">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 1 2024

Bài thơ “Nam quốc sơn hà” là một bài thơ lịch sử, là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc và ý chí đấu tranh của người Việt. Bài thơ cũng có giá trị nghệ thuật cao, sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tạo ra những hình ảnh, những ý nghĩa sâu sắc và mạnh mẽ. Một trong những biện pháp tu từ nổi bật là câu hỏi tu từ, giúp cho bài thơ trở nên sinh động, hấp dẫn và trực quan hơn. Câu hỏi tu từ cũng gợi cho người đọc suy nghĩ về sự anh dũng, sự kiên cường và sự quả cảm của quân và dân Việt Nam. Em cảm nhận bài thơ “Nam quốc sơn hà” là một bài thơ có ý nghĩa lớn, là một biểu tượng của sự đoàn kết, sự hy sinh và sự anh hùng của nhân dân Việt Nam. Em tự hào về bài thơ này và mong muốn được học tập và noi theo tinh thần của bài thơ. Em cũng có một câu hỏi tu từ dành cho bài thơ này: "Nam quốc sơn hà, ai dám phụ?"

=> Đây là một câu hỏi tu từ được dùng để khẳng định sự trung thành, sự gắn bó với quê hương, đất nước của người Việt. Câu hỏi này cũng thể hiện sự quyết tâm, sự kiên quyết và sự không khoan nhượng đối với kẻ xâm lược. Câu hỏi này cũng là một câu hỏi nói ngược, phủ định khả năng có ai dám phản bội đất nước. Câu hỏi này cũng gợi cho người đọc suy nghĩ về sự trách nhiệm, sự tôn trọng và sự bảo vệ đất nước của mỗi công dân Việt Nam

14 tháng 3 2022

“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông”

Quê hương – hai tiếng ấy nghe sao mà thân thương, dạt dào! Trong mỗi con người chúng ta ai cũng ẩn sâu cho mình hình ảnh nơi chôn nhau cắt rốn, nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi luôn chan chứa tình yêu thương. Có lẽ cảm xúc về quê hương là những cảm xúc cao đẹp nhất. Và thoáng chút bâng khuâng khi chiều nay tiết văn cô giáo vừa giảng bài “Quê hương” của Tế Hanh – quê hương của tác giả thật đẹp, thật bình dị!
Tế Hanh sinh ra ở một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi, cả tuổi thơ của ông gắn liền với nắng gió, với hơi thở của biển. Có lẽ hồn biển đã thấm sâu vào tim để rồi làm nguồn cảm hứng mãnh liệt giúp Tế Hanh viết nên những vần thơ về quê hương, về những con người miền biển chân chất, thật thà.

 

“Làng tôi vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”

Hai câu mở đầu như gợi lên hình ảnh một làng chài nhỏ nằm ngay sát biển. Họ mưu sinh bằng nghề đánh bắt, bằng những chuyến tàu đi về hằng ngày trên biển. Cụm từ “Làng tôi” như một tiếng gọi thân thương trìu mến của một người con xa quê bỗng cất lên nỗi nhớ da diết. Câu thơ ngắn gọn nhưng gợi tả được bức tranh về một làng chài ven biển bình dị, thân quen…
Ở nơi đó có những con người sinh ra từ biển, lớn lên từ biển. Mỗi sớm mai thức dậy, khi bầu trời trong xanh, biển im ắng họ lại “bơi thuyền đi đánh cá”. Những chàng trai làm nghề của biển họ mạnh mẽ, họ khỏe khoắn với “làn da ngăm rám nắng” ngày ngày đối mặt với sóng to gió lớn, lênh đênh hàng tháng liền trên biển mênh mông:

“Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”

Những bài Cảm nhận về bài thơ Quê hương của Tế Hanh tuyển chọn

Họ trở về từ biển, họ mang hơi thở của biển. “Vị xa xăm” – không chỉ là vị của biển mà còn là hương vị của những vùng đất họ đã đi qua, là vị mặn của những giọt mồ hôi, của tình yêu quê hương. Người ta nói, dân biển họ đậm tình đậm nghĩa lắm, đậm như chính nơi biển lớn họ sinh ra. Dù đi đâu lòng họ vẫn hướng về quê hương, về nơi xóm chài nghèo e ấp khi bão về…
Cuộc sống của những con người vùng biển quanh năm gắn liền với những con thuyền mộc mạc. Có những gia đình gần như sinh sống trên không gian nhỏ bé của thuyền. Chiếc thuyền là nơi sinh hoạt, là mưu sinh, là sự sống của họ. Trong kí ức của Tế Hanh những chiếc thuyền như chính linh hồn làng, con thuyền trong thơ ông hiện lên như một dũng sĩ xông pha nơi chiến trường:

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”

 Tác giả đã so sánh hình ảnh chiếc thuyền như một con ngựa đẹp, khỏe và phi nhanh. Động từ mạnh được sử dụng liên tục như càng tô đậm hơn sự dũng mãnh của chiếc thuyền chài “phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang” – ta tưởng như con thuyền rẽ mọi con sóng, vượt mọi ngọn gió, oai hùng tiến về phía trước không một chút nao núng. Con thuyền ấy sở dĩ hiên ngang như vậy bởi được bao bọc bởi cánh buồm trắng – cánh buồm như mang theo cả hồn của làng chài nghèo, của những người thân đang ngóng trông họ nơi quê nhà. Một cánh buồm đơn sơ được Tế Hanh thổi hồn nay bỗng trở nên thiêng liêng vô cùng. Mỗi ngày trên biển, nhìn cánh buồm tung bay trong gió những người dân chài như thấy thấp thoáng hình bóng quê hương, thấp thoáng bóng người vợ, người mẹ già ngày đêm đứng chờ ở bãi biển…
 Hàng tháng trời ở biển, đâu chỉ con người biết mỏi biết mệt, những chiếc thuyền cũng thấm mệt, lui dần về bến, lim dim ngủ:

“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”

 Tế Hanh đã tinh tế khi sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong hai câu thơ trên. Nếu từ “nghe” là từ chỉ hoạt động của thính giác thì “thấm” là cảm nhận của xúc giác. Bằng nghệ thuật ấy, tác giả đã vẽ nên hình ảnh chiếc thuyền trở về nằm im mệt mỏi nhưng dường như từng “thớ vỏ” bên trong. Con thuyền nằm đó, im lặng nhưng vẫn dạt dào nguồn sống. Ta dường như thấy được nhà thơ đang hóa thân vào hình ảnh con thuyền để bày tỏ nỗi lòng, để lặng ngắm không khí vui tươi ngày trở về…

“Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”

 Đối với những con người làm nghề đi biển, họ mong lắm ngày được trở về. Những người mẹ, người vợ càng háo hức mong đợi nhiều hơn. Ấy thế nên khi ghe vừa đến bến cả mỗi vùng xôn xao náo nhiệt. “Ồn ào” , “tấp nập” – những từ láy gợi tả khung cảnh đông vui, náo nức được nhà thơ sử dụng như càng làm bừng lên không khí vui mừng nơi xóm nghèo. Họ nô nức đón ghe về, họ vui mừng khi “cá đầy ghe”. Những con người chân chất ấy họ sung sướng nhưng vẫn không quên gửi lời cảm ơn chân thành đến thần linh – “nhờ ơn trời biển lặng”… đã mang những con thuyền chở người thân của họ trở về trong bình yên.
 Tất cả những hình ảnh trên chỉ còn lại trong kí ức của tác giả bởi ông đang ở nơi xa, đang từng ngày mong nhớ quê hương nơi đất khách:

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi,
Thoáng con thuyền sẽ sóng chạy ra khơi”

 Mọi thứ dường như đã rất quen thuộc, dường như đã ăn sâu nơi tiềm thức của nhà thơ. Bài thơ da diết, sâu lắng tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của những người làng chài sao mà chân thật, sống sộng đến thế? Phải chăng đây chính là nỗi niềm từ chính tâm tư của những con người xa quê… Để rồi Tế Hanh đã phải thốt lên:
“Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
 Vâng, dù đi đâu, đi thật nhiều nơi nhưng cái hương vị quê nhà, mùi của đất, của biển, của tình người vẫn mãi thấm đượm trong tác giả. Là cả một ước mong ngày trở về…Vần thơ bình dị mà gợi cảm, hình ảnh đơn giản mà sâu sắc, giọng văn nghẹn ngào cảm xúc – “Quê hương” như môt khúc nhạc nhớ thương quê hương trong sáng, da diết của nhà thơ! Quê hương – hai tiếng ấy sao mà thân thương! Mỗi lần thốt lên hay nghĩ về đều rất thiêng liêng:

“Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nỗi thành người”
14 tháng 3 2022

Tham khảo nx nhá

22 tháng 2 2020

Đoạn văn đạt các yêu cầu sau:

- Hình thức: 7-9 câu, chứa ít nhất một câu nghi vấn.

