K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 5 2022

 tham khảo***Trong cuộc đời, mỗi người đều đã từng làm được một việc tốt. Điều đó có thể khiến chúng ta cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Bản thân tôi cũng đã từng làm được rất nhiều việc tốt.

Tôi vẫn còn nhớ hôm đó là chủ nhật. Khi ấy, tôi cùng các bạn trong xóm rủ nhau đi đá bóng. Chúng tôi vừa đi vừa trò chuyện rất vui vẻ và sôi nổi về trận đấu sắp tới. Cả nhóm đều hy vọng có thể giành chiến thắng trước đội bóng của xóm Đông - một đội bóng rất mạnh trong làng. Cả đội đang rất quyết tâm.

Nhưng khi cả nhóm đang đi gần đến sân bóng, tôi chợt nhìn sang phía bên kia đường có một cụ bà đang sách một túi đồ rất nặng. Bỗng nhiên có một đám thanh niên bốn năm người đi ngang qua, xô vào người bà cụ khiến bà đánh rơi túi đồ. Chiếc túi rơi xuống đất, những quả cam ở trong túi lăn ra xa. Chắc có lẽ bà cụ vừa đi chợ về. Đám thanh niên nọ thấy vậy nhưng vẫn không quay lại xin lỗi và nhặt đồ lên giúp bà cụ. Họ chỉ quay lại nhìn rồi mỉm cười rồi lại nhanh chóng bước đi.

 

Những người đi dưới đường cũng không ai chịu dừng xe lại giúp đỡ bà cụ. Tôi thấy thế liền chạy tới giúp bà nhặt những quả cam còn đang rơi, xếp cẩn thận vào chiếc túi rồi đưa lại cho bà cụ.

Bà cụ mỉm cười rồi nói với tôi:

- Bà cảm ơn cháu nhiều lắm! Cháu quả là một đứa trẻ ngoan ngoãn!

Tôi liền nhanh nhảu hỏi bà cụ:

- Không có gì đâu ạ… Bà ơi, bà đi đâu để cháu đưa bà đi ạ?

Bà cụ trả lời:

- Nhà bà ở bên đường, gần ngay sân bóng kia kìa.

Tôi đang trò chuyện với bà cụ thì thấy cả nhóm bạn của mình chạy lại. Nghe thấy bà cụ trả lời, cả nhóm đồng thanh đáp.

- Vậy ạ? Vậy để chúng cháu đưa bà qua đường ạ!

Tất cả cùng nhau mỉm cười hớn hở. Cả nhóm cùng dắt bà cụ qua đường một cách thật cẩn thận. Trên đường đi, bà cụ còn hỏi han chúng tôi rằng đang đi đâu. Tôi đã đại diện cả nhóm kể lại cho bà về cuộc thi đấu sắp tới. Bà nói rằng những đứa trẻ tốt bụng như chúng tôi chắc chắn sẽ giành được chiến thắng. Chúng tôi càng thêm tự tin hơn về kết quả cuối cả đội.

Sau khi đưa bà về đến nhà, cả nhóm nhanh chóng vào sân bóng. Cũng may vẫn còn thời gian để chuẩn bị trước trận đấu. Trận đấu diễn ra vô cùng căng thẳng. Cuối cùng chúng tôi đã giành chiến thắng với tỉ số 2 - 1. Bàn thắng ấn định chiến thắng do chính tôi ghi công.

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng…” - đó là những lời trong bài hát “Để gió cuốn đi”. Lời ca gửi gắm ý nghĩa về tấm lòng biết sẻ chia trong cuộc sống. Khi làm được việc tốt, chúng ta sẽ nhận lại nhiều thứ quý giá.

13 tháng 5 2022

Tham khảo

 

Thời gian vừa qua, miền Trung nước ta đã phải hứng chịu một trận lũ lịch sử, khiến cho người dân khốn đốn. Gây nhiều thiệt hại nặng nề. Đúng lúc này, truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta lại được phát huy mạnh mẽ. Và em cũng đã góp một phần sức nhỏ của mình vào đó.

Suốt mấy ngày nay, trên các kênh tivi, báo đài là những hình ảnh, những lời kêu cứu của người dân miền Trung tội nghiệp. Đối mặt với sự nổi giận của mẹ thiên nhiên, con người trở nên quá nhỏ bé. Nhưng sự kiên cường đã giúp họ chịu đựng, vượt qua trận lũ. Tuy nhiên, sau khi cơn lũ đi qua, thì điều gì còn ở lại? Đó là những trang sách vở, dụng cụ học tập nhuốm đầy bùn đất, những bộ trang phục rách, bẩn hết cả, những gia cụ, ngôi nhà, xe cộ hư hỏng nặng… Những người dân như rơi vào tay trắng, biết bao học sinh nghẹn ngào khi chẳng có sách vở, áo quần sạch sẽ để đến trường. Trước tình hình đó, người người nhà nhà chung tay góp sức ủng hộ miền Trung. Người có sức góp sức, người có của góp của. Nhìn thấy những hành động ấy, trong em bừng lên một cảm giác lạ lùng.

Tối hôm đó, em trở về nhà xin phép mẹ lấy những bộ trang phục không mặc nữa nhưng còn mới để tặng các bạn. Được mẹ đồng ý, em vui lắm, vội lấy áo quần ra giặt lại sạch sẽ, gấp gọn gàng để chuẩn bị gửi vào miền Trung. Xong xuôi, em vào tủ sách, lấy ra những cuốn sách của các năm học trước đóng vào hộp để gửi cùng. Suốt tối hôm đó, em mong sao cho ngày mai đến thật nhanh để được đem quà đến cho các bạn ở miền Trung. Nằm mãi không ngủ được, thế là em lại nghĩ vẩn vơ. Em nhớ đến hình ảnh những bản nhỏ tội nghiệp không có đồ ăn trong nhiều ngày, áo quần, sách vở trôi hết theo dòng nước lũ. Thế là em liền bật dậy, tìm chú heo mà mình đã nuôi suốt hai năm nay. Số tiền đó, được em dành dụm để mua đàn guitar. Tuy rất tiếc, nhưng nghĩ đến nó sẽ có thể giúp cho các bạn học sinh ở vùng lũ thì em lại quyết tâm hơn. Đập vỡ heo, em ngồi vuốt phẳng từng tờ tiền lại, cất gọn gàng vào phong bì. Làm xong tất cả, em trở về giường trong niềm hạnh phúc.

Em biết, hành động của mình không quá lớn lao. Nhưng em vẫn vô cùng hạnh phúc và vui sướng khi góp chút sức mình giúp đỡ đồng bào trong khó khăn. Em sẽ cố gắng học tập hơn nữa, để tương lai, có thể giúp đỡ nhiều người hơn bằng chính sức của mình.

16 tháng 11 2017

Nhát gan là một tật mà không ít người mắc phải và tôi cũng không phải là một ngoại lệ. Những câu chuyện ma của bọn bạn lúc nào cũng làm tôi sợ run. Nhưng vì xấu hổ nên tôi không bao giờ nói ra. Cho đến một ngày ….

