K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2017

TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÔN NGỮ VĂN

Ngữ Văn là một môn học chiếm thời gian lớn trong chương trình học của học sinh Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Bởi môn học này góp phần giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Tuy nhiên tình trạng học sinh ngày càng không thích học môn Văn hiện nay đang có chiều hướng gia tăng. Vậy làm sao để các em thấy được tầm quan trọng của môn Ngữ Văn và có phương pháp học tốt hơn?

Các giáo viên của BigSchool cho rằng: môn Ngữ Văn chính là môn dạy đạo đức và nhân cách cho các em học sinh. Nếu không học Văn các em sẽ không biết được những tấm gương anh hùng bất khuất sẵn sàng hy sinh và chiến đấu ngoan cường để mang đến tự do, độc lập cho thế hệ sau trong những bài văn, bài thơ. Nếu không học Văn các em cũng sẽ không thể nào thấy được quê hương, đất nước ta đẹp nhường nào...những điều mà các em không bao giờ để ý trong cuộc sống.

Không những thế học Văn tốt còn giúp các em có cách ứng xử văn mình hơn, lịch sự hơn, có một tâm hồn rộng mở, tươi sáng và lãng mạn hơn.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÁC EM HỌC TỐT MÔN NGỮ VĂN?

Để học tốt môn Văn thì vấn đề năng khiếu hay khả năng thiên bẩm của từng bạn chỉ chiếm một phần nhỏ và không hề mang tính quyết định sẽ học tốt môn Văn.

Môn Văn là môn thi hiển nhiên, bắt buộc và cần có trong tất cả các kỳ thi cuối kỳ, thi Tốt nghiệp. Đặc biệt hơn nữa khi bạn chọn thi Đại học khối C hoặc D thì việc học tốt môn Văn là điều vô cùng cần thiết. Trong thực tế, không ít bạn sai lầm khi suy nghĩ rằng môn Văn là môn học thiên về năng khiếu nên những bạn không có năng khiếu sẽ không thể học và làm bài thi tốt đối với môn này. Sự thật không hoàn toàn như thế, tất nhiên môn học này sẽ là lợi thế của những bạn có năng khiếu về văn chương, tuy nhiên năng khiếu chỉ là một phần thôi đấy, nếu bạn có cách học tốt môn Văn, có quyết tâm chinh phục môn học này, có sự kiên trì, nhẫn nại cần thiết thì việc học tốt môn này càng trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.

Đừng bao giờ áp lực cho chính mình, đừng bao giờ nghĩ môn Văn quá “khó nhằn” mà mặc kệ nó, mà bỏ cuộc nhé, hãy suy nghĩ đơn giản rằng môn văn cũng giống như những môn học khác. Một tâm lý thoải mái sẽ giúp bạn tiếp cận và học môn văn tốt hơn rất nhiều.

Bạn cho rằng việc học môn văn không cần học bài nhiều như những môn học khác?… Hoàn toàn sai lầm đấy nhé. Năng khiếu văn chương chỉ giúp bạn cảm thụ tác phẩm tốt hơn, viết nên những lời văn bay bổng hơn. Nắm chắc kiến thức trọng tâm từng tác phẩm, viết đúng, viết đủ mới thật sự quan trọng, đó chính là nền tảng để bạn trả lời các câu hỏi trong đề thi văn, viết bài văn nghị luận tác phẩm văn học một cách đúng nhất, đủ ý nhất.

Để có thể nắm chắc kiến thức trọng tâm từng tác phẩm một cách dễ dàng bạn cần tuân thủ đầy đủ 3 bước cơ bản sau:

Bước 1: Đọc và soạn bài kỹ trước khi đến lớp, bước này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc tiếp thu bài học đồng thời sẽ dễ dàng trả lời được câu hỏi của thầy cô trên lớp từ đó bạn sẽ có thêm động lực học môn này.

Bước 2: Chăm chú nghe thầy cô giảng ở lớp và ghi chép cẩn thận, đẩy đủ những kiến thức mà thầy cô truyền đạt. Nếu có chỗ không hiểu bạn nên hỏi lại thầy cô ngay trên lớp để không làm bài học bị khuyết.

Bước 3: Học và tự kiểm tra lại kiến thức của mình ngay sau khi về nhà, có thể đọc thêm một số bài văn mẫu liên quan, ghi chú thêm những kiến thức quan trọng, những đoạn văn hay để hệ thống kiến thức cho mình cho các kỳ thi sau.

Ngoài ra BigSchool sẽ hướng dẫn cho các bạn thêm 1 mẹo nữa để việc học Ngữ Văn sẽ đạt hiệu quả hơn đó là bí quyết HỌC THUỘC LÒNG.

