K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

  Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng. Chi tiết Nữ Oa dùng đá ngũ sắc vá bầu trời để cứu nhân gian khỏi lầm than trong thần thoại Nữ Oa vá trời là một chi tiết như thế. Truyện kể rằng Nữ Oa là vị thần sinh ra muôn loài. Khi nhân gian đang sống trong cõi bình yên vô sự thì bỗng một hôm trên trời xảy ra sự cố, các vị thần đánh nhau dẫn đến vòm trời bị rách toạc, muôn cõi lầm than. Để cứu nhân gian, Nữ Oa đã dùng sức mình ngày đêm hì hục vá lại vòm trời. Bà chọn những viên đá ngũ sắc, dùng chúng chất thành núi, sau đó lần lượt vá hết các lỗ hổng trên vòm trời. Vì kiệt sức, người chết đi, thân xác hòa với thiên nhiên. Chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của nhân vật Nữ Oa, thể hiện sự biết ơn, tôn sùng của nhân dân. Đồng thời, chi tiết này góp phần lí giải vì sao trên trời lại có mây ngũ sắc.
#HỌC TỐT#

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
16 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

Đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác là một trong những đoạn trích tiêu biểu trong sử thi I-li-át. Đây được coi là một trong những cảnh ấn tượng nhất khi khắc họa thành công sự tương phản giữa bầu không khí chiến tranh ác liệt và cuộc sống gia đình êm ấm. Trong đoạn trích, người đọc ấn tượng sâu sắc với chi tiết Héc-to ôm con trai vào lòng để từ biệt. Một người chủ soái kiên cường, dũng mãnh khi trở về nhà, đứng trước gia đình của mình, chàng chính là một người cha yêu thương vợ con tha thiết. Chi tiết “cậu bé khóc ré lên, nhao người về phía nhũ mấu xống áo thướt tha” vì sợ chiếc mũ bờm ngựa ánh đồng sáng lóa của Héc-to đã khiến chàng ngay lập tức cởi bỏ chiếc mũ của mình, rồi nhẹ nhàng bồng cậu con trai thân yêu, “thơm nó, vừa nâng nó lên cao, đu đưa, vừa khẩn cầu con trai của thần Crô-nốt”. Từng hành động, cử chỉ chàng trao cho đứa con bé bỏng của mình đã thể hiện nỗi lòng thương xót và yêu con đến nhường nào. Héc-to mong đứa bé có được sự dũng cảm và can trường hơn cha của nó để có thể trở thành một anh hùng vĩ đại. Hình ảnh người cha và hình tượng người anh hùng chủ soái của Héc-to dường như chẳng đối lập mà còn làm bật lên khí thế, ý chí chiến đấu và tình cảm gia đình cao cả.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

Trong văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ”, Lê Đạt đã đưa ra quan niệm: “Con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ”. Thật vậy! Một người nghệ sĩ chân chính được đánh giá không phải bởi những danh xưng mà người đời đặt cho họ mà bởi chính những con chữ họ tạo ra trên hành trình “cày cuốc trên cánh đồng giấy”. Con đường thơ gồm rất nhiều con đường riêng khác nhau và số phận của một nhà thơ chỉ có thể tồn tại khi họ đi trên con đường của riêng mình. Để tạo được cái riêng ấy, nhà thơ phải lao động, phải suy nghĩ, phải băn khoăn trăn trở cùng những con chữ, dồn nén tâm huyết, tình cảm của mình trong từng con chữ. Như vậy, những bài thơ được tạo ra mới có sức gợi cảm, mới khơi được ở bạn đọc sự đồng cảm và để lại những dấu ấn phong cách riêng. Một nhà thơ có tồn tại lâu bền trong độc giả hay không phụ thuộc vào tinh thần trách nhiệm, ý chí người nghệ sĩ trên con đường thơ của mình. 

Chi tiết kì ảo em ấn tượng nhất chính là chiếc niêu cơm thần trong truyện Thạch Sanh. Niêu cơm thần ấy dùng để chiêu đãi quân sĩ nhưng lại vô cùng nhỏ bé nhưng quân sĩ ăn mãi không hết, ăn xong lại đầy. Chi tiết ấy giúp em thấy được trí tuệ và sự khéo léo của Thạch Sanh khiến các quân sĩ và các nước chư hầu nể phục ngừng phát động chiến tranh. Và qua đó thể hiện khát vọng hòa bình và tư tưởng nhân đạo ngàn đời của nhân dân ta. Việt Nam là một dân tộc yêu hòa bình, giàu lòng bao dung và bác ái. Lòng yêu nước của dân tộc ta mãi mãi vững bền, không bao giờ vơi đi như niêu cơm thần của Thạch Sanh.