Tối hôm đó, trăng sáng rất đẹp, gió thổi hiu hiu. Trong khu tập thể, các bà, các cô thong thả đi dạo và trò chuyện. Tôi và các bạn đang túm tụm chơi với nhau thì bỗng Lan đưa ra một ý kiến: “Hay là chúng mình thử đi vào ngôi nhà hoang ở cuối ngõ đi!”. Cả nhóm reo ầm lên hưởng ứng. Riêng tôi cảm thấy hơi rờn rợn. Nghe đâu, ngôi nhà ấy có nhiều ma, lại còn nằm ở cuối ngỏ, ánh đèn đường không rọi tới. Nhưng tôi chưa kịp phản đối thì các bạn đã lôi tôi đến cuối ngõ.

Vào đến khoảng sân trước ngôi nhà, sự hớn hở của cả nhóm biến mất. Nhưng vì các bạn tin tôi là đứa dũng cảm nhất nên đẩy tôi lên trước rồi bám chặt lấy tôi. Đến trước cửa nhà, tôi đã nghe răng mình va vào nhau lập cập. Rồi bỗng nhiên, từ trong nhà phát ra tiếng lục cục, đèn bật sáng. Tôi và lũ bạn đứng như chôn chân xuống đất. Phải đến mấy giây sau, cả lũ cùng rú lên rất to rồi ba chân bốn cẳng đua nhau chạy mất.

Về đến nhà, tôi vừa thở hổn hển vừa kể cho bố mẹ nghe về con ma. Thật là một phen hú vía! Nghe xong, bố tôi bật cười, mẹ tôi cũng chẳng nhịn được cười và giễu vui tôi:

- Làm gì có ma ở đó! Đấy là chú Thanh. Chú ấy vừa mua lại ngôi nhà ấy và chuẩn bị cho sửa chữa. Chú ấy ngủ lại để trong vật liệu xây dựng đấy mà!

Mặt tôi nóng bừng lên. Hóa ra là vậy! Tôi bèn chạy đi kể cho các bạn. Nghe xong, tôi còn bị cả bọn cười thối mũi vì lúc đó tôi là đứa hét to nhất và chạy cũng nhanh nhất nữa chứ!

Chuyện xảy ra đã lâu, giờ đây tôi không còn nhát gan và sợ ma nữa nhưng tôi không thể quên được câu chuyện đó. Tuy vật, tôi cũng không kể lại với đám bạn bè mới vì sợ các bạn lại trêu tôi là “thỏ đế”.

16 tháng 11 2017

Một lần, mẹ sai em đem một gói quà sang nhà bác Hà ở đầu ngõ. Nhà em ở cuối ngõ, lại ngại đi bộ nên em dắt xe đạp ra. Sau khi trao tận tay bác gói quà, em vui vẻ chào bác rồi ra về. Đường hơi tối, lại không có đèn nên em rất sợ. Xung quanh các bụi rậm mọc nhiều, ve kêu ra rả làm em sợ hơn. Bỗng một cái bóng trắng vụt ra một bụi cây và bám theo xe em. Em hơi chao đảo tay lái, suýt ngã. Em càng cố đạp nhanh, cái bóng trắng ấy lại càng đuổi theo rất sát. Mồ hôi túa ra ướt hết áo.

Em phải mất mười lăm phút mới về tới nơi, vì đường hơi xa và cũng vì sợ nữa. Em xuống xem. Tự nhiên, cái bóng trắng không thấy đâu nữa. Em chỉ thấy con Mi lu nhà bác Liên bên cạnh vẫy đuôi mừng rỡ đằng sau xe.

Em chợt hiểu ra: Con Mi lu đi chơi, thấy em phóng xe qua, nó liền bám theo để về nhà. Lông nó trắng, lại thêm bóng đen của cây cối nên em tưởng nhầm là ma. Em mắng yêu:


- Mi lu! Mày làm tao sợ hết cả hồn. Từ sau, đừng có đi chơi vào buổi tối nữa nhé!
 

- Con cún nhỏ dụi đầu vào chân em rồi chạy về nhà. Sau lần ấy, em bị cả nhà cười vì tính nhát gan. Tuy bây giờ em không còn nhút nhát nữa, nhưng biệt danh Thỏ đế vẫn còn mãi với em.

3 tháng 4 2020

Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình. Truyện đã miêu tat tinh tế tâm lí nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất

Chúc bạn học tốt!!!

Trả lời : Cả lớp đang say sưa, chăm chú nghe cô giảng bài thì một tiếng trống giòn giã vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã đến.Chúng em gấp sách vở rồi vội vàng ào ra sân trường trong niềm vui và háo hức. Ai cũng mong chờ giờ ra chơi đến để có thể giải tỏa những căng thẳng sau một giờ học kéo dài. 

Học sinh từ các lớp ùa ra như đàn ong vỡ tổ. Sân trường đang yên ắng bỗng chốc được lấp đầy bởi tiếng cười nói vui vẻ làm không khí nhộn nhịp hẳn lên. Bầu trời trong xanh vời vợi, vài chú chim đang chuyền cành bỗng ngừng hót để xem chúng em chơi đùa. Sân trường chìm trong cái nắng vàng ngọt như rót mật, vài cơn gió mát thoảng qua làm mái tóc ai tung bay phơi phới. Trên sân trường diễn ra rất nhiều các trò chơi bổ ích phù hợp với lứa tuổi học sinh. Dưới gốc bàng râm mát, một nhóm bạn đang chơi trò bịt mắt bắt dê. Cảnh tượng trông hết sức thú vị khi các bạn cứ đi đi lại lại vòng quang gốc cây. Bạn bị bịt mắt đưa tay dò dẫm khắp nơi, những chú dê khác thì nín thở đứng yên một, thi thoảng vang lên một tiếng cười khúc khích.

Ở bãi cỏ xanh rộng là một tốp bạn nam đang chơi trò đá bóng. Các cầu thủ trên sân đều rất hăng say, nhiệt tình, mồ hôi đã thấm ướt lưng áo nhưng tinh thần của các bạn thì không hề giảm sút, ngược lại càng say mê hơn. Những cổ động viên xung quanh thì hò hét khản giọng để cổ vũ cho đội mình yêu thích, mỗi lần quả bóng được sút vào lưới là một loạt các tiếng: “Vào rồi” reo lên đầy phấn khích. Ở góc khác, một số bạn nữ đang chơi chuyền, bàn tay của các bạn phải thật nhịp nhàng và khéo léo để nhặt que chuyền thật nhanh mà quả bóng không bị rơi xuống đất. Trông các bạn như những nghệ sĩ xiếc điêu luyện vậy.

Dưới bồn cây là mấy bạn đang ngồi tết tóc cho nhau. Bác phượng già đứng trầm ngâm dang rộng cánh tay che bóng mát để các bạn chơi đùa. Ở giữa sân trường, hai bạn nam chơi đá cầu đang thu hút rất nhiều sự chú ý của người xung quanh. Quả cầu lông vũ màu trắng bay qua bay lại thoăn thoắt, nhịp nhàng từ chân bạn này sang chân bạn kia. Mỗi lần quả cầu bay lên, mọi người lại nín thở, ngước mắt nhìn theo để xem bạn đối diện có đỡ được không. Trong sự ngỡ ngàng của người đứng xem, quả cầu vẫn không bị rơi xuống dù một thời gian khá lâu đã trôi qua. Ai cũng ngưỡng mộ sự dẻo dai, khéo léo cùng kĩ thuật đá cầu điêu luyện của các bạn, quả là những chân đá cừ khôi, những nghệ sĩ tung hứng thật xuất sắc.

