Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sơn Tinh, Thủy Tinh là hai nhân vật để lại trong em nhiều cảm xúc và suy nghĩ. Trước hết, Sơn Tinh là một người thật lòng yêu thương Mị Nương. Chàng đã dùng hết tài nghệ và tâm trí để kiếm đủ voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao làm sính lễ để tới thật sớm hỏi cưới công chúa về làm vợ. Chỉ những ai có tình yêu chân thật thì mới bỏ ra nhiều công sức như vậy! Tiếp đến, Sơn Tinh là một vị thần tài phép và trí tuệ. Khi Thủy Tinh dâng nước đánh mình, chàng đã không hề lo sợ, nao núng mà dùng phép bốc từng quả núi dựng thành bức tường thành kiên cố, ngăn dòng nước dữ làm hại đến hoa màu, thôn xóm. Nhân vật Thủy Tinh cũng có những năng lực phi thường chẳng kém gì Sơn Tinh, hô mưa gọi gió, chúa vùng nước thẳm. Nhưng vì chậm chễ trong việc tìm kiếm sính lễ và đến muộn nên không thể cưới được Mị Nương. Do tính tình nóng nảy cho nên Thủy Tinh mới luôn tìm cách trả thù, gây ra lũ lụt hàng năm, làm thiệt hại đến nhân dân. Hình ảnh Sơn Tinh chống lại và chiến thắng Thủy Tinh từ lâu đã là một biểu tượng cho hình ảnh chống lũ lụt của nhân dân ta. Dù lũ lụt có ghê gớm nhưng nhân dân ta vẫn kiên cường, bất khuất chống lại, và việc đẩy lùi thiên tai kia chỉ là vấn đề thời gian. Chính bằng sức mạnh và trí tuệ, con người đã dần chế ngự được cơn thịnh nộ của thiên nhiên, mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Sơn Tinh, Thủy Tinh là hai nhân vật để lại trong em nhiều cảm xúc và suy nghĩ. Trước hết, Sơn Tinh là một người thật lòng yêu thương Mị Nương. Chàng đã dùng hết tài nghệ và tâm trí để kiếm đủ voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao làm sính lễ để tới thật sớm hỏi cưới công chúa về làm vợ. Chỉ những ai có tình yêu chân thật thì mới bỏ ra nhiều công sức như vậy! Tiếp đến, Sơn Tinh là một vị thần tài phép và trí tuệ. Khi Thủy Tinh dâng nước đánh mình, chàng đã không hề lo sợ, nao núng mà dùng phép bốc từng quả núi dựng thành bức tường thành kiên cố, ngăn dòng nước dữ làm hại đến hoa màu, thôn xóm. Nhân vật Thủy Tinh cũng có những năng lực phi thường chẳng kém gì Sơn Tinh, hô mưa gọi gió, chúa vùng nước thẳm. Nhưng vì chậm chễ trong việc tìm kiếm sính lễ và đến muộn nên không thể cưới được Mị Nương. Do tính tình nóng nảy cho nên Thủy Tinh mới luôn tìm cách trả thù, gây ra lũ lụt hàng năm, làm thiệt hại đến nhân dân. Hình ảnh Sơn Tinh chống lại và chiến thắng Thủy Tinh từ lâu đã là một biểu tượng cho hình ảnh chống lũ lụt của nhân dân ta. Dù lũ lụt có ghê gớm nhưng nhân dân ta vẫn kiên cường, bất khuất chống lại, và việc đẩy lùi thiên tai kia chỉ là vấn đề thời gian. Chính bằng sức mạnh và trí tuệ, con người đã dần chế ngự được cơn thịnh nộ của thiên nhiên, mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
nếu thích bạn có thể tick cho mình nhé mình sẽ tick lại ko thiệt đâu
cảm ơn bạn
1.
Bài tham khảo:
Đề 1:
1. Mở bài
Giới thiệu về bản thân, nơi ở và những khả năng đặc biệt:
+ Tên: Sơn Tinh
+ Là thần Núi, sống ở Tản Viên
+ Khả năng: Dời non lấp bể
2. Thân bài
- Kể lại việc kén rể của Vua Hùng thứ 18:
+ Hùng Vương có người con gái tên Mị Nương vừa đẹp người đẹp nết.
+ Nghe tin vua kén rể ta liền đến cầu hôn.
+ Vua sai chuẩn bị lễ vật, ta chuẩn bị đầy đủ mang tới trước được rước Mị Nương về.
- Kể lại trận chiến với Thủy Tinh:
+ Thủy Tinh đến sau không cưới được Mị Nương đem quân đánh đuổi.
+ Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm sấm chớp, nước dâng trôi nhà cửa, ngập hết làng mạc.
+ Ta dựng lên thành lũy, bốc cao núi đồi, bảo vệ dân chúng.
+ Hai bên đánh nhau ròng rã nhưng ta vẫn vững vàng.
3. Kết bài
- Kết quả trận chiến và sự trả thù hàng năm của Thủy Tinh:
+ Ta chiến thắng, Thủy Tinh thua trận rút quân.
+ Hàng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, dâng nước đánh ta nhưng đều thua.
2.
Bài tham khảo:
Sống và cai quản vùng núi Tản Viên đã lâu, ta vẫn mong muốn có người cùng ta xây dựng một mái ấm gia đình, cùng giúp đỡ nhân dân trong vùng. May thay lúc bấy giờ trong thành Phong Châu, Hùng Vương đời thứ 18 đã tổ chức lễ kén rể cho người con gái tên Mị Nương.
Ta vì ái mộ Mị Nương, người con gái vừa đẹp người lại đẹp nết nên đã đến để cầu hôn nàng. Tưởng rằng bản thân ta vốn là Thần Núi được nhân dân tôn thờ sẽ dễ dàng đón được Mị Nương nhưng ai ngờ lại xuất hiện một đối thủ cân tài cân sức, đó chính là Thủy Tinh, là Thần Biển. Nếu như ta có phép thần thông có thể tạo núi, dựng thành lũy và di chuyển đồi núi một cách dễ dàng thì Thủy Tinh lại có thể hô mưa, gọi gió. Hùng Vương vô cùng ngạc nhiên trước thần thông và tài lạ của ta và Thủy Tinh, tuy nhiên chính vì thế nên lại có một điều kiện khác để quyết định ai được cưới Mị Nương. Hùng Vương ra yêu cầu:
- Sính lễ phải đầy đủ: trăm ván cơm nếp, trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Ngay trong ngày mai ai mang sính lễ đến trước thì được rước con gái ta về làm vợ.
Những sính lễ vua yêu cầu thật may là trong rừng của ta đủ cả, ta nhanh chóng chuẩn bị, ngay sáng sớm hôm sau đã mang đầy đủ đến và thành công rước Mị Nương về núi. Đoàn người của ta đang đi bỗng thấy có người báo Thủy Tinh mang quân đuổi theo nhằm cướp Mị Nương. Trong phút chốc hắn đã hô mưa, gọi gió đến làm thành dông bão, nước dâng cuốn trôi nhà cửa, làng mạc, cả thành Phong Châu nổi lềnh bềnh. Ta lo cho an nguy dân chúng lên nâng cao những ngọn núi, quả đồi, dựng lên thành lũy ngăn chặn dòng nước. Hai bên đánh nhau nhưng ta chẳng tốn sức lực là bao, bởi Thủy Tinh cố gắng dâng nước bao nhiêu thì ta lại cho núi đồi cao lên bấy nhiêu. Cuối cùng hắn đành phải chịu thua không rút quân về.
Ai ngờ rằng, từ đó trở đi năm nào Thủy Tinh cũng kéo quân đến trả thù ta, ta vẫn mặc cho hắn làm mưa làm gió, có mưa ngập đến đâu cũng không làm ta nao núng. Ta trăm trận trăm thắng còn Thủy Tinh trăm trận trăm thua rút quân trở về biển.
3.
Em đọc lại đoạn văn, tự sửa các lỗi về nội dung (như gợi ý ở mục 2) và các lỗi về câu, từ,...
Tiếng | Từ ghép | Từ láy |
mới | Mới lạ | Mới mẻ |
đẹp | Xinh đẹp | Đẹp đẽ |
sáng | Ánh sáng | Sáng sủa |
Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh.
tham khảo
a)
Bát còn có lúc xô xát, huống chi vợ chồng.
Chồng nào vợ nấy.
Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn.
Ai đem dùi đục đi hỏi vợ.
Chồng như đó (giỏ), vợ như hom.
b)
Tiên học lễ, hậu học văn.
Nhất quý nhì sư.Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
c)
Dựng nhà cần nhiều người, đánh giặc cần nhiều sức.
Bẻ đũa không bẻ được cả nắm.
Góp gió thành bão.
Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.
Tham Khảo
Đi khắp mọi miền của Tổ quốc ta đều bắt gặp hình ảnh cây nhãn quen thuộc được trồng ở khắp mọi nơi. Nhưng hình ảnh cây nhãn đầu thôn đã đem lại cho em nhiều cảm xúc.
