Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK
Mỗi lần về quê, từ xa em đã được nhìn thấy hình dáng hàng dừa xanh ngát, đung đưa trong gió. Nhìn hình ảnh ấy, em luôn thấy xúc động vô ngần.
Hàng dừa được người dân nơi đây trồng dọc theo bờ sông, dẫn lối đi vào trong làng. Cây dừa rất cao, vượt qua mọi tầng lá xanh của cây cối trong làng. Tàu dừa to, gồm nhiều nhánh lá nhỏ dài, như mái tóc đương xanh của người thiếu nữ xuân thì. Từng trái dừa lủng lẳng dưới tán lá, chứa bao dòng nước ngọt thanh - thứ nước mà những đứa trẻ luôn khao khát hơn bất kì loại nước ngọt nào.
Cây dừa gắn bó, cống hiến vô tư cho cuộc sống của người dân quê em. Người dân cũng vì thế mà tỉ mẩn, không để phí hoài dù chỉ một nhánh lá. Nước dừa, cùi dừa để ăn, uống trực tiếp, rồi con làm thành đủ thứ món ngon như mứt dừa, kẹo dừa hay đem kho với thịt. Lá dừa để tạo màu cho bánh kẹo, để gói bánh, hay phơi khô cả tàu lá lợp mái nhà. Rồi thân, vỏ, lá dừa khô có thể dùng để đun bếp. Những đứa trẻ ngày ngày chơi đùa dưới bóng mát của cây dừa, thi nhau leo lên đến ngọn cây, sung sướng ngắm nhìn thế giới bên ngoài làng quê.
Em rất yêu quý cây dừa. Đối với em cây dừa cũng như một người bạn thân thiết. Dù đi xa nơi đâu, em vẫn luôn nhớ về hình dáng cao lớn, trầm lặng ấy.
Nhắc đến loài cây gợi nhớ tuổi học trò, bên cạnh cây phượng với sắc hoa đỏ thắm, không thể không nhắc đến bằng lăng với màu tím biếc thủy chung.
Bằng lăng là một loài cây thuộc họ cây gỗ. Thân cây không to lắm, một vòng tay em ôm cũng xuể. Thân cây màu nâu thẫm, nổi lên những vết sần nhuốm màu năm tháng. Cách mặt đất chừng một mét thân cây chia ra làm nhiều nhánh. Trong từng nhánh ấy lại tiếp tục chia ra thành những nhánh nhỏ vươn mình lên cao cùng với những chiếc lá xanh đón ánh nắng mặt trời. Nhìn từ xa, bằng lăng như một người lực sĩ khổng lồ đang vươn mình trong nắng và gió, mang sức mạnh phi thường.
Cây bằng lăng có nhiều tán lá xum xuê. Hè về cây tỏa bóng mát khắp các con đường. Lá cây hình bầu dục tròn ở gốc và nhọn ngắn ở chóp. Lá to thì bằng bàn tay người lớn, lá nhỏ nhìn giống như lá vối trồng trong vườn. Lá bằng lăng thường dài, rất nhẵn. Mùa xuân, lá có màu xanh biếc ở hai mặt. Khi những dàn đồng ca ve sầu cất lên khúc hát mùa hạ, lá cây thay đổi mình, chuyển sang màu xanh thẫm, dày dặn. Mặt dưới của chiếc lá có những đường gân xanh chia nhánh kéo dài kín chiếc lá nhìn như bộ xương cá.
Hè về, bằng lăng nở hoa tím biếc. Không cháy đỏ rực lửa như hoa phượng hay đài các kiêu sa như các loài hoa khác, hoa bằng lăng ngây thơ ngơ ngác giữa trời chiều. Hoa bằng lăng không nở rộ cùng lúc như nhiều loài hoa khác. Ban đầu chỉ là những nụ hoa bé xíu, lấp ló sau những tán lá xanh như chơi trò trốn tìm. Bất ngờ xuất hiện rồi khoe sắc lung linh như một cô gái dịu hiền, cuối mùa lại chóng bạc màu nhường không gian cho hoa phượng. Vì thế người ta vẫn bảo hoa bằng lăng có vẻ gì yếu đuối, có tính nhường nhịn chứ không mạnh mẽ loài cây “học trò”.