Ở ghế đá, mấy bạn nhàn nhã hơn đang ngồi đọc sách hoặc say sưa thảo luận về một bài toán khó, thỉnh thoảng các bạn lại cười rộ lên vì phát hiện ra điều gì đó thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi thật phong phú, đa dạng, ai cũng tham gia vào trò chơi một cách đầy hăng hái, say mê.

Tiếng trống lại vang lên một lần nữa. Mọi cuộc vui đành kết thúc trong niềm tiếc nuối. Giờ ra chơi tuy ngắn ngủi nhưng thật có ý nghĩa, nó là một cơn gió mát giúp chúng em thổi bay những mệt mỏi và tiếp thêm năng lượng để bắt đầu những giờ học bổ ích tiếp theo. Học sinh đã vào lớp hết, quang cảnh sân trường lại trở về vắng lặng như cũ, chỉ còn bác phượng già đứng lặng im như người bảo vệ cho sân trường.

Hok_Tốt

#Thiên_Hy

12 tháng 5 2019

Bài làm 1

Thời học sinh đáng nhớ nhất có lẽ là những trò chơi đầy tinh nghịch. Những giây phút ra chơi sau giờ học đầy căng thẳng là liều thuốc bổ cho tinh thần giúp học sinh chúng em cảm thấy thoải mái và phấn chấn hơn. Cứ mỗi khi bác trống vang lên những tiếng kêu giòn giã, chúng em lại háo hức chạy thật nhanh ra sân trường để hòa mình vào những trò chơi thật thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi lúc nào cũng để lại trong tâm trí em những ấn tượng thật đặc biệt. 

Từ các cánh cửa, học sinh ùa ra sân trường như những chú chim non, sân trường bỗng chốc ngập tràn tiếng nói cười và rực rỡ màu sắc bởi màu áo của các bạn. Ông mặt trời trên cao có lẽ cũng bị giật mình bởi tiếng nô đùa, vén màn mây nhìn xuống nhân gian. Cả sân trường nhuộm trong cái nắng vàng rực rỡ. Trên cao, lá quốc kì đang tung bay đầy kiêu hãnh trong gió. Bác phượng già vẫn đứng lặng lẽ ở sân trường, tỏa bóng râm mát để cho chúng em chơi đùa. Sân trường chả mấy chốc đã tràn ngập những trò chơi bổ ích. Đi đến đâu, ta cũng bắt gặp những nhóm học sinh đang tụm năm tụm bảy, chuẩn bị bắt đầu một trò chơi nào đó.

Ở giữa sân trường, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Sợi dây thừng được bện hết sức chắc chắn, hai bên là hai bạn đang cầm hai đầu sợi dây, quăng lên quăng xuống hết sức nhịp nhàng. Còn hai bạn nhảy chính thì đôi chân nhanh thoăn thoắt. Mặt các bạn hớn hở, lưng áo đã ướt đẫm mồ hôi nhưng xem ra chẳng có vẻ gì là mệt. Thỉnh thoảng vài cơn gió mát thổi qua lau khô những giọt mồ hôi trên lưng áo. Những người đứng xem xung quanh đã rất nóng lòng, chuẩn bị sẵn sàng để cùng vào nhảy, đôi mắt dõi theo sợi dây một cách chăm chú. 

Ở một góc khác, các bạn nam đang quan tâm đến trò kéo co. Mỗi đội gồm có 5 người, ai cũng cố gắng kéo thật mạnh, thật khỏe để chiếc khăn quàng đỏ ở giữa nghiêng về phía đội mình. Trận đấu diễn ra hết sức căng thẳng, không đội nào chịu nhường đội nào, các cổ động viên xung quanh hò hét ầm ĩ: “Cố lên! Cố lên”. Được cổ vũ nhiệt tình, những người tham gia như được tiếp thêm sức mạnh, đồng tâm, đồng lòng dốc sức để đem chiến về cho đội mình. Các bạn khác thì đang nắm tay thành vòng tròn để chơi trò mèo đuổi chuột. Người chơi cùng nhau hát bài hát quen thuộc, chú mèo và chú chuột vờn đuổi nhau thật hấp dẫn, chuột chạy trước thì mèo đã ở ngay sau.

Một số bạn thì chọn cho mình một góc yên tĩnh ngồi nói chuyện, đọc sách hay thảo luận sôi nổi về một bài toán khó dưới gốc cây phượng già với những chùm hoa rực rỡ như ánh nắng mùa hạ ấm áp. Mặt các bạn lúc thì đăm chiêu, lúc lại giãn ra và nở nụ cười thật tươi khi khám phá được điều gì thú vị. Vài bạn khác đi với nhau theo từng nhóm, thong thả tản bộ trong khuôn viên trường, ngắm nhìn những đóa hoa đang thi nhau khoe sắc, lắng nghe tiếng hót líu lo của những chú chim đang chuyền cành trên cao. Ba tiếng trống lại vang lên, học sinh lần lượt vào lớp để chuẩn bị cho những tiết học tiếp theo dù vẫn còn lưu luyến. Sân trường một lần nữa lại chìm trong cái vẻ yên ắng, có lẽ cũng nhớ lắm tiếng cười giòn giã của đám học sinh tinh nghịch.

Quang cảnh sân trường giờ ra chơi thật đông vui và nhộn nhịp. Khung cảnh ấy cùng những trò chơi lí thú đã trở thành một kỉ niệm đẹp khó phai trong thời học sinh của em.

Bài làm 2

Tùng, tùng, tùng..., một hồi trống ngắn vang lên báo hiệu đã đến giờ ra chơi sau tiết hai. Từ các cửa lớp, học sinh ùa ra như ong vỡ tổ. Sân trường đang vắng vẻ, lặng lẽ, phút chốc đã rộn rã tiếng nói tiếng cười của mấy trăm học sinh đang tung tăng chạy nhảy.

Một hồi trống dài thôi thúc, báo hiệu tiết mục thể dục giữa giờ bắt đầu. Chúng em nhanh nhẹn xếp thành hàng đúng theo vị trí quen thuộc, mỗi người cách nhau một sải tay. Theo tiếng trống, từng động tác được thực hiện nhịp nhàng đều đặn. Những cánh tay mềm mại quay trái, quay phải. Bao gương mặt hồn nhiên tươi rói dưới ánh nắng mai.

"Khoẻ, khoẻ! ". Tiếng hô đồng thanh vang động cả sân trường làm cho mấy chú chim sâu, chim sẻ sợ hãi bay vút lên cao.