6 tháng 3 2023

Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng. Chi tiết Nữ Oa dùng đá ngũ sắc vá bầu trời để cứu nhân gian khỏi lầm than trong thần thoại Nữ Oa vá trời là một chi tiết như thế. Truyện kể rằng Nữ Oa là vị thần sinh ra muôn loài. Khi nhân gian đang sống trong cõi bình yên vô sự thì bỗng một hôm trên trời xày ra sự cố, các vị thần đánh nhau dẫn đến vòm trời bị rách toạc, muôn cõi lầm than. Để cứu nhân gian, Nữ Oa đã dùng sức mình ngày đêm hì hục vá lại vòm trời. Bà chọn những viên đá ngũ sắc, dùng chúng chất thành núi, sau đó lần lượt vá hết các lỗ hổng trên vòm trời. Vì kiệt sức, người chết đi, thân xác hòa với thiên nhiên. Chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của nhân vật Nữ Oa, thể hiện sự biết ơn, tôn sùng của nhân dân. Đồng thời, chi tiết này góp phần lí giải vì sao trên trời lại có mây ngũ sắc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

     Nhìn những sinh linh do mình tạo ra đang hoảng loạn vì tai họa, vị nữ thần đầu người mình rắn vô cùng thương xót”. Có thể thấy Nữ Oa là một người có trái tim nhân hậu, trước tai họa do thần Lửa và thần Nước gây ra, bà không chọn cách trừng phạt những kẻ đã gây ra tai họa ấy, mà vội vã tìm đủ mọi cách để tu sửa lại bầu trời giúp dân vượt qua tai họa ấy. Trong khi việc luyện đá trời tốn rất nhiều công sức, công phu nhưng vì những sinh linh ấy bà đã dồn hết tất cả sức mạnh, trí tuệ, tình yêu để khắc phục những hậu quả của cuộc đấu tranh giữa hai vị thần, đem lại cuộc sống bình yên cho con người. Không những thế bà còn giúp con người diệt từ con rồng đen hung ác để tránh để lại hậu họa về sau, bà còn dạy dân cách để tránh được nạn lũ lụt. Những công lao của bà cho đến ngày nay vẫn còn được lưu truyền cho các thế hệ sau.

8 tháng 3 2023

An-tôn Sê-khốp là một trong những nhà văn lớn nhất của văn học Nga, những tác phẩm truyện ngắn của ông là những “truyện không có chuyện” và truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ cũng vậy, là một câu chuyện kể về một trò đùa của tác giả với câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” như một cách để tác giả bày tỏ tình cảm của mình đến nàng Na-đi-a. Hình ảnh “hàng rào” trong câu chuyện là một mấu chốt quan trọng, là một hình ảnh biểu tượng ngăn cách tâm hồn hai nhân vật. Sau khi bày ra trò đùa nói câu “Na-đi-a, anh yêu em!” mỗi khi đi trượt tuyết, nhân vật “tôi” trước khi phải đi Pê-téc-bua đã đứng nhìn Na-đi-a qua khe hở của hàng rào cao có đinh nhọn, anh chàng đã bày ra trò đùa nho nhỏ ấy như một cách để anh bày tỏ tình cảm của mình đến nàng Na-đi-a, câu nói theo gió bay đến với nàng Na-đi-a thế nhưng chính nhân vật “tôi” cũng bị thiệt thòi bởi trò đùa đó. Hình ảnh “hàng rào” ngăn cách khu vườn nhà nhân vật “tôi” với sân nhà nơi Na-đi-a đang đứng nhìn trời với tâm trạng u sầu như một hình ảnh ẩn dụ về bức tường ngăn cách hai nhân vật. Hai con người, hai tâm hồn dù ở cùng một không gian địa lý nhưng lại không chạm được đến nhau, bị ngăn cách bởi một hàng rào mỏng manh. Cũng qua hàng rào ấy mà nhân vật “tôi” đã nhờ gió gửi đến nàng Na-đi-a câu nói “anh yêu em” như một câu nói chào tạm biệt nàng vậy. Người đọc có thể cảm nhận được khi nhân vật “tôi” đứng nhìn Na-đi-a qua hàng rào đã có một tâm trạng đau buồn, khiến ta thấy thương cảm cho số phận hai nhân vật ấy. Hình ảnh “hàng rào” tuy chỉ là một chi tiết nhỏ bé nhưng nó có ý nghĩa rất lớn trong câu chuyện như một mắt xích để người đọc thấy được sự chuyển biến tâm trạng của hai nhân vật sau trò đùa ấy.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Đọc kĩ đoạn văn viết về chi tiết hình ảnh “hàng rào” để viết đoạn văn phân tích.

