K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 6 2016

da dang cua thuc vat chu ban

 

18 tháng 7 2016

hi hi , quên nên mới hỏihiha

30 tháng 4 2016

1. “ĐDSH là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những Hệ sinh thái (HST) vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”

 

28 tháng 4 2016

Cái này trong sách giáo khoa có đây bạn

26 tháng 4 2016

1.Đa dạng sinh học làm cho môi trường sống của sinh vật và con người ổn định.

2.Cac biện pháp:

+Cấm săn bắn những loài thú quý hiếm.

+Cấm đốt rừng, phá rừng làm mất môi trường sống của  các loài động vật.

+Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.

+Bảo vệ môi trường trong sạch.

26 tháng 4 2016

ở giáo án điện tử có đó bnha

18 tháng 5 2018

Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam?
- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..

Liên hệ bản thân em có thể làm được gì trong việc bảo vệ thực vật ở địa phương?
- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.

16 tháng 4 2016

bẻ cành, chặt cây, phá rừng, ...

 

23 tháng 2 2016

Đa dạng sinh học làm cho môi trường sống của sinh vật và con người ổn định.

23 tháng 2 2016

Đa dạng sinh học (DDSH) là cơ sở của mọi sự sống để tạo dựng nên sự phồn vinh của loài người. Việt Nam cũng giống như các dân tộc trên hành tinh này, 54 cộng đồng các dân tộc anh em sống trên lãnh thổ Việt Nam qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước đã từng sớm biết lựa chọn, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có DDSH.

7 tháng 3 2017

Mỗi năm, hàng ngàn loài động vật hoang dã bị tuyệt chủng.
Những loài vật đã có thời từng lang thang khắp Trái Đất hàng đàn thì
nay đã vĩnh viễn biến khỏi hành tinh của chúng ta với một tốc độ
nhanh khủng khiếp. Các nhà khoa học ước tính rằng tốc độ tuyệt
chủng hiện thời cao hơn 1000 lần so với tốc độ bình thường chỉ bởi
một yếu tố. Điều gì đã gây ra tốc độ tuyệt chủng tăng nhanh đến thế?
Câu trả lời đơn giản nhưng đáng lo ngại là: con người.
Điều không ổn ở đây là gì?
Chúng ta đang tiêu thụ các tài nguyên thiên nhiên của Trái Đất
nhanh hơn so với mức có thể tái tạo được chúng. Chúng ta đang hủy
hoại môi trường sống của động vật, thức ăn, nước và không khí của
chúng, và tiêu diệt chính bản thân các loài vật, với một tốc độ không
thể chống lại. Càng nhiều tổ chim bị phát quang đi để xây những tòa
nhà chọc trời, nhiều con sông bị san lấp để làm bãi đỗ xe và nhiều đàn
voi bị tàn sát để làm đồ trang sức rẻ tiền, thì số lượng và tính đa dạng
của động vật càng bị giảm sút.
Ngoài việc tiêu thụ quá nhiều tài nguyên, một xu hướng đáng lo
ngại hơn đang đe dọa động vật hoang dã; đó là nạn buôn bán động
vật hoang dã bất hợp pháp. Nạn buôn lậu các loài động vật hoang dã
và các bộ phận cơ thể chúng trên thị trường chợ đen đang tăng lên.
Nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ một số
loài động vật trên cạn điển hình như voi, tê giác và hổ không chỉ đe
dọa những loài động vật đó mà còn đe dọa cả sự yên bình, sức khỏe
và sự thịnh vượng của cư dân sống gần chúng.
Tại sao chúng ta phải quan tâm
Khi toàn bộ một loài vật đi đến tuyệt chủng thì tổn thất gây ra
không chỉ dừng lại ở tổng số con vật bị mất đi. Mặc dù chúng ta có thể
coi thế giới động vật là tách biệt với chúng ta, nhưng cuộc sống của
chúng ta và cuộc sống của chúng lại liên kết chặt chẽ, gắn kết với
nhau bằng cả triệu sợi dây vô hình. Cây cối, động vật, con người và
- 3 -
môi trường cùng nhau cấu thành một cộng đồng sinh học – một hệ
sinh thái – mà trong đó mỗi bộ phận này đều phụ thuộc vào các bộ
phận kia để tồn tại. Khi một bộ phận của cộng đồng đó bị rơi vào tình
trạng mất cân bằng hoặc bị loại bỏ thì toàn bộ hệ sinh thái đó sẽ gánh
chịu hậu quả. Hơn nữa, việc buôn bán bất hợp pháp động vật hoang
dã còn làm suy giảm an ninh của người dân và các nguồn lợi thu được
từ việc kinh doanh hợp pháp.
Mọi người đều có thể giúp sức
Mặc dù con người là mối đe dọa lớn nhất của động vật hoang
dã, nhưng chúng ta cũng là niềm hy vọng duy nhất của chúng. Trên
khắp thế giới, các cá nhân và các nhóm nhỏ cũng như các tổ chức lớn,
các tập đoàn và các chính phủ đang góp phần vào việc đảm bảo một
tương lai an toàn hơn cho các loài động vật hoang dã của chúng ta và
cho cả chúng ta. Từ việc kiềm chế nhu cầu đối với các sản phẩm được
chế ra từ động vật hoang dã, việc xây dựng và thực thi luật lệ chống
lại nạn buôn bán bất hợp pháp, và tình nguyện đứng trong các tổ
chức bảo tồn động vật hoang dã giúp bảo vệ các loài đang có nguy cơ
tuyệt chủng, những người anh hùng trong lĩnh vực bảo vệ động vật
hoang dã đang chiến đấu với các mối đe dọa tới các động vật hoang
dã theo nhiều cách thức khác nhau.
Không có hành động bảo vệ động vật hoang dã nào là quá nhỏ
nhoi, mỗi hành động đều có ý nghĩa. Chúng ta không thể phục hồi
các loài đã mất, nhưng còn có nhiều loài nữa đang bên bờ vực tuyệt
diệt; chúng cần sự quan tâm và hành động tức thì của chúng ta. Đừng
tiếp tay cho vấn nạn này mà hãy giải quyết nó: Hãy quan tâm và bảo
vệ động vật hoang dã trên Trái Đất.

