K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 2 2023

Thời Hùng Vương - An Dương Vương, Bắc Ninh là đất Bộ Vũ Ninh, trong nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, là một Bộ lớn, có đến 1/3 số Bộ lạc của Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc thuộc Bộ Vũ Ninh.

Thời kỳ Bắc thuộc, Bắc Ninh gồm hai huyện lớn (Luy Lâu và Long Biên) của quận Giao Chỉ, sau đổi là Giao Châu . Trị sở của quận đóng ở Luy Lâu (nay thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành). Bắc Ninh trở thành trung tâm hành chính, trung tâm kinh tế - thương mại của Châu Giao. Đô thị Luy Lâu là đô thị cảng mang tính quốc tế. Luy Lâu còn là Trung tâm Phật giáo, Trung tâm Nho giáo lớn và đầu tiên của nước ta.

Đầu thời thuộc Đường, Bắc Ninh được gộp trong địa phận Giao Châu, Đạo Châu, Long Châu thuộc Giao Châu đô hộ phủ, sau thuộc An Nam đô hộ phủ.

Thời nhà Lý, Bắc Ninh có tên là Lộ Bắc Giang. Thời nhà Trần vẫn là Lộ Bắc Giang, có thời gian gọi là phủ Thiên Đức (có tài liệu còn ghi là phủ Siêu Loại, phủ Như Nguyệt). Đến nhà Hồ tách thành hai Lộ: Lộ Bắc Giang và Lộ Bắc Ninh thuộc Bắc Giang Lộ Đô Tổng Phủ.

Đến thời Nhà Lê, Bắc Ninh có tên là Bắc Đạo, đến năm 1469, dưới triều Lê Thánh Tông đổi tên là Trấn Kinh Bắc, đặc thù phủ (còn gọi là Trấn Thành) tại Thị Cầu (thuộc thành phố Bắc Ninh hiện nay) với số lượng là 20 huyện thuộc 4 phủ:
1. Phủ Thuận An có 5 huyện: Gia Lâm, Siêu Loại, Văn Giang, Gia Định, Lang Tài.
2. Phủ Từ Sơn có 5 huyện: Tiên Du, Đông Ngàn, Võ Giàng, Quế Dương, Yên Phong.
3. Phủ Bắc Hà có 4 huyện: Hiệp Hòa, Yên Việt (Việt Yên), Kim Thoa, Yên Phúc.
4. Phủ Lạng Giang gồm 6 huyện: Yên Dũng, Phượng Nhỡn, Bảo Lộc, Yên Thế, Lục Ngạn, Hữu Lũng.

Đến năm 1490, năm Hồng Đức thứ 2 triều Lê Thánh Tông đổi tên Kinh Bắc xứ (dân gian vẫn gọi là xứ Kinh Bắc). Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh vẫn gọi là  Kinh Bắc xứ.

Đến đầu Nhà Nguyễn vẫn gọi là xứ Kinh Bắc, sau đổi là Trấn Kinh Bắc. Năm 1823, Trấn Kinh Bắc đổi thành Trấn Bắc Ninh.

Đến năm 1831, Triều Minh Mệnh năm thứ 12, Trấn Bắc Ninh đổi thành tỉnh Bắc Ninh với 21 huyện, diện tích khoảng 6.000km2, dân số khoảng 70 vạn người.

Tháng 10 năm 1895, thực dân Pháp chia tỉnh Bắc Ninh thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, lấy sông Cầu làm địa giới. Trong thời gian cuối thế kỷ thứ XIX, đầu thế kỷ XX, Pháp nhiều lần điều chỉnh địa giới để tỉnh Bắc Ninh có 3 phủ, 8 huyện: Phủ Từ Sơn, Phủ Thuận Thành, Phủ Tây Sơn. Các huyện: Gia Lâm, Văn Giang, Gia Bình, Lang Tài, Quế Dương, Võ Giàng, Tiên Du, Yên Thành; dưới cấp huyện có các Tổng (như cấp xã hiện nay).

Từ tháng 10/1938, thị xã Bắc Ninh được chính quyền thuộc địa Pháp có quyết định nâng cấp thành thị xã gồm một số phố: Ninh Xá, Thị Cầu, Đáp Cầu, Vệ An; các làng Y Na, Yên Mẫn, Thị Chung…

Sau Cách Mạng tháng 8 năm 1945, địa giới tỉnh Bắc Ninh cũng được điều chỉnh nhiều để thuận lợi cho chỉ đạo, quản lý. Thời điểm này có điều chỉnh sáp nhập, chia tách một số địa danh như sau:

Tháng 8/1950, huyện Gia Lương ra đời trên cơ sở hợp nhất của hai huyện Lang Tài và Gia Bình. 