Khi chúng ta đã không có năng khiếu văn chương thì sự cần cù, cách học đúng sẽ giúp bạn chinh phục và học tốt môn văn một cách dễ dàng. Chính vì vậy hãy đầu tư thời gian để học thuộc lòng những kiến thức cơ bản, quan trọng của môn văn bao gồm:

  • Từng thời kỳ văn học với những tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
  • Tiểu sử, phong cách sáng tác, các tác phẩm quan trọng, nghệ thuật sáng tác của các tác giả văn học tiêu biểu.
  • Các bài thơ, các đoạn văn tiêu biểu và nắm được nội dung, nghệ thuật chính trong từng tác phẩm.

Đây chính là xương sườn quan trọng giúp các bạn định hướng tốt trong việc ôn tập và triển khai ý khi làm bài thi môn văn đấy. Nắm chắc kiến thức trọng tâm, học thuộc lòng những nội dung cần thiết sẽ là kỹ năng cơ bản giúp bạn học tốt môn Văn và đạt điểm cao với môn học này rồi.

Môn văn sẽ khá dễ dàng đối với những bạn vốn đã có năng khiếu và yêu thích môn học này tuy nhiên nó cũng không quá khó khăn và bạn hoàn toàn có thể học tốt, đạt điểm cao trong môn văn với những bí quyết trên đấy nhé. Chúc bạn áp dụng cách học tốt môn Văn thành công và luôn đạt điểm cao với môn học quan trọng này nhé!

Trong truyện Thạch Sanh tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh có một số ý nghĩa sau : Tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công, Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm ,giúp vạch mặt Lí thông ,giúp Thạch Sanh không phải bỏ công sức để đánh giặc. Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí. Tiếng đàn còn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Còn niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy, làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên thán phục. Niêu cơm thể hiện sức mạnh, tiềm năng to lớn của đất nước, của nhân dân. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

17 tháng 10 2018

Bài này trên lớp mk cũng có đc viết vào nhưng mà với yêu cầu của câu hỏi bạn thì mk chỉ lấy bài trên mạng thôi , mong bạn tham khảo nhé:

 Bài 1  .– Tiếng đàn

Đây chính là tiếng đàn có sức mạnh kỳ lạ đã nhiều lần giải oan cho Thạch Sanh, khi Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối cũng nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà đã giúp cho công chúa khỏi câm, chính nó đã giúp vạch mặt Lí thông và giúp Thạch Sanh đánh giặc. Tiếng đàn trên còn làm cho quân sĩ 18 nước chư hầu phải xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho sự yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta và tiếng đàn như có sức mạnh đặc biệt để cảm hóa kẻ thù xâm lược.

Chi tiết tiếng đàn có sức mạnh kỳ diệu và là một nhân tố góp phần vào sự thành công của truyện.

– Nồi niêu cơm

Thể hiện được sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời qua chi tiết niêu cơm thể hiện sự thân thiện, nhân đạo và mong muốn hòa bình của nhân dân ta. Chi tiết niêu cơm cũng thể hiện tiềm năng sức mạnh to lớn của nhân dân.

Bài 2. 

- Tiếng đàn giải oan cho thạch sanh, giải câm cho công chúa, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa, là công cụ kết nối tình yêu giữa thạch sanh và công chúa, hoà giải chiến tranh 

- niêu cơm : là phần thưởng cho người có công .làm cho 18 nước chư hầu no bụng, hân hoan, tâm phục khẩu phục, tự động rút về nước thể hiện sự khoan dung;tam long nhan dao yêu chuộng hoà bình của nhân dân ta

Bài 3. 

Chi tiết Tiếng đàn thần
Chi tiết Tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh là một chi tiết nghệ thuật lấp lánh màu sắc hoang đường nhưng rất giàu ý nghĩa nhân sinh. Nó xuất hiện hai lần trong văn bản. Lần thứ nhất nó vang lên từ trong ngục tối, vạch mặt của Lí Thoong, minh oan cho Thạch Sanh và giải câm cho công chúa. Đó chính là tiếng nói của công lí, của lẽ phải, tiếng đàn của hạnh phúc và tình yêu lứa dôi. Tiếng đàn đã làm rõ trắng đen, tốt xấu, bênh vực người có công, vạch mặt kẻ có tội, thể hiện khát vọng về chân lí của nhân dân ta. Và tiếng đàn chỉ thực sự có phép màu kì diệu khi ở trong tay người dũng sĩ có tâm hồn thanh cao. Lần thứ hai, tiếng đàn vang lên trước mặt binh sĩ mười tám nước chư hầu. Nó thức tỉnh nỗi nhớ quê nhà da diết của họ, khơi gợi tình người, lòng nhân ái trong họ, khiến cho quân sĩ bủn rủn tay chân, không muốn đánh. Đó là bức thông điệp hoà bình, phản ánh khát vọng, ước mơ xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc của cha ông ta từ thời xa xưa. Hai chi tiết nghệ thuật hấp dẫn trên đã đem đến cho người đọc những cảm xúc thú vị, khiến ta càng thêm yêu thế giới truyện dân gian.

