đầu cho một giai đoạn mới trong cuộc đời của ông, từ một vị hoàng đế trở thành một nhà sư, sau này được tôn xưng là Phật Hoàng.
Chọn Yên Tử, Trần Nhân Tông không chỉ tìm đến một nơi thanh tịnh để tu hành mà còn muốn xây dựng một trung tâm Phật giáo mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Ông sáng lập dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử - một dòng thiền thuần Việt, kết hợp giữa tinh thần từ bi của Phật giáo và lòng yêu nước sâu sắc, khác biệt với các dòng thiền nhập từ nước ngoài. Dưới sự hướng dẫn của ông, dòng thiền này không chỉ là nơi tu hành mà còn là nơi rèn luyện ý chí, dạy bảo đạo đức và tinh thần cho các Phật tử, lan tỏa các giá trị về hòa bình, từ bi, và giác ngộ.
Phật Hoàng Trần Nhân Tông để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm có giá trị về Phật pháp và triết lý sống như “Thiền lâm thiền chí”, “Tăng gia toản yếu”, và “Thượng sĩ hành trạng”. Những bài thuyết giảng và lời dạy của ông luôn hướng đến sự giải thoát, tự giác ngộ và hòa hợp giữa đạo và đời. Triết lý của ông nhấn mạnh sự giản dị, an lạc trong tâm hồn và sự phát triển nội tâm để đạt đến sự tự tại.
Ông viên tịch vào năm 1308 tại am Ngọa Vân trên núi Yên Tử, để lại di sản lớn lao về tư tưởng và tinh thần. Đến nay, núi Yên Tử vẫn là một trong những địa điểm linh thiêng, nơi các thế hệ người Việt tìm về để tưởng nhớ công đức của Phật Hoàng và thực hành giáo pháp của dòng thiền Trúc Lâm. Hành trình từ một hoàng đế quyền lực đến một nhà sư khiêm nhường của Phật Hoàng Trần Nhân Tông là một biểu tượng sáng ngời về lòng yêu nước, đức từ bi, tinh thần giác ngộ và triết lý sống hòa hợp giữa cuộc sống và Phật pháp.
Qua tấm gương của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, chúng ta học được về ý chí kiên cường, tinh thần tự giác ngộ, lòng nhân ái, và giá trị của sự hòa hợp giữa đạo và đời. Ông không chỉ là một vị vua anh hùng mà còn là một thánh nhân của Phật giáo Việt Nam, người đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ về lối sống thiện lành, trách nhiệm với xã hội, và lòng từ bi với muôn loài
Qua bài văn trên, em học được nhiều điều từ cuộc đời và tấm gương của Phật Hoàng Trần Nhân Tông:
Tinh thần yêu nước và ý chí kiên cường: Phật Hoàng Trần Nhân Tông là một người lãnh đạo vĩ đại, dẫn dắt dân tộc Đại Việt vượt qua khó khăn và đánh bại quân Mông - Nguyên. Từ đây, em hiểu rằng lòng yêu nước và sự đoàn kết là sức mạnh to lớn giúp chúng ta vượt qua mọi thử thách.
Sự từ bi và lối sống giản dị: Sau khi hoàn thành sứ mệnh bảo vệ đất nước, ông sẵn sàng rời xa cuộc sống hoàng cung và tìm đến sự thanh tịnh nơi núi rừng Yên Tử để tu hành. Việc ông lựa chọn từ bỏ vinh hoa phú quý để sống đời giản dị dạy cho em biết trân trọng những giá trị tinh thần, sống từ bi và không bị ràng buộc bởi vật chất.
Giá trị của sự giác ngộ và triết lý sống hài hòa: Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã sáng lập dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, giúp con người sống an lạc, giải thoát, và hướng đến sự giác ngộ. Em học được rằng sự bình an thực sự đến từ tâm hồn và sự hiểu biết về bản thân, chứ không phải từ những gì bên ngoài.
Tinh thần tự học hỏi và cống hiến cho đời: Ông để lại nhiều tác phẩm quý báu về Phật pháp, cho thấy rằng ông luôn cố gắng học hỏi, nghiên cứu để truyền lại kiến thức và triết lý cho hậu thế. Em nhận ra rằng, dù ở vị trí nào, ta cũng nên không ngừng học tập và cống hiến những điều tốt đẹp cho cộng đồng.