Hoa bằng lăng có sáu cánh, xoăn xoăn ở rìa, cánh mỏng như hoa lục bình vươn mình khoe sắc trong nắng, lớp nọ kế lớp kia, bông nọ tiếp bông kia duyên dáng đến diệu kỳ. Mỗi cành có đến hàng chục bông hoa cho nên người ta thường gọi là cành hoa bằng lăng chứ ít ai gọi bông hoa hay nhành hoa bằng lăng.
Lấp ló sau những cánh hoa là nhụy hoa màu vàng óng, có mùi thơm thoang thoảng, thu hút ong bướm đến vui đùa. Khi hoa bằng lăng rụng thì bằng lăng bắt đầu ra quả. Lúc đầu quả nhỏ xíu, hình tròn, màu xanh thẫm, khi gần về già tự tách ra từng múi. Trong mỗi múi là những cái hạt nhỏ li ti. Những cơn gió mùa hạ xào xạc đến cuốn bay đi hạt bằng lăng rải rác khác mọi miền.
Học trò ai cũng tha thiết với sắc tím biếc thủy chung của hoa bằng lăng. Bằng lăng như gợi về những kỉ niệm mơn man của một thời áo trắng ngây ngô, hồn nhiên, trong sáng.
Tham khảo
Trên chuyến xe khách về quê ngoại cùng mẹ em đã ngồi trong xe ngắm nhìn biết bao cảnh đẹp bình yên của quê hương. Khi xe dừng nghỉ tại một trạm dừng ngay chân đê, em đã được thấy một chú bò đang thong dong gặm cỏ.
Trước đây em đã nhiều lần nhìn thấy bò nhưng chỉ nhìn từ xa, chưa lần nào em lại đứng gần với con bò như ngày hôm ấy. Với thân hình to lớn, con bò nổi bật giữa những đám cỏ và cánh đồng lúa xanh tít tắp. Chỉ có một mình con bò được cọc ngay tại đó còn những con khác đều đã đi ăn ở phía xa. Con bò có màu da nâu đỏ đặc trưng, vì phơi nắng nhiều nên màu da của chúng như bị cháy nắng. Trên đầu nó đang nhú lên hai chiếc sừng nhìn như những cục bướu nổi to.
Chú bò đang rất tập trung gặm bỏ, miệng của nó không ngừng gặm, giật và đưa cỏ vào trong nhai liên tục. Đôi tai to thi thoảng lai ve vẩy để đuổi ruồi, chiếc đuôi của nó cũng thế. Đuôi bó hoá ra lại có nhiều lông đến thế, riêng phần lông đuôi lại có màu đen, dài và hơi xoăn nhẹ, nhìn chẳng khác gì với tóc của con người. Chúng quất đuôi thật mạnh lên xuống vùng lưng và chân để đuổi ruồi muỗi làm phiền.
Chốc chốc chú bò lại ngừng ăn, ngóc đầu lên và vểnh tai lên như đang nghe ngóng, cảnh giác, nếu thấy an toàn chú lại tiếp tục bữa ăn của mình. Con bò chẳng biết sợ người, khi em tiến lại gần để nhìn ngắm con bò kỹ hơn, nó cũng chẳng có phản ứng gì, vẫn thong dong vừa bước đi vừa gặm cỏ.
Đối với em hình ảnh con bò đã gắn liền với hình ảnh quê hương thân yêu, con bò rất có ích vì giúp nhân dân lao động. Chúng hiền lành, thân thiện và rất chăm chỉ làm việc bất kể mưa nắng.
Hôm nay trên đường đi học về em và các bạn đang vừa đạp xe vừa nói chuyện cười đùa với nhau rất vui vẻ. Bỗng nhiên có một con chó lao ra đường khiến chúng em bị một phen hú vía, đứa nào đứa nấy nháo nhác suýt ngã xe.
Con chó đó là giống chó béc-giê của nhà bác Năm, cả xóm này ai cũng biết nhà bác hay nuôi những con chó to và biết giữ nhà. Em sau khi bình tĩnh lại mới nhìn thật kỹ con chó. Con chó có bộ lông màu nâu đen, phần ngực lông màu vàng trắng nổi bật hơn hẳn. Lông nó dài, nhất là lông ở đuôi trông như một cái chổi lúa.
