Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Tim được cấu tạo thành ba lớp: thượng tâm vị, cơ tim và màng trong của tim. Tim bơm máu thông qua cả hai hệ thống tuần hoàn. Máu có nồng độ oxy thấp từ hệ tuần hoàn đi vào tâm nhĩ phải từ tĩnh mạch chủ trên và dưới và đi đến tâm thất phải.
Tham khảo!
Cách thở có lợi cho sức khoẻ
Vì thế khi nghiên cứu và tập luyện một phương pháp thở nào đó sẽ góp phần ... Vậy hơi thở bình sẽ trở thành một dấu hiệu của sức mạnh xuất phát từ bên trong. ..... Những lúc quên thở như thế, hệ hô hấp chỉ làm việc cầm chừng để duy trì ...
Biện pháp :
1. Giảm căng thẳng
Các hoạt động và những mối quan hệ hàng ngày có thể làm tăng mức độ căng thẳng. Nhịp thở nhanh và huyết áp cao do căng thẳng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Hít thở sâu là một trong những cách tốt nhất để giảm căng thẳng. Khi bạn hít thở sâu, nó sẽ gửi một tín hiệu tới não giúp bạn bình tĩnh và thư giãn. Não sau đó sẽ gửi tín hiệu này đến cơ thể bạn, làm cho nó cảm thấy như đã được thư giãn.
2. Giảm lo âu
Lo âu có thể nguy hiểm đến sức khỏe của bạn và có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, bệnh tật. Hít thở sâu giúp xóa tan những phiền muộn trong tâm trí, giúp bạn tập trung, thoát khỏi sự lo lắng.
3. Cải thiện lưu thông máu
Thường xuyên thở sâu cải thiện việc cung cấp oxy cho các cơ quan trong cơ thể. Cố gắng thở sâu xuống dưới bụng của bạn để tăng cường cung cấp oxy cho các cơ quan, hỗ trợ sự phát triển chung của cơ thể.
4. Giúp giải độc
Hít thở sâu giúp lọc rửa chất độc tích lũy từ cơ thể của bạn cũng giống như việc bạn uống nước lọc.
5. Thư giãn và giảm đau cho cơ thể
Thở sâu tạo ra endorphines (chất giảm đau tự nhiên) cho cơ thể. Nó cũng giúp thư giãn cơ bắp, một nguyên nhân chính của lưng, cổ và đau dạ dày. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hít thở sâu cũng có thể có lợi người bị hen suyễn.
6. Giảm huyết áp
Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí The Lancet, các bệnh nhân tim mạch thở nông khoảng 12-14 hơi/ phút (6 hơi thở mỗi phút được xem là tối ưu) có nhiều nguy cơ thiếu oxy trong máu, có thể làm giảm xương cơ và chức năng chuyển hóa, dẫn đến teo cơ. Các bài tập thở sâu thường xuyên đã được chứng minh giúp làm giảm huyết áp.
7. Cải thiện thể chất và tinh thần
Thở sâu làm tăng mức độ oxy trong máu, tăng cường sức khỏe bằng nhiều cách khác - làm chậm nhịp tim của bạn, cải thiện lưu thông máu, hạ huyết áp và giúp tiêu hóa. Tất cả điều này sẽ giúp cải thiện thể chất và tinh thần chúng ta.
8. Thư giãn ruột
Các nghiên cứu đã cho thấy hít thở sâu giúp thư giãn ruột trong việc di chuyển bên ruột. Vì vậy, nếu bạn đang gặp rắc rối với đi tiêu thì hãy thử hít hơi thật sâu trong khi bạn đang trong nhà vệ sinh.
Để có hệ hô hấp khỏe mạnh thì quan trọng là bạn cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, sử dụng khẩu trang khi ra môi trường ô nhiễm, nhiều độc hại, vệ sinh mũi thường xuyên và sử dụng thuốc xịt mũi,
Một trong những lợi ích sức khỏe của hơi thở sâu là giải độc trong cơ thể. Một hơi thở sâu giúp giải phóng chất độc ra khỏi cơ thể, trong khi đó nếu bạn hít thở nông, các cơ quan khác phải làm thêm giờ để giải phóng độc tố.Giải độc tố
Giảm căng thẳng
Bạn đã có một ngày làm việc căng thẳng? Có một vấn đề khiến bạn giận sôi người? Hít thở sâu giúp làm giảm sự căng thẳng và thư giãn cơ bắp. Hãy thử hít thở sâu trong khi làm việc.