Chi tiết niêu cơm thần
Nieeu cơm thần là chi tiết nghệ thuật mang đậm màu sắc kì ảo, hoang đường nhưng rất sinh động và giàu ý nghĩa. Nó xuất hiện đặc biệt khiến cho quân sĩ mười tám nước vô cùng bất ngờ. Niêu cơm của Thạch Sanh tuy bé nhỏ nhưng rất thần kì, ăn hết lại đầy. Điều đó thể hiện tâm lòng bao dung, độ lượng của nhân dân ta. Đó là niêu cơm của tình người, của lòng nhân ái. Cha ông ta thời xưa đã có công dùng trí tưởng tượng phong phú của mình để dựng lên những câu chuyện giàu chi tiết nghệ thuật, giàu tihs nhân văn cho con cháu đời sau hưởng thụ.

Bài 4.

* Chi tiết tiếng đàn thần kì:
- Tiếng đàn thần: 
Chữa bệnh cho công chúa
Vạch tội mẹ con Lí Thông.
Tác giả dân gian đã sử dụng chi tiết thần kì để thể hiện quan niệm và ớc mơ công lí .
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nớc ch hầu phải cuốn giáp xin hàng. Nó là vũ khí đặc biệt để 
cảm hoá kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hoà bình 
của nhân dân ta.
* Chi tiêt niêu cơm thần kì:
- Niêu cơm có sức mạnh phi thờng cứ ăn hết lại đầy, làm cho quân 18 nớc ch hầu phải từ 
chỗ coi thờng, chế giễu, phải ngạc nhiên, khâm phục.
- Niêu cơm và lời thách đố đã chứng tỏ sự tài giỏi của thạch Sanh.
- Niêu cơm thần kì là tợng chng cho tấm lòng nhân đạo, t tởng yêu hoà bình của nhân dân. 

Link các bài trên đây nhé

Bài 1 :https://loigiaihay.net/y-nghia-tieng-dan-nieu-com-truyen-thach-sanh/

Bài 2 ,Bài 3, Bài 4:https://diendan.hocmai.vn/threads/ngu-van-6-thach-sanh.320334/

Bạn có thể tổng hợp các ý chính trong các bài trên và tóm tắt để đc 1 bài hoàn chỉnh nhé mơn bn

10 tháng 11 2017

Kể về hàng xóm bằng tiếng anh hay tiếng việt vậy bạn

Nếu là tiếng anh thì mình giỏi về tiếng anh lắm. Mình sẽ giúp bạn làm. Khoảng bao nhiêu câu vậy bạn ? Bạn gửi tin nhắn cá nhân cho mình, mình sẽ trả lời giùm bạn

13 tháng 2 2018

Kiều Phương là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa . Ở cô dậy lên những phẩm chất đáng quý , đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do cô tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên . Mặc dù tài năng hội họa của cô được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của cô . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình. Em rất thích nhân vật Kiều Phương này!

18 tháng 1 2022

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

14 tháng 12 2017

Châm biến những người không có chính kiến của riêng mình!

14 tháng 12 2017

Phê phán những người làm việc không có chủ kiến của riêng mình.

Cụm động từ: những người làm việc không có chủ kiến của riêng mình

Chúc bạn học tốt nha!

13 tháng 2 2018

Nội dung: Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy". Đó cũng là bài học cho chính con người.

Nghệ thuật: Các con vật được miêu tả trong truyện ngoài những đặc điểm vốn có của chúng trong thực tế, chúng còn được nhà văn gắn thêm cho những phẩm chất của con người (đặc biệt là về tính cách). Những sự việc xảy ra trong truyện giữa các con vật với nhau thực ra chính là chuyện trong thế giới con người.

Mình gợi ý nha:
Ý nghĩa là:
-Không nên kiêu căng tự phụ khi chưa biết rõ thực lực của mình
-Không nên hống hách,hung hăng bậy bạ
-Không nên trêu ghẹo những kẻ yếu ớt,và mạnh hơn vì sớm muộn gì cũng chuốc họa vào thân
-Không nên khinh người,nhất là những kẻ yếu hơn mình.
13 tháng 2 2018

Nội dung: Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy". Đó cũng là bài học cho chính con người.

Nghệ thuật: Các con vật được miêu tả trong truyện ngoài những đặc điểm vốn có của chúng trong thực tế, chúng còn được nhà văn gắn thêm cho những phẩm chất của con người (đặc biệt là về tính cách). Những sự việc xảy ra trong truyện giữa các con vật với nhau thực ra chính là chuyện trong thế giới con người.

Mình gợi ý nha:
Ý nghĩa là:
-Không nên kiêu căng tự phụ khi chưa biết rõ thực lực của mình
-Không nên hống hách,hung hăng bậy bạ
-Không nên trêu ghẹo những kẻ yếu ớt,và mạnh hơn vì sớm muộn gì cũng chuốc họa vào thân
-Không nên khinh người,nhất là những kẻ yếu hơn mình.

