K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 6 2018

a) Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

+ Các tiếng gieo vần: non, son ( vần chân )

+Cách ngắt nhịp: nhịp 2/2/3

+ Gieo vần ở tiếng thứ 7 của câu 1,2,4.

1 tháng 6 2018

b) Bà tôi ở / một túp nhà tre.
Có một / hàng cau / chạy trước hè,
Một mảnh vườn / bên rào giậu nứa.
Xuân về / hoa cải / nở vàng hoe.

+ các tiếng gieo vần: tre, hè, hoe (vần chân)

+ Cách ngắt nhịp: 3/4, 2/2/3 ( ở trên )

+ Gieo vần ở tiếng thứ 7 các câu 1,2,4

15 tháng 3 2021

Tham khảo:

Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya” đã vẽ nên cảnh núi rừng Việt Bắc rất tài tình. Ngay đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối chảy êm đêm với “tiếng hát xa” của con người. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rưng khuya tĩnh lặng, yên ả nhưng không heo hút, hoang vu. Phép so sánh đã làm cho tiếng suối thêm vui tươi, đầy sức sống. Đây là lấy con người  làm chủ đã làm cho khung cảnh núi rừng thêm gần gũi, thân mật với con người. Câu thơ thứ hai đã gợi lên hình ảnh vầng trăng tươi sáng, điệp ngữ lồng được điệp lại ba lần thật là hay, thật đắt. Ta như xao xuyến, bồi hồi trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo với nhiều tầng bậc cao thấp, sáng tối hòa hợp, quấn quýt. Tuy chỉ có hai màu trắng – đen nhưng ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn màu sắc. Bức tranh được thêu dệt bởi tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng tầng thấp của lá, hoa. Cảnh rừng Việt Bắc thật sinh động, tươi sáng và là niềm vui sống của con người. Hai câu đầu bài thơ đã thể hiện tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, của nghệ sĩ Hồ Chí Minh, yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. 
 

4 tháng 7 2019

  Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

   Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Hai câu thơ cuối gíup ta thấy rõ hơn con người của Bác. Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước.Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của thi nhân, của vị lãnh tụ.Đồng thời ta cũng có thể thấy Bác Hhồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm nghưỡng thiên nhiên. Có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khoả, bớt đi sự vất vả mà hàng giò hàng phút Bác phải chăng chở suy tư. Từ đây ta nhân thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên.Và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nõi khao khát về một đất nứơc thanh bình, để ngày ngày con người đc sống tự do, hạnh phúc. Dường như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nứơc mới đc tự do để con người thoả sức ngắm trăng? Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước.Vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả.

5 tháng 7 2019

☞╯???ঌ hìn như bạn chép sai chính tả rồi thì phải?!

-Bác Hhồ

-chiêm nghưỡng

-chăng chở

NHƯNG DẪU SAO CŨNG CÁM ƠN BẠN RẤT NHIỀU!~ARIGATOU~<3

20 tháng 1 2017

a, Chiều

Chiều hôm/ thằng bé/ cưỡi trâu về

Nó ngẩng đầu lên/ hớn hở nghe

Tiếng sáo/ diều cao/ vòi vọi rót,

Vòm trời trong vắt/ ánh pha lê

b, Sửa lại bài thơ Tối của Đoàn Văn Cừ

Trong túp lều tranh cánh liếp che

Ngọn đèn mờ, tỏa ánh sáng xanh lè

Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng

Như bước thời gian đếm quãng khuya.

- Từ “xanh xanh” được sửa thành “ xanh lè” bởi tiếng cuối cùng câu thứ hai phải vần với tiếng cuối cùng thứ nhất.

Đọc kĩ hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn theo định hướng sau:a. Mỗi bài thơ có mấy dòng? Mỗi dòng thơ có mấy chữ (tiếng)? Số dòng, số chữ ấy có thể thay đổi được không?b. Những tiếng nào được gọi là bằng (kí hiệu là B), tiếng nào được gọi là trắc (kí hiệu là T)? Hãy ghi kí hiệu B hoặc T cho từng tiếng trong bài thơ đó.c. Nhận xét quan hệ...
Đọc tiếp

Đọc kĩ hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn theo định hướng sau:

a. Mỗi bài thơ có mấy dòng? Mỗi dòng thơ có mấy chữ (tiếng)? Số dòng, số chữ ấy có thể thay đổi được không?

b. Những tiếng nào được gọi là bằng (kí hiệu là B), tiếng nào được gọi là trắc (kí hiệu là T)? Hãy ghi kí hiệu B hoặc T cho từng tiếng trong bài thơ đó.

c. Nhận xét quan hệ bằng trắc giữa các dòng với nhau, biết rằng nếu dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới tiếng trắc gọi là đối nhau, nếu dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới cũng là tiếng bằng gọi là niêm với nhau. Dựa vào kết quả quan sát, hãy nêu mối quan hệ bằng trắc giữa các dòng.

d. Hãy cho biết mỗi bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau, nằm ở vị trí nào trong dòng thơ, đó là vần bằng hay trắc.

e. Hãy cho biết câu thơ tiếng bảy tiếng trong bài ngắt nhịp thế nào?