Lời giải chi tiết:

     An-tôn Sê-khốp là một trong những nhà văn lớn nhất của văn học Nga, những tác phẩm truyện ngắn của ông là những “truyện không có chuyện” và truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ cũng vậy, là một câu chuyện kể về một trò đùa của tác giả với câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” như một cách để tác giả bày tỏ tình cảm của mình đến nàng Na-đi-a. Hình ảnh “hàng rào” trong câu chuyện là một mấu chốt quan trọng, là một hình ảnh biểu tượng ngăn cách tâm hồn hai nhân vật. Sau khi bày ra trò đùa nói câu “Na-đi-a, anh yêu em!” mỗi khi đi trượt tuyết, nhân vật “tôi” trước khi phải đi Pê-téc-bua đã đứng nhìn Na-đi-a qua khe hở của hàng rào cao có đinh nhọn, anh chàng đã bày ra trò đùa nho nhỏ ấy như một cách để anh bày tỏ tình cảm của mình đến nàng Na-đi-a, câu nói theo gió bay đến với nàng Na-đi-a thế nhưng chính nhân vật “tôi” cũng bị thiệt thòi bởi trò đùa đó. Hình ảnh “hàng rào” ngăn cách khu vườn nhà nhân vật “tôi” với sân nhà nơi Na-đi-a đang đứng nhìn trời với tâm trạng u sầu như một hình ảnh ẩn dụ về bức tường ngăn cách hai nhân vật. Hai con người, hai tâm hồn dù ở cùng một không gian địa lý nhưng lại không chạm được đến nhau, bị ngăn cách bởi một hàng rào mỏng manh. Cũng qua hàng rào ấy mà nhân vật “tôi” đã nhờ gió gửi đến nàng Na-đi-a câu nói “anh yêu em” như một câu nói chào tạm biệt nàng vậy. Người đọc có thể cảm nhận được khi nhân vật “tôi” đứng nhìn Na-đi-a qua hàng rào đã có một tâm trạng đau buồn, khiến ta thấy thương cảm cho số phận hai nhân vật ấy. Hình ảnh “hàng rào” tuy chỉ là một chi tiết nhỏ bé nhưng nó có ý nghĩa rất lớn trong câu chuyện như một mắt xích để người đọc thấy được sự chuyển biến tâm trạng của hai nhân vật sau trò đùa ấy.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

Bài viết tham khảo:

Hàng rào xuất hiện trong cảnh chia tay ở đoạn cuối truyện ngắn “Một truyện đùa nho nhỏ” là biểu tượng của sự rào cản, ngăn cách. Từ rào cản vật chất của hoàn cảnh trở thành rào cản trong tinh thần. Hình ảnh “hàng rào có đinh nhọn” chính là sự cản trở, ngăn cách mối quan hệ giữa hai nhân vật. Nhưng hành động “ghế nhìn qua khe hở” của nhân vật tôi và gửi lời theo gió đã cho thấy khát khao giao cảm của hai nhân vật. Nhưng dẫu sao, tình cảm của họ vẫn chưa đủ trọn vẹn, chưa đủ dũng khí để bộc lộ thành lời nói trực tiếp, chưa thế phá bỏ những rào cản ngăn cách. Một người không tự tin vào tình cảm của mình, thiếu sự đồng cảm và một người băn khoăn, trăn trở với tình cảm của đối phương. Chính vì vậy, họ đã đánh mất tình yêu của mình. Hàng rào chỉ là một biểu tượng cho thấy giữa họ đang thiếu sợi dây gắn kết đó là sự thấu hiểu, đồng cảm, yêu thương. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

Múa rối nước là một thể loại của loại hình sân khấu Việt Nam. Được sinh ra từ nền văn hóa nông nghiệp lúa nước của nông dân vùng châu thổ sông Hồng, nó mang đậm tính văn hóa phương Đông và Đông Nam Á. Từ “trò chơi” mang yếu tố diễn cướng dân gian, múa rối nước trở thành môn nghệ thuật truyền thống mang đậm sắc thái, tâm hông của người Việt, mang giá trị phản ánh sinh động, chân thực về đời sống văn hóa của người nông dân, nông thôn vùng châu thổ sông Hồng. Trong tâm thức người Việt, nước mang trong mình sức mạnh siêu linh, thành một thế lực phải tôn thờ, các tập quán sinh sống của đời sống nông nghiệp xung quanh luôn phải có ao làng. Cơ sở hình thành của múa rối nước còn có quan hệ mật thiết với nền nông nghiệp lúa nước. Đặc điểm đất tự nhiên với khí hậu quyết định phương thức sản xuất nông nghiệp lúc nước của cư dân người Việt, là tiền đề cho việc hình thành quần cư làng xã. Đất tự nhiên và cư dân châu thổ sông Hồng tác động lẫn nhau tạo thành mối quạn hệ hài hòa. Cây lúa đã tạo nên phương thức ứng xử của người Việt với đất: quý đất, tôn thờ đất và tạo ra văn hóa làng xã. Đây chính là món quà kì diệu từ đồng ruộng lúa nước Việt Nam – múa rối nước.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo

Tình huống truyện trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là cuộc gặp gỡ đầy éo le giữa Huấn Cao – một người tài hoa, khí phách, đấu tranh để lật đổ xã hội hiện hành và viên quan ngục – một người yêu cái đẹp nhưng lại đại diện cho cái xã hội mà người kia muốn lật đổ. Từ đó, Nguyễn Tuân đã tạo nên một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có” – đó chính là cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục. Qua tình huống truyện, Nguyễn Tuân đã khắc hoạ tính cách từng nhân vật, đồng thời làm nổi bật vẻ đẹp của cái tài, cái đẹp, cái thiên lương trong sáng.