9 tháng 11 2016

bạn viết dấu đi

9 tháng 11 2016

Viết 8 từ có tiếng thiên với nghĩa là "trời"

5 tháng 9 2019

Cái này bạn đọc kỹ bài là làm dc à :/ Mik mới làm hôm quá ó

5 tháng 9 2019
Cái này hơi dài nha

1. Vậy từ Hán Việt là gì? Nó đã đóng góp những vai trò quan trọng như thế nào trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam? Tại sao lại cần học từ Hán Việt?

Như chúng ta đã biết, Việt Nam và Trung Quốc từ lâu đời đã có mối giao lưu qua lại, ảnh hưởng nền văn hoá lẫn nhau. Đặc biệt là tiếng Việt và tiếng Hán vốn có nguồn gốc sâu xa từ trong ngữ hệ của tộc người Nam Á. Người Việt vốn tách ra từ các tộc Bách Việt (Nam Á), vì vậy tiếng Việt và tiếng Hán đều có chung một đặc điểm đó là thứ ngôn ngữ "đơn tiết tính". Thứ ngôn ngữ này đều lấy độ cao thấp của âm thanh (tiếng Hán có 4 thanh điệu, tiếng Việt có 6 thanh điệu) để phân biệt nghĩa của từ, lấy trật tự của từ và các hư từ làm quy tắc văn phạm. Điều này làm cho ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Hán khác hẳn với các ngôn ngữ biến hình như tiếng Anh, Pháp, Nga... và các loại ngôn ngữ khác. Những nét tương đồng về ngữ âm, cú pháp, và cách cấu tạo từ giữa tiếng Việt và tiếng Hán chính là điều kiện thuận lợi để người Việt từ thời cổ trung đại tạo ra cách đọc chữ Hán theo một lối riêng duy trì đến ngày nay mà ta quen gọi là âm Hán - Việt. Do vậy, từ Hán Việt là từ gốc Hán nhưng được đọc theo âm Việt.

Ở Việt Nam trong suốt thời kỳ phong kiến Trung Quốc đô hộ, tất cả những công văn hành chính, giấy tờ đều được viết bằng chữ Hán, và cho đến sau này khi nước ta giành được độc lập, xây dựng nhà nước phong kiến tự chủ thì vẫn dùng chữ Hán để viết các công văn giấy tờ, sáng tác thơ ca, làm những bộ sử liệu... Ngay khi chữ Nôm ra đời (chữ Nôm do người Việt sáng tạo dựa trên cơ sở chữ Hán) thì chữ Hán vẫn không mất đi vai trò của nó. Quả thật đã có một khoảng thời gian gần mười thế kỷ, dân tộc ta đã dùng chữ Hán và chữ Nôm để ghi lại tâm tư tình cảm của mình và chế tác ra hàng loạt các tác phẩm có giá trị như Triết học, Sử học, Y học, Văn học... Chính vì lẽ đó mà mặc dù là một ngôn ngữ cổ nhưng từ Hán Việt vẫn cần phải được học trong nhà trường để giúp cho người đời sau có thể hiểu được nội dung của các trước tác và quan trọng hơn cả là học từ Hán Việt để giúp chúng ta trong quá trình giao tiếp.

Trong khi giao tiếp, người sử dụng tiếng Việt phải tuân theo quy luật phát triển tự nhiên của ngôn ngữ. Tuỳ theo nội dung của vấn đề giao tiếp mà người sử dụng nó có thể dùng từ Hán Việt hay từ Thuần Việt. Trong một số văn cảnh hay ngữ cảnh nhất định, từ Thuần Việt và từ Hán Việt có thể thay thế được cho nhau nhưng có rất nhiều trường hợp từ Thuần Việt và từ Hán Việt có những khả năng diễn đạt và biểu cảm khác nhau mà người sử dụng nó khó có thể đổi chỗ được. Ví dụ: từ Thuần Việt phổ biến, giản dị, trong sáng, dễ hiểu đối với quảng đại quần chúng nhân dân. Loại từ này nói lên ai cũng hiểu được. Đối với từ Thuần Việt ngoài việc giản dị, dễ hiểu nó còn có sắc thái dựng hình, gợi cảnh, tô màu tạo cảm giác sinh động (khúc khuỷu, ghồ ghề, mênh mông, bát ngát, đỏ chon chót...) nhưng ít có khả năng diễn đạt các khái niệm trừu tượng. Trên thực tế có một số vốn từ Thuần Việt còn là những yếu tố xúc tác nhằm phát huy tối đa tiềm năng vốn có của từ Hán Việt, ví dụ như câu:

"Cầu thệ thuỷ ngồi trơ cổ độ
Gác phong thu đứng rũ tà huy"
(Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều)

thì những từ Thuần Việt như "cầu", "ngồi trơ", "gác", “đứng rũ” đã là những chất xúc tác cực mạnh giúp cho những người thưởng thức nó chưa hiểu rõ nghĩa từ Hán Việt trong câu mà cũng thấm hiểu được nỗi buồn thê lương trong cảnh hoang phế đến cực độ. Đó là một chiếc cầu trơ khấc, một bến đò không người qua lại và căn gác để đón gió thu đứng rũ trong bóng chiều tà.

