Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn và những hiểu biết về Nguyễn Trãi trong các bài đã học để đọc bài Bảo kính cảnh giới (Bài 43).
Một số chú ý quan trọng về Nguyễn Trãi các em cần nhớ:
+ Nguyễn Trãi Sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương), sau dời về làng Ngọc Ổi, xã Sơn Nam Thượng, huyện Thượng Phúc, lộ Đông Đô (nay thuộc Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội).
+ Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, hai cha con ông đều ra làm quan nhà Hồ. Năm 1406, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc. Tương truyền, Nguyễn Trãi để giữ trọn đạo hiếu định đi cùng cha, nhưng nghe lời cha dặn, ông đã quay về tìm đường cứu nước.
+ Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, dâng Bình Ngô sách (Kế sách đánh đuổi quân Minh), củng Lê Lợi và các tướng lĩnh bàn bạc việc quân, vạch ra đường lối chiến lược của cuộc khởi nghĩa
+ Sau ngày hoà bình lập lại, Nguyễn Trãi đem hết tâm huyết, tài năng, sức lực tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, do những mâu thuẫn nội bộ của triều đình phong kiến, do bọn quyền thân, gian thân lộng hành, Nguyễn Trãi không còn được tin dùng như trước. Ông lui về ở ẩn tại Côn Sơn nhưng rồi lại hăm hở ra giúp đời, giúp nước khi được vua Lê Thái Tông trọng dụng.
+ Giữa lúc Nguyễn Trãi đang giữ trọng trách công việc quốc gia thì năm 1442 xảy ra vụ án Lệ Chi viên (Trại Vải ở Gia Lương, Bắc Ninh) đầy oan khốc khiến ông bị khép tội “tru di tam tộc” (giết cả ba họ).
+ Năm 1464, Lê Thánh Tông đã minh oan cho Nguyễn Trãi, cho sưu tầm lại thơ văn của ông. Năm 1980, nhân Kỉ niệm 600 năm sinh của ông, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã vinh danh Nguyễn Trãi là Danh nhân văn hoá kiệt xuất.
+ Nguyễn Trãi là một tài năng lỗi lạc về tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hoá, văn học,...
- Bảo kính cảnh giới (Bài 43) là bài thơ Nôm Đường luật viết theo thể thất ngôn xen lục ngôn của Nguyễn Trãi trong tập thơ Quốc âm thi tập, mục Bảo kính cảnh giới (Gương báu khuyên răn).
- Đọc trước bài thơ, tìm hiểu kĩ các chú thích để hiểu rõ các từ Việt cổ.
+ Ví dụ: Tiễn là đầy, thừa; hồng liên là sen hồng; tịch dương là nắng chiều; …
- Đặc điểm chung:
+ Về nội dung: bày tỏ tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người, có chức năng giáo dục thẩm mĩ đến bạn đọc
+ Về hình thức: đều viết theo thể thơ tự do, ngôn ngữ, hình ảnh thơ độc đáo, hàm súc
- Ý nghĩa nội dung chủ đề trong từng văn bản thơ
+ Đất nước (Nguyễn Đình Thi): trân trọng lịch sử thăng trầm của đất nước, thể hiện lòng biết ơn đến những con người đã làm ra đất nước và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.
+ Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): trân trọng, ngợi ca tinh thần lạc quan, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của những người lính nơi đảo xa.
+ Đi trong hương tràm (Hoài Vũ): trân trọng ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên và tình yêu thuỷ chung của con người.
+ Mùa hoa mận (Chu Thuỳ Liên): trân trọng, ngợi ca tình yêu thiên nhiên, nỗi nhớ quê da diết của người con đi xa trở về.
- Khi đọc hiểu các văn bản thơ tự do, cần chú ý:
+ Nhân vật trữ tình trong tác phẩm
+ Ngôn ngữ, hình ảnh và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.