Massage cơ quan bên trong
Chúng ta thường trả một khoản tiền để massage bên ngoài cơ thể mà không nhận ra rằng những cơ quan bên trong cũng cần được “nuông chiều”. Khi hít thở sâu, bạn có thể dễ dàng massage cơ quan bên trong cơ thể.
Tăng cường sản xuất máu
Một hơi thở sâu có thể làm tăng cung cấp oxy cho cơ thể bạn, làm tăng hemoglobin trong máu. Tăng cường sản xuất máu sẽ giúp ích trong các hoạt động bình thường của cơ thể.
Có tư thế đúng
Ngày nay, nhiều người trong chúng ta đang bị mắc kẹt trên chiếc bàn làm việc. Chúng ta đều đã nghe những bài giảng về việc duy trì tư thế đúng mà không biết rằng hít thở sâu buộc chúng ta phải ngồi trong tư thế thích hợp.
Chống lại các vấn đề hô hấp
Hít thở sâu giúp bảo vệ cơ thể chống lại các vấn đề hô hấp. Thở sâu làm nở phổi và tăng cường hoạt động của phổi. Vì vậy, phổi trở nên khỏe mạnh và miễn dịch với bệnh tật.
Kiểm soát cân nặng
Có rất nhiều cách để quản lý chế độ ăn uống và tập thể dục giúp thân hình thon thả. Bạn có biết rằng hít thở sâu cũng giúp ích trong việc kiểm soát trọng lượng? Oxy tăng thêm khiến sự trao đổi chất nhanh hơn, dẫn đến tiêu hóa chất béo nhanh hơn.
Tăng cường hệ thần kinh
Hít thở sâu cũng có lợi cho hệ thần kinh. Thêm oxy sẽ nuôi dưỡng và tăng cường não, tủy sống và tất cả các dây thần kinh lan truyền khắp cơ thể.
Tập trung tốt hơn
Cuộc sống thường gây áp lực và chúng ta luôn tìm cách để thư giãn đầu óc. Hít thở sâu giúp bạn cảm thấy thư thái và dễ tập trung vào những công việc tiếp theo.
Tăng sức chịu đựng
Hít thở sâu còn làm tăng tỷ lệ trao đổi chất. Điều này có nghĩa rằng cơ thể của chúng ta sẽ có thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn, từ đó sản xuất nhiều năng lượng hơn và làm tăng sức chịu đựng của bạn trong tất cả hoạt động.
+Hệ hô hấp
Tập thở sâu
Trồng nhiều cây xanh
Đeo khẩu trang ở nơi có nhiều bụi hay khi làm vệ sinh
Không hút thuốc lá và vận dộng mọi người không nên hút thuốc
Hạn chế sử dụng những phuơng tiện, thiết bị thải ra khí độc
Thường xuyên dọn vệ sinh
không khạc nhổ bừa bãi
->tránh các tác nhân có hại cho hệ hô hấp,rèn luyện hệ hô hấp
Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp \(O_2\) cho các tế bào của cơ thể và thải \(CO_2\)
Các cơ quan hệ hô hấp người:
- Đường dẫn khí gồm có mũi,họng,thanh quản,khí quản,phế quản
- Phổi
Sự thông khí ở phổi:
- Không khí trong phổi cần thường xuyên thay đổi thì mới có đủ O2 cung cấp liên tục cho máu đưa tới tế bào
Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào:
- Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của \(O_2\) từ không khí ở phế nang vào máu và của \(CO_2\) từ máu vào không khí phế nang
- Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của \(O_2\) từ máu vào tế bào của \(CO_2\) từ tế bào vào máu
Cần làm những việc sau đây để bảo vệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại:
- Trồng cây xanh
- Đeo khẩu trang
- Sử dụng công nghệ hiện đại với dây chuyền khép kín
- Nơi sống và làm việc tránh ẩm
- Thường xuyên vệ sinh
- Xây dựng môi trường không khói thuốc lá
Cần tích cực rèn luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh bằng tập thể dục thể thao phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé
Đáp án D
Các biện pháp để có một hệ vận động khỏe mạnh:
- Có chế độ dinh dưỡng thích hợp
- Thường xuyên tiếp xúc ánh sáng mặt trời
- Rèn luyện thể dục thể thao, lao động vừa sức.
