K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2020

-Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.

- Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo trên gác bếp, để gieo cấy mùa sau.

-Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.

-Chiều chiều chăn trâu, cúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.

21 tháng 2 2020

Vậy bạn ơi cho mk hỏi, 3 quan hệ từ trong đoạn văn trên là gì ???ngaingung

13 tháng 6 2023

a. Rừng cọ ơi rừng cọ

Lá đẹp lá ngời ngời

Tôi yêu thương vẫy gọi

Mặt trời xanh của tôi!

BPTT: hoán dụ

Tác dụng: tăng giá trị diễn đạt hình ảnh rừng cọ trong suy nghĩ của tác giả qua đó bày tỏ cảm xúc chân thật của người với rừng cọ, đồng thời gợi sự quan trọng của rừng cọ và làm câu thơ hay hơn.

b. Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

BPTT nhân hóa

Tác dụng: thể hiện rõ hơn tình bạn của trâu với người, trâu như một người bạn nhà nông không chỉ có giá trị kinh tế mà còn về tinh thần. Đồng thời, hình ảnh "chú trâu" trở nên sinh động gần gũi hơn với người đọc.

c. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.

BPTT điệp ngữ và hoán dụ.

Tác dụng:

+ phép điệp ngữ giúp thêm tính liên kết chặt chẽ, mạch lạc, có vần nhịp giữa 2 câu thơ bằng hình ảnh "mặt trời" ở đầu câu.

+ phép hoán dụ gợi sự yêu thương của tình mẫu tử, ý chỉ hình ảnh "em" là nguồn sống, là niềm tin, niềm tự hào của mẹ để mẹ cố gắng làm việc.

13 tháng 6 2023

d. Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

BPTT so sánh

Tác dụng: tăng giá trị biểu đạt cảm xúc của tác giả về vẻ đẹp của đất nước Việt Nam đồng thời qua đó làm câu thơ hay hơn, hình ảnh của quê hương trở nên sâu sắc và ý nghĩa hơn.

e. Trong gió trong mưa

  Ngọn đèn đứng gác

  Cho thắng lợi, nối theo nhau

  Đang hành quân đi lên phía trước

BPTT nhân hóa

Tác dụng: làm cho hình ảnh ngọn đèn sinh động hơn, gợi sự gần gũi với cách mạng qua sự dũng cảm chịu được cực khổ trong giá mưa. Qua đó thể hiện nên tinh thần yêu nước của tác giả, của người Việt ta đến cả ngọn đèn cũng thế.

26 tháng 6 2023

Khổ thơ trên bộc lộ tình cảm thân thương, mến yêu, tự hào của tác giả đối với rừng cọ của quê hương qua phép điệp "rừng cọ", "lá" Người đã thể hiện vẻ đẹp của cây cọ cho đọc giả thấy. Đồng thời nhà thơ còn tinh tế sử dụng phép hoán dụ "mặt trời xanh" để chỉ đến rừng cọ là điều đặc biệt trong tim Người càng cho thấy em thấy một tình thương da diết chân thật!.

9 tháng 9 2023
Tham khảo

Rừng cọ ơi rừng cọ

Lá đẹp lá ngời ngời

Tôi yêu thương vẫn gọi

Mặt trời xanh của tôi! (Nguyễn Viết Bình)

- Phép ẩn dụ: mặt trời xanh

- Nét tương đồng: Lá cọ thì   có các lá xòe ra, tỏa rộng nên được so sánh ngầm giống như mặt trời đang tỏa những tia nắng. 

Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong. (Hồ Chí Minh)

- Phép ẩn dụ: thép

- Nét tương đồng: thép là một kim loại chắc chắn. Bác đã nói ''trong thơ nên có thép'' nhằm nhấn mạnh với các nhà thơ rằng thơ cần phải có sức mạnh giống như thép, thơ phải giống như một loại vũ khí có thể đấu tranh cách mạng, tố cáo lên án những hành vi sai trái của địch. 

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông)

- Đây là phép hoán dụ nhé

Bao giờ cá chép hóa rồng

Đền ơn cha mẹ bế bồng ngày xưa. (Ca dao)

- Phép ẩn dụ: cá chép hóa rồng

- Nét tương đồng: cá chép hóa rồng là biểu tượng của sự thịnh vượng, thành công, may mắn. Tức là khi nào mà đạt được những thành công, thành tựu vang dội thì việc trước tiên là phải đền ơn, báo hiếu cha mẹ.