1
12 tháng 4 2018

a, Mỗi bài thơ có 7 tiếng, số dòng và số chữ có bắt buộc và không thể tùy tiện thêm bớt.

b, Sử dụng kí hiệu bằng trắc cho hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn

Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

( T-B-B-T/ - T- B- B )

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

( T- T-B-B-T-T-B)

Đã khách không nhà trong bốn biển

( T- T- B- B- B-T-T)

Lại người có tội giữa năm châu

( T- B- T- T-T-B-B)

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

( T- B- B- T-B- B-T)

Miệng cười tan cuộc oán thù

( T- T- B- T- T- B)

Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp

( B- T- T- T/ B- T-T)

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

( B- B-B- T- T- T- B)

c, Niêm luật của bài thơ:

+ Niêm (dính nhau) tiếng dòng trên tương ứng với dòng dưới đều B

+ Đối: tiếng dòng trên B ứng với tiếng dòng dưới T

d, Những tiếng ở cuối câu luôn hiệp vần với nhau, câu 1- 2- 4- 6- 8

e, Thường ngắt nhịp chẵn lẻ: 4/3 ; 2/2/ 3

15 tháng 9 2023

Chọn đáp án: C. Biện pháp tu từ được sử dụng trong mỗi bài thơ

 
Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích sau. a) Tôi vội ra khoang trước nhìn. Xa xa từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ...
Đọc tiếp

Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích sau.

a) Tôi vội ra khoang trước nhìn. Xa xa từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời.
Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đẫy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây.
Chim tập trung về đây nhiều không thể nói được. Chúng đậu và làm tổ thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng. Xa xa thấp thoáng có người quảy giỏ, cầm sáo trúc để bắt chim, coi bộ dễ hơn bắt gà trong chuồng.
Tiếng chim kêu vang động bên tai, nói chuyện không nghe nhau được nữa. Thuyền chúng tôi tiếp tục chèo, đi tới ba nghìn thước rồi mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây gie sát ra sông. (Theo Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam ) b) Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua những thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù tỏa biếc, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ. Khi vầng sáng nan quạt khép lại dần, trăng vàng mịn như một nốt nhạc bay lên bầu trời, ru ngủ muôn đời thần thoại. (Võ Văn Trực, Vời vợi Ba Vì) c) Lịch sử thường sẵn những trang đau thương, mà hiếm những trang vui vẻ: bậc anh hùng hay gặp bước gian nguy, kẻ trung nghĩa thường lâm cảnh khốn đốn. Những khi ấy, trí tưởng tượng dân chúng tìm cách chữa lại sự thật, để khỏi phải công nhận những tình thế đáng ưu uất. Ta thử lấy truyện Hai Bà Trưng mà xét. Tuy trong lịch sử có chép rõ ràng Hai Bà phải tự vẫn sau khi đã thất trận, nhưng ngay ở làng Đồng Nhân nơi thờ Hai Bà vẫn chép rằng Hai Bà đều hóa đi, chứ không phải tử trận. Đối với các nữ tướng của Hai Bà cũng vậy, ta chỉ thấy các vị anh hùng đó hóa lên trời.
Nghe truyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, với tâm hồn chất phác và giản dị, như tâm hồn người thuở xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc nước nhà lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, ngồi dựa một gốc cây to, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết. (Nguyễn Đình Thi, Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích)

(Gợi ý : Trước hết tìm các từ ngữ hoặc câu văn thể hiện chủ đề, sau đó phân tích cách triển khai chủ đề ấy trong đoạn trích.)

1
20 tháng 12 2019

a, Đoạn văn (a) nói tới chủ đề cánh rừng chim ở phương Nam.

- Cách sắp xếp theo trình tự: từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, từ gần ra xa.

b, Đoạn (b) trình bày chủ đề vẻ đẹp của Ba Vì theo mùa trong năm.

- Tác giả tập trung tả vẻ đẹp của Ba Vì theo thời điểm chủ yếu là buổi chiều và ban đêm khi có trăng lên.

c, Đoạn (c) chủ đề nói về trí tưởng tượng của dân gian trong truyện truyền thuyết.

- Cách sắp xếp đối xứng: một bên là lịch sử, một bên là truyền thuyết có cốt lõi lịch sử.