Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo
Kết bài mở rộng :
Thật tuyệt vời biết bao khi em được là con của mẹ. Trong trái tim em, mẹ là tuyệt nhất. Chẳng có gì có thể làm khó được mẹ. Chỉ cần có mẹ ở cạnh bên, em như có nguồn sức mạnh mãnh liệt, có thể vượt qua mọi khó khăn. Em cầu mong mẹ mãi luôn mạnh khỏe mạnh, yêu đời và hạnh phúc. Để ở bên cạnh em thật lâu, thật lâu.
Mở bài gián tiếp :
Trong bài thơ Con cò, nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con
Tình mẹ chính là như thế, luôn bao la và đầy ăm ắp, khiến em được lớn lên trong tình yêu thương, vỗ về. Và có lẽ, trên thế gian này, chẳng có gì có thể vĩ đại hơn tình mẹ, và cũng chẳng có gì có thể thay thế được mẹ yêu. Chính vì thế, mà em yêu mẹ của mình đến vô cùng.
Tham khảo nha em:
Cuộc sống có biết bao cái đẹp. Có cái đẹp ta dễ dàng trông thấy, cũng có cái đẹp khuất lấp, có cái đẹp hiện ngay ra trước mắt nhưng vì một lý do nào đó mà ta vô tình quên lãng. Dòng sông quê hương ngày ngày trở phù sa bồi đắp cho ruộng vườn quê hương thêm xanh tốt chính là một trong những vẻ đẹp của quê hương tôi.
Con sông quê tôi hiền hoà lắm. Màu nào, sông cũng lững lờ trôi như thể ngắm thật sâu, thật kĩ vẻ đẹp của quê hương mình vậy. Nước sông lững lờ trôi.
Mùa xuân, khi vạn vật đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết trái và ở bên kia bờ sông cũng thế. Mùa xuân, nước sông trong lắm, chỉ nổi gợn sóng li ti, thậm chí đứng trên bờ tôi còn có thể nhìn thấy những chú cá tung tăng bơi lội ở phía dưới.
Rồi khi hè sang, những tia nắng chiếu xuống mặt sông s nước sông ánh lên một màu vàng nhẹ. Những bác nông dân đi gặt về, giữa cái nắng oi nồng của mọi hè, khi ngày tàn, lại dừng chân nơi dòng sông ngồi nghỉ cho mát. Những đứa trẻ thơ ngày ngày ra dòng sông tắm, nước sông chảy trên người chúng như là quê hương đang nuôi lớn chúng từng ngày, từng năm. Những cây tre bên bờ soi bóng xuống như hình ảnh của những người thiếu nữ đang chải tóc, đang phô diễn vẻ đẹp của mình cho mọi người.
Thu về, nước sông không còn ánh lên màu vàng của nắng nữa. Cây bàng mùa thu thay la, những chiếc lá bàng đỏ in bóng xuống dòng sông khiến một góc dòng sông chuyển sang màu đỏ. Những chiếc lá rơi trên dòng sông quê khiến dòng sông như khoác trên mình một tấm sặc sỡ màu sắc. Khi ấy, dòng sông mới điệu làm sao!
Đông về, những cây cối ven sông đã dần rụng hết lá, chỉ còn lại trơ trụi. Dòng sông khi ấy lạnh hơn, nó mang một sắc thái của mùa đông quê hương. Không rạo rực, sôi nổi như khi hè đến mà dường như có cái gì đó thâm trầm. Và dòng sông như thế có phải là muốn nhắc nhở chúng tôi rằng: mùa đông rồi, hãy giữ ấm, đừng nghịch nước vì có thể bị ốm!
Dòng sông không chỉ là vẻ đẹp của quê hương tôi mà còn trở thành nơi se duyên cho bao người. Nó đã trở thành máu thịt, thành linh hồn của quê hương tôi rồi. Tôi yêu dòng sông như yêu quê hương của mình vậy!
Tham khảo:
Quê hương là nơi nuôi dưỡng ta khôn lớn, từ thuở nằm nôi ta đã được nghe mẹ hát những bài ca dạy ta yêu quê. Nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn, em không chỉ yêu mà còn tự hào vì nơi đó có con sông Hương đẹp say lòng người.