Bài thơ đã thể hiện tâm trạng và mong ước của Nguyễn Trãi về người dân đất nước ta có cuộc sống no đủ sum vầy hạnh phúc, ấm êm. Nhờ vào hai câu thơ cuối:
Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
Hai câu thơ cuối cho ta hiểu tấm lòng của Nguyễn Trãi muốn có cây đàn của vua Thuấn để gảy lên khúc ca sự no ấm, thái bình của người dân. Qua đó, ta thấy được ông là người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo cho dân, cho đất nước, nhìn thấy dân làng chài trong cảnh yên vui cũng đủ khiến ông yên lòng
- Nguyễn Trãi (1380-1442) sống và hoạt động trong một thời kỳ đầy biến động, đầy hoạn nạn và âu lo của lịch sử Việt Nam:
+ Về chính trị xã hội, Nguyễn Trãi đã sống 20 năm cuối triều Trần - một quyền lực truyền thống đã sa đọa và gần như đã nằm trong tay khống chế của Hồ Quý Ly; 7 năm dưới triều Hồ - một quyền lực đang xây dựng dang dở; 20 năm dưới thời thuộc Minh và chống Minh thuộc.
+ Về văn hóa, Nguyễn Trãi sống trong một thời kỳ quá độ, thời kỳ bản lề của hai chặng đường lịch sử văn hóa Việt Nam.
- Trong cuộc đời Nguyễn Trãi có những sự kiện và dấu mốc quan trọng:
+ Năm 1400, đỗ Thái học sinh và cùng cha làm quan dưới triều Hồ
+ Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Trãi theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa và góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
+ Cuối năm 1427, đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo và hăng hái tham gia vào công cuộc xây dựng lại đất nước
+ Năm 1439, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn
+ Năm 1440, ông được Lê Thái Tông mời ra giúp nước
+ Năm 1442, Nguyễn Trãi chịu oan án Lệ Chi viên và bị khép vào tội "tru di tam tộc". + 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi và cho sưu tầm lại thơ văn của ông.
- Nguyễn Trãi (1380-1442) sống và hoạt động trong một thời kỳ đầy biến động, đầy hoạn nạn và âu lo của lịch sử Việt Nam:
+ Về chính trị xã hội, Nguyễn Trãi đã sống 20 năm cuối triều Trần - một quyền lực truyền thống đã sa đọa và gần như đã nằm trong tay khống chế của Hồ Quý Ly; 7 năm dưới triều Hồ - một quyền lực đang xây dựng dang dở; 20 năm dưới thời thuộc Minh và chống Minh thuộc.
+ Về văn hóa, Nguyễn Trãi sống trong một thời kỳ quá độ, thời kỳ bản lề của hai chặng đường lịch sử văn hóa Việt Nam.
- Trong cuộc đời Nguyễn Trãi có những sự kiện và dấu mốc quan trọng:
+ Năm 1400, đỗ Thái học sinh và cùng cha làm quan dưới triều Hồ
+ Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Trãi theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa và góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
+ Cuối năm 1427, đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo và hăng hái tham gia vào công cuộc xây dựng lại đất nước
+ Năm 1439, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn
+ Năm 1440, ông được Lê Thái Tông mời ra giúp nước
+ Năm 1442, Nguyễn Trãi chịu oan án Lệ Chi viên và bị khép vào tội "tru di tam tộc".
+ 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi và cho sưu tầm lại thơ văn của ông.
- Các em đọc kĩ Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi và chú ý những thông tin chính quan trọng trong sách giáo khoa.
+ Bài Đại cáo được viết bằng văn biển ngẫu, bố cục gồm bốn phần.
+ Nguyễn Trãi Sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương), sau dời về làng Ngọc Ổi, xã Sơn Nam Thượng, huyện Thượng Phúc, lộ Đông Đô (nay thuộc Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội).
+ Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, hai cha con ông đều ra làm quan nhà Hồ. Năm 1406, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc. Tương truyền, Nguyễn Trãi để giữ trọn đạo hiếu định đi cùng cha, nhưng nghe lời cha dặn, ông đã quay về tìm đường cứu nước.
+ Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, dâng Bình Ngô sách (Kế sách đánh đuổi quân Minh), củng Lê Lợi và các tướng lĩnh bàn bạc việc quân, vạch ra đường lối chiến lược của cuộc khởi nghĩa
+ Sau ngày hoà bình lập lại, Nguyễn Trãi đem hết tâm huyết, tài năng, sức lực tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, do những mâu thuẫn nội bộ của triều đình phong kiến, do bọn quyền thân, gian thân lộng hành, Nguyễn Trãi không còn được tin dùng như trước. Ông lui về ở ẩn tại Côn Sơn nhưng rồi lại hăm hở ra giúp đời, giúp nước khi được vua Lê Thái Tông trọng dụng.
