K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 9 2023

- Nồng độ chất phản ứng giảm dần theo thời gian

- Nồng độ chất sản phẩm tăng dần theo thời gian

Phản ứng phân hủy H2O2:H2O2 →  H2O + ½ O2Kết quả thí nghiệm đo nồng độ H2O2 tại các thời điểm khác nhau được trình bày trên Bảng 19.1 Biến thiên nồng độ trong khoảng thời gian từ 0 giờ đến 3 giờ là:0,707 – 1,000 = - 0,293 (mol/L)(Dấu “ – “ thể hiện rằng nồng độ H2O2 giảm dần khi phản ứng xảy ra.)Tốc độ phản ứng trong khoảng thời gian từ 0 giờ đến 3 giờ được tính như...
Đọc tiếp

Phản ứng phân hủy H2O2:

H2O2 →  H2O + ½ O2

Kết quả thí nghiệm đo nồng độ H2O2 tại các thời điểm khác nhau được trình bày trên Bảng 19.1

 Biến thiên nồng độ trong khoảng thời gian từ 0 giờ đến 3 giờ là:

0,707 – 1,000 = - 0,293 (mol/L)

(Dấu “ – “ thể hiện rằng nồng độ H2O2 giảm dần khi phản ứng xảy ra.)

Tốc độ phản ứng trong khoảng thời gian từ 0 giờ đến 3 giờ được tính như sau:

(Dấu “ – “ trước biểu thức để tốc độ phản ứng có giá trị dương)

Trả lời câu hỏi:

1. Hãy tính tốc độ phản ứng theo nồng độ H2O2 trong các khoảng thời gian từ:

a) 3 giờ đến 6 giờ.                  

b) 6 giờ đến 9 giờ.                 

c) 9 giờ đến 12 giờ.

2. Nhận xét về sự thay đổi tốc độ phản ứng theo thời gian.

1
3 tháng 9 2023

1.

loading...

2.

Ta thấy: vtb1 > vtb2 > vtb3 => Tốc độ phản ứng giảm dần theo thời gian

28 tháng 1 2023

a) Đồ thị em vẽ mãi không được a tham khảo tí nhé :v
Đồ thị mô tả sự phụ thuộc của thể tích khí oxygen theo thời gian:
loading... b) 
Ta có công thức tính vận tốc trung bình: \(V_{tb}=\dfrac{S_1+S_2....}{t_1+t_2....}\) 
Tốc độ trung bình của phản ứng từ 0 - 15 phút là:
\(V_{tb_1}=\dfrac{16-0}{15-0}=1,0666....\approx1,067\) (cm3/min)
Tốc độ trung bình của phản ứng từ 15 - 30 phút là:
\(V_{tb_2}=\dfrac{30-16}{30-15}=0,9333....\approx0,933\) (cm3/min)
Tốc độ trung bình của phản ứng từ 30 - 45 phút là:
\(V_{tb_3}=\dfrac{40-30}{45-30}=0,66666.....\approx0,667\) (cm3/min)
Tốc độ trung bình của phản ứng từ 45 - 60 phút là:
\(V_{tb_4}=\dfrac{48-40}{60-45}=0,5333.....\approx0,533\) (cm3/min)

Ta thấy \(V_{tb_1}>V_{tb_2}>V_{tb_3}>V_{tb_4}\) 
=> Tốc độ trung bình của phản ứng giảm dần theo thời gian.
 

3 tháng 9 2023

Trong cùng khoảng thời gian, thể tích khí oxygen được biểu diễn theo đường (b) lớn hơn so với đường (a).

=> Đường phản ứng (a) tương ứng với phản ứng không có xúc tác.

Đường phản ứng (b) tương ứng với phản ứng có xúc tác.

4 tháng 9 2023

a) Biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng là:

v1 = k.CCl2.CH2

b) Gọi CCl2 là nồng độ ban đầu của Cl, CH2 là nồng độ đầu của H2

=> v2 = k. CCl2.CH2 :2

=> 2v2 = v1

=> Tốc độ phản ứng giảm 1 nửa khi nồng độ H2 giảm 2 lần và giữ nguyên nồng độ Cl2

4 tháng 9 2023

- Phản ứng có kèm theo sự thay đổi năng lượng dưới dạng nhiệt năng đóng vai trò quan trọng trong đời sống:

   + Cung cấp nhiệt cho các nhu cầu đun nấu thức ăn

   + Giảm nhiệt độ của môi trường xung quanh

28 tháng 1 2023

a) yếu tố nồng độ

b) yếu tố nhiệt độ

c) yếu tố có thêm chất xúc tác

4 tháng 9 2023

- Cốc (2) ở nhiệt độ thường, các hạt KMnO4, H2C2O4 và H2SO4 chuyển động với tốc độ nhỏ, khả năng va chạm ít => Phản ứng diễn ra chậm => Lâu mất màu

- Cốc (1) ở nhiệt độ cao, các hạt KMnO4, H2C2O4 và H2SO4 chuyển động với tốc độ lớn, khả năng va chạm cao => Phản ứng diễn ra nhanh => Nhanh mất màu