Tháng 1/1961, huyện Gia Lâm và một số xã của các huyện Thuận Thành, Tiên Du, Từ Sơn được chuyển giao về Hà Nội.

Tháng 10/1962, huyện Quế Võ ra đời trên cơ sở hợp nhất hai huyện Quế Dương và Võ Giàng.

Tháng 3/1963, huyện Tiên Sơn ra đời trên cơ sở hợp nhất hai huyện Tiên Du và Từ Sơn và chuyển một số xã của huyện Tiên Du về Gia Lâm (Hà Nội), một số xã của Từ Sơn về Đông Anh (Hà Nội).

Tháng 4/1963 có quyết định hợp nhất Bắc Ninh, Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc.

Tháng 01/1997 có quyết định chia thành hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang. Tỉnh Bắc Ninh chính thức được tái lập, có diện tích nhỏ nhất nước là 822,72 km2, dân số gần 1 triệu dân, gồm 5 huyện: Quế Võ, Yên Phong, Tiên Sơn, Thuận Thành, Gia Lương và một thị xã Bắc Ninh (tỉnh lỵ).

Đến tháng 8/1999, có quyết định chia tách huyện Tiên Sơn thành hai huyện Tiên Du, Từ Sơn (tháng 9/2008, huyện Từ Sơn được nâng cấp thành Thị xã Từ Sơn). Tháng 9/1999, có quyết định chia tách huyện Gia Lương thành huyện Gia Bình và Lương Tài.

Tháng 1/2006, thị xã Bắc Ninh có quyết định công nhận là thành phố Bắc Ninh (loại III) trực thuộc tỉnh.

Tháng 6/2014, thành phố Bắc Ninh được công nhận đô thị loại II, trực thuộc tỉnh.

Tháng 12/2017, thành phố Bắc Ninh được công nhận đô thị loại I, trực thuộc tỉnh.

Qua 22 năm xây dựng và phát triển, tỉnh Bắc Ninh đã đạt nhiều thành tựu to lớn và toàn diện. Vị thế của tỉnh đã bề thế với 1 thành phố là đô thị loại 1, 1 thị xã, 6 huyện, 6 thị trấn, 23 phường, 97 xã, 721 thôn và khu phố. Bắc Ninh đã trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại với 16 Khu công nghiệp tập trung và là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt với sự có mặt của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới như Samsung, Canon, Microsoft… và trở thành trung tâm công nghiệp điện tử của cả nước. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng (GRDP) của tỉnh Bắc Ninh ước tăng 10,6% so với năm 2017, tiếp tục khẳng định vững chắc là cực tăng trưởng của vùng Bắc Bộ và cả nước, cụ thể: giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.136.000 tỷ đồng, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu ước 66,12 tỷ USD, trong đó xuất siêu 3,58 tỷ USD, thu ngân sách nhà nước 27.912 tỷ đồng...

Để phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới tỉnh Bắc Ninh tiếp tục tập trung trí tuệ, nguồn lực đẩy mạnh thực hiện các giải pháp chiến lược, tái cơ cấu kinh tế, tạo bước đột phá thúc đẩy phát triển dịch vụ thương mại; đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ… xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng văn minh, hiện đại. Từng bước xây dựng chính quyền điện tử và thành phố thông minh.

Trong suốt chiều dài lịch sử, với sự thay đổi tên gọi hành chính khác nhau đã chứng tỏ vai trò trọng yếu của Bắc Ninh trong lịch sử dân tộc và văn hóa Việt Nam. Bắc Ninh mãi là một miền quê ''địa linh nhân kiệt"./.

25 tháng 3 2023

Nguyễn Cao , Vũ Trinh , Cao Bá Quát ,   Đăng Sở , ...

18 tháng 5 2016

Lịch sử Campuchia trải qua những giai đoạn :

- Campuchia từ thời sơ khai

- Khi Chân Lạp suy yếu

- Thời kì Angkor (802 – 1432)

- Thời kì hậu Angkor

- Giai đoạn thuộc địa Pháp

 

18 tháng 5 2016

- Các giai đoạn :

+ Thời kì dựng nước đầu tiên từ thế kỉ I đến thế kỉ VI

+ Thời kì Chân Lạp từ thế kỉ VI đến thế kỉ IX

+ Thời kì Ăngco từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV

+ Thời kì suy tàn từ thế kỉ XVI đến năm 1863

- Từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV là thời kì Ăngco huy hoàng nhất của chế độ phong kiến Campuchia

 

11 tháng 5 2020

Từ thế kỉ X- XV : Chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước và công cuộc xây dựng đất nước

938: Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa.