Không cứ gì "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều mà ngay cả "Truyện Kiều" của Nguyễn Du là tác phẩm Nôm trong đó chứa đựng rất nhiều từ Hán Việt, cùng những điển cố điển tích xen kẽ với các từ Thuần Việt và đã được các từ Thuần Việt làm rõ nghĩa cho. Bởi vậy, có rất nhiều người không được trang bị từ Hán Việt nhưng đọc "Truyện Kiều", đọc "Chinh phụ ngâm" (bản dịch) vẫn hiểu, vẫn cảm thấy cái hay của nó. Nói như vậy để thấy cái giá trị đích thực của từ Thuần Việt. Tuy nhiên trong quá trình giao tiếp, trong quá trình sáng tác thơ, thưởng thức văn chương và nghiên cứu văn học nếu ta được trang bị một cách đầy đủ ý nghĩa và cách dùng của một số lượng từ Hán Việt tối thiểu thì cũng không phải là thừa. Bởi vì từ Hán Việt có những sắc thái tu từ mà từ Thuần Việt không thể có được. Như trên đã nói: từ Hán Việt là từ Hán được đọc theo âm Việt. Loại từ này có khả năng diễn đạt những khái niệm trừu tượng trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Từ Hán Việt có một khả năng tiềm ẩn đặc biệt. Nó mang những sắc thái tu từ với những ý nghĩa chỉ những cái trang trọng, im lìm, bất động, cổ kính. Ví dụ như khi giới thiệu một vị tổng thống của một phái đoàn ngoại giao, người ta phải dùng từ Hán Việt: "... Cùng đi với ngài tổng thống là Quý phu nhân..." chứ không nên dùng: "... Cùng đi với ngài tổng thống là người vợ yêu quý của ông..." thì sẽ làm mất đi tính trang trọng cần thiết trong một buổi tiếp sứ giả ngoại giao mang tầm cỡ quốc gia.

Hay trong văn chương thơ phú, có những từ Hán Việt mà khó có từ Thuần Việt nào thay thế được. Mở đầu bài "Thăng Long thành hoài cổ" bà Huyện Thanh Quan viết:

"Tạo hoá gây chi cuộc hí trường"
"Hý trường" là từ Hán Việt có thể dịch là nơi chơi, chỗ chơi, trường chơi... nhưng dùng những từ Thuần Việt đó thì khó lột tả được cái khái quát, cái trừu tượng về cuộc đời thay đổi vô lường. Cuộc "hý trường" mà tác giả sử dụng, ở đây là để nói đến trò chơi của con tạo với sự biến đổi "vũng nên đồi" trong trường đời. Từ Hán Việt này còn là thần thái của câu thơ giãi bày nỗi ai oán hoài cổ của các tác giả-một di thần của triều cựu Lê với những thay đổi khó lường.

Nêu đôi ba ví dụ nhỏ thường gặp đó để nhấn mạnh giá trị biểu cảm không thể thay thế được trong giao tiếp cũng như trong văn chương cổ của từ Hán Việt. Trên thực tế, nếu chúng ta không được trang bị một vốn từ Hán Việt cần thiết thì sẽ không thấu hiểu được nội dung của tác phẩm (đôi khi vấn đề còn bị hiểu lệch) và khi giao tiếp nhiều khi sử dụng từ Hán Việt sai nghĩa và sai cả phong cách.

2. Từ thực tế đó cần phải đào tạo một đội ngũ thầy, cô có trình độ Hán Nôm nhất định để giảng dạy cho học sinh.

Trong kho tàng trí thức của dân tộc ta có rất nhiều kho sách được ghi chép bằng văn tự Hán Nôm. Cho đến nay một số tác phẩm trong kho tàng ấy đã được phiên âm dịch nghĩa ra chữ quốc ngữ, nhưng không phải tất cả đều đã đạt đến trình độ mỹ mãn. Đặc biệt những tác phẩm văn học cổ được dùng để trích giảng trong trường phổ thông, nếu giáo viên không có trình độ Hán ngữ nhất định thì không thể thẩm thấu tác phẩm, không thể chuyển tải được cái hay, cái đẹp cho học sinh. Thậm chí những giáo viên làm nhiệm vụ truyền bá tri thức ấy nếu hiểu sai văn bản thì tai hại thay lại truyền bá cho bao nhiêu người những cái sai ấy. Một thực tế khác là do từ Hán Việt chiếm một tỷ lệ khá cao (60%-70%) trong vốn từ tiếng Việt nên đây cũng là một đặc điểm khiến cho nhiều thầy cô giáo dạy văn trẻ thiếu tri thức Hán Nôm đã tỏ ra lúng túng khi giải thích từ, do không nắm vững nghĩa của từ. Vì vậy việc trau dồi kiến thức Hán Nôm để giáo viên nắm vững tiếng Việt giúp cho việc giảng dạy tiếng Việt và phân tích các tác phẩm văn chương cổ là một điều rất quan trọng.