Con chó to và mang vẻ hung dữ, nhớ lại từng bước chạy của nó em thấy giống như đang đuổi theo một tên trộm nào đó. Thân mình của con chó to và cao ngang với cái xe đạp của em, nhìn con chó phải nặng 30 đến 40 ki-lô-gam. Nó chạy xộc ra ngoài đường mà tiếng móng vuốt ở các bàn chân nghe chứ “quẹt quẹt”. Miệng nó thở hồng hộc, thè cái lưỡi dài và to ra bên ngoài miệng.
Đôi tai nó dựng đứng lên như đang nghe ngóng tình hình, đôi mắt nó mở to tròn như đang cố tìm kiếm thứ gì đó xung quanh. Con chó chạy rất nhanh, cùng với thân hình to lớn khiến ai cũng phải hốt hoảng. Mãi sau khi bác Nam quát lớn, con chó mới thôi tìm kiếm và chạy lại vào nhà, bác nói nó đuổi một con mèo lạ nên mới chạy như thế ra đường.
Con chó chạy ra đường thật nguy hiểm cho cả người và chính nó. Em mong mọi con chó sẽ luôn được bảo vệ an toàn và được đối xử thật tốt. Bởi chó không chỉ giúp ta canh giữ nhà mà còn là người bạn trung thành nhất của con người.
Ở sân trường em trống rất nhiều cây bóng mát. Nhưng đối với em đẹp và lộng lẫy nhất vẫn là cây phượng vĩ, ở giữa sân trường.
Cây phượng vĩ đã nhiều tuổi lắm rồi. Thân cây to đến mấy đứa chúng em ôm không xuể. Dưới gốc phượng có đến mấy cái rễ to, nhỏ khác nhau. Cái thì trồi lên trên mặt đất vài mét mới chui xuống dưới, cái thì ngoằn ngoèo, cái thì thẳng đuột hút đầy đủ chất dinh dưỡng để nuôi cây phát triển. Tán cây cực to như một chiếc ô lớn khổng lồ màu xanh bung tỏa bóng mát rộng khắp sân trường. Vào những giờ ra chơi chúng em thường ngồi ghế đá dưới gốc cây hóng mát, no đùa cùng các bạn. Trên cành cây những chú chim chuyền từ cành này sang cành khác ca hót líu lo tạo nên những bản nhạc không lời nghe thật vui tai. Lá cây phượng nhỏ li ti và được xếp ngay ngắn trên những nhánh nhỏ và phân tán xum xuê. Vào mùa hè chính là mùa của những bông hoa phượng nở đỏ rực như một mâm xôi gấc. Nhìn thấy hoa phượng nở mà lòng em thêm rạo rực, phơi phới niềm vui. Phượng gợi nhắc mùa thi sắp đến, mùa hè đã về, mùa gặt hái kết quả học tập của tất cả học sinh. Lũ học sinh chúng em thường nhặt những cánh phượng ép thành cánh bướm rồi để ở những quyển sổ nhật kí để làm kỉ niệm của thời học sinh. Sau khi mùa hoa kết thúc cây phượng bắt đầu ra quả. Quả phượng mới đầu có màu xanh sau đó già dần thành màu nâu và rụng. Quả phượng to và dài như cái bản lề.
Rồi đây chúng em cũng sẽ phải xa mái trường, xa cây phượng thân yêu nhưng em cũng vẫn luôn nhớ về những kỉ niệm gắn bó dưới gốc cây này.
Nhớ tick cho mik nha
Tham khảo thêm nha :
Nhắc đến loài hoa của học trò người ta không thể nào không nhắc đến hoa phượng. Hoa phượng với một màu đỏ nhờ sự tinh khiết của nắng, của gió và của thiên nhiên đã giúp cánh hoa thêm đẹp, thêm thắm. Cây phượng cứ sừng sững là thế, đem lại cho chúng ta biết bao nhiêu khoảnh khắc thật đẹp, thật khó phai biết bao nhiêu.