- Nội dung: Khổ cuối bài thơ Nhớ rừng thể hiện khao khát tự do của con hổ. Trước thực tại đầy chán ghét, có khi đã bị rơi vào bất lực nhưng mãnh chúa quyết không chịu khuất phục vẫn không nguôi niềm khao khát tự do. Đoạn kết như một lời nhắn gửi đầy bi tráng của chúa sơn lâm với nước non hùng vĩ. Dù thân này bị cầm cố trong cũi sắt nhưng khát vọng tự do thì mãi mãi bay bổng. Ta vẫn luôn nhớ về nơi ta ngự trị, thênh thang vùng vẫy, ta ôm giấc mộng ngàn to lớn, vẫn thiết tha với tiếng gọi rừng xanh - tiếng gọi tự do "Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!"

20 tháng 2 2020

Nhớ rừng không chỉ để lại trong lòng người đọc những tâm sự của chú hổ trong những tháng ngày giam hãm, đầy căm hận và uất ức, Đó còn là bức tranh tranh thiên nhiên tuyệt sắc về núi rừng, được tác giả khắc họa qua khổ 3 của bài thơ. Đó là những đêm trăng thơ mộng, huyền ảo giữa núi rừng. Ánh trăng vàng trên bầu trời tự do tỏa ánh sáng chan hòa lên cảnh vật và thả bóng xuống dòng suối mát trong. Sau một ngày kiếm mồi no nê, chú hổ như say đắm, ngất ngây trước trước ánh trăng đầy mơ mộng. Hổ ta đang đứng trên bờ, say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy. Hay những ngày mưa giữa núi ngàn, trong tiếng mưa thét gào, dữ dội, chú hổ lặng yên ngắm nhìn giang sơn đổi mới. Và trong ngày mới trong ánh bình minh tinh khôi, muôn loài cỏ cây, chim ca thức giấc, âm thanh của ngày mới như bản hòa ca của núi rừng cho giấc ngủ của hổ thêm “tưng bừng”. Bức tranh có màu, có sắc, có thanh thật sống động và vui tươi biết mất. Và bức tranh cuối khép lại là ánh đỏ rực của máu và mặt trời sắp tắt. Hình tượng chú hổ hiện lên là một loài mãnh thú, là bá chủ của của muôn loài chốn rừng xanh. Chẳng thế mà mặt trời trong đôi mắt của vị chúa sơn lâm cũng trở nên nhỏ bé, chỉ còn là “mảnh mặt trời”. Chỉ bằng vài nét họa, tác giả đã vẽ lên được bức tranh thiên nhiên bao la, rộng lớn, sống động với những nét đẹp tuyệt sắc dù ngày nắng hay mưa, dù khoảnh khắc bình minh hay đêm tối  huyền bí. Và trong nỗi nhớ mong khôn nguôi đó, chú hổ càng thêm buồn bã, tuyệt vọng với hoàn cảnh thực tại để rồi thốt lên tiếng than đau đớn:”Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”.  Phải chăng đó cũng là tiếng than của nhà thơ trước thực tại đất nước, sống trong cảnh gôn cùm, mất tự do. Khổ thơ thứ ba là  đã vẽ lên bức tranh tứ bình tuyệt sắc của núi rừng và qua đó cũng bộc lộ tâm trạng tiếc nuối của chúa sơn lâm về quá khức vàng son của mình