1. Tập thể dục.
2. Bỏ hút thuốc lá
3. Hãy cố gắng bỏ thuốc và tránh xa khói thuốc lá. Thuốc lá điện tử tuy bớt độc hại nhưng vẫn có chứa chất nicotine làm hại tim. Ăn uống lành mạnh.
4. Ngủ đủ giấc.
5. Tránh căng thẳng
6. Hạn chế đồ uống có cồn.
- Ăn chín uống sôi.
- Rửa tay sạch trước khi ăn.
- Ngâm và rửa sạch các rau sống.
- Không ăn thức ăn bị ôi thiu.
- Không để ruồi nhặng bâu vào thức ăn.
cai này có trong bài 30: Vệ sinh hệ tiêu hóa , ở lớp 8 nha bạn
Câu 1: Làm thế nào để có hệ tim mạch khỏe mạnh làm cơ sở cho sức khỏe và tuổi thọ
Để có 1 hệ tim mạch khỏe mạnh ta cần:
+ Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao
+ Có chế độ dinh dưỡng hợp lí
+ Tập hít thở sâu ( thiền định và hít thở sâu hoặc yoga )
+ Cười nhiều, giảm các cơn tức giận và stress.
+ Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều mỡ động vật.
+ Hạn chế sử dụng chất kích thích ( thuốc lá, rượu bia,... )
Câu 2:Trình bày quá trình biến đổi thức ăn trong khoang miệng
Quá trình biến đổi thức ăn trong khoang miệng quá trình biến đổi thức ăn trong khoang miệng
+ Biến đổi lí học: nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt thực hiện các hoạt động tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn: làm mềm thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo viên vừa để nuốt
+ Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim amilaza trong hóa học: biến đổi một phần tinh bột ( chín ) trong thức ăn thành đường mantozo
Tham khảo:
Bí quyết để cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày?Ngủ đủ giấc mỗi đêm. ...Tập thể dục và vận động. ...Ăn sáng đầy đủ ...Ăn uống bổ dưỡng. ...Uống nhiều nước. ...Ăn nhiều rau và trái cây. ...Giữ tinh thần luôn được vui vẻ và tránh căng thẳng.
Một cơ thể khỏe mạnh không chỉ được biểu hiện ở bề ngoài mà còn thể hiện sự minh mẫn, tinh anh, khỏe khoắn từ chính bên trong cơ thể. Nhiều người lầm tưởng rằng bề ngoài “cao ráo, sáng sủa, trắng trẻo” đồng nghĩa với một cơ thể khỏe mạnh. Điều này chưa hẳn đã đúng. Thực tế, một cơ thể khỏe mạnh cần sự kết hợp hoàn hảo ở hai mặt thể chất và tinh thần.
Một sức khỏe dồi dào, tràn đầy năng lượng cần có sự tham gia của nhiều yếu tố, đồng thời đòi hỏi sự chăm sóc có kế hoạch, chế độ ăn uống cân bằng, kế hoạch tập luyện thể dục thể thao đều đặn, lối sống lành mạnh…
Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên Lao động vừa sứcKhi mang vác và ngồi học đúng tư thế tránh cong vẹo cột sống
Những người khác nhau có những cách khác nhau để xây dựng một cơ thể khỏe mạnh: Một số người béo phì cần ăn kiêng và ngược lại; Cần phải bồi bổ tùy theo thể trạng và tình hình của mỗi người…
Lưu ý trong bữa ăn
Thỉnh thoảng bạn nên kiểm tra lại bữa ăn có thể bị sai lệch số lượng thức ăn hoặc dinh dưỡng có bị xáo trộn hay không. Khi đi du lịch hoặc đi ăn ngoài, bạn nên điều chỉnh bằng các bữa ăn trước và sau khi đi ăn, mặt khác nhiều người thường có xu hướng thừa calo hoặc thiếu rau. Nếu bạn định đi ăn ngoài từ trước, hãy điều chỉnh bữa ăn trước và sau. Để tránh ăn quá nhiều, điều quan trọng là phải xem xét môi trường ăn uống. Theo dõi tất cả các hoạt động liên quan đến thực phẩm, từ mua thực phẩm đến lưu trữ...