Ngắm nhìn những đài hoa phượng vào mùa hè thật đẹp, đài hoa như ôm lấy các cánh hoa để có thể che chở cho đứa con thân yêu của mình. Ở bên trong lớp đài hoa chính là cánh hoa đỏ mỏng manh, mỏng manh là thế nhưng chính nó cũng đã tạo ra được một vẻ đẹp tươi xinh cho những bông hoa phượng. Em còn cảm nhận thấy được rằng trong lòng hoa chía là bao nhiêu nhuỵ đỏ, chứa mật và phấn nữa. Hoa phượng không có mùi và phải ngửi thật lâu, thật lâu mới có thể cảm nhận được mùi hương nhẹ nhàng đó. Mùa hè được tô sắc đỏ bởi những bông hoa phượng và có cả những bản nhạc của ve sầu nữa. Tất cả khiến cho mùa hè thật sống động, thật vui tươi biết bao nhiêu.
Cứ độ vào khoảng giữa tháng năm, tiếng ve sầu kêu râm ran, tiếng ve sầu như cứ kêu mải miết ở trên những tán lá phượng vĩ. Tất cả như đang mong chờ một mùa hè đến. Cây phượng nhìn xa trông chẳng khác gì một chiếc ô xanh khổng lồ cả. Những tán lá cây phượng giống như lá me vậy. Lá nhỏ như xếp lại với nhau tạo ra bóng râm mát cho chúng em mỗi giờ ra chơi. Khi đứng dưới gốc cây phượng và ngứa nhìn lên bầu trời em mới cảm nhận được mùa hè dễ chịu và đẹp biết bao nhiêu. Thân cây phượng nơi sân trường em cũng đã già lắm rồi, không thể nào có thể nhìn thấy những gợn mây trong xanh mà chỉ nhìn thấy tán lá phượng. Rễ phượng nhô lên khỏi mặt đất nhìn hệt như những con rắn khổng lồ vậy.
Em rất yêu cây phượng, cây phượng là một loại cây của học trò chúng em, nhìn hoa phượng em biết được mùa hè đã đến. Và nhìn hoa phượng cũng mang cho em nhiều cảm xúc về một kỳ nghỉ hè cuối cấp thật buồn. Em sẽ không quên được hình ảnh cây phượng này.
1. Bên đường, cây cối xanh um.
2.Nhà cửu thưa thớt dần
3.Chúng thật hiền lành.
4.Anh trẻ và thật khỏe mạnh
Gạch chân dưới tên các sự vật được miêu tả trong mỗi câu sau:
1. Bên đường, cây cối xanh um.
2.Nhà cửa thưa thớt dần
3.Chúng thật hiền lành.
4.Anh trẻ và thật khỏe mạnh
Em ngồi xuống trên một cái rễ đa to như bắp chân người lớn nghỉ xả hơi cho đỡ mệt. Nhìn quanh gốc cây, những chiếc rễ đa chằng chịt đan quyện vào nhau, nổi lên trên mặt đất như những con trăn hoa nằm hóng gió. Cái gốc của nó năm sáu đứa chúng em nối tay nhau mới ôm xuể được. Thân cây cao độ bốn mét với vô vàn nhánh. Các nhánh lớn lại đẻ ra nhiều cành nên tán lá đa xoè ra phủ kín một khoảng đất rộng, ước chừng đến cả trăm người ngồi dưới vẫn con thấy thoáng mát. Những chiếc lá xanh thẫm hình bầu dục to như bàn tay người lớn khép kín. Lá to, lá nhỏ, tầng tầng, lớp lớp tạo ra một vóm lá dày đặc xanh um, nắng mưa khó lòng lọt qua được. Trên tán lá xanh cao vời vợi ấy lũ chim sáo, chào mào, chìa vôi … kéo về hàng đàn, tha hồ thi nhau ca hát”.
Cây gạo vào mùa ra hoa, cho quả, nở hoa (Cành nặng trĩu và đầy tiếng chim hót) kết quả (hoa rụng, rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng thật đẹp”. Hình ảnh cây khi chờ quả to thu hoạch được (dáng vẻ xanh mát trầm tư, cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ); quả lớn thu hoạch (quả gạo múp míp, hai đầu thon vút như con thoi. Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười, trắng lóa.)