Ta đi trọn kiếp con người

Vẫn không đi hết những lời mẹ ru. (Nguyễn Duy)

- Phép ẩn dụ ''đi''

- Nét tương đồng

+ Từ ''đi'' (1): đi ở đây là sống hết cả một cuộc đời.

+ Từ ''đi'' (2): đi ở đây có nghĩa là không thể hiểu hết được cũng như không thể đếm được, cảm nhận hết được tình cảm mà mẹ dành cho con. Tình cảm mà mẹ dành cho con chứa đọng trong từng câu hát, lời ru, là một thứ tình cảm thiêng liêng và bao la.

9 tháng 9 2023

Tham khảo

Rừng cọ ơi rừng cọ

Lá đẹp lá ngời ngời

Tôi yêu thương vẫn gọi

Mặt trời xanh của tôi! (Nguyễn Viết Bình)

- Phép ẩn dụ: mặt trời xanh

- Nét tương đồng: Lá cọ thì   có các lá xòe ra, tỏa rộng nên được so sánh ngầm giống như mặt trời đang tỏa những tia nắng. 

Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong. (Hồ Chí Minh)

- Phép ẩn dụ: thép

- Nét tương đồng: thép là một kim loại chắc chắn. Bác đã nói ''trong thơ nên có thép'' nhằm nhấn mạnh với các nhà thơ rằng thơ cần phải có sức mạnh giống như thép, thơ phải giống như một loại vũ khí có thể đấu tranh cách mạng, tố cáo lên án những hành vi sai trái của địch. 

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông)

- Đây là phép hoán dụ nhé

Bao giờ cá chép hóa rồng

Đền ơn cha mẹ bế bồng ngày xưa. (Ca dao)

- Phép ẩn dụ: cá chép hóa rồng

- Nét tương đồng: cá chép hóa rồng là biểu tượng của sự thịnh vượng, thành công, may mắn. Tức là khi nào mà đạt được những thành công, thành tựu vang dội thì việc trước tiên là phải đền ơn, báo hiếu cha mẹ.

Ta đi trọn kiếp con người

Vẫn không đi hết những lời mẹ ru. (Nguyễn Duy)

- Phép ẩn dụ ''đi''

- Nét tương đồng

+ Từ ''đi'' (1): đi ở đây là sống hết cả một cuộc đời.

+ Từ ''đi'' (2): đi ở đây có nghĩa là không thể hiểu hết được cũng như không thể đếm được, cảm nhận hết được tình cảm mà mẹ dành cho con. Tình cảm mà mẹ dành cho con chứa đọng trong từng câu hát, lời ru, là một thứ tình cảm thiêng liêng và bao la.

  
Khi những cơn gió lạnh cuối cùng trốn chạy cũng là lúc khí trời trở nên ấm áp. Đó là lúc nắng đầu hạ đã về. Những ngày đầu hạ thường gợi cho con người những cảm xúc khó tả.Hạ đến mang theo những sợi nắng vàng ươm trên mặt lá. Nắng sớm trong veo, tinh khiết len nhẹ qua cửa sổ, oà vào trong lòng, thanh thản và dịu êm, gợi lên trong tôi những rung cảm thật nhẹ nhàng. Trời không...
Đọc tiếp

Khi những cơn gió lạnh cuối cùng trốn chạy cũng là lúc khí trời trở nên ấm áp. Đó là lúc nắng đầu hạ đã về. Những ngày đầu hạ thường gợi cho con người những cảm xúc khó tả.

Hạ đến mang theo những sợi nắng vàng ươm trên mặt lá. Nắng sớm trong veo, tinh khiết len nhẹ qua cửa sổ, oà vào trong lòng, thanh thản và dịu êm, gợi lên trong tôi những rung cảm thật nhẹ nhàng. Trời không xanh lắm nhưng cao và rộng. Những khoảng trời bình yên qua khung cửa sổ như được nhuốm màu vàng của nắng lung linh, huyền ảo.
Qua buổi sớm, chỉ đến 9 giờ thôi là nắng đã rực rỡ. Nắng ửng hồng trên đôi má ai. Nắng cho tôi dang tay ôm vào lòng vạn tia hồng ấm áp. Nắng sưởi ấm nhóc mèo con cuộn tròn mình giữa hiên nhà tràn ngập sắc màu. Nắng mê