Tập thể dục hàng ngày
Hàng ngày bạn phải tăng cường tập thể dục như đi bộ, đạp xe... hoặc tập tại câu lạc bộ thể thao mỗi tuần một lần sẽ tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Tìm hiểu thêm các phương pháp để tăng cường hoạt động trong lối sống hiện tại của bạn, chẳng hạn như siêng năng làm việc nhà và sử dụng cầu thang bộ, hạn chế sử dụng thang máy và thang cuốn tại nơi làm việc.
Thực hiện các bài tập thể dục nhịp điệu, rèn luyện sức bền và kéo giãn cơ thể một cách cân đối, tất cả đều cần thiết để tăng cường sức khỏe. Khi tập thể dục bạn nên giữ nhịp độ và không so sánh với người khác, không cố gắng quá sức. Thể lực của mỗi người khác nhau và bài tập chỉ có hiệu quả nếu bạn có thể tiếp tục hay không? Do đó, bạn nên tránh tình trạng cạnh tranh, sự yếu kém và mặc cảm của bản thân có thể cản trở việc tiếp tục tập thể dục.
Quan tâm đến giấc ngủ
Bạn nên tránh cắt giảm thời gian ngủ càng nhiều càng tốt, ngay cả khi công việc hàng ngày của bạn càng kéo dài, lúc đó thời gian ngủ trung bình dần trở nên ngắn hơn. Ngoài ra, có nhiều trường hợp bạn dành ít thời gian để ngủ hơn dành cho công việc, học tập hoặc sở thích. Thiếu ngủ thường bị coi là buồn ngủ ban ngày và mệt mỏi, ảnh hưởng đến lối sống. Ngủ đủ giấc mỗi ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn.
Thời gian rất quan trọng đối với giấc ngủ, nhưng “chất lượng giấc ngủ” cũng là yếu tố quyết định. Bạn cần thư giãn trước khi đi ngủ để có thể ngủ đủ sâu mà không bị thức giấc. Trước khi đi ngủ, hãy học cách thư giãn bản thân, chẳng hạn như giảm độ sáng trong phòng, đọc sách nhẹ nhàng, nghe nhạc nhẹ và thư giãn.
Tạo thói quen thức dậy một khung giờ cố định vào buổi sáng. Khi thức dậy hãy mở rèm và tận hưởng những ánh nắng để thiết lập lại đồng hồ của cơ thể của bạn. Hãy tập thói quen tắm nắng vào buổi sáng sớm, khi tiếp xúc với ánh nắng sẽ cải thiện được tinh thần cho một ngày làm việc mới bắt đầu.
* Để có trái tim khoẻ mạnh :
- Không hút thuốc lá và hạn chế ,loại bỏ sử dụng các chất kích thích ( rượu, bia, ma túy,..)
- Duy trì cân nặng hợp lí và thường xuyên tập thể dục thể thao.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lí ( ăn cá,..)
- Giảm bớt tình trạng căng thẳng.
- Tập hít thở
- Kiểm tra sức khỏe định kì
- Kiểm soát các yếu tố nguy cơ: Tiểu đường, tăng huyết áp, cholesterol cao sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim, vì vậy điều quan trọng là hãy kiểm soát các yếu tố này. Hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm ra kế hoạch điều trị hiệu quả.
- Không hút thuốc lá: Đây cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Nếu bạn hút thuốc lá, hãy từ bỏ ngay.
- Duy trì cân nặng hợp lý và tập thể dục đều đặn: Đi bộ là một cách đơn giản để bắt đầu. Bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn về mức độ tập luyện phù hợp với bạn.
- Thực hiện chế độ ăn “thân thiện” với tim: Một chế độ ăn giàu hoa quả, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho trái tim của bạn. Đồng thời, hạn chế lượng chất béo no và đồ uống có đường.
- Thận trọng khi dùng aspirin: Sử dụng aspirin liều thấp hàng ngày không phù hợp với tất cả mọi người. Aspirin có thể gây ra các tác dụng phụ, vì vậy trước tiên bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.
- Nắm được các triệu chứng đau tim: Các triệu chứng đau tim ở phụ nữ có thể khác với nam giới. Ở phụ nữ, các triệu chứng thường gặp như thở ngắn, buồn nôn, cảm giác đau hoặc căng ở ngực, cánh tay, cổ, hàm. Hãy tới gặp bác sĩ ngay nếu bạn gặp phải các triệu chứng này.