Tham khảo
Nhìn từ xa, cây khế có dáng một “Bác cổ thụ tí hon”, cành lá xum xuê, che kín một góc ban công. Quan sát kĩ hơn, em thấy cây giống như một anh chàng võ sinh khỏe mạnh, lực lưỡng. Cây cao gần một mét, tán lá rộng chừng nửa mét vuông.
Thân cây chỉ to hơn cổ chân em bé, vỏ màu nâu đậm, sần sùi, từ đó vươn ra những cành cây mập mạp, chắc chắn, gánh đỡ những chùm quả nặng trĩu. Lá khế màu xanh nhạt, mọc đều tăm tắp. Xen kẽ giữa màu xanh của lá và quả là những chùm hoa màu tím nhỏ li ti, hứa hẹn cho những quả ngọt trái mùa. Quả khế có năm khía, ban đầu là màu xanh, khi chín chuyển màu vàng tươi trông thật hấp dẫn. Khi ăn mang vị ngọt thuần khiết, mát giòn.
Hàng ngày, sau khi đi học về, em lại vun xới, tưới nước cho cây. Như hiểu được tình cảm của em, cây khế rung rinh theo làn gió, mừng vui đón nhận những làn nước mắt tắm đều cho cơ thể, ngày càng phô ra những chùm quả trĩu cành trông thật thích mắt.
Em coi cây khế như người bạn thân của mình và luôn tự nhắc nhở rằng: “Nếu chăm chỉ, ân cần chăm sóc cho cây, cây sẽ cho ta hoa tươi, quả ngọt, vẻ đẹp thiên nhiên, làm đẹp cho chính cuộc sống của mình!”
Tham khảo
Thân cây vải xù xì, sờ vào cảm giác nham nhám và sần sùi. Chỉ cần một vòng tay của em là đã có thể ôm lấy thân cây vải một cách dễ dàng. Nó không có bộ rễ to đồ rộ và mọc tràn lan trên mặt đấy. Rễ của cây vải mọc rất khiêm tốn, chỉ có một vài rễ ngoi lên mặt đất mà thôi.
Lá của cây vải có màu xanh thẫm, có hơi hướng giống với lá của cây nhãn. Mỗi khi mùa thu về lá của cây vải bắt đầu ngả màu và sang màu đông thì nó khô héo và rụng xuống cội. Đến khi mùa xuân đến thì những chiếc lá lại bắt đầu nhú lên, đâm chồi nảy lộc non. Chờ đến khi mùa hạ đến thì cành lá sum sê và tỏa bóng mát rợp khắp.
Chi tiết: Tả cây ăn quả ngắn gọn hay nhất
Tả cây ăn quả ngắn gọn - Mẫu 2Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao…
Đó là những câu thơ vô cùng ngộ nghĩnh, đáng yêu mà nhà thơ Trần Đăng Khoa viết về loài cây em yêu thích nhất: cây dừa.
Những cây dừa thường rất cao lớn, vượt lên cả những mái nhà. Thân cây trơn tuột, được chia thành nhiều khấc. Khách nơi khác thường bảo sao mà khó trèo. Nhưng đối với người dân lớn lên từ cây dừa như em thì chẳng mấy khó khăn. Những tàu lá dừa mọc tít ở trên ngọn, hình dáng như chiếc lá chuối bị gió quật tả tơi. Những nhánh lá đu đưa theo gió, tạo ra tiếng xào xạc vui tai, vỗ về bao đứa trẻ vào giấc ngủ say nồng. Dưới nách lá, là nơi trái dừa sinh ra và phát triển. Những trái dừa kết thành từng chùm, trông hệt như chùm chuông của ông già nô en. Quả dừa nào cũng to tròn, có nhiều nước ngọt mát cùng phần cơm dày dặn. Thật ngon lành làm sao.
Ở vùng đất cát, gió lớn như quê em, dừa là loại cây hiếm hoi phát triển tốt đến như thế. Từng hàng, từng hàng dừa xanh mọc dày đặc. Chúng cắm rễ sâu xuống lòng đất, không chỉ giúp giữ đất, giữ cát hay đem lại cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Mà còn đem lại nguồn kinh tế, thức ăn cho người dân. Người ta uống nước dừa, ăn cùi dừa. Lá dừa dùng làm vỏ cuốn bánh, hay xay ra tạo thuốc màu. Thân dừa, lá dừa, vỏ dừa khô thì để đun nấu, chẳng thiếu gì.
