K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trường Sa lộng gió giữa Biển Đông mênh mông-giọt máu thiêng của đất Việt dưới ngầu ngầu bọt sóng. Tôi nhớ Trường Sa yêu dấu với bao tên đảo thân thương: Trường Sa Lớn, Phan Vinh, Nam Yết, Thuyền Chài, Đá Lớn, Sinh Tồn, Song Tử…

Hai mươi nhăm năm trước, cũng vào mùa này, biển đang động dữ dội bởi ảnh hưởng của mùa gió chướng, tôi nhận lệnh tăng cường cho Trường Sa thân yêu. Hơn hai mươi năm gắn bó với đảo, biết  bao đồng đội đã cùng tôi nếm trải những gian khổ, hiểm nguy. Trong chiến dịch CQ88 ngày 14 tháng 3, bảy mươi ba đồng đội tôi đã hi sinh để giữ chủ quyền Tổ quốc.

Năm 1989, tôi được lệnh rời đảo khi có người ra thay thế. Hè ấy, nắng như đổ lửa, biển như tấm gương phẳng khổng lồ, lặng lẽ tiễn chúng tôi. Nhìn lại căn nhà chòi chúng tôi đã gắn bó, tôi mới nhận ra tình cảm mình dành cho đảo lớn đến mức nào. Có con sóng nào cứ dập dềnh dâng trong mắt tôi.

Giờ đây đến mùa biển động, tôi lại khắc khoải nhớ Trường Sa, nhớ Đá Lớn, nơi tôi đã gửi lại một phần đời mình ở đó.

Bây giờ chắc biển lại động rồi. Ngồi nơi Đất Mẹ, tôi nhớ đến cháy lòng! Tôi nhớ lắm Trường Sa ơi!

 

Dựa vào đoạn trích trên, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:

Câu 1:Trường Sa được so sánh với gì?               

A. Đất Mẹ.       B. Tấm gương khổng lồ.    C. Giọt máu thiêng của đất Việt.

Câu 2:Tác giả nhận lệnh tăng cường cho Trường Sa vào mùa nào?   

A. Mùa gió chướng                         B. Mùa đông        C. Mùa gió mùa.

Câu 3:Vì sao tác giả lại khắc khoải nhớ Trường Sa, nhớ Đá Lớn?

A. Vì Trường Sa rất đẹp.

B. Vì tác giả đã gửi một phần đời của mình ở đó.

C. Vì tác giả có nhiều đồng đội.

Câu 4:Các chiến sĩ trên đảo là những người như thế nào?

A. Nếm trải những gian khổ, hiểm nguy.

B. Chịu đựng hi sinh để giữ vững chủ quyền Tổ quốc.

C. Tất cả những phẩm chất trên.

Câu 5:Tác dụng của dấu gạch ngang trong câu đầu tiên của đoạn văn là:

A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật

B. Đánh dấu phần chú thích trong câu

C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

Câu 6:Từ “con sóng” trong câu “Có con sóng nào cứ dập dềnh dâng trong mắt tôi.” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?                   

 

A.   Nghĩa gốc

B.   Nghĩa chuyển

 

Câu 7:Câu “Hè ấy, nắng như đổ lửa, biển như tấm gương phẳng khổng lồ, lặng lẽ tiễn chúng tôi.” có mấy vế câu?         A. 1             B. 2              C. 3

1
17 tháng 1 2024

câu 1 : a                     câu 2 : a            câu 3 : b               câu 4 : a

câu 5 : a                      câu 6 : b             câu 7 : b

Mk ko chắc cho lắm ạk                                                                              Có j sai sót thì mk xl nhé !