965-967: Loạn 12 sứ quân.

968: Đinh Bộ Lĩnh dẹp "Loạn 12 sứ quân".

968-980: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.

981: Lê Hoàn đánh bại quân Tống.

981-1009: Lê Hoàn lên ngôi, lập nhà Tiền Lê, đóng đô ở Hoa Lư.

1009: Lý Công Uẩn lên ngôi, lập ra nhà Lý.

1010: Lý Thái Tổ dời đô về Đại la, đổi tên thành Thăng Long.

1042: Nhà Lý ban hành Hình thư.

1054: Nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt.

1070: Nhà Lý lập Văn Miếu thờ Khổng Tử.

1076: Lập Quốc Tử Giám ở kinh đô Thăng Long.

1077: Lý Thường Kiệt lãnh đạo kháng chiến chống Tống thắng lợi.

1226: Trần Cảnh lên ngôi vua lập ra nhà Trần.

1230: Nhà Trần ban hành Quốc triều hình luật.

1253: Lập Quốc học viện và Giảng võ đường.

1258:Chiến thắng quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất.

1285: Chiến thắng quân Nguyên lần hai.

1288: Chiến thắng quân Nguyên lần ba.

1400: Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, lập nên nhà Hồ.

1401: Định quan chế và hành luật của nước Đại Ngu.

1406: Hơn 20 vạn quân Minh kéo vào xâm lược nước ta.

1407: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại.

1418: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, do Lê Lợi lãnh đạo, bùng nổ.

1427: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi.

1428: Lê Lợi lên ngôi vua ở Đông Đô, đặt lại quốc hiệu Đại Việt.

1442: Khoa thi hội đầu của nhà Lê được tổ chức.

1483: Lê Thánh Tông biên soạn và ban hành bộ luật Hồng Đức.

Từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XVIII: Sự suy yếu của chế độ phong kiến tập quyền , đất nước bị chia làm 2 đàng và cuộc khởi nghĩa nông dân ở 2 đàng. Cuối cùng là phong trào Tây Sơn thống nhất đất nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm (Xiêm,Thanh)

1511: Khởi nghĩa Trần Tuân.

1516: Khởi nghĩa Trần Cảo.

1527: Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê Sơ, thành lập nhà Mạc.

1543-1592: Thời kỳ Lê-Mạc và chiến tranh Nam-Bắc triều.

1592: Nhà Mạc sụp đổ.

1627-1672: Chiến tranh Trịnh-Nguyễn, đất nước bị chia cắt thành 2 vùng.

1739-1769: Khởi nghĩa Hoàng Công Chất.

1740-1751: Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương.

1741-1751: Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Châu.

1771: Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ, do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo.

1777: Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

1785: Nguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn tiêu diệt 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút.

1786: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc, lật độ chính quyền chúa Trịnh.

1789: Vua Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh.

1789-1792: Chính quyền của Quang Trung thực thi nhiều chính sách cải cách tiến bộ.

1792: Quang Trung đột ngột qua đời.

Nửa đầu thế kỉ XIX: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn - Triều đại cuối cùng của dân tộc Việt Nam

1802: Nguyễn Ánh lên ngôi, nhà Nguyễn thành lập.

1804: Vua Gia Long đặt quốc hiệu là Việt Nam, kinh đô đóng ở Phú Xuân (Huế).

1815: Ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (Bộ luật Gia Long).

1820: Minh Mạng lên ngôi hoàng đế.

1821-1827: Khởi nghĩa Phan Bá Vành.

1831-1832: Nhà Nguyễn thời Minh Mạng sắp xếp lại đơn vị hành chính trong cả nước.

1833-1835: Khởi nghĩa Lê Văn Khôi.

1838: Quốc hiệu Đại Nam.

1854-1856: Khởi nghĩa Cao Bá Quát.

1858: Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam tại bán đảo Sơn Trà-Đà Nẵng.

24 tháng 3 2021

Giải hộ mình trước 2h30' chiều nay được không ạ🥺🥺

24 tháng 3 2021

Câu 1: (c3 trong hình là c1 của bn nhé tại lần trước ôn ý lên lm rùi....)answer-reply-imageCâu 2: ( c1 trong hình là c2 của bn nha)answer-reply-image