Vậy chúng ta hãy nhìn vào thực tế học tập môn Hán Nôm của sinh viên Ngữ văn Sư phạm và sinh viên Ngữ văn ở một số trường khác để xem xét. Các môn học về Hán Nôm là hoàn toàn mới lạ đối với đại đa số các em. Do vậy khi học các em rất ngại và phần lớn học chỉ để cốt cho qua chuyện. Vì lẽ đó nên nhiều sinh viên học rồi nhưng hỏi đến những khái niệm sơ đẳng như từ Hán Việt, từ Việt gốc Hán, điển cố, ky huý, tên tự...thì cũng chẳng nắm được. Chưa kể đến việc khi sử dụng từ Hán Việt nhiều sinh viên còn viết sai: bàng quan thành bàng quang; tham quan thành thăm quan; trữ tình thành chữ tình; môn đăng hộ đối thành môn đăng hậu đối; tuần tự nhi tiến thành tuần tự như tiến; lao động tiên tiếnthành lao động tiền tiến; khai thiên lập địa thành khai sinh lập địa; còn khi yêu cầu giải thích những từ Hán Việt thường dùng thì họ không giải thích nổi. Trước thực tế ấy, việc dạy 180 tiết Hán Nôm trong 2, 3 học kỳ với yêu cầu sinh viên phải nắm bắt được số lượng từ vựng tối thiểu là 4000 từ và những kiến thức khác liên quan đến Hán Nôm là một điều quá khó. Do vậy, ta cần phải có chiến lược trong quá trình đào tạo: đó là dạy chữ Hán cho học sinh ngay từ trong trường phổ thông.

Nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân cho rằng: "...vốn xưa cổ điển nếu không được tiếp xúc khi ngồi trên ghế nhà trường thì khi trưởng thành... nhiều người sẽ không có dịp tiếp xúc và không biết nói là gì. Và đó là lỗ hổng văn hoá của họ..." (Báo văn nghệ số 42, ngày 18/10/1997), hay ý kiến của giáo sư Nguyễn Lân đăng trên báo Đại đoàn kết, số 28, ngày 7/4/1997 thì: "Một điều cần chú ý hơn nữa là ngay trong tiếng Việt hiện nay có bao nhiêu từ vốn là Hán tự bị người ta xuyên tạc, làm sai cả ý nghĩa, ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt... phải làm thế nào cho thanh thiếu niên ta phải biết chữ Hán thì mới dùng đúng tiếng Việt”. Cùng một quan điểm này, PGS Hoàng Trọng Phiến đã phát biểu trong hội thảo 25 năm ngành Hán Nôm rằng: "Chúng ta cần phải can thiệp với các nhà quản lý giáo dục đưa ngay việc dạy Hán tự một cách có tính chiến lược, có bài bản và theo các quy phạm nghiêm ngặt, bằng một phương pháp dạy hiện đại, việc này nhằm các yêu cầu sau: a) Cung cấp vốn Hán tự để học sinh tiếp thu nền ngữ văn, để họ không lãng quên nền văn học của ông cha. b) Tạo cho sinh viên ngày nay khả năng sáng tạo đúng từ Hán Việt mới; c) Có vốn cần thiết Hán tự sẽ dễ dàng học tiếng Nhật, tiếng Triều Tiên và cả tiếng Hán hiện đại". Lược qua mấy ý kiến của các giáo sư có tên tuổi quan tâm đến nền giáo dục của nước nhà, chúng ta càng thấy thêm tầm quan trọng của việc học và dạy Hán Nôm. Dạy Hán Nôm bắt đầu là dạy chữ nghĩa của chữ Hán, chữ Nôm nhưng mục đích cuối cùng của nó lại là ngôn ngữ, là Hán Việt, là từ Nôm cổ. Như vậy, việc dạy Hán Nôm thực chất là dạy ngôn ngữ Việt từ ngọn nguồn thông qua văn tự Hán Nôm cổ. Chính chữ Hán, chữ Nôm là phương tiện để dẫn sinh viên đến với nguồn gốc của từ Hán Việt và từ Nôm cổ.