Em mong rằng, cây dừa sẽ được trồng nhiều hơn nữa trên khắp mọi miền tổ quốc. Để dù đi đâu, em cũng được nhìn thấy hình bóng thân thương, tuyệt vời ấy.
refer
Lá cam dày, một mặt bóng, rộng và dài độ ba ngón tay người lớn. Hái một lá non, vò vào lòng bàn tay, một mùi thơm nồng nàn tỏa ra. Bà vẫn hái lá cam, lá chanh nấu nước gội đầu, nấu nước tắm cho các cháu. Tháng Chạp, tháng Giêng, cây cam nảy lộc, lá xanh mơn mởn đâm ra tua tủa.
bạn tham khảo nhé mik chép mạng:
Phía sau nhà em có một ao cá nhỏ. Ngay cạnh bờ ao ông có trồng một cây khế. Đến nay, cây khế cũng đã gần mười tuổi rồi, nên trông vô cùng cao lớn, bệ vệ. Nó như một người bảo vệ thầm lặng, trông coi cho ao cá của gia đình em.
Cây khế không quá cao, chỉ khoảng gần 2m, nó chỉ cao hơn anh trai của em một chút thôi. Thế nhưng thân của nó thì khá to và chắc chắn. Một mình em không thể nào ôm hết gốc của nó được. Một số chỗ, có thể nhìn thấy được phần rễ trồi lên của cây khế. Nó trông thô to như cổ tay, màu nâu sẫm. Vỏ thân cây khế có màu nâu đen, sờ lên cảm thấy sần sùi và thô ráp. Từ thân cây, các cành cây tỏa ra nhiều hướng. Những cành ở thấp to bằng cổ tay em bé, càng lên cao cành càng nhỏ dần. Từ những cành lớn, các cành nhỏ và nhánh phụ thi nhau mọc ra, đan cài vào nhau tầng tầng lớp lớp. Từ đó, mọc ra hàng trăm, hàng nghìn chiếc lá xanh mướt. Lá khế khá nhỏ, thường chỉ bằng chiếc thìa ăn chè. Và nó cũng khá mỏng manh. Tuy nhiên, bù lại thì lá khế mọc rất dày và hầu như xanh tốt quanh năm. Thế nên, cây khế luôn là một chiếc ô che mát lý tưởng cho em khi ra ao chơi hay câu cá.
Vào mùa hè, cây khế sẽ bắt đầu ra hoa. Hoa khế nhỏ li ti màu tím biếc, thường kết thành từng chùm, như những đám mây tím nhỏ. Mỗi khi có cơn mưa rào mùa hạ đi ngang qua, hoa khế sẽ rơi rụng đầy xuống mặt hồ. Từng cánh hoa như những chiếc thuyền bé tí xíu chòng chành trên mặt nước. Đến mùa thu, thì khế kết trái. Trái khế nhỏ xíu, màu xanh thẫm, có năm khía dọc chứ không tròn như các loại quả khác. Khi chín, khế chuyển màu vàng trong, tỏa mùi thơm dịu ngọt. Lúc ăn, người ta thường cắt khế theo chiều ngang, tạo thành hình ngôi sao đẹp mắt. Ngoài ra, những quả khế còn xanh, cũng có thể dùng để làm món nộm, nấu canh chua hoặc làm mứt… Thật là tiện lợi. Trong vườn, cây khế là cây trồng mà em yêu thích nhất. Những buổi trưa hè, em thường ra ngồi chơi dưới bóng mát của cây, rồi ngắm vườn, ngắm ao cá. Em sẽ chăm chỉ tưới nước, chăm sóc cho cây để cây mãi xanh tốt như bây giờ.
Trong vườn, cây khế là cây trồng mà em yêu thích nhất. Những buổi trưa hè, em thường ra ngồi chơi dưới bóng mát của cây, rồi ngắm vườn, ngắm ao cá. Em sẽ chăm chỉ tưới nước, chăm sóc cho cây để cây mãi xanh tốt như bây giờ.lên mạng tra đi