+ Giữa lúc Nguyễn Trãi đang giữ trọng trách công việc quốc gia thì năm 1442 xảy ra vụ án Lệ Chi viên (Trại Vải ở Gia Lương, Bắc Ninh) đầy oan khốc khiến ông bị khép tội “tru di tam tộc” (giết cả ba họ).
+ Năm 1464, Lê Thánh Tông đã minh oan cho Nguyễn Trãi, cho sưu tầm lại thơ văn của ông. Năm 1980, nhân Kỉ niệm 600 năm sinh của ông, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã vinh danh Nguyễn Trãi là Danh nhân văn hoá kiệt xuất.
+ Nguyễn Trãi là một tài năng lỗi lạc về tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hoá, văn học,...
Bài viết mẫu
Nguyễn Trãi người anh hùng đại tài không chỉ thể hiện tài năng quân sự mà còn yêu nước hết lòng tận trung ái quốc, yêu mến quê hương đất nước. Ông thể hiện trình độ trong quân sự, đồn thời còn là bậc anh hùng. Khi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Nguyễn Trãi, tôi cảm thấy khâm phục, kính trọng ông, Nguyễn Trãi con người văn võ song toàn của dân tộc. Tuy ông đã trải qua nhiều bất hạnh oan uổng và trở thành thảm kịch trong lịch sử nước ta nhưng những đóng góp của ông cho nền văn học nước nhà vẫn còn mãi đến bây giờ.
Nguyễn Trãi có tên hiệu là Ức Trai, quê gốc nằm ở tỉnh Hải Dương. Ông trưởng thành trong gia đình mà cha và mẹ đều nổi tiếng. Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống văn hóa, văn học và yêu nước. Nhưng từ nhỏ ông đã chịu nhiều đau thương 5 tuổi mất mẹ, 10 tuổi mất ông ngoại. Năm 1400, khi nhà Hồ tổ chức kỳ thi, ông đỗ Thái học sinh, cha với con đều cùng nhau làm quan nhà Hồ. Sau khi quân Minh sang xâm lược, nhà Hồ thất thủ, cha ông bị bắt sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi tham gia nghĩa quân Lam Sơn kháng chiến chống giặc Minh góp sức mình cho cuộc kháng chiến chống quân Minh.
Vào thời gian năm 1428, khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh thành công, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo – được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta. Sau một thời gian làm quan, trước cảnh triều đình có nhiều biến chuyển khi gian thần lộng hành khắp nơi, Nguyễn Trãi đã xin vua quay về ở ẩn. Về sau khi quay lại triều đình giúp vua Lê Thái Tông, ông và gia đình bị dính vào oan án Lệ Chi Viên hãm hại vua, bị tru di tam tộc, trở thành vụ án thảm khốc nhất trong lịch sử nước nhà.
Cuộc đời của ông là cuộc đời của một đại anh hùng dân tộc, một nhân vật lịch sử toàn tài hiếm có và cũng là cuộc đời của một con người chịu oan khiên thảm khốc. Nguyễn Trãi là một nhà chính trị, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. Trong suốt cuộc đời mình, ông đã đóng góp nhiều cho nước nhà, đặc biệt ông đã để lại nhiều tác phẩm chữ Nôm và chữ Hán, văn chính luận, thơ trữ tình kiệt xuất và được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.
Các tác phẩm xuất sắc như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo và nhiều chiếu, biểu, có giá trị khác. Các tác phẩm ông có tư tưởng chính đó là sự nhân nghĩa, yêu nước thương dân. Hai tập thơ Ức Trai thi tập (chữ Hán) và Quốc âm thi tập (chữ Nôm) nằm trong số các tác phẩm vô cùng giá trị. Thơ trữ tình của ông giản dị, giàu hình ảnh có tính ước lệ. Nguyễn Trãi thiên tài văn học nổi tiếng có sự kết tinh của tinh thần Văn học Lí – Trần. Khi đọc các sáng tác của ông ta có thể thấy nội dung, thơ Nguyễn Trãi có sự kết hợp giữa lòng yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc. Qua đó, ta thấy được những nỗi ưu tư trăn trở về dân về nước, thấy được khí tiết thanh cao, lòng yêu thiên nhiên cây cỏ của ông.