Cây nhãn đầu thôn không biết được trồng từ bao giờ, nó sống được bao nhiêu năm và nó bao nhiêu tuổi. Chỉ biết khi những đứa trẻ trong thôn lớn lên nhãn đã có tự lúc nào. Đó là một cây nhãn cao lớn. Gốc cây to phải vài đứa trẻ con ôm mới hết. Rễ cây cong chồi lên như những con rắn đang lăn lộn trên mặt đất. Vỏ cây nhãn màu nâu, sần sùi như đang chuẩn bị thay một bộ áo mới. Thân cây to, cao và chia thành nhiều nhánh. Các nhánh cây ấy lại đâm ra rất nhiều cành nhãn thẳng tắp đâm xiên vào nhau tạo thành một lùm cây canh mát không có chỗ hở. Những cành nhãn mọc tua tủa. Lá nhãn nhỏ như lá chanh nhưng dài hơn lá chanh. Lá nhãn có màu xanh đậm. Cuối thu, đầu đông, những cành cây nhãn khẳng khiu, trụi lá. khi lá già rụng đầy xuống gốc cây, mọi người trong thôn hay ra quét lá nhãn khô về đun bếp cháy rất đượm. Nhưng mỗi khi xuân về, những chồi non xanh biếc mơn mởn lại mọc ra. Những chiếc lá nhãn non dần lớn lên. Chẳng mấy chốc cây nhãn lại xanh tươi, ngọn cây đua nhau đâm chồi khoe sắc giữa tiết trời xuân ấm áp. Một thời gian sau, nhãn bắt đầu ra hoa. Những chùm hoa nhãn màu vàng nở đầy phủ kín ngọn cây. Khi hoa nhãn rụng kín gốc cây là khi những quả nhãn non bắt đầu hình thành. Rồi dần dần, nhờ thời tiết thuận hòa, quả nhãn sẽ to dần. Vỏ nhãn lúc này màu nâu giống màu cành. Khi thấy trên cây nhãn có quả bị chim ăn chính là lúc nhãn có thể thu hoạch. Bọn trẻ trong thôn trèo lên cây nhãn hái xuống ăn và cười nói vui vẻ. Ăn nhãn ta phải bóc lớp vỏ cứng ấy ra rồi đưa phần thịt bên trong vào miệng. Nhãn có lớp cùi dày, vị ngọt như mật ong, hấp dẫn không tả hết. Bên trong lớp cùi ấy là một chiếc hạt nhỏ như hạt vòng. Hạt đó có thể đem reo mọc thành cây mới.
Cây nhãn đã từ lâu là chỗ nghỉ chân của các cô các bác trong thôn mỗi khi đi làm đồng về. Là nơi mà bọn trẻ con chúng em được ăn những quả nhãn ngon và chơi những trò chơi bổ ích của tuổi thơ. Em càng thêm yêu quý cây nhãn hơn.
Refer
Nhắc đến quê hương em thì không ai không nhớ tới đặc sản nổi tiếng đó là nhãn lồng Hưng Yên. Dọc những con đường làng thì hai bên đều là những hàng nhãn lâu năm được người dân nơi đây trồng.
Từ xa nhìn lại thì cây nhãn giống như một cây nấm khổng lồ. Nhãn là một loài cây rất dễ trồng và cũng không tốn nhiều công chăm sóc như nhiều loại cây khác. Người ta chỉ cần giữ độ ẩm cho cây và bón phân lúc cây ra hoa. Cây nhãn thường thích hợp với khí hậu nóng ẩm, chính vì thế một vùng quê của miền bắc rất thích hợp cho sự phát triển của cây nhãn.
Thân cây nhãn ở trước cửa nhà em to gấp hai lần bắp chân của bố em và nó được trồng từ rất lâu rồi. Cây nhãn có lớp vỏ sần sùi và có màu nâu. Những cành cây khẳng khiu tỏa ra những tán lá. Lá nhãn có màu xanh và thon dài. Trên lá có thể nhìn thấy rõ đường sống lá. Khi mùa xuân đến thì nhãn đâm chồi nảy lộc. Từ những ngọn của chồi non ấy chính là những chùm hoa nhãn. Hoa nhãn giống với hoa vải, hoa xoài bởi nó mọc thành từng chùm hoa khá lớn và hoa thì nhỏ li ti, có màu vàng. Hoa có mùi thơm và nó thu hút các loài côn trùng, ong, bướm. Chính vì vậy ở quê em còn nổi tiếng với loại mật ong nhãn và được nhiều người ưa chuộng. Khi hoa kết trái thì những trái nhãn bắt đầu được hình thành, từ những trái còn nhỏ tí xíu có màu xanh dần dần lớn lên và nó có thể to bằng hòn bi ve. Khi nhãn lớn, lớp vỏ xù xì trở nên căng hơn và quả có màu nâu khi đó là nhãn chuẩn bị được thu hoạch. Nhãn lồng là loại nhãn có quả to, cùi nhãn dày và ngọt.
