K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 6 2018

a) Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

+ Các tiếng gieo vần: non, son ( vần chân )

+Cách ngắt nhịp: nhịp 2/2/3

+ Gieo vần ở tiếng thứ 7 của câu 1,2,4.

1 tháng 6 2018

b) Bà tôi ở / một túp nhà tre.
Có một / hàng cau / chạy trước hè,
Một mảnh vườn / bên rào giậu nứa.
Xuân về / hoa cải / nở vàng hoe.

+ các tiếng gieo vần: tre, hè, hoe (vần chân)

+ Cách ngắt nhịp: 3/4, 2/2/3 ( ở trên )

+ Gieo vần ở tiếng thứ 7 các câu 1,2,4

15 tháng 3 2021

Tham khảo:

Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya” đã vẽ nên cảnh núi rừng Việt Bắc rất tài tình. Ngay đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối chảy êm đêm với “tiếng hát xa” của con người. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rưng khuya tĩnh lặng, yên ả nhưng không heo hút, hoang vu. Phép so sánh đã làm cho tiếng suối thêm vui tươi, đầy sức sống. Đây là lấy con người  làm chủ đã làm cho khung cảnh núi rừng thêm gần gũi, thân mật với con người. Câu thơ thứ hai đã gợi lên hình ảnh vầng trăng tươi sáng, điệp ngữ lồng được điệp lại ba lần thật là hay, thật đắt. Ta như xao xuyến, bồi hồi trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo với nhiều tầng bậc cao thấp, sáng tối hòa hợp, quấn quýt. Tuy chỉ có hai màu trắng – đen nhưng ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn màu sắc. Bức tranh được thêu dệt bởi tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng tầng thấp của lá, hoa. Cảnh rừng Việt Bắc thật sinh động, tươi sáng và là niềm vui sống của con người. Hai câu đầu bài thơ đã thể hiện tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, của nghệ sĩ Hồ Chí Minh, yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. 
 

4 tháng 7 2019

  Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

   Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Hai câu thơ cuối gíup ta thấy rõ hơn con người của Bác. Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước.Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của thi nhân, của vị lãnh tụ.Đồng thời ta cũng có thể thấy Bác Hhồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm nghưỡng thiên nhiên. Có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khoả, bớt đi sự vất vả mà hàng giò hàng phút Bác phải chăng chở suy tư. Từ đây ta nhân thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên.Và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nõi khao khát về một đất nứơc thanh bình, để ngày ngày con người đc sống tự do, hạnh phúc. Dường như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nứơc mới đc tự do để con người thoả sức ngắm trăng? Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước.Vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả.

5 tháng 7 2019

☞╯???ঌ hìn như bạn chép sai chính tả rồi thì phải?!

-Bác Hhồ

-chiêm nghưỡng

-chăng chở

NHƯNG DẪU SAO CŨNG CÁM ƠN BẠN RẤT NHIỀU!~ARIGATOU~<3

30 tháng 10 2023

Câu 1:

Biện pháp tu từ so sánh "nước biếc" - "tầng khói phủ"

Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. 

- Cho thấy giao hòa giữa con người và thiên nhiên, Nguyễn Khuyến đang thả mình trong làn nước và ánh trăng thu. 

- Khắc họa vẻ đẹp của mùa thu qua hai hình ảnh nước biếc và màu khói.

Câu 2: 

Nhận xét về cái thẹn của Nguyễn Khuyến: 

Đó là cái thẹn của một nhân cách lớn. Ông cảm thấy thẹn khi không có khí tiết của một bậc quân tử "đầu đội trời, chân đạp đất" nên có. Ông vẫn lưu luyến công danh khi làm quan nhưng đến khi từ quan ông lại mang nỗi ân hận khôn nguôi khi làm quan dưới quyền lực của kẻ thù gây đau khổ cho nhân dân. Cái "thẹn" của Nguyễn Khuyến đầy sự chân thành, không trốn tránh sự thật mà dám thẳng thắn đối diện và thừa nhận. Tấm lòng của nhà thơ thật đáng trân trọng.