Dòng sông Hương khởi nguồn từ dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, mang cái thơ mộng, thanh trong về với Thừa Thiên- Huế. Hai bên bờ sông là những hàng cây lâu năm như phượng, bằng lăng, bàng... Khi xuân tới, tất cả cùng trổ ra những búp non xanh mơn mởn, nhựa sống như tràn ra mọi ngóc ngách quanh sông. Hè về, những cây phượng nở hoa đỏ cả một góc, bằng lăng cũng tím cả một trời. Hai màu tím, đỏ kết hợp với nhau, làm nền cho nhau khiến bờ sông rực rỡ, thu hút bao nhà nhiếp ảnh. Vào chiều thu, lá vàng khẽ rơi, trên các bãi cỏ ven sông, thấp thoáng một vài người câu cá và các cụ già đang cùng nhau chơi một ván cờ tướng, sông lúc ấy trông bình dị, hiền hòa lắm. Đông về, cây cối xác xơ, làn gió hanh lướt qua khẽ rung các cành khẳng khiu, nhưng trên lối đi, các cặp đôi vẫn nắm tay nhau, ngắm mặt sông phẳng lặng như gương khiến con sông đẹp, có sức sống hơn. Bờ sông đã đẹp, mặt sông càng đẹp hơn. Nước trong sông mùa nào cũng đầy ăm ắp, trong xanh và phẳng như mặt gương soi bóng bầu trời và khung cảnh ven sông. Lòng sông rộng, thỉnh thoảng một vài làn gió nhẹ thổi qua, những gợn sóng lăn tăn xô đẩy nhau như chơi trò đuổi bắt tới tận bờ bên kia sông. Mùa đông, sông mang trên mình chiếc áo xám như bầu trời. Tới mùa xuân, chiếc áo ấy được thay bằng màu hồng thướt tha như tà áo của người thiếu nữ mới lớn, trông dịu dàng đằm thắm lắm. Khi hè về, bộ cánh của sông rực rỡ, trẻ trung như người con gái hồn nhiên, lơ đãng ngắm nhìn phố Huế thơ mộng. Thu về, chiếc áo xanh trong mà bầu trời mang tới cho sông khiến nó đẹp lạ. Dù là mùa nào đi chăng nữa, sông vẫn mềm mại như một dải lụa vắt ngang qua quê em. Sông Hương đẹp, đằm thắm như con người nơi xứ Huế mộng mơ này. Vì vậy mà mọi hoạt động của người dân ở đây đều mang nét hài hòa đặc trưng. Nhất là khi đi thuyền Rồng trên sông, nghe câu Nam Ai, Nam Bình, nghe nhịp phách tiền, đàn tranh,... Hay ngắm bầu trời vào đêm trăng sáng khi đang ngồi ven sông, và ngắm hoàng hôn trên chiếc cầu bắc qua sông... Những khi ấy tâm hồn em như hòa vào làm một với con sông. Em như nghe văng vẳng tiếng chuông chùa Thiên Mụ, tiếng lòng sông ngân nga những câu dặm, câu ca ngọt ngào,... Ngắm con sông quê trong một ngày chủ nhật, em chợt nhớ tới tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường, và các tác phẩm văn chương khác nữa viết về con sông Hương. Con sông quê đã đi vào những áng văn muôn đời bất hủ, cũng như là minh chứng cho vẻ đẹp vĩnh cửu của nó vậy.
Em rất yêu dòng sông Hương, đó là một cảnh đẹp làm nên nét đặc trưng của xứ Huế thân thương. Em sẽ cố gắng học tập chăm chỉ để sau này thành công, đi muôn nơi, mang vẻ đẹp của dòng sông này tới mọi người.
tham khảo : Khi đến hòn đảo, người anh cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy tay nải. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Sau khi bị rơi xuống biển, người anh trôi dạt vào bờ, được một người đánh cá cứu. Anh ta nhận ra sai lầm của bản thân, trở về nhà khuyên vợ tu chí làm ăn. Khi biết được anh mình thay đổi, người em ra sức giúp đỡ anh. Hai anh em ngày càng hòa thuận, yêu thương nhau hơn.