hay kinh luôn

 

6 tháng 4 2016

mk cx k biết câu này bạn học chương trình VNEN hả 

mk học chương trình đó

 

1 tháng 5 2016

đa dạng sinh học làm cho môi trường sống của sinh vật và con người ổn định

các loài mà em biết là: thực vật, tảo,nấm,nguyên sinh vật,côn trùng,động vật khác

rừng rậm nhiệt đới có đa dạng sinh học cao

 

26 tháng 4 2016

Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh nằm trên địa bàn 2 huyện Nam Giang và Phước Sơn, giáp biên giới nước Lào với diện tích vùng lõi trên 93.000ha và hơn 108.000ha vùng đệm. Nơi đây ngoài hệ thực vật phong phú còn có nhiều loài động vật đa dạng, quý hiếm với danh mục gồm 53 loài thú, hàng trăm loài chim, bò sát, loài lưỡng cư... Vì vậy, vấn đề nâng cao ý thức của người dân địa phương trong việc bảo vệ các loài động vật hoang dã cũng như công tác bảo vệ rừng nói chung là nhiệm vụ cấp bách.

Để tuyên truyền về bảo vệ động vật hoang dã, nhân viên của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh thường xuyên lồng ghép vào các buổi sinh hoạt cộng đồng làng. Đối với nhiều người dân tại xã Ta Bhing (Nam Giang), điều kiện sống, tập quán canh tác của người dân luôn gắn liền với rừng, vì vậy việc tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã có ý nghĩa đặc biệt trong bảo vệ sự đa dạng sinh học của khu bảo tồn. Cách truyền tải thông tin đơn giản, dễ hiểu; tuyên truyền trực quan bằng các pa nô, tranh ảnh giúp người dân dễ phân biệt và hiểu rõ hơn về hành vi xâm hại rừng, nhất là việc săn bắn các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao. Anh Bling Thạch (thôn Pà Xua, xã Ta Bhing) cho hay: “Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh thường xuyên gửi công văn và cắt cử cán bộ kiểm lâm xuống tận thôn, bản để tuyên truyền nâng cao nhận thức về Luật Quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ các động vật hoang dã quý hiếm trong rừng cũng như công tác phòng cháy chữa cháy. Nhờ đó bà con trong bản được nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ rừng tự nhiên, bảo vệ động vật hoang dã sống trong rừng”.

