K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2018

Ý nghĩa truyện[sửa | sửa mã nguồn]

Như những câu truyện cổ tích khác, nhưng lời nhắn gửi về đạo đức có thể tìm thấy trong Cô bé quàng khăn đỏ. Tuy nhiên, cũng có nhiều nhận định khác xoay quanh câu chuyện. Erich Fromm đã phân tích bản truyện của Anh em nhà Grimm. Ông nhìn nhận hình ảnh khăn đỏ là biểu tượng cho kinh nguyệt của nữ giới. Cô bé quàng khăn đỏ được cứu bởi một bác thợ săn, bản thân cô không hề làm được gì trong câu chuyện mà chỉ chờ sự giúp đỡ của người khác. Vì lý do nay, nhiều người, đặc biệt là phụ nữ rất phản đối câu chuyện vì cho rằng nó hạ thấp nữ giới.

Nhiều người khác cho rằng khăn đỏ là biểu tượng của mặt trời bị che khuất bởi bóng đêm đáng sợ (tức con sói). Khi cô bé được cứu ra, đó là hình ảnh của buổi bình minh. Đó là ý kiến dựa theo con sói Skoll (hay Fenrir) kẻ sẽ nuốt mất mặt trời vào Ragnarök. Theo các cách hiểu khác, truyện có thể là về mùa xuân, tháng năm, hoặc sự thoát khỏi mùa đông. Câu chuyện cũng có thể miêu tả lễ hội May Queen hình ảnh mùa xuân đến và hoa được thay thế bằng tấm khăn đỏ.

14 tháng 2 2019

Tôi là cô bé quàng khăn đỏ!Hằng ngày tôi vẫn vui chơi thoải mái cho đến một ngày,mẹ tôi bảo tôi đi đem .... cho bà vì bà bị ốm!Tôi nghe lời mẹ lập tức phóng nhanh như the flash đến nhà bà!Nhưng ai ngờ trên đường đi tôi gặp một con sói,nó hỏi tôi với một giọng nói thân thiết:

Cháu bé cháu đi đâu thế?Tôi đáp nhẹ nhàng:

Cháu đi thăm bà và mang đồ ăn cho bà cháu đang bị ốm!

Bỗng nhiên ánh mắt của con sói khác lạ thường!Trông có vẻ như nó định làm điều gì đó xấu xa!

Rồi nó lại hỏi tiếp nhưng lần này giọng nói của nó khác hẳn ban nãy giọng nói rất đáng sợ:

Thế nhà bà cháu ở đâu?

(Mình mỏi tay quá) Chúc bạn học tốt nha!

14 tháng 2 2019

Ngày xửa, ngày xưa, tôi thường hay quàng chiếc khăn màu đỏ, vì vậy, mọi người gọi tôi là cô bé quàng khăn đỏ. Một hôm, mẹ tôi bảo cô mang bánh sang biếu bà ngoại. Trước khi đi, mẹ tôi dặn:

– Con đi thì đi đường thẳng, đừng đi đường vòng qua rừng mà chó sói ăn thịt con đấy. Trên đường đi,tôi thấy đường vòng qua rừng có nhiều hoa, nhiều bướm, không nghe lời mẹ dặn, tôi tung tăng đi theo đường đó. Đi được một quãng thì gặp Sóc, Sóc nhắc:

– Cô bé quàng khăn đỏ ơi, lúc nãy tôi nghe mẹ cô dặn đi đường thẳng, đừng đi đường vòng cơ mà. Sao cô lại đi đường này?

Tôi không trả lời Sóc. Tôi cứ đi theo đường vòng qua rừng. Vừa đi, tôi vừa hái hoa, bắt bướm. Vào đến cửa rừng thì tôi gặp chó sói. Con chó sói rất to đến trước mặt tôi. Nó cất giọng ồm ồm hỏi:

– Này, cô bé đi đâu thế?

Nghe chó sói hỏi, tôi sợ lắm, nhưng cũng đành bạo dạn trả lời:

– Tôi đi sang nhà bà ngoại tôi.

Nghe cô bé nói đi sang bà ngoại, chó sói nghĩ bụng: À, thì ra nó lại còn có bà ngoại nữa, thế thì mình phải ăn thịt cả hai bà cháu. Nghĩ vậy nên chó sói lại hỏi:

– Nhà bà ngoại cô ở đâu?