Em rất thích ăn nhãn. Đó là một loại quả thơm ngon và bổ dưỡng. Ngoài ra nhãn còn trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình ở nơi em sống.
Bạn tham khảo nha:
Bên bờ sông, một anh tiều phu nghèo đang đốn củi thì bỗng vèo... lưỡi rìu bật ra khỏi cán, vàng xuống nước chìm nghỉm. Anh ngồi xuống khóc nức nở.
Anh đang buồn rầu, chán nản thì nghe đằng sau có tiếng lá sột soạt. Một ông già từ trong rừng đi ra.
- Tại sao cháu khóc?
- Thưa ông, lưỡi rìu của cháu bật rơi xuống sông mất rồi. Cháu không có gì để chặt cây nữa.
- Không sao cháu ạ. Ông vớt lên cho cháu nhé!
Nói đoạn, ông nhảy xuống nước, lặn một hơi, trở lên, tay cầm một lưỡi rìu bằng vàng. Ông nói:
- Đây, rìu của cháu đây. Đúng rìu của cháu chứ?
- Không phải ông ạ.
Ông già lại lặn xuống mang lên một lưỡi rìu bằng bạc đưa cho anh tiều phu.
- Của cháu phải không?- Không, không phải ông ạ.
Ông già lặn lần thứ ba và mang lên một lưỡi rìu bằng sắt.
- Cái này đúng của cháu chứ?
- Vâng, vâng, đúng ạ.
Anh cầm vội lấy rìu cảm ơn ông già và định về nhà. Ông già nắm lấy tay anh và nói:
- Cháu cầm lấy cả hai lưỡi rìu này. Cháu không tham lam, thật đáng quý.
Bên bờ sông, một anh tiều phu nghèo đang đốn củi thì bỗng vèo... lưỡi rìu bật ra khỏi cán, vàng xuống nước chìm nghỉm. Anh ngồi xuống khóc nức nở.
Anh đang buồn rầu, chán nản thì nghe đằng sau có tiếng lá sột soạt. Một ông già từ trong rừng đi ra.
- Tại sao cháu khóc?
- Thưa ông, lưỡi rìu của cháu bật rơi xuống sông mất rồi. Cháu không có gì để chặt cây nữa.
- Không sao cháu ạ. Ông vớt lên cho cháu nhé!
Nói đoạn, ông nhảy xuống nước, lặn một hơi, trở lên, tay cầm một lưỡi rìu bằng vàng. Ông nói:
- Đây, rìu của cháu đây. Đúng rìu của cháu chứ?
- Không phải ông ạ.
Ông già lại lặn xuống mang lên một lưỡi rìu bằng bạc đưa cho anh tiều phu.
- Của cháu phải không?
- Không, không phải ông ạ.
Ông già lặn lần thứ ba và mang lên một lưỡi rìu bằng sắt.
- Cái này đúng của cháu chứ?
- Vâng, vâng, đúng ạ.
Anh cầm vội lấy rìu cảm ơn ông già và định về nhà. Ông già nắm lấy tay anh và nói:
- Cháu cầm lấy cả hai lưỡi rìu này. Cháu không tham lam, thật đáng quý.
TUẦN 25 Họ và tên:……………………………….. Lớp…………
Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
a) Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ dũng cảm
A. Có sức mạnh phi thường, không ai có thể cản nổi
B. Có tinh thần dám đương đầu với hiểm nguy để làm những việc nên làm
C. Kiên trì chống chọi đến cùng, không chịu lùi bước
D. Gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ là gì.
b. Chủ ngữ trong câu hỏi Ai-là gì? trả lời cho câu hỏi nào?
A. là gì B làm gì C. thế nào? D. Ai(cái gì, con gì)?
c. Xác định chủ ngữ trong các câu kể Ai là gì? sau: “Mạng lưới kênh rạch chằng chịt là mạch máu cung cấp nước cho cả vùng vựa lúa Nam Bộ.”
A. Mạng lưới
B. Mạng lưới kênh rạch
C. Mạng lưới kênh rạch chằng chịt
D. Mạng lưới kênh rạch chằng chịt là mạch máu d. Đoạn văn dưới đây có mấy câu kể Ai-là gì?
Anh Kim Đồng là một người liên lạc rất can đảm. Tuy không chiến đấu ở mặt trận, nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức hiểm nghèo.