Mở bài:
Như ta vẫn nói, cô giáo như mẹ hiền. Em đã học với nhiều cô giáo, em luôn yêu quý tất cả các cô. Nhưng phải đến lúc em gặp cô ........... - cô giáo dạy ............... hồi lớp ..... của em, em mới phủ nhận cô chính là người mẹ thứ hai của em.
Kết bài:
Cô là người mà em yêu thương nhất. Người ta thường nói:
''Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo
Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền...''
Quả thật không sai chút nào. Hình ảnh về người cô thân thương vẫn luôn nổi bật trong tâm trí em.
Phần ".........." là bạn điền thông tin của mik vào nha
tham khảo:
mở bài:
" Các em đã chuẩn bị vào tiết học của chúng ta chưa nào!", hôm nào cô cũng nói vậy khi chuẩn bị vào tiết học của cô. Cô Uyên-giáo viên tôi luôn ngưỡng mộ.
kết bài:
" Thôi, các em chuẩn bị sách vở để về đi", cuối giờ cô luôn luôn nói vậy. Đó là thời gian mà lớp tôi buồn nhất, vì phải tạm biệt cô nhưng sáng tôi luôn được gạp cô. Tôi luôn tự nhủ rằng sẽ cố gắng học thật giỏi để được đứng trên bục giảng giảng bài cho học sinh.
Trên mảnh đất Việt Nam, có một cây chuối mang trong mình một sự tích đặc biệt, là biểu tượng của sự gắn kết gia đình và lòng hiếu thảo. Cây chuối không chỉ là một loại cây có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều câu chuyện đáng nhớ.
Khi nhắc đến cây chuối, mọi người thường nhớ đến những cảnh quan xanh mướt, những chùm chuối chín mọng nước, và cả những trò đùa vui tươi dưới bóng mát của những cây lá xanh mát. Nhưng bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, cây chuối còn chứa đựng một câu chuyện ý nghĩa về tình cảm gia đình và lòng hiếu thảo.
Và từ đó, sự tích cây chuối đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa dân gian, là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn học và nghệ thuật. Cây chuối không chỉ là một loại cây có giá trị về mặt dinh dưỡng mà còn là biểu tượng của sự gắn kết gia đình, lòng hiếu thảo và lòng biết ơn.
Qua sự tích cây chuối, chúng ta nhận ra giá trị của sự hiếu kính và lòng biết ơn đối với cha mẹ, tổ tiên, cũng như ý nghĩa của việc gắn kết, chia sẻ và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Vậy nên, cây chuối không chỉ là một loại cây mà còn là biểu tượng của tình yêu thương và lòng nhân ái, luôn tồn tại và trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho con người.
Đất nước Việt Nam ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên ban tặng chúng ta nhiều loại trái ngọt hoa thơm. Mỗi một loại quả lại có hương vị, hình dáng khác nhau, tạo nên sự đa dạng, phong phú. Một trong những loại quả được yêu thích bởi sự thơm ngọt của mảnh đất nhiệt đới đầy nắng và gió đó chính là cây chuối. Cây chuối là loài cây quen thuộc đối với đời sống của nhân dân Việt Nam, gắn bó máu mủ với con người.
Cây chuối là niềm tự hào của đất mẹ, của thiên nhiên Việt Nam và của những vùng quê Việt Nam. Nó vô tư cống hiến hết mình, gắn bó từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần của bao thế hệ con người Việt Nam. Hình ảnh bụi chuối xanh xanh sau vườn, cây chuối đầu hè, nải chuối trong mâm ngũ quả ngày Tết trên bàn thờ cúng tổ tiên là những hình ảnh đẹp và bình dị nhất, gắn liền với tuổi thơ và kí ức của những người con xa quê.Cây chuối từ lâu đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong đời sống của người dân Việt Nam. Nhắc đến cây chuối là như nhắc đến cả hồn cốt của tâm hồn người Việt.