– Ở bên kia khu rừng. Cái nhà có ống khói đấy, cứ đẩy cửa là vào được ngay.

Nghe xong, chó sói bỏ tôi ở đấy rồi chạy một mạch đến nhà bà ngoại cô bé. Nó đẩy cửa vào vồ lấy bà cụ rồi nuốt chửng ngay vào bụng. Xong xuôi, nó lên giường nằm đắp chăn giả là bà ngoại ốm.

Lúc tôi đến, cô thấy chó sói đắp chăn nằm trên giường, tôi tưởng “bà ngoại” bị ốm thật, tôi hỏi:

– Bà ơi! Bà ốm đã lâu chưa?

Sói không đáp giả vờ rên hừ… hừ…

– Bà ơi, mẹ cháu bảo mang bánh sang biếu bà.

– Thế à, thế thì bà cám ơn cháu và mẹ cháu. Cháu ngoan quá. Cháu lại đây với bà.

Tôi chạy ngay đến cạnh giường, nhưng tôingạc nhiên lùi lại hỏi;

– Bà ơi! Sao hôm nay tai bà dài thế?

– Tai bà dài để bà nghe cháu nói được rõ hơn. Chó sói đáp

– Thế còn mắt bà, sao hôm nay mắt bà to thế?

– Mắt bà to để bà nhìn cháu được rõ hơn.

Chưa tin, tôi đỏ lại hỏi:

– Thế còn mồm bà, sao hôm nay mồm bà to thế?

– Mồm bà to để bà ăn thịt cháu đấy.

Sói nói xong liền nhảy ra khỏi giường, nuốt chửng tôiđáng thương.

Sói đã no nê lại nằm xuống giường ngủ ngáy o o. May sao, lúc đó bác thợ săn đi ngang thấy thế. Bác giơ súng lên định bắn. Nhưng bác chợt nghĩ ra là chắc sói đã ăn thịt bà lão, và tuy vậy vẫn còn có cơ cứu bà. Bác nghĩ không nên bắn mà nên lấy kéo rạch bụng con sói đang ngủ ra. Vừa rạch được vài mũi thì thấy chiếc khăn quàng đỏ chóe, rạch được vài mũi nữa thì cô bé nhảy ra kêu:

– Trời ơi! tôi sợ quá! Trong bụng sói, tối đen như mực. Bà lão cũng còn sống chui ra, thở hổn hển. Khăn đỏ vội đi nhặt đá to nhét đầy bụng sói. Sói tỉnh giấc muốn nhảy lên, nhưng đá nặng quá, nó ngã khuỵu xuống, lăn ra chết.

Từ dạo ấy, tôihông bao giờ dám làm sai lời mẹ dặn.

  •  
6 tháng 5 2020

- Không đc cả tin người lạ

- Phải nghe lời bố mẹ

Đấy mk suy đc hai điều thui!:))

6 tháng 5 2020

Cô bé quàng khăn đỏ là một câu truyện cổ tích hầu hết tất cả các em nhỏ đều có ít nhất một lần được nghe. Qua đó bài học lớn nhất dành cho các em chính là phải biết vâng lời bố mẹ, đi đến nơi không la cà dọc đường. Đặc biệt không nên tiếp xúc với bất kỳ người lạ nào để đảm bảo an toàn cho chính mình. Việc cô bé trong truyện gặp phải chó sói và để chó sói ăn thịt của bà là một ví dụ điển hình cho những em nhỏ không biết vâng lời bố mẹ. Trường hợp không may các em gặp phải kẻ xấu cần phải tìm những người lớn xung quanh để giúp đỡ.
 HỌC TỐT

14 tháng 4 2022

Giúp mình

14 tháng 4 2022

NO NO NO NO

27 tháng 1 2019

 a)Sói mò đến nhà bà cô bé trùm khăn đỏ vì cô bé chỉ nhà bà cho Sói.

b)Cô đã phải ân hận do thiếu cảnh giác 

c)Hai bà cháu cô bé trùm khăn đỏ thoát chết nhờ bác thợ săn cứu giúp .

d)Vì bác đă cứu mạng cho hai bà cháu nên cô bé cảm ơn bác thợ săn rất nhiều. 