Ngoài việc tổ chức các buổi tuyên truyền định kỳ đến các thôn, xã nằm sát khu bảo tồn, cán bộ, nhân viên của Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh còn thường xuyên phân công lực lượng tham gia cùng người dân tuần tra, kiểm soát những diện tích rừng tự nhiên mà bà con nhận giao khoán bảo vệ. Trong đó, ngoài việc phát hiện, tháo dỡ bẫy động vật rừng, lực lượng kiểm lâm còn lồng ghép trang bị thêm cho người dân kỹ năng phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi săn bắt, vận chuyển động vật hoang dã. Ông Lê Đức Tuấn - Phó Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh nói: “Bên cạnh công tác phối hợp với các lực lượng chức năng tuần tra bảo vệ rừng, đơn vị chúng tôi đã tăng cường công tác tuyên truyền lưu động với khẩu hiệu “Hãy nói không với động vật hoang dã” ở tất cả thôn, bản trong lâm phận đơn vị quản lý. Những lần họp thôn, họp xã đơn vị thường lồng ghép đưa nội dung bảo vệ động vật hoang dã nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân. Từ đó, người dân cùng phối hợp chặt chẽ với khu bảo tồn bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã”.

1. Hiểu được hình thái, cấu tạo phù hợp với đời sống của lưỡng cư.2.Phân biệt được quá trình sinh sản và phát triển qua biến thái của ếch.3.Đặc điểm chung của bò sát.4.Mô tả được hoạt động của các hệ cơ quan của bò sát.5.Vai trò của bò sát.6.Trình bày được cấu tạo phù hợp với sự di chuyển trong không khí của chim.7.Phân tích đặc điểm cấu tạo của chim.8.Giải thích đặc...
Đọc tiếp

1. Hiểu được hình thái, cấu tạo phù hợp với đời sống của lưỡng cư.

2.Phân biệt được quá trình sinh sản và phát triển qua biến thái của ếch.

3.Đặc điểm chung của bò sát.

4.Mô tả được hoạt động của các hệ cơ quan của bò sát.

5.Vai trò của bò sát.

6.Trình bày được cấu tạo phù hợp với sự di chuyển trong không khí của chim.

7.Phân tích đặc điểm cấu tạo của chim.

8.Giải thích đặc điểm cấu tạo của chim phù hợp với chức năng bay lượn.

10.Phân biệt các bộ của lớp thú.

11.Phân biệt các hình thức sinh sản ở thú.

12.Chứng minh được thú là lớp động vật tiến hóa nhất.

13.Giải thích các hình thức sinh sản của thú.

14.Giải thích sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính.

15.Nêu được khái niệm về đa dạng sinh học.?Ý nghĩa của bảo vệ đa dạng sinh học.?

16.Nêu được khái niệm về đấu tranh sinh học và các biện pháp đấu tranh sinh học.

17.Vai trò của động vật trong đời sống của con người.

18.Nhận thức được vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học đặc biệt là các động vật quý hiếm.

 P/s: Giúp mình nha! Được thì giải ngay và hết giùm mình trong hôm nay luôn nha! ^^ Cám ơn nhiều! <3

8
22 tháng 4 2016

Câu 8 

- Thân hình thoi-->giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước biến thành cánh-->quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau-->giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng-->làm cho cánh chim khi dang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp-->giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng-->làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài khớp đầu với thân-->phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

22 tháng 4 2016

Câu 1 

* Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:

- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước-->giảm sức cản của nước khi bơi.

- Da trần phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí -->giúp hô hấp trong nước.

- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón--.tạo thành chân bơi để đẩy nước.

- Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở) -->khi bơi vừa thở, vừa quan sát.

* Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:

- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ -->bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn.

- Da trần phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí -->giúp hô hấp

- Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt -->thuận lợi cho việc di chuyển.

20 tháng 2 2019

Các hoạt đông nhằm phát triển bền vững hệ sinh thái là (1) (2) (4)

Đáp án B