Không chỉ thơ mà các tác phẩm chính luận cũng có tư tưởng chủ đạo là tư tưởng nhân nghĩa, mệnh trời, tư tưởng nhân dân, sống theo tư tưởng đạo Nho nhưng không gò bó, câu nệ tiểu tiết mà vô cùng khoáng đạt, rộng rãi. Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất của văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm Bình Ngô đại cáo được đánh giá là “thiên cổ hùng văn”, bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc. Quân trung từ mệnh tập được đánh giá là “có sức mạnh bằng 10 vạn quân”. Các tác phẩm chính luận của ông đều có luận điểm vững chắc, lập luận sắc bén, giọng điệu linh hoạt khiến người đọc phải cảm thán về tính thuyết phục của nó.
Thơ văn Nguyễn Trãi là đỉnh cao chói lọi trong nền văn học dân tộc, ông là nhà văn có nhiều cống hiến to lớn cho văn học đất nước, cùng với các bài chiếu, biểu, lục, ông đã xây đắp nền móng văn hóa tư tưởng cho dân tộc. Không thể phủ định được Nguyễn Trãi là một nhân vật tài đức có đủ, trí dũng song toàn trong lịch sự Việt Nam thời phong kiến, là một nhân vật không ai không thán phục và kính ngưỡng. Nguyễn Trãi không chỉ góp phần viết nên các trang hào hùng trong lịch sử giữ nước mà còn có công xây đắp nền móng vững chãi cho nền văn học dân tộc. Nguyễn Trãi nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân, gắn bó thiết tha với cảnh vật thiên nhiên đất nước, thể hiện tình yêu ngôn từ Việt nồng thắm. Tên tuổi ông sẽ mãi mãi sáng như ánh sao khuê, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Xem lại phần Kiến thức ngữ văn và những hiểu biết về Nguyễn Trãi trong các bài đã học để đọc bài Bảo kính cảnh giới (Bài 43).
Một số chú ý quan trọng về Nguyễn Trãi các em cần nhớ:
+ Nguyễn Trãi Sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương), sau dời về làng Ngọc Ổi, xã Sơn Nam Thượng, huyện Thượng Phúc, lộ Đông Đô (nay thuộc Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội).
+ Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, hai cha con ông đều ra làm quan nhà Hồ. Năm 1406, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc. Tương truyền, Nguyễn Trãi để giữ trọn đạo hiếu định đi cùng cha, nhưng nghe lời cha dặn, ông đã quay về tìm đường cứu nước.
+ Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, dâng Bình Ngô sách (Kế sách đánh đuổi quân Minh), củng Lê Lợi và các tướng lĩnh bàn bạc việc quân, vạch ra đường lối chiến lược của cuộc khởi nghĩa
+ Sau ngày hoà bình lập lại, Nguyễn Trãi đem hết tâm huyết, tài năng, sức lực tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, do những mâu thuẫn nội bộ của triều đình phong kiến, do bọn quyền thân, gian thân lộng hành, Nguyễn Trãi không còn được tin dùng như trước. Ông lui về ở ẩn tại Côn Sơn nhưng rồi lại hăm hở ra giúp đời, giúp nước khi được vua Lê Thái Tông trọng dụng.
+ Giữa lúc Nguyễn Trãi đang giữ trọng trách công việc quốc gia thì năm 1442 xảy ra vụ án Lệ Chi viên (Trại Vải ở Gia Lương, Bắc Ninh) đầy oan khốc khiến ông bị khép tội “tru di tam tộc” (giết cả ba họ).
+ Năm 1464, Lê Thánh Tông đã minh oan cho Nguyễn Trãi, cho sưu tầm lại thơ văn của ông. Năm 1980, nhân Kỉ niệm 600 năm sinh của ông, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã vinh danh Nguyễn Trãi là Danh nhân văn hoá kiệt xuất.
+ Nguyễn Trãi là một tài năng lỗi lạc về tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hoá, văn học,...
- Bảo kính cảnh giới (Bài 43) là bài thơ Nôm Đường luật viết theo thể thất ngôn xen lục ngôn của Nguyễn Trãi trong tập thơ Quốc âm thi tập, mục Bảo kính cảnh giới (Gương báu khuyên răn).
- Đọc trước bài thơ, tìm hiểu kĩ các chú thích để hiểu rõ các từ Việt cổ.
+ Ví dụ: Tiễn là đầy, thừa; hồng liên là sen hồng; tịch dương là nắng chiều; …