Phật Hoàng Trần Nhân Tông, tên thật là Trần Khâm, sinh ngày 11 tháng 11 năm 1258 . Ông lên ngôi vào năm 1278, khi mới 20 tuổi, trở thành vị vua thứ ba của triều đại nhà Trần, gánh vác trọng trách giữ gìn nền độc lập và sự hưng thịnh của Đại Việt.
Trong những năm trị vì, Trần Nhân Tông nổi bật là một nhà quân sự tài ba và là một vị vua có tư tưởng lãnh đạo kiên quyết. Dưới sự lãnh đạo của ông, Đại Việt đã hai lần đánh bại quân xâm lược Mông - Nguyên vào các năm 1285 và 1288. Đây là thời kỳ gian nan nhất của Đại Việt khi phải đối mặt với đội quân hung bạo và hùng mạnh nhất thế giới đương thời. Với sự đoàn kết và tinh thần chiến đấu bất khuất của quân dân, ông đã cùng các tướng lĩnh tài giỏi như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải tạo nên những chiến công hiển hách, để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử dân tộc.
Sau khi hoàn thành sứ mệnh bảo vệ đất nước, Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông vào năm 1293 và lui về sống cuộc đời ẩn dật, tìm đến triết lý Phật giáo để tĩnh tâm và giác ngộ. Vào năm 1299, ông chính thức xuất gia tại núi Yên Tử, Quảng Ninh - nơi nổi tiếng là “đất Phật” của Đại Việt, khởi đầu cho một giai đoạn mới trong cuộc đời của ông, từ một vị hoàng đế trở thành một nhà sư, sau này được tôn xưng là Phật Hoàng.
Chọn Yên Tử, Trần Nhân Tông không chỉ tìm đến một nơi thanh tịnh để tu hành mà còn muốn xây dựng một trung tâm Phật giáo mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Ông sáng lập dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử - một dòng thiền thuần Việt, kết hợp giữa tinh thần từ bi của Phật giáo và lòng yêu nước sâu sắc, khác biệt với các dòng thiền nhập từ nước ngoài. Dưới sự hướng dẫn của ông, dòng thiền này không chỉ là nơi tu hành mà còn là nơi rèn luyện ý chí, dạy bảo đạo đức và tinh thần cho các Phật tử, lan tỏa các giá trị về hòa bình, từ bi, và giác ngộ.
Ông viên tịch vào năm 1308 tại am Ngọa Vân trên núi Yên Tử. Đến nay, núi Yên Tử vẫn là một trong những địa điểm linh thiêng, nơi các thế hệ người Việt tìm về để tưởng nhớ công đức của Phật Hoàng và thực hành giáo pháp của dòng thiền Trúc Lâm. Hành trình từ một hoàng đế quyền lực đến một nhà sư khiêm nhường của Phật Hoàng Trần Nhân Tông là một biểu tượng sáng ngời về lòng yêu nước, tinh thần giác ngộ .
Qua tấm gương của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, chúng ta học được về ý chí kiên cường, lòng nhân ái, và giá trị của sự hòa hợp giữa đạo . Ông không chỉ là một vị vua anh hùng mà còn là một thánh nhân của Phật giáo Việt Nam, người đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ về lối sống thiện lành, trách nhiệm với xã hội, và lòng từ bi với muôn loài
Qua bài văn trên, em học được nhiều điều từ cuộc đời và tấm gương của Phật Hoàng Trần Nhân Tông:
thuy ,thùy trang
Tinh thần yêu nước và ý chí kiên cường: Phật Hoàng Trần Nhân Tông là một người lãnh đạo vĩ đại, dẫn dắt dân tộc Đại Việt vượt qua khó khăn và đánh bại quân Mông - Nguyên. Từ đây, em hiểu rằng lòng yêu nước và sự đoàn kết là sức mạnh to lớn giúp chúng ta vượt qua mọi thử thách.
Sự từ bi và lối sống giản dị: Sau khi hoàn thành sứ mệnh bảo vệ đất nước, ông sẵn sàng rời xa cuộc sống hoàng cung và tìm đến sự thanh tịnh nơi núi rừng Yên Tử để tu hành.