Cho đoạn văn sau :(1)Từ lúc bé tẹo, tôi đã được đùa giỡn với sóng, với cát mỗi dịp về quê. (2)Ông đưa tôi ra bờ biển, bế bổng tôi lên rồi lại đặt xuống mép nước cho chơi thoả thích. (3)Ấy là bố và ông hay kể vậy thôi chứ tôi nào nhớ gì. (4)Lớn, tôi mới có kí ức của riêng mình về biển và quê. (5)Thanh bình. (6)Yên ả (7)Biển quê nội tôi cho tôi cảm giác ấy. (8)Căn nhà của...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau :
(1)Từ lúc bé tẹo, tôi đã được đùa giỡn với sóng, với cát mỗi dịp về quê. (2)Ông đưa tôi ra bờ biển, bế bổng tôi lên rồi lại đặt xuống mép nước cho chơi thoả thích. (3)Ấy là bố và ông hay kể vậy thôi chứ tôi nào nhớ gì. (4)Lớn, tôi mới có kí ức của riêng mình về biển và quê. (5)Thanh bình. (6)Yên ả (7)Biển quê nội tôi cho tôi cảm giác ấy. (8)Căn nhà của ông bà
nội hướng ra biển, đón gió lồng lộng suốt cả ngày. (9)Tôi thích cảm giác thức dậy sáng sớm. (10)Thích chân trần đi ra biển. (11)Làng chài nhộn nhịp từ lúc tinh mơ, dân làng bận rộn, vui mừng với những mẻ lưới vừa vào bờ (12)Trong những mẻ lưới buổi sáng ấy thế nào cũng có
những con sao biển lấp lánh, con sứa trong suốt và thể nào chúng cũng bị vứt lại bên bờ biển. (13)Tôi tha thẩn gom những con sao biển tội nghiệp ấy. (14)Thật lạ. (15)Dù chết vẫn giữ nguyên vẻ lấp lánh như lúc vừa ở biển vào.
a. Câu rút gọn trong đoạn văn là câu số : .......................................................................
b. Câu đặc biệt trong đoạn văn là câu số : ......................................................................
c. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu :
(1)Từ lúc bé tẹo, tôi đã được đùa giỡn với sóng, với cát mỗi dịp về quê.
(11)Làng chài nhộn nhịp từ lúc tinh mơ, dân làng bận rộn, vui mừng với những mẻ lưới vừa vào bờ.

0
bài những cánh buồm muốn nói với em điều gì Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về.Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi...
Đọc tiếp

bài những cánh buồm muốn nói với em điều gì 

Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về.
Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có cánh màu trắng như màu áo của chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm đi như rong chơi, nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hoá. Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phấp phới trong gió như bàn tay tí xíu vẫy vẫy bọn trẻ chúng tôi. Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn, về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù, nhẫn nại, suốt năm, suốt tháng, bất kể ngày đêm.
Những cánh buồm chung thuỷ cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian. Đến nay, đã có những con tàu to lớn, có thể vượt biển khơi. Nhưng cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người.

1

Tham khảo:
Bài thơ nói về mơ ước của cha và con. Đứng trước biển thấy những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi, người con muốn có một cánh buồm trắng, sẽ đi thật xa để khám phá. Đó cũng là mơ ước thuở bé của người cha.

NGÀY KHAI TRƯỜNGHôm nay là ngày khai trường. Mấy tháng hè đã thoáng qua như giấc mộng. Sáng nay, mẹ tôi đưa tôi vào trường Ba-ret-ti để ghi tên lên lớp bốn. Đi đường, óc tôi cứ vơ vẩn đến chốn thôn quê, lấy sự đi học làm ngại. Phố nào cũng thấy nhan nhản học trò. Hai hiệu sách lớn chật ních những phụ huynh vào mua sách vở, giấy, bút cặp da. Cửa trường đông nghịt những người,...
Đọc tiếp

NGÀY KHAI TRƯỜNG

Hôm nay là ngày khai trường. Mấy tháng hè đã thoáng qua như giấc mộng. Sáng nay, mẹ tôi đưa tôi vào trường Ba-ret-ti để ghi tên lên lớp bốn. Đi đường, óc tôi cứ vơ vẩn đến chốn thôn quê, lấy sự đi học làm ngại. Phố nào cũng thấy nhan nhản học trò. Hai hiệu sách lớn chật ních những phụ huynh vào mua sách vở, giấy, bút cặp da. Cửa trường đông nghịt những người, người gác cổng phải khó nhọc mới mở được một lối vào.

Vừa bước qua cổng trường thấy một bàn tay vỗ vào vai, tôi giật mình ngoảnh lại thì ra thầy giáo lớp ba tôi học năm ngoái, mái tóc đỏ hoe vẫn để rối, nét mặt vẫn tươi, thầy bảo tôi:

-En-ri-cô ơi! Thầy trò ta từ nay chia tay nhau nhỉ?