còn câu nghi vấn tự tiềm nha !~ mk k bt gạch chân dưới mấy từ đó

20 tháng 2 2020

7 đến 9 cau th mn ơi

13 tháng 2 2022

Khi con tu hú là một bài thơ được sáng tác trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, ấy là khi Tố Hữu mới bị bắt giam tại nhà lao tỉnh Thừa Thiên tháng 7/1939. Khi trong chốn lao tù thế nhưng người chiến sĩ cách mạng vẫn rất lạc quan, yêu đời, lắng nghe tiếng chim tu hú gọi bầy và dựa vào những ký ức gắn bó với xứ Huế thân yêu để vẽ nên một bức tranh mùa họa tươi đẹp và thanh bình. Nhan đề "Khi con tu hú" là một nhan đề hay và thú vị, trích dẫn từ một nửa câu thơ, nó đã đem đến cho người đọc sự tò mò, chú ý, muốn tìm hiểu xem bài thơ nói gì với hình ảnh con tu hú. Đồng thời nó cũng lại là một cụm từ chỉ thời gian khá tinh tế, có tiếng chim tu hú gọi tức là báo hiệu một mùa hè đã bắt đầu, rộn ràng và sôi động ngoài kia. Dấy lên trong lòng người tù cách mạng nhiều nỗi bồn chồn, niềm khao khát tự do mãnh liệt, gợi nhắc về một không gian khoáng đạt, cao rộng, về một cuộc sống tự do bay nhảy như những chú chim, bộc lộ niềm yêu cuộc sống, muốn hòa nhập với cảnh ngày hè rực rỡ của quê hương, thoát khỏi cái nhà tù chật chội, nóng bức, thiếu tự do mà tác giả căm ghét. Bởi lẽ ngay từ những ngày mới giác ngộ cách mạng đường thơ của Tố Hữu đã thể hiện được những tư tưởng cá nhân tích cực, tươi đẹp của một con người đang ủng hộ cách mạng bằng cả tâm hồn, từ đó dần mở ra một cánh cửa tươi sáng dẫn tác giả từ cái tôi cái nhân mạnh mẽ sang tập trung, hòa vào cái ta chung của cộng đồng rộng lớn. Trở thành một nhà thơ của cách mạng, gắn bó sâu sắc và chặt chẽ với từng chặng đường cách mạng của dân tộc từ những khi mới nhen nhóm cho tới khi thắng lợi hoàn toàn.

23 tháng 4 2023

hơi dài một tẹo

 

 

14 tháng 5 2021

tk 

Bốn câu thơ tiếp theo ghi lại không khí làng chài đón đoàn thuyên đánh cá trở về:

"Ngày hôm sau, ồn ào, trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe,

Những con cá tươi ngon, thân bạc trắng".

Sau một ngày đêm ra khơi đánh cá, đoàn thuyền đã trở về bến. Cả làng chài, hàng trăm người, già trẻ, gái trai, những ông bố bà mẹ, những người vợ đứa con... ra bến đợi từ sáng sớm. Đông vui "tấp nập" và "ồn ào". Có niềm vui sướng nào to lớn hơn? "Cá tươi ngon, thân bạc trắng" đầy ắp các khoang thuyền. Câu thơ "Nhờ ơn trời, biến lặng, cá đầy ghe" đã thể hiện một cách cảm động nỗi niềm, tâm trạng, tấm lòng của bà con làng chài: sống gắn bó với biển khơi, tin vào trời đất một cách thánh thiện. "Nhờ ơn trời" nên ra khơi gặp nhiều may mắn: biển lặng, sóng êm, gặp luồng cá đánh bắt được nhiều, "cá đầy ghe". Làm ruộng, đánh cá, hay đi rừng, đi biển,... qua hàng nghìn năm, sống gắn bó với thời tiết, với thiên nhiên, cho nên "ơn trời mưa nắng phải thì...", "Nhờ trời hạ kế sang đông...", "Trời cho chân cứng đá mềm", v.v... là lời cầu mong, là niềm tin thánh thiện, phác thực của bà con lao động xưa nay. Tế Hanh đã diễn tả niềm tin ấy, lời cầu mong chúc phúc ấy một cách giản dị chân thành. Tình cảm tốt đẹp ấy, gần 20 năm sau lại được Huy Cận nói lên tha thiết ngọt ngào trong bài thơ "Đoàn thuỵền đánh cá":

"Ta hút bài ca gọi cú vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

Biển cho ta cánhư lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự thuở nào".

Bốn câu thơ cuối đoạn nói về những chàng trai làng chài, những con thuyền của họ. Tác giả tả ít mà gợi nhiều. Hình ảnh hoán dụ "làn da ngâm rám nắng" và "thân hình nồng thở vị xa xăm" ngợi ca những chàng trai làng chài khỏe mạnh, cường tráng, lao động dũng cảm, đã tôi luyện trong sóng gió đại dương. Từ làn da ngăm rám nắng đến thân hình của họ đều mang cái mặn mòi của biển khơi.

Và con thuyền được nhân hóa nằm ngủ im lìm sau một chuyến ra khơi vất vả và thắng lợi:

"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dấn trong thớ vỏ".