10 tháng 5 2021

không cí bà tiên nha

không có 

không có

10 tháng 5 2021

trong câu truyện cô bé quàng khăn đỏ bà tiên ko xuất hiện nha bạn

2 tháng 5 2018

Người mẹ hiền ở sách Tiếng việt lớp 2 chứ

2 tháng 5 2018

Cô giáo vừa yêu thương vừa nghiêm khắc với học sinh như những đứa con.Cô giáo là mẹ hiền ở trường.

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm). Đọc bài văn sau: Cho và nhận    Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.    Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ...
Đọc tiếp

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm).

Đọc bài văn sau:

Cho và nhận

   Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

   Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.

    Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.

   Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

   Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.

    Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra.

Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? (0,5 điểm)

a. Vì bạn ấy bị đau mắt
b. Vì bạn ấy không có tiền
c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt
d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.

Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? (0,5 điểm)

a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm.
b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.
c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.
d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô .

Câu 3: Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? (0,5 điểm)

- Em không thể nhận được ! Em không có tiền trả đâu thưa cô!

a. Đánh dấu những ý liệt kê.
b. Đánh dấu bộ phận giải thích.
c. Đánh dấu những từ đứng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật.
d. Báo hiệu đó là các ý đối thoại trong đoạn văn.

Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? (0,5 điểm)

a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh.
b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.
c. Cô là người luôn sống vì người khác.
d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Qua câu chuyện trên em học được điều gì ở các nhân vật? (1 điểm)

Câu 7: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.” (0,5 điểm)

a. đơn giản
b. đơn điệu
c. đơn sơ
d. đơn thuần

Câu 8: Câu nào sau đây là câu ghép. (0,5 điểm)

a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.
d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác.

Câu 9: Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: (1 điểm)

Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.

Câu 10: Điền cặp từ hô ứng vào các chỗ trống cho thích hợp và viết lại câu văn đó ? (1 điểm)

Tôi … cầm sách để đọc, cô giáo… nhận ra là mắt tôi không bình thường.

625
15 tháng 5 2021

ko co ranh nha

15 tháng 5 2021

1.D

12 tháng 2 2018

Ngày 6-7-1885, một chú bé chín tuổi là Gio-dep bị chó dại cắn đã hai ngày, được mẹ đưa từ vùng quê xa xôi đến thủ đô Pa-ri nhờ Lu-i Pa-xto cứu chữa.

TB:

Cuộc sống của Gio-dep chỉ được tính bằng ngày. Em sẽ chết như tất cả những người bị chó dại cắn xưa nay.

Nhìn vẻ đau đớn của em bé và đôi mắt muốn khóc của người mẹ, lòng Pa-xto se lại. Ông nghĩ đến cái chết của em bé.

Pa-xto luôn suy nghĩ phải làm cách gì để cứu em bé.

– Vắc-xin chữa bệnh dại Pa-xto chế ra đã thí nghiệm có kết quả trên loài vật, nhưng chưa lần nào được thí nghiệm trên cơ thể con người.

Pa-xto muốn cứu em bé nhưng lại không muốn lấy em bé làm vật thí nghiệm cho Vắc-xin của mình.

Hôm sau, Pa-xto quyết định tiêm vắc-xin cho em bé. Ban đầu là liều nhẹ, sau đó nặng dần.

Mũi tiêm thứ mười có tính chất quyết định. Cuối cùng, ông quyết định phải tiêm mũi cuối cùng.

Pa-xto chăm chú theo dõi người ta tiêm cho em bé mũi vắc-xin cuối cùng, tự tay dắt em lên giường, an ủi em.

Thêm bảy ngày chờ đợi dài dằng dẵng, từng phút li sợ một cơn dại ghê gớm bất thần xảy ra.

Qua ngày thứ bảy, em bé vẫn khỏe mạnh, bình yên. Tai họa đã qua.

Sau thành công vang dội đó, người ta đã liên tiếp gửi đến phòng thí nghiệm của Lu-i Pa-xto những người bị chó dại cắn để ông cứu chữa.

Phòng thí nghiệm của ông trở thành viện Pa-xto chống dại đầu tiên trên thế giới.

KB:

Câu chuyện ca ngợi tài năng và tấm lòng nhân hậu yêu thương con người của bác sĩ Pa-xto, một nhà khoa học tài năng của thế giới.

12 tháng 2 2018

Cảm ơn