Tiếp sau đó là giờ chơi của chúng em. Mỗi nhóm tìm đến một góc sân để chơi những trò quen thuộc như: nhảy dây, đuổi bắt, kéo co... Dưới gốc cây bàng già, bốn bạn nữ Thu, Ngọc, Lan, Hương đang chụm đầu vào nhau, không biết kể chuyện gì mà cùng cười rúc rích. Cách đó không xa, tốp nam lớp 6C đá cầu. Trái cầu làm bằng những vòng cao su tròn nhiều màu, ở giữa cắm mấy chiếc lông ngỗng trắng, vun vút bay đi bay lại. Tiếng bàn tán nổi lên, xen lẫn tiếng cười nói thật là vui nhộn, ổn ào nhất là đám kéo co. Mỗi bên có tới hàng chục người, người này ôm ngang lưng người khác. Đứng đầu hai bên là Nam và Đức, hai bạn đều to khoẻ ngang nhau. Sau tiếng hô dõng dạc của trọng tài Hoàng, hai bên cong lưng, xoãi chân, bậm môi, ra sức kéo. Một hồi lâu vẫn chưa phân thắng bại. Bất chợt, Nam buông tay làm cho các bạn té ngửa, nằm chồng lên nhau ngổn ngang dưới đất. Những tràng vỗ tay, reo hò vang động.

Giờ chơi trôi qua nhanh chóng. Tiếng trống báo giờ vào học đã điểm. Chúng em nhanh chống trở về lớp, gương mặt ai nấy đều toát lên vẻ vui tươi, rạng rỡ thật đáng yêu. Thời gian ra chơi tuy ngắn nhưng đã đem lại cho chúng em sự thoải mái về mặt thể chất và tinh thần để chúng em tiếp tục học tập được tốt hơn

Bài làm 3

Cô giáo vừa chấm dứt câu nói cuối cùng của tiết dạy thì vừa vặn tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên rộn rã. Chúng em vui vẻ cất sách vở vào ngăn bàn, đứng dậy chào cô rồi reo mừng chạy ùa ra ngoài hàng hiên.

Sân trường vắng vẻ và rộng rãi đột nhiên trở nên chật chội và nhộn nhịp hẳn lên, ồn ào, náo nhiệt. Ánh nắng dìu dịu của buổi sáng chan hòa khắp một khoảng sân. Một tốp bạn trai nhanh chân chiếm giữ bóng mát dưới tán lá rộng rợp của cây phượng vĩ. Các bạn đang chơi đá cầu chuyền. Quả cầu được làm bằng mấy miếng nhựa màu hồng và túm lông vịt trắng toát cứ bay qua bay lại thoăn thoắt từ bên này sang bên kia. Bạn mặc áo thun xanh đá thật điêu luyện. Khi nghiêng người quạt bằng chân trái, khi ngã người về phía trướcvà đưa chân phải ra đá móc quả cầu. Mấy bạn ngồi trên bệ xi măng chắn gốc cây reo hò ầm ĩ. Có hai bạn đang tâng cầu một mình để luyện chân. Một tốp bạn gái thu tập dưới bóng mát của cây bàng chơi nhảy dây. Sợi dây dài và to được tết công phu bằng các dây thung quay vun vút, mỗi lần đập xuống nền xi măng lại bật lên kêu đen đét. Hai bạn đang nhảy mặt hớn hở, mái tóc tung bay, gò má ửng hồng, đôi chân nhanh thoăn thoắt. Mấy bạn khác đứng ngoài, chân nhâp nhấp chuẩn bị vào cuộc. Dưới tán bàng phía bên kia, mấy bạn túm tụm chơi thảy đá. Các bạn chăm chú theo dõi đôi tay khéo léo của bạn đang tung hứng mấy viên đá xanh nho nhỏ. Nhiều bạn nữ chia thành từng tốp đi dạo trong sân, vẻ nhàn tản. Tiếng trò chuyện rù rì nghe không rõ và thỉnh thoảng lại cười rộ lên, thú vị về một điều gì đó. Mấy bạn nam chơi trò đuổi bắt, lượn hết chỗ này qua chỗ khác, vừa thở vừa cười vừa hò hét. Nhiều bạn đứng ngay trong hàng hiên lớp mình, người học bài, người tranh luận về một bài tập khó nào đó, người lơ đãng nhìn ra sân… Phía căng tin, nhiều bạn đang xum xít mua bánh mì, xôi, ổi… Đó đây, mấy cô giáo đang đi lại, người bận rộn vì công việc nào đó, người thanh thản nhìn học sinh lớp mình đang chơi đùa.

Bỗng một hồi trống vang lên, cũng rộn rã như lúc nãy. Các trò chơi nhanh chóng được dừng lại. Mấy bạn lớp dưới tíu tít gọi nhau về làng. Rồi mọi người trật tự vào lớp, trả lại sân trường sự yên ắng, tĩnh lặng. Mấy chú chim sẽ nãy giờ luồn tít vào các tán lá bàng hoặc phượng vĩ nay lại nhẹ nhàng nhảy nhót trên sân.

Hai mươi phút ra chơi thật ngắn ngủi nhưng đủ cho các bạn nghỉ ngơi, thư dãn đầu óc, vận động tay chân. Mọi người đều thấy thoải mái khi bước vào học tiếp hai tiết cuối

Bài làm 4

Cả lớp đang chăm chú nghe thầy giáo giảng bài. Ngoài sân trường chỉ nghe thấy tiếng gió vi vu thổi và tiếng chim hót líu lo. Khi thầy giáo vừa kết thúc bài giảng, tiếng chuông báo hiệu giờ ra chơi reng lên.chúng em đứng dậy chào thầy rồi ùa ra khỏi lớp.

Sân trường vắng lặng là thế bỗng ồn ào, náo nhiệt hẳn lên. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng dép guốc hòa với tiếng lá cây xào xạc. Từ trên cao nhìn xuống, sân trường nổi bật màu trắng của những chiếc áo đồng phục và màu đỏ của những chiếc khăn đỏ đang phấp phới bay trên vai các bạn Đội viên. Trên sân trường, các bạn tổ chức nhiều trò chơi rất vui, nào là kéo co, bắn bi, mèo đuổi chuột… Giữa sân trường, Huy và Tân chơi đá cầu thật hay. Huy tâng cầu lên. Quả cầu xanh xoay tròn, bay vun vút, hạ xuống chân Tân. Tân đưa cầu lên rồi đá ngược trở lại phía Huy. Quả cầu bay lên, hạ xuống như nhảy múa trên đôi chân khéo léo của hai bạn. Bỗng nhanh thoăn thoắt, Huy đá mạnh quả cầu qua người Tân làm Tân không đỡ kịp. Huy reo lên “Ha ha, thắng rồi”. Nhóm của Trang thật nhanh trí khi chọn chỗ bóng mát dưới cây đa để chơi nhảy dây. Qua từng vòng thi, dĩ nhiên đội trưởng Trang giành chiến thắng rồi. Lan nhảy thật nhanh và nhịp nhàng, đến nỗi chỉ thấy loáng thoáng sợi dây và tiếng vun vút. Bạn nào cũng nhìn Trang bằng con mắt thán phục. Dưới gốc cây phượng, mấy em lớp một kia xem mẩu chuyện gì vui lắm nên cùng cười rúc rích. Ở một góc sân trường, trò mèo đuổi chuột thật sôi nổi. Chú chuột luồn qua cây cọ rồi lại nhảy qua đám bắn bi thật lành nghề, làm chú mèo khổ sở cứ chạy theo mãi mệt bở hơi tai. Mấy em xung quanh reo hò cổ vũ rồi lại nhảy cẫng cả lên. Chưa phân được thắng bại thì bỗng “reng, reng, reng”, tiếng báo hết giờ chơi đã điểm. Khuôn mặt ai cũng vui vẻ, rạng rỡ, nhưng nhiều bạn tỏ vẻ luyến tiếc. Các bạn còn hẹn nhau: “Mai chơi tiếp nhé!”