Dân chài lưới và những con thuyền đã được tôi luyện trong sóng gió đại dương. Vần thơ của Tế Hanh thấm đượm ý vị triết lí: lao động sáng tạo, lao động là nguồn hạnh phúc vô giá.

Đoạn thơ trên đây là đoạn thơ trung tâm, đoạn thơ hay nhất của bài "Quê hương". Đoạn thơ đã thể hiện tình yêu thiết tha, sâu nặng của Tế Hanh đối với nơi chôn nhau cắt rốn, với bà con làng chài thân yêu của mình. Thể thơ tám chữ trong "Quê hương" mượt mà, tươi xanh, giàu âm điệu và nhạc điệu, vang xa thắm thiết ngọt ngào. Đó là tiếng lòng thương mến của đứa con li hương. Những hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa và hoán dụ về con thuyền, mái chèo, dân chài lưới,... đã thể hiện một bút pháp nghệ thuật tươi mới, đặc sắc của một hồn thơ trẻ trung, dào dạt xúc cảm "Quê hương" là sự khởi đầu cho cảm hứng quê hương đất nước của Tế Hanh, một tiếng thơ "dung dị đậm đà, đáng yêu", một hành trình thơ hơn nửa thế kỉ.

27 tháng 12 2021

Bốn câu thơ tiếp theo ghi lại không khí làng chài đón đoàn thuyên đánh cá trở về:

"Ngày hôm sau, ồn ào, trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe,

Những con cá tươi ngon, thân bạc trắng".

Sau một ngày đêm ra khơi đánh cá, đoàn thuyền đã trở về bến. Cả làng chài, hàng trăm người, già trẻ, gái trai, những ông bố bà mẹ, những người vợ đứa con... ra bến đợi từ sáng sớm. Đông vui "tấp nập" và "ồn ào". Có niềm vui sướng nào to lớn hơn? "Cá tươi ngon, thân bạc trắng" đầy ắp các khoang thuyền. Câu thơ "Nhờ ơn trời, biến lặng, cá đầy ghe" đã thể hiện một cách cảm động nỗi niềm, tâm trạng, tấm lòng của bà con làng chài: sống gắn bó với biển khơi, tin vào trời đất một cách thánh thiện. "Nhờ ơn trời" nên ra khơi gặp nhiều may mắn: biển lặng, sóng êm, gặp luồng cá đánh bắt được nhiều, "cá đầy ghe". Làm ruộng, đánh cá, hay đi rừng, đi biển,... qua hàng nghìn năm, sống gắn bó với thời tiết, với thiên nhiên, cho nên "ơn trời mưa nắng phải thì...", "Nhờ trời hạ kế sang đông...", "Trời cho chân cứng đá mềm", v.v... là lời cầu mong, là niềm tin thánh thiện, phác thực của bà con lao động xưa nay. Tế Hanh đã diễn tả niềm tin ấy, lời cầu mong chúc phúc ấy một cách giản dị chân thành. Tình cảm tốt đẹp ấy, gần 20 năm sau lại được Huy Cận nói lên tha thiết ngọt ngào trong bài thơ "Đoàn thuỵền đánh cá":

"Ta hút bài ca gọi cú vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

Biển cho ta cánhư lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự thuở nào".

Bốn câu thơ cuối đoạn nói về những chàng trai làng chài, những con thuyền của họ. Tác giả tả ít mà gợi nhiều. Hình ảnh hoán dụ "làn da ngâm rám nắng" và "thân hình nồng thở vị xa xăm" ngợi ca những chàng trai làng chài khỏe mạnh, cường tráng, lao động dũng cảm, đã tôi luyện trong sóng gió đại dương. Từ làn da ngăm rám nắng đến thân hình của họ đều mang cái mặn mòi của biển khơi.

Và con thuyền được nhân hóa nằm ngủ im lìm sau một chuyến ra khơi vất vả và thắng lợi:

"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dấn trong thớ vỏ".

Dân chài lưới và những con thuyền đã được tôi luyện trong sóng gió đại dương. Vần thơ của Tế Hanh thấm đượm ý vị triết lí: lao động sáng tạo, lao động là nguồn hạnh phúc vô giá.

Đoạn thơ trên đây là đoạn thơ trung tâm, đoạn thơ hay nhất của bài "Quê hương". Đoạn thơ đã thể hiện tình yêu thiết tha, sâu nặng của Tế Hanh đối với nơi chôn nhau cắt rốn, với bà con làng chài thân yêu của mình. Thể thơ tám chữ trong "Quê hương" mượt mà, tươi xanh, giàu âm điệu và nhạc điệu, vang xa thắm thiết ngọt ngào. Đó là tiếng lòng thương mến của đứa con li hương. Những hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa và hoán dụ về con thuyền, mái chèo, dân chài lưới,... đã thể hiện một bút pháp nghệ thuật tươi mới, đặc sắc của một hồn thơ trẻ trung, dào dạt xúc cảm "Quê hương" là sự khởi đầu cho cảm hứng quê hương đất nước của Tế Hanh, một tiếng thơ "dung dị đậm đà, đáng yêu", một hành trình thơ hơn nửa thế kỉ.

1 tháng 2 2021
“Năm nay hoa đào nởKhông thấy ông đồ xưa”Một mùa xuân nữa lại bắt đầu ,hoa đào lại tiếp tục nở rộ nhưng ông đồ đã không còn xuất hiện trên mỗi con phố nữa. Đến đây ta cảm thấy không khí tết tiếp tục tràn trề lan tỏa khắp moi nơi nhưng sao ta cảm thấy không khí này thật thiếu vắng mất mát. Ở đây ngôn ngữ đã được chuyển đổi một cách tinh tế ,ở trên là “ông đồ” thì đến đây chỉ còn là “ông đồ xưa”biến nhân vật vĩnh viễn thành nhân vật một đi không trở lại. Chính những người trước đây luôn tìm đến ông trong mỗi dịp tết thì giờ đây đã không còn chấp nhận ông khiến ông “lỡ hẹn hoa đào”. Trên cái nền của thiên nhiên đã trực tiếp thể hiện tâm trạng con người ,khiến người đọc cảm thấy xót thương cảm thông cho một lố người tài hoa đã bị lãng quên ,giờ đây chỉ còn lại trong miền kí ức. Bài thơ khép lại bằng tiếng gọi hồn thương xót:“Những người muôn năm cũHồn ở đâu bây giờ ”Mọi vật vẫn như cũ đào vẫn nở ,phố xá vẫn nhộn nhịp nhưng giờ đây mọi vật đã hoàn toàn thay đổi ,mọi người không còn vây quanh ông đồ thuê viết đồng nghĩa với việc chơi câu đối đã đần bị thay đổi ,mai một. Trước sự thờ ơ của mọi người ông đồ buồn ,nỗi buồn lan sang cả cảnh vật vô tri vô rác để rồi chạm vào lòng người đọc. Những người muôn năm cũ phải chăng là ông đồ ,là những người đã thuê ông viết chữ hay là một thời đã qua nay chỉ còn là quá khứ. Tác giả như bàng hoàng xót xa trước sự lãng quên của người đời. Câu hỏi vang lên như là niềm xót thương trước sự biến mất của một nền văn hóa nho học ,đồng thời tiếc thương cho môt lớp người trong xã hội đã bị thất thế. Nhà thơ không chỉ thể hiện sự luyến tiếc mà còn là sự thức tỉnh mọi người hãy giữ lại những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đừng để nó phai nhạt theo thời giản rồi không còn nữa.Ngày nay cuộc sống đã không ngừng phát triển nhưng thật vui khi mỗi dịp tết đến xuân về hay trong những hội chợ triển lãm đôi khi ta bắt gặp những bạn trẻ trong trang phục ông đồ xưa đang viết trên trang giấy đỏ những dòng chữ rồng bay phượng múa khiến ta nhớ lại một hình ảnh nô nức đã qua. Họ đang cố gắng giữ lại những phong tục tốt đẹp đã bị mai một. Chúng ta hãy cùng hy vọng phong tục này sẽ một lần nữa hồi sinh và ngày càng phát triển đi lên

 "Năm nay hoa đào nở                            Không thấy ông đồ xưa”       Một mùa xuân nữa lại bắt đầu ,hoa đào lại tiếp tục nở rộ nhưng ông đồ đã không còn xuất hiện trên mỗi con phố nữa. Đến đây ta cảm thấy không khí tết tiếp tục tràn trề lan tỏa khắp moi nơi nhưng sao ta cảm thấy không khí này thật thiếu vắng mất mát. Ở đây ngôn ngữ đã được chuyển đổi một cách tinh tế ,ở trên là “ông đồ” thì đến đây chỉ còn là “ông đồ xưa”biến nhân vật vĩnh viễn thành nhân vật một đi không trở lại. Chính những người trước đây luôn tìm đến ông trong mỗi dịp tết thì giờ đây đã không còn chấp nhận ông khiến ông “lỡ hẹn hoa đào”. Trên cái nền của thiên nhiên đã trực tiếp thể hiện tâm trạng con người ,khiến người đọc cảm thấy xót thương cảm thông cho một lố người tài hoa đã bị lãng quên ,giờ đây chỉ còn lại trong miền kí ức. Bài thơ khép lại bằng tiếng gọi hồn thương xót:                        “Những người muôn năm cũ                         Hồn ở đâu bây giờ ”        Mọi vật vẫn như cũ đào vẫn nở ,phố xá vẫn nhộn nhịp nhưng giờ đây mọi vật đã hoàn toàn thay đổi ,mọi người không còn vây quanh ông đồ thuê viết đồng nghĩa với việc chơi câu đối đã đần bị thay đổi ,mai một. Trước sự thờ ơ của mọi người ông đồ buồn ,nỗi buồn lan sang cả cảnh vật vô tri vô rác để rồi chạm vào lòng người đọc. Những người muôn năm cũ phải chăng là ông đồ ,là những người đã thuê ông viết chữ hay là một thời đã qua nay chỉ còn là quá khứ. Tác giả như bàng hoàng xót xa trước sự lãng quên của người đời. Câu hỏi vang lên như là niềm xót thương trước sự biến mất của một nền văn hóa nho học ,đồng thời tiếc thương cho môt lớp người trong xã hội đã bị thất thế. Nhà thơ không chỉ thể hiện sự luyến tiếc mà còn là sự thức tỉnh mọi người hãy giữ lại những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đừng để nó phai nhạt theo thời giản rồi không còn nữa.          Ngày nay cuộc sống đã không ngừng phát triển nhưng thật vui khi mỗi dịp tết đến xuân về hay trong những hội chợ triển lãm đôi khi ta bắt gặp những bạn trẻ trong trang phục ông đồ xưa đang viết trên trang giấy đỏ những dòng chữ rồng bay phượng múa khiến ta nhớ lại một hình ảnh nô nức đã qua. Họ đang cố gắng giữ lại những phong tục tốt đẹp đã bị mai một. Chúng ta hãy cùng hy vọng phong tục này sẽ một lần nữa hồi sinh và ngày càng phát triển đi lên

4 tháng 2 2021

Bài thơ Nhớ rừng của tác giả Thế Lữ đã cho ta thấy được tình yêu nước thầm kín của người dân lúc bấy giờ, qua hình ảnh con hổ trong vườn bách thú và hình ảnh con hổ khi xưa rất oai liệt qua khổ thơ thứ 3. Đầu tiên chúng ta sẽ đến với hai câu đầu"Nào đâu những đêm ... ánh trăng tan?" ,hình ảnh con hổ ở trong mội buổi tối đẹp,diễm lệ.  Ở 2 câu sau"Đau những ngày mưa...ta đổi mới?",hình ảnh con hổ oai minh như một vị chúa tể đang ngắm nhìn giang sơn của mình. Hai câu tiếp "Đâu những ngày...giấc ngủ ta tưng bừng?",hình ảnh con hổ vào buổi sáng khi con hổ vẫn còn ngủ. Với câu tiếp theo "Đâu những chiều ... mặt trời gay gắt,", sự chiến đấu của con hổ với các loài vật khác để chiếm lấy lãnh thổ của riêng mình. Cuối cùng là hai câu cuối "Để ta chiếm ... nay còn đâu?",với kết thúc là hai câu hỏi tu từ,phải chăng tác giả tiếc nuối về một thời oanh liệt, lừng lẫy của con hổ? Đoạn thơ thể hiện được hai hình ảnh đó là h/ả bức tranh tứ bình tuyệt đẹp của con hổ với nước non hùng vĩ, h/ả chúa sơn lâm trong một tư thế của nhà vua của chốn núi rừng hùng vĩ, với tư thế lẫm liệt,uy nghi. Và kết đoạn là một sự đau đáu muốn tìm lại thời đó, một thời vàng son của chúa tể sơn lâm.