30 tháng 3 2022

Đoạn văn trích trong văn bản nhưng sao thầy chưa kể nha các bạn

30 tháng 3 2022

câu hỏi tu từ  =)

Biện pháp so sánh "nước biếc" - "tầng khói phủ" và biện pháp nhân hóa "để mặc bóng trăng vào".

Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình, biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. 

- Khắc họa vẻ đẹp của cảnh sắc mùa thu qua màu nước biếc.

- Sự giao hòa và gần gũi giữa con người và thiên nhiên đất trời.

Biện pháp so sánh "cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối" - "một gia đình sẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ". Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình, biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc

- Khắc họa chi tiết về đám cưới của Dần bị bao phủ bởi bóng tối dự cảm cho một cuộc đời cùng cực không lối thoát.

- Nỗi đau bị chia cắt, có thể sau ngày hôm nay họ không còn là một gia đình hoàn chỉnh nữa.

24 tháng 1

Trong câu văn "cả bọn đi lủi thủi Sương Lạnh và Bóng Tối như một gia đình sẩm lẳng lặng rất díu nhau đi tìm chỗ ngủ", biện pháp tu từ được sử dụng là so sánh. Tác giả đã so sánh "cả bọn" với "một gia đình".

-> Tác dụng: Biện pháp so sánh trong câu văn này đã góp phần làm nổi bật hình ảnh của "cả bọn". Họ giống như một gia đình nhỏ bé, đang phải trải qua một nỗi buồn sâu sắc. Nỗi buồn ấy được thể hiện qua dáng vẻ lủi thủi, âm thầm, lặng lẽ. Họ không chỉ buồn vì Dần đi lấy chồng mà còn buồn vì biết rằng sau đám cưới này, gia đình họ sẽ tan tác. Ngoài ra, biện pháp so sánh còn giúp câu văn thêm sinh động, giàu hình ảnh. Nó khiến cho người đọc có thể hình dung rõ hơn về cảnh tượng của đám cưới Dần.

21 tháng 8 2023

Trong bài thơ "Buổi sáng nhà ga", nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sử dụng biện pháp nhân hóa bằng cách dùng từ xưng hô với các sự vật để tạo ra một bức tranh cảnh vật sống động và giúp người đọc cảm nhận được không khí buổi sáng.

Một số ví dụ về cách xưng hô trong bài thơ:

1."Nhà ga ơi!": Nhà thơ gọi nhà ga như một người bạn thân, tạo ra sự gần gũi và thân thiết.

2."Cây xanh ơi!": Cây xanh được xưng hô như một người bạn, tạo ra sự sống động và thân thiện.

3."Ánh sáng ơi!": Ánh sáng được xưng hô như một người thân, tạo ra sự ấm áp và rực rỡ.

Các cách xưng hô này giúp tạo ra một bức tranh cảnh vật sống động và gần gũi, khiến người đọc có thể cảm nhận được không khí buổi sáng và tạo nên một trạng thái tâm lý thoải mái và yên bình.

 

9 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Biện pháp tu từ và tác dụng:

Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu. SO SÁNH

* Tác dụng: ví trái nhót màu đỏ, nư đèn tín hiệu

Trỏ lối sang mùa hè. NHÂN HÓA

* Tác dụng: làm rõ ràng hơn khi sang mùa hè, hình dung dễ dàng và bổ sung ý nghĩa cho quả nhót

Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu. SO SÁNH

* Tác dụng: hình dung quả cà chau dễ dàng hơn, ví quả cà chua như chiếc đèn lồng nhỏ xinh

9 tháng 7 2021

BPTT : so sánh ( 3câu )

+ câu 1 : Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu.

Tác dụng : miêu tả trái nhót như đèn tín hiệu

+ câu2 : Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu.

Tác dụng : hình dung quả cà chau dễ dàng hơn, ví quả cà chua như chiếc đèn lồng nhỏ xinh

+ câu 3 :Quả ớt như ngọn đèn dầu

Tác dụng : miêu tả , hình dung quả ớt như 1 chiếc đèn dầu

BPTT 2 : nhân hoá

+ Câu 1 : Trỏ lối sang mùa hè

Tác dụng : làm rõ ràng hơn khi sang mùa hè, hình dung dễ dàng và bổ sung ý nghĩa cho quả nhót