Không khí yên tĩnh trở lại trên sân trường. Giờ ra chơi tuy ngắn nhưng nó thật bổ ích, luôn giúp chúng em thoải mái để vào học tốt hơn.

Bài làm 5

Tiếng trống giờ ra chơi đã vang lên bên tai mỗi học sinh. Từ các lớp, học sinh ùa ra như những chú chim non, tò mò muốn bước ra ngoài không gian. Nắng đuổi bắt chùm lộc non xanh mơn mởn, rồi đứng lại bên những cành phượng vĩ đỏ rực đang khoe sắc.

Dưới gốc cây đa già sừng sững, các bạn gái rủ nhau chơi nhảy dây. Những đôi chân xinh xắn ấy, cùng bạn nhảy dây từng bước uyển chuyển. Bạn nào bạn nấy cũng cố gắng nhảy thật nhịp nhàng, để đáp lại sự cổ vũ nhiệt tình của các bạn xung quanh. Ngỡ rằng, đây chính là những thiên thần bé nhỏ, đang chơi đùa trong khung cảnh ngây thơ, trong sáng của tuổi học trò. Gần đó là trò chơi đá cầu cũng lí thú không kém. Quả cầu nhiều màu sắc như bảy màu tinh tú của cầu vồng. Nó được đôi chân khoẻ khoắn, nhanh nhẹn của các bạn nam làm cho có sức sống. Chẳng có thể nhìn thấy quả cầu xinh xinh đâu nữa, mà chỉ thấy đôi chân nhanh nhẹn thoắt lên, thoắt xuống của các bạn. mấy bạn đứng xem, người thì chăm chú nhìn quả cầu tung lên hạ xuống, người thì trổ tài dự đoán xem bàn chân nào khéo nhất. Cuối cùng, bạn nam lớp tôi cũng giành chiến thắng bởi những cú đá hiểm hóc. Thật sung sướng! Khi nhận được danh hiệu mà các bạn yêu thích tăng cho đó là: “quả cầu thần”. Có bạn muốn tìm cho mình một sự thư giãn nhẹ nhàng, lại đến bên gốc bàng xanh mướt kia ngồi đọc những cuốn sách lí thú. Vẻ chăm chú ấy làm cho ai cũng tin rằng đó là những cô gái, chàng trai sẽ là những tinh hoa cho xã hội, làm nên một cuộc sống tươi đẹp cho chính mình và cả đất nước. Với những “nhà thơ nhí” luôn thả mình vào trong bầu không khí sôi động, hồn nhiên, để có thể nảy ra những vần thơ chứa chan thi vị. Ngược lại, các bạn trai hiếu động lại tìm thấy niềm vui riêng trong trò chơi đuổi bắt. Mồ hôi nhễ nhại toát ra như tắm, nhưng dường như nó chẳng là gì đối với các bạn, bởi lẽ ai cũng thấy lòng rộn lên niềm vui của trẻ thơ. Vì là một vận động viên điền kinh, nên bảo luôn là một “đối thủ” đáng gờm. Chẳng vậy, mà bạn nào bạn nấy cũng cố gắng thoát khỏi vòng vây của Bảo “vận động viên điền kinh tương lai”. Chị gió tốt bụng dùng chiếc quạt của mình xua tan cái nắng nóng cho cả sân trường. Những bạn gái nhút nhát, dịu dàng lại luôn quây quần lại luôn quây quần bên gốc cây phượng vĩ tâm sự về mọi việc mà các bạn cho là lí thú nhất. Sân trường vui thật đấy! Làm cho các chú chim sâu cũng phải ngó xuống nhìn. Những chùm hoa sữa nở rộ toả hương thơm quyến rũ, dù chỉ với bông hoa li ti, trắng muốt. Trên không trung, ông mặt trời cháy bỏng, ngó xuống nhìn nở nụ cười với đàn em thơ đang nô đùa. Bỗng ba hồi trống vang lên, các bạn học sinh lần lượt vào lớp, ai cũng tươi tắn như những đoá hoa ban mai. Bởi các bạn sắp bước vào những tiết học sôi nổi hào hứng.

Giờ ra chơi ở trường em là vậy đó, nó mang lại cho chúng em biết bao kỉ niệm thân thương, dưới mái trường mến yêu.

Bài làm 6

Tuổi học trò bao giờ cũng gắn với những trò chơi vui vẻ. Đó là những trò chơi

tưng bừng thú vị với sự góp mặt của nhiều người. Thế nên, hôm nào đi học, tụi chúng em cũng xin bố mẹ đi sớm hơn để được vui đùa. Còn khi đã ở trường, sau những tiết học mệt nhoài, chúng em lại đón tiết ra chơi.

Hôm nay bầu trời trong xanh và gió thì mát quá. Những đám mây trắng lững lờ trôi thỉnh thoảng lại che rợp một góc sân trường tạo ra những bóng râm. Chúng em đang học cuối tiết thứ hai thì bỗng nghe sáu tiếng trống báo hiệu ra chơi. Cô giáo dừng giảng mỉm cười đồng ý, thế là chúng em ùa cả ra sân như một bầy chim sẻ lớn. Sân trường đang rộng rãi vắng vẻ bỗng chốc trở nên chật chội, ồn ào. Phía ngoài kia các bạn nam đã nhanh chóng tập trung dưới gốc cây bang nhớt lớn để chia đội và đá bóng. Cuộc dàn xếp diễn như trong vòng một phút như đang chạy đua với thời gian. Rồi quả bóng da được tung lên, hơn chục bạn nam săn, chạy đá, hò reo mặc không thèm chú ý những giọt mồ hôi lăn đầy trên má làm cay cay đôi mắt. Các bạn nữ cũng không chịu lười hoạt động. Phía dưới tán lá bang xanh, chiếc dâyquay đang quay liên tiếp nghe cả tiếng kêu "chíu chíu". Nhìn các bạn nữ nhảy dây, cười khúc khích mà thấy tuổi học trò thú vị một cách thần tiên. Ngay trước cửa lớp tôi là chỗ dành cho các bạn ít sôi nổi hơn. Các bạn nam đang đều đều nhịp chân với chiếc cầu được làm từ những chiếc lông gà của những chú trống choai. Nhìn các bạn đá cầu thì xem chừng kỹ thuật chẳng kém các bạn đang chơi bóng chút nào. Xa hơn dưới gốc cây ngoài kia vẫn thường chỗ của những mọi sách trường tôi. Các bạn đọc nào thì đủ loại: báo, truyện tranh, đọc sách và cả tranh thủ làm bài tập nữa...

Chúng em đang say sưa nô đùa thoả thích thì tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã hết. Tất cả các cuộc chơi đều dang dở, xin hẹn lại ngày mai. Chúng em rửa mặt, bước vào lớp vào một tâm trạng vui vẻ sảng khoái vô cùng để đón những tiết học tiếp theo.

16 tháng 5 2018

Thông tin cho bạn nè :

Hồ Đại Lải là một hồ nước nhân tạo lớn, nằm ngay chân núi Tam Đảo, thuộc địa phận xã Ngọc Thanh - Thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc, cách Hà Nội 40km. Đường đi đến hồ như sau: từ sân bay Quốc tế Nội Bài rẽ sang quốc lộ 2A qua Xuân Hòa tới khu du lịch Đại Lải khoảng 20km.

Xưa kia, vùng hồ là một thung lũng cằn cỗi nằm giữa một bên là dải núi Thằn Lằn, một bên là các đồi trọc trải dần ra từ phía chân dãy Tam Đảo. Mùa mưa lũ, nước ở các con suối chảy dồn về như thác, đồng thời lại rút đi rất nhanh, cuốn trôi theo phù sa màu mỡ, làm cho đồng ruộng bị xói mòn, đất đai bạc màu vì khô cằn. Để khắc phục tình trạng này, Bộ Thủy lợi đã khảo sát, thiết kế xây dựng hồ chứa nước Đại Lải. Công trình được khởi công vào năm 1959, đến năm 1963 cơ bản hoàn thành với mặt hồ rộng 525ha.

Tọa lạc trong một khu vực rộng lớn, mặt hồ xanh ngắt in bóng dãy Tam Đảo, núi Thằn Lằn cùng sắc trời tạo nên bức tranh thiên nhiên hữu tình. Ở đây khách du lịch có thể dạo chơi, ngắm cảnh, đi du thuyền mặt nước, tắm mát, câu cá, leo núi, đi rừng hoặc có thể đi thăm làng bản người Sán Dìu, nghe hát Soọng Cô, thưởng thức các món ăn dân tộc, hoặc thăm hang Dơi, đi dạo trong các cánh rừng thông bạt ngàn .

6 tháng 3 2020

Quê nội là một tác phẩm mang đậm phong vị đất và người xứ Quảng. Đây là một trong số ít tác phẩm thành công về đề tài Cách mạng Tháng Tám. Võ Quảng viết Quê nội từ năm 1961 đến 1974, phải mất 13 năm mới hoàn thành gần 400 trang sách.

Trong bài thơ “Bài học đầu cho con”, nhà thơ Đỗ Trung Quân có viết:

                                  “Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu

                                   Quê hương là gì hở mẹ

  Ai đi xa cũng nhớ nhiều?”

Vâng, chẳng biết từ khi nào mà hai tiếng “Quê hương” đã đi sâu vào tiềm thức và trái tim của mỗi chúng ta như một lẽ tự nhiên vốn có. Phải chăng sự đánh thức tâm hồn ấy bắt nguồn từ câu hát ru nhẹ nhàng của bà, của mẹ hay từ chính những trang sách mang bóng dáng tuổi thơ. “Quê nội” là một cuốn sách như thế, sinh động mà cũng thật gần gũi, tha thiết. Võ Quảng – nhà văn nổi tiếng cùng những sáng tác cho thiếu nhi đã gửi vào tác phẩm những kí ức đẹp về thời thơ ấu, quê hương và Cách mạng một cách đầy hấp dẫn, thú vị.

Quê nội là một tác phẩm mang đậm phong vị đất và người xứ Quảng. Đây là một trong số ít tác phẩm thành công về đề tài Cách mạng Tháng Tám. Võ Quảng viết Quê nội từ năm 1961 đến 1974, phải mất 13 năm mới hoàn thành gần 400 trang sách. 

Quê nội nằm trong số ba tác phẩm của Võ Quảng giúp nhà văn nhận được Giải thưởng Nhà nước năm 2007. Gần đây, VnExpress xếp Quê nội là một trong mười tác phẩm văn học thiếu nhi kinh điển của Việt Nam. Tác phẩm đã được dịch sang tiếng Pháp, tiếng Nga. Alice Kahn, người dịch tác phẩm này sang tiếng Pháp, so sánh Quê nội với Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer của Mark Twain và cho biết bà thích tác phẩm này hơn.Cuốn sách được NXB Văn học tái bản năm 2015, dày 334 trang, khổ 13,5 cm x 20,5 cm.

Nội dung của truyện được chia làm 2 phần chính: Phần 1 gồm 12 chương và phần 2 gồm 9 chương.

Tác phẩm ra đời năm 1974, không lâu sau đó, nó đã có sức ảnh hưởng không nhỏ tới bạn đọc Việt Nam và bạn đọc thế giới. Lấy bối cảnh của những năm kháng chiến chống Pháp, Võ Quảng đã đặt câu chuyện xảy ra tại chính quê hương mình, đó là làng Hòa Phước, tỉnh Quảng Nam – một tỉnh miền Trung nước ta. Đồng hành cùng truyện là hai nhân vật chính với cái tên giản dị, mộc mạc đó là hai chú bé Cục và Cù Lao cùng với một số nhân vật khác như chú Năm Mùi, dượng Hương Thư, chú Hai Quân. Câu chuyện bắt đầu sau Cách mạng tháng Tám, sau ngày Tuyên ngôn độc lập đất nước năm 1945.

Võ Quảng đã vẽ nên một bức tranh đặc sắc về bước thay đổi của làng quê Quảng Nam sau đêm dài nô lệ. Ở đó có những phận người “đang rỉ ra, đang mục đi” như bà Hiến cả đời ở đợ, ông Bốn Rị chuyên bán thịt chó đã được cách mạng trả lại vị thế làm người. Trên nền của làng quê ấy, Võ Quảng cũng khắc họa một lớp người đang hăm hở theo cách mạng. Đó là anh Bốn Linh, chú Năm Mùi, chị Ba, anh Bảy Hoành, một vai việc nhà, một vai việc nước. Thầy Lê Hảo tất bật với việc dựng trường dạy học. Ông Bảy Hóa một thời tha phương mà không kiếm nổi miếng ăn bây giờ “đất nước độc lập rồi” về quê sung vào tự vệ quyết một phen sống mái với bọn thực dân nếu chúng dám quay lại bờ sông Thu Bồn này.

  

 Tác phẩm dựng lại một lát cắt lịch sử làng Hòa Phước từ sau cách mạng tháng Tám, cho đến những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến. Cái làng Hòa Phước bao nhiêu năm bị đè nén trong tăm tối giờ vỡ òa trong niềm vui đổi đời. Sự khác nhau lớn nhất, bao trùm lên toàn bộ người và cảnh trong truyện là sự đổi thay từ Cách mạng tháng Tám. Chòm đa Lý, trước là hang ổ của lũ ma Cụt Đầu, quỷ Năm Nanh nay là bãi tập của dân quân. Còn chị Ba cắt tóc ngắn cạo răng đen, bỏ yếm thao khăn điều… vào tự vệ, cũng như ông Bảy Hóa cạo râu, dọn ban thờ xứ, tranh thập điện, từ bỏ nghề thầy cúng để làm Việt Minh. Thay đổi nhiều nhất là bà Kiến. Trước nghèo nhất thôn, sống trong túp lều ghép bằng hai mảnh tranh, bà đói khát vật vờ chẳng ai để ý, nay bỗng trở nên người được ủy ban xã và cả làng quan tâm, giúp tranh tre làm nhà, cử thầy đến dạy vần quốc ngữ…

Ngòi bút của Võ Quảng còn cho người đọc hình dung những hoạt động lao động quen thuộc của dân làng Hoà Phước như cảnh chống ghe, lèo lái bè gỗ trên những quãng sông đầy ghềnh thác ở thượng nguồn Thu Bồn, hay như cảnh đào dâu, kéo tre ép mía, nấu đường.… Họ tất bật với công việc trồng dâu nuôi tằm, bủa kén nhưng cũng hăng say luyện tập tự vệ, xây trường học, dạy bình dân học vụ. Tất cả họ hòa vào cách mạng với lòng nhiệt tình và cả bằng niềm tin.

Quê nội là tác phẩm viết cho thiếu nhi. Nó không hướng đến kết cấu phức tạp của một tiểu thuyết. Chung qui lại đó chỉ là câu chuyện về cậu bé Cục và Cù Lao đang “đang lớn lên trong mùa cách mạng”, đang hăm hở, sốt ruột muốn trở thành người lớn, muốn được giao những việc quan trọng trong khi chưa kịp từ giã hết tuổi thơ tinh nghịch và trong trẻo. Với một ngôn ngữ sống động, cuốn sách đã tái hiện một giai đoạn lịch sử quan trọng trên quê hương Quảng Nam- Giai đoạn những người chân đất dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng lên xoá bỏ ách đô hộ của thực dân, phong kiến, làm chủ đời mình, ghé vai gánh vác công việc quốc gia và đi vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ 2 với niềm tin tất thắng.

Đó là một niềm tin về ngày mai tươi sáng của dân tộc, là vẻ đẹp bình dị tự nhiên của mảnh đất Quảng Nam đầy nắng gió với những con người chân chất và hơn cả trong họ là tình yêu quê hương chân thành, tha thiết mà tác giả gửi gắm trọn vẹn vào từng câu chữ.

Đọc “Quê nội” để cùng lắng đọng những cảm xúc, những dư vị ngọt ngào. Vì thế, có thể khẳng định Quê nội là một trong số rất ít tác phẩm thành công về đề tài Cách mạng Tháng Tám. Nhà văn Võ Quảng đã đi xa, nhưng với tình yêu quê hương thắm thiết, tình yêu và ơn tri ngộ cách mạng, ông đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam, một tác phẩm để đời.

Còn rất nhiều điều tôi muốn nói về cuốn sách này, nhưng có lẽ sẽ ý nghĩa hơn khi các bạn tự mình đọc Quê nội suy nhẫm những ý nghĩa tuyệt vời về cuộc sống cách mạng mà nhà văn Võ Quảng gửi gắm trong từng trang sách.

25 tháng 2 2021

Câu 1 : "Dế Mèn phiêu lưu ký" là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi (truyện đồng thoại). Trong truyện, Dế Mèn là nhân vật chính đã trải qua những cuộc phiêu lưu lý thú, đầy mạo hiểm. Sự trải nghiệm cuộc đời của Dế Mèn, những bài học mà Dế Mèn rút ra qua bao nhiêu hiểm nguy sóng gió chính là hành trang để Mèn bước vào đời và trở thành một chàng Dế cao thượng. Chính vì thế, có thể nói rằng cuộc đời của Dế Mèn là một bài học lớn: đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Trước hết, ta bắt gặp một chàng dế thanh niên đẹp trai “cả thân mình là một màu nâu bóng mỡ rồi cánh, râu, vuốt… của Dế Mèn đều toát lên vẻ đẹp đó. Có thể nói, không ai lại không thích cái vẻ khoẻ khoắn ấy. Đúng là một “thanh niên” như nhà văn Tô Hoài đã gọi tên. Người đọc không chỉ có thiện cảm với vẻ cường tráng của Mèn, chúng ta chắc cũng thích cách làm việc, sinh hoạt “ điều độ, chừng mực”, cái sự biết lo xa của một chú dế đang còn thanh niên qua việc chú biết đào hang nhiều ngách, luyện tập để cơ thể khỏe mạnh…

Tuy nhiên bên cạnh nhiều điểm đáng mến ấy, Dế Mèn cũng còn những nét tính cách chưa tốt khiến cho người đọc bớt đi thiện cảm với cậu. Trước hết phải nói đến thói kiêu ngạo. Biết mình có vẻ đẹp cường tráng, có những cái ưu điểm lợi hại cậu thường thử sức hay đúng hơn là khoe sự lợi hại đó bằng việc đạp gãy cỏ trong vùng. Rồi để khoe cặp râu và đôi cánh cậu chọn cách đi đứng nhún nhảy cho ra vẻ…

Tuy nhiên, thói xấu ấy chưa gây hậu quả, chưa làm hại ai, bởi thế ở chừng mực nào đấy, chúng ta có thể thông cảm với cậu. Nhưng đến khi, sự kiêu ngạo, coi thường người khác ngày càng lớn và bị đẩy đến đỉnh điểm thì nó đã gây hậu quả ghê gớm mà chính Dế Mèn cũng không hề lường trước. Coi thường Dế Choắt, không thèm giúp Choắt đào hang rồi hơn nữa, trêu chọc chị Cốc, gây hiểu lầm và Dế Choắt là người chịu hậu quả. Cái chết thương tâm và lời trăng trối của Dế Choắt làm Mèn tỉnh ngộ, nhận ra sự ngông cuồng và hậu quả vô cùng tai hại mà mình gây ra. Kết thúc đoạn trích là cảnh Dế Mèn đắp mộ cho Dế Choắt trong nỗi đau đớn, xót xa và ân hận day dứt khôn nguôi. Cái chết và nấm mộ của Dế Choắt là lời nhắc nhở, hơn thế là bài học đầu đời đắt giá cho Dế Mèn. Câu chuyện về Dế Mèn mà nhà văn kể trong đoạn trích thật hay và ý nghĩa. Qua câu chuyện về Dế Mèn, ta bắt gặp hình ảnh con người. Chính xác hơn là hình ảnh những chàng trai mới lớn, chập chững bước vào đời. Nhiều nhiệt huyết, giàu sức trẻ và ước muốn làm chủ, khám phá thế giới nhưng cũng dễ vấp váp, sai lầm. Và điều quan trọng hơn, chính là lời nhắc nhở phải biết nhận ra và sửa chữa những sai lầm mình mắc phải.

Nhân vật Dế mèn trong tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký” là một nhân vật văn học quen thuộc, thân yêu của các em thiếu nhi. Qua những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn, ta nhận ra rằng: trường đại học chân chính nhất để rèn luyện con người chính là cuộc đời.

Câu 2 : Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống. Cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau thì bao la, hào phóng; con người Cà Mau  thì mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác như được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!

 

  

25 tháng 2 2021

Mik ko cần dài đâu chỉ cần ngắn gọn là đc

30 tháng 12 2017

Tôi vốn là một hoàng tử con nhà trời, nhưng vua cha muốn tôi có những trải nghiệm cuộc sống thực tế dưới trần gian để trưởng thành hơn, cũng là để khảo nghiêm cuộc sống của người dân nơi hạ giới nên đã cho tôi đầu thai vào kiếp người. Nhưng cuộc sống dưới trần thế này không phải cuộc sống nhung lụa, hòa quang như khi còn trên thiên đình mà tôi trở thành một con người hoàn toàn khác với cuộc sống khác, đó là cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn tình thương phải tự mình mưu sinh. 

Tên dưới trần thế của tôi là Thạch Sanh, tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ làm nghề tiều phu, tuy nghèo nhưng bố mẹ luôn giành cho tôi những tình cảm thương yêu, quan tâm nhất. Nhưng bất hạnh thay, khi tôi vừa mới lên mười thì bố mẹ đều ra đi, tôi trở thành một đứa trẻ mồ côi sống cô đơn ở một vùng núi đá hẻo lánh. Gia tài bố mẹ để lại cho tôi chỉ là một căn lều lụp xụp, rách nát vốn chẳng thể che chắn hết những trận mưa, và một chiếc rìu để tôi có thể kiếm sống. Cuộc sống khó khăn, bất hạnh là vậy nhưng tôi không hề chán nản buông xuôi, ngược lại tôi luôn nỗ lực, phấn đấu lớn lên, trở thành một chàng trai khỏe mạnh, cao lớn.

Cuộc sống của tôi có lẽ cứ như vậy trôi qua nếu như không có cuộc gặp gỡ với Lí Thông, một tay buôn rượu. Khi gặp tôi thấy khỏe mạnh hắn ta đã tính toán để mang tôi về làm giàu cho mẹ con hắn, còn chủ động kết nghĩa huynh đệ với tôi. Lúc ấy tôi không hề biết được âm mưu thực dụng của hắn ta mà vô cùng cảm động vì từ nhỏ tôi đã sống quá cô đơn, ngoài bố mẹ thì hắn ta là người đầu tiên quan tâm đến tôi. Vậy là không hề suy tính mà đi theo hắn về nhà, với sức khỏe của tôi công việc làm ăn của Lí Thông ngày càng phát đạt, hắn ta lúc nào cũng ăn nói ngọt ngào làm tôi lầm tưởng hắn ta thực sự coi tôi là anh em.

Năm ấy, trong làng có một con chằn tinh tác oai tác quái, đến kì hạn ba tháng người dân lại phải mang đến trước miếu của nó một thanh niên khỏe mạnh. Và lần này đến lượt Lí Thông, thế là mẹ con hắn đã toan tính mang tôi thay thế cho hắn, nói với tôi là trông trước miếu giúp hắn một đêm. Lúc ấy trong cảm nhận của tôi hắn là một người anh em tốt nên việc nhờ vả này đâu có ích gì. Đến tối tôi mang rìu ra canh trước cửa miếu, khi tôi đang thiu thiu ngủ thì bỗng hiện lên một con chằn tinh khổng lồ, nó quấn lấy tôi và xiết chặt. Không hề nao núng, tôi vung rìu lên chiến đấu với nó, cuối cùng chặt đầu nó, thân nó biến thành một bộ cung tên vàng. Khi thấy tôi mang đầu chằn tinh về nhà, mẹ con Lí Thông ngạc nhiên lắm vì mẩm rằng tôi đã nằm trong bụng chằn tinh. Khi biết sự tình, mẹ con Lí Thông đã nói đó là vật nuôi của nhà vua, nay tôi chém chằn tinh thì thoát không khỏi tội chết, và nói tôi hãy trốn đi. Rồi Lí Thông mang đầu chằn tinh đi nhận thưởng, hắn được vua phong là Quận Công.

Tôi vẫn không hề hay biết mà trở về típ lều nhỏ trước đây mình sinh sống. Vào buổi sáng nhiều ngày sau đó, khi đang chẻ củi thì tôi nghe thấy tiếng kêu cứu của một cô gái, ngẩng đầu lên nhìn thì ra cô gái bị đại bàng tinh quắp mang đi. Tôi dùng cung tên vàng của chằn tinh bắn vào cánh nó. 

Mấy hôm sau, hắn tìm tôi. Tôi đã chỉ hắn lần theo đường máu của đại bàng đến một hang núi, đến trước cửa động hắn dục tôi xông vào cứu người. Vừa xuống thì tôi bị đại bàng tấn công, tôi dùng cung tên vàng bắn mù 2 mắt nó, dùng rìu bổ đôi đầu nó ra. Một lần nữa Lí Thông lừa tôi, hắn thòng dây thừng xuống đưa công chúa lên. Khi công chúa lên đến nơi thì hắn ta lấy đá lấp cửa hang, để tôi không thể lên. Lúc bấy giờ tôi mới biết lòng dạ thâm độc của Lí Thông.

Tôi đã đi xung quanh hang động để tìm cửa ra thì vô tình cứu được con trai của vua thủy tề, sau đó được vị vua này ban cho cây đàn thần. Tôi mang theo đàn thần trở về túp lều của mình, nửa đêm hôm đó oan hồn của  chằn tinh và đại bàng đã đã lấy trộm bảo vật trong cung cấm, vu oan cho tôi, tôi bị giam vào trong ngục, buồn chán tôi mang cây đàn ra đánh thì có người mang tôi đến diện kiến nhà vua. Lúc này công chúa nhìn tôi và nói với vua cha rằng chính tôi đã cứu nàng. Nhà vua đã chọn tôi làm phò mã còn mẹ con Lí Thông thì bị trừng phạt thích đáng.

Không lâu sau đó, mười tám nước chư hầu đã kéo quân xâm lược, nhà vua đã giao cho tôi trọng trách cầm quân đánh giặc. Khi ra trận tôi dùng cây đàn thần vua thủy tề cho để làm tê liệt ý chí chiến đấu của quân giặc. Khi đã giành được thắng lợi tôi còn mang liêu cơm thần ra để thiết đãi quân chư hầu, ban đầu chúng tỏ vẻ coi thường lắm vì liêu cơm rất nhỏ mà quân sĩ đến vài chục vạn người. Nhưng liêu cơm ăn bao nhiêu cũng không hết, quân chư hầu bấy giờ mới tâm phục khẩu khục và không dám sang xâm phạm nữa. Cũng từ đó tôi và công chúa sống hạnh phúc mãi mãi.

29 tháng 12 2017

thạch sanh là thằng ml nào?

1 Mở bài:giới thiệu về ng định tả

2.a) tả hình dáng

-nhưng đặc điểm nối bật như: màu da; khuôn mặt;đôi mắt (cái này tùy thuộc nhé),

b) Tính cách: hiền lành tốt bụng, sống hòa đồng với mọi người Lưu ý: tả phải chân thật, và phải làm cho người nghe cảm thấy thật thích, hình dung đc ng mình định là là mẹ ko phải bố.

3.Kết bài nêu cảm nghĩ ( lời hứa ) của mình đối với mẹ.


 

15 tháng 4 2020

cảm ơn nha Đỗ Thị Thu Hà