Tóm lại, muốn cho học sinh hiểu đúng tiếng Việt, sử dụng đúng những từ Hán Việt trong các ngữ cảnh khác nhau và thấu hiểu những tác phẩm cổ có giá trị, Nhà nước nên có kế hoạch đào tạo một đội ngũ giáo viên Ngữ văn tốt, có một vốn về Hán Nôm đủ để hiểu tiếng Việt một cách thấu đáo, giải thích được những từ Hán Việt một cách thông thường để hiểu và sử dụng chúng một cách thành thạo. Làm được việc này lại cần một đội ngũ giảng dạy ngành Ngữ văn ở Đại học thật giỏi, trong đó không thể không giỏi về Ngữ văn Hán Nôm. Đây là vấn đề mang tính quốc gia. Chỉ có cấp Nhà nước mới có được thẩm quyền để đề ra được những nhiệm vụ cụ thể và kế hoạch lâu dài nhằm đào tạo một đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu Hán Nôm đáp ứng với tình hình hiện nay, bổ khuyết cho những điều bất cập đang tồn tại. Tuy nhiên đó cũng là nhiệm vụ của mỗi chúng ta - những giáo viên Ngữ văn, với chí nguyện:giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và làm cho tiếng Việt ngày càng phát triển phong phú hơn dể xây dựng một nền văn hoá Việt Nam giàu bản sắc dân tộc.

1 tháng 8 2017

1. Vậy từ Hán Việt là gì? Nó đã đóng góp những vai trò quan trọng như thế nào trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam? Tại sao lại cần học từ Hán Việt?

Như chúng ta đã biết, Việt Nam và Trung Quốc từ lâu đời đã có mối giao lưu qua lại, ảnh hưởng nền văn hoá lẫn nhau. Đặc biệt là tiếng Việt và tiếng Hán vốn có nguồn gốc sâu xa từ trong ngữ hệ của tộc người Nam Á. Người Việt vốn tách ra từ các tộc Bách Việt (Nam Á), vì vậy tiếng Việt và tiếng Hán đều có chung một đặc điểm đó là thứ ngôn ngữ "đơn tiết tính". Thứ ngôn ngữ này đều lấy độ cao thấp của âm thanh (tiếng Hán có 4 thanh điệu, tiếng Việt có 6 thanh điệu) để phân biệt nghĩa của từ, lấy trật tự của từ và các hư từ làm quy tắc văn phạm. Điều này làm cho ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Hán khác hẳn với các ngôn ngữ biến hình như tiếng Anh, Pháp, Nga... và các loại ngôn ngữ khác. Những nét tương đồng về ngữ âm, cú pháp, và cách cấu tạo từ giữa tiếng Việt và tiếng Hán chính là điều kiện thuận lợi để người Việt từ thời cổ trung đại tạo ra cách đọc chữ Hán theo một lối riêng duy trì đến ngày nay mà ta quen gọi là âm Hán - Việt. Do vậy, từ Hán Việt là từ gốc Hán nhưng được đọc theo âm Việt.

Ở Việt Nam trong suốt thời kỳ phong kiến Trung Quốc đô hộ, tất cả những công văn hành chính, giấy tờ đều được viết bằng chữ Hán, và cho đến sau này khi nước ta giành được độc lập, xây dựng nhà nước phong kiến tự chủ thì vẫn dùng chữ Hán để viết các công văn giấy tờ, sáng tác thơ ca, làm những bộ sử liệu... Ngay khi chữ Nôm ra đời (chữ Nôm do người Việt sáng tạo dựa trên cơ sở chữ Hán) thì chữ Hán vẫn không mất đi vai trò của nó. Quả thật đã có một khoảng thời gian gần mười thế kỷ, dân tộc ta đã dùng chữ Hán và chữ Nôm để ghi lại tâm tư tình cảm của mình và chế tác ra hàng loạt các tác phẩm có giá trị như Triết học, Sử học, Y học, Văn học... Chính vì lẽ đó mà mặc dù là một ngôn ngữ cổ nhưng từ Hán Việt vẫn cần phải được học trong nhà trường để giúp cho người đời sau có thể hiểu được nội dung của các trước tác và quan trọng hơn cả là học từ Hán Việt để giúp chúng ta trong quá trình giao tiếp.

Trong khi giao tiếp, người sử dụng tiếng Việt phải tuân theo quy luật phát triển tự nhiên của ngôn ngữ. Tuỳ theo nội dung của vấn đề giao tiếp mà người sử dụng nó có thể dùng từ Hán Việt hay từ Thuần Việt. Trong một số văn cảnh hay ngữ cảnh nhất định, từ Thuần Việt và từ Hán Việt có thể thay thế được cho nhau nhưng có rất nhiều trường hợp từ Thuần Việt và từ Hán Việt có những khả năng diễn đạt và biểu cảm khác nhau mà người sử dụng nó khó có thể đổi chỗ được. Ví dụ: từ Thuần Việt phổ biến, giản dị, trong sáng, dễ hiểu đối với quảng đại quần chúng nhân dân. Loại từ này nói lên ai cũng hiểu được. Đối với từ Thuần Việt ngoài việc giản dị, dễ hiểu nó còn có sắc thái dựng hình, gợi cảnh, tô màu tạo cảm giác sinh động (khúc khuỷu, ghồ ghề, mênh mông, bát ngát, đỏ chon chót...) nhưng ít có khả năng diễn đạt các khái niệm trừu tượng. Trên thực tế có một số vốn từ Thuần Việt còn là những yếu tố xúc tác nhằm phát huy tối đa tiềm năng vốn có của từ Hán Việt, ví dụ như câu:

"Cầu thệ thuỷ ngồi trơ cổ độ
Gác phong thu đứng rũ tà huy"
(Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều)

thì những từ Thuần Việt như "cầu", "ngồi trơ", "gác", “đứng rũ” đã là những chất xúc tác cực mạnh giúp cho những người thưởng thức nó chưa hiểu rõ nghĩa từ Hán Việt trong câu mà cũng thấm hiểu được nỗi buồn thê lương trong cảnh hoang phế đến cực độ. Đó là một chiếc cầu trơ khấc, một bến đò không người qua lại và căn gác để đón gió thu đứng rũ trong bóng chiều tà.

Không cứ gì "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều mà ngay cả "Truyện Kiều" của Nguyễn Du là tác phẩm Nôm trong đó chứa đựng rất nhiều từ Hán Việt, cùng những điển cố điển tích xen kẽ với các từ Thuần Việt và đã được các từ Thuần Việt làm rõ nghĩa cho. Bởi vậy, có rất nhiều người không được trang bị từ Hán Việt nhưng đọc "Truyện Kiều", đọc "Chinh phụ ngâm" (bản dịch) vẫn hiểu, vẫn cảm thấy cái hay của nó. Nói như vậy để thấy cái giá trị đích thực của từ Thuần Việt. Tuy nhiên trong quá trình giao tiếp, trong quá trình sáng tác thơ, thưởng thức văn chương và nghiên cứu văn học nếu ta được trang bị một cách đầy đủ ý nghĩa và cách dùng của một số lượng từ Hán Việt tối thiểu thì cũng không phải là thừa. Bởi vì từ Hán Việt có những sắc thái tu từ mà từ Thuần Việt không thể có được. Như trên đã nói: từ Hán Việt là từ Hán được đọc theo âm Việt. Loại từ này có khả năng diễn đạt những khái niệm trừu tượng trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Từ Hán Việt có một khả năng tiềm ẩn đặc biệt. Nó mang những sắc thái tu từ với những ý nghĩa chỉ những cái trang trọng, im lìm, bất động, cổ kính. Ví dụ như khi giới thiệu một vị tổng thống của một phái đoàn ngoại giao, người ta phải dùng từ Hán Việt: "... Cùng đi với ngài tổng thống là Quý phu nhân..." chứ không nên dùng: "... Cùng đi với ngài tổng thống là người vợ yêu quý của ông..." thì sẽ làm mất đi tính trang trọng cần thiết trong một buổi tiếp sứ giả ngoại giao mang tầm cỡ quốc gia.

Hay trong văn chương thơ phú, có những từ Hán Việt mà khó có từ Thuần Việt nào thay thế được. Mở đầu bài "Thăng Long thành hoài cổ" bà Huyện Thanh Quan viết:

"Tạo hoá gây chi cuộc hí trường"
"Hý trường" là từ Hán Việt có thể dịch là nơi chơi, chỗ chơi, trường chơi... nhưng dùng những từ Thuần Việt đó thì khó lột tả được cái khái quát, cái trừu tượng về cuộc đời thay đổi vô lường. Cuộc "hý trường" mà tác giả sử dụng, ở đây là để nói đến trò chơi của con tạo với sự biến đổi "vũng nên đồi" trong trường đời. Từ Hán Việt này còn là thần thái của câu thơ giãi bày nỗi ai oán hoài cổ của các tác giả-một di thần của triều cựu Lê với những thay đổi khó lường.

Nêu đôi ba ví dụ nhỏ thường gặp đó để nhấn mạnh giá trị biểu cảm không thể thay thế được trong giao tiếp cũng như trong văn chương cổ của từ Hán Việt. Trên thực tế, nếu chúng ta không được trang bị một vốn từ Hán Việt cần thiết thì sẽ không thấu hiểu được nội dung của tác phẩm (đôi khi vấn đề còn bị hiểu lệch) và khi giao tiếp nhiều khi sử dụng từ Hán Việt sai nghĩa và sai cả phong cách.

* Note : Tham khảo thêm ở đây (http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c151/n1726/Vai-suy-nghi-ve-van-de-trang-bi-tu-Han-Viet-cho-hoc-sinh-sinh-vien-trong-cac-truong-pho-thong-va-dai-hoc.html)