A. 1 B. 2. C. 3. D. Không có câu nào.
e. Dòng nào dưới đây chỉ gồm những từ cùng nghĩa với từ dũng cảm?
A. Can đảm, gan dạ, gan lì, táo bạo, bạc nhược, nhu nhược.
B. Can đảm, gan dạ, anh dũng, anh hùng, hèn hạ, hèn mạt.
C. Can đảm, gan dạ, gan lì, táo bạo, anh dũng, anh hùng.
D. Can đảm, gan dạ, gan lì, tự tin, anh dũng, anh hùng.
Bài 2: Tìm từ ở cột A phù hợp với lời giải nghĩa ở cột B.
A | B |
Dũng mãnh | khí phách dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm để làm những việc nên làm |
Dũng khí | Người có sức mạnh thể chất và tinh thần trên hẳn mức bình thường, dám đương đầu với những sức chống đối, với nguy hiểm để làm những việc nên làm |
Dũng sĩ | Dũng cảm và mạnh mẽ một cách phi thường |
Bài 3 : Gạch dưới chủ ngữ trong mỗi câu kể dưới đây và cho biết chủ ngữ đó do danh từ hay cụm danh từ tạo thành (ghi vào chỗ trống)
(1) Trần Quốc Toản là người anh hùng trẻ tuổi được nhà vua rất yêu quý.
Chủ ngữ do ………………..............................tạo thành
(2) Chị Võ Thị Sáu là người nữ anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi nhất nước ta.
Chủ ngữ do ………………..............................tạo thành
(3) Lãnh tụ của Cách mạng Tháng Mười Nga là Vla-đi-mia I –lích Lê nin
Chủ ngữ do ………………...............................tạo thành
Bài 4 : Điền từ anh hùng hoặc anh dũng, dũng cảm vào chỗ trống thích hợp trong các câu sau:
(1) Người chiến sĩ giải phóng quân ấy đã….................................................hi sinh trong chiến dịch tổng tiến công giải phóng miền Nam.
(2) Những người chiến sĩ giải phóng quân đã nêu cao truyền
thố.........................................................của dân tộc trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
(3) Lòng………................................................ của người chiến sĩ cách mạng đã làm cho kẻ thù phải khiếp sợ.
Bài 5: Viết tiếp vào chỗ trống các từ ngữ thích hợp để tạo thành câu kể Ai là gì ?
a........................................................................ là người được toàn dân kính yêu và biết ơn.
b............................................................................... là những người đã cống hiến đời mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc.
c....................................................................... là người tiếp bước cha anh xây dựng Tổ Quốc Việt Nam ngày càng giàu đẹp.
Bài 6: Đặt câu kể Ai là gì? với các từ ngữ sau làm chủ ngữ
(1) Quê hương
|
(2) Việt Nam
|
(3) Bác Hồ kính yêu
|
Bài 7: Xác định các câu kể mẫu Ai - là gì ? trong bài thơ sau và gạch chân dưới chủ ngữ trong các câu ấy:
Nắng
Bông cúc là nắng làm hoa'
Bướm vàng là nắng bay xa lượn vòng
Lúa chín là nắng của đồng
Trái thị, trái hồng... là nắng của cây.
Bài 8*: Đặt câu theo mẫu Ai-là gì có từ:
a) Dũng cảm là chủ ngữ
|
b) May mắn là chủ ngữ
|
Bài 9: Cho các từ sau: sông núi, lung linh, chật chội, nhà, dẻo dai, ngọt, phố xá, ăn, đánh đập.
Hãy sắp xếp những từ trên thành các nhóm theo 2 cách:
a. Dựa vào cấu tạo (từ đơn, từ láy, từ ghép).
Từ đơn | Từ láy | Từ ghép |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b. Dựa vào từ loại (DT, ĐT, TT).
Danh từ | Động từ | Tính từ |
|
|
|
|
|
|
|
|
0
31 tháng 12 2021
Danh từ: cái đầu, hai con mắt, thuỷ tinh Không có động từ Tính từ: tròn, long lanh 6 tháng 8 2021
Toi hai nhung bong hoa nhai trang nho cam vao binh thuy tinh |
Truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh đã thể hiện được nỗi khó khăn vất vả của nhân dân ta, hằng năm mưa bão, lũ lụt kéo đến nhưng ta vẫn chẳng hề chùn bước sợ hãi mà kiên cường chiến đấu, khắc phục thiên tai. Cho đến nay câu chuyện vẫn giữ nguyên được giá trị của nó như nhắc nhở con cháu đời sau phải biết nối tiếp, gìn giữ những truyền thống về tinh thần chính nghĩa và lòng quả cảm trước những gian khó cuộc đời.