Điều ấy, tôi đã nghĩ đến, nay thầy tôi lại nhắc, khiến tôi thêm chạnh lòng. Mẹ tôi và tôi phải chen chúc mãi mới vào được trong trường. Các ông, các bà sang trọng, các bà thường dân, thợ thuyền, sĩ quan, các cụ già, những đầy tớ, ai nấy đều một tay dắt trẻ, một tay cắp gói, đứng chặt phòng trú chân và ở trên thang gác. Cảnh tượng rất là náo nhiệt.

Hôm nay, lại được trông thấy 7 phòng học ở tầng dưới là nơi ròng rã ba năm trường, ngày nào tôi cũng lui tới, lòng tôi sung sướng vô cùng!

Trên thềm, các cô giáo đi lại tới tấp. Cô giáo lớp một đứng ở cửa lớp, thấy tôi liền bảo:

- En-ri-cô ơi! Năm nay em học trên gác. Ít ra ta lại được nhìn em qua lại!

Mẹ tôi đỡ lời:

-Thưa cô, cháu sẽ đến thăm cô luôn.

Chúng tôi chào cô rồi đi.

Ông Hiệu trưởng, râu tóc bạc hơn năm ngoái, có vẻ bận rộn vội vàng, đang bị vây trong đám các bà, một số người thất vọng vì không còn chỗ cho con. Bạn tôi đi học đông đủ. Nhiều người nhìn lớn hẳn lên. Ở tầng dưới, việc chia lớp đã xong. Mấy em lớp 1 mới đến trường  lần thứ nhất, không chịu vào lớp, giật lùi như những con ngựa bất kham ; người ta phải dùng sức lôi vào. Có em đã ngồi vào ghế rồi lại trốn ra, có em thấy cha mẹ thì tru lên khóc.

* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời phù hợp nhất và làm bài tập:

Câu 1: Ai là người đưa En-ri-cô đến trường?

 

a.Mẹ                      

b. Bố       

c. Chị

d. Không ai cả

 

Câu 2: Ai là người đã vỗ vào vai En-ri-cô ?

 

a.Bạn cậu.             

b.Cô giáo               

c.Thầy giáo đã dạy cậu năm học lớp 3.

d. Hiệu trưởng

 

Câu 3: Thầy giáo cũ của En-ri-cô được miêu tả có những chi tiết nào?

a.Gầy và cao

b.Mái tóc đỏ hoe vẫn để rối, nét mặt vẫn tươi

c. Mái tóc đỏ, gương mặt u sầu

d.Lùn và mập

Câu 4: Trong bài có mấy hình ảnh so sánh?

a.

. Một hình ảnh đó là:

 

b.Hai hình ảnh là:

………………………………………………………………………………………

c.Ba hình ảnh là:

………………………………………………………………………………………

Câu 5:Những từ ghép nào có tiếng chí mang nghĩa  “bền bỉ theo một mục đích tốt đẹp”?

a.Chí hướng                    b. chí công                      c. quyết chí

d.chí lí                            e. chí tình                       g. ý chí

Câu 6: Đặt câu rồi viết vào chỗ trống:

a.Giới thiệu cô giáo của lớp em:

 

 

b. Nêu thành tích học tập của tổ em trong tuần qua:

c.Nói lên điều em lo hoặc điều em băn khoăn trước khi làm bài kiểm tra môn Tiếng Việt:

 

Câu 7:Chọn một từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào 4 chỗ trống trong câu sau: (hiền lành, hiền hòa, hiền từ, nhân ái)

Dòng sông chảy…… Hiền hòa …………giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.

Bạn Lan lớp em rất… Hiền lành ……………

Ba em luôn nhìn em với cặp mắt....... hiền từ.................

Cụ già ấy là một người.................. nhân ái...................

Câu 8: Từ nào dưới đây là động từ?

 

a. vỗ tay

b. đỏ hoe

c. chen chúc

d. thầy giáo

 

Câu 9: Em hãy viết một câu kể để kể về một hoạt động của em vào ngày khai trường.

Câu 10: Đặt một câu trong đó có sử dụng 1 từ láy.

0
26 tháng 7 2023

a, Tôi là chủ ngữ

b, tôi là vị ngữ

c, tôi là bổ ngữ

d, tôi là trạng ngữ

e, tôi là định ngữ

 

19 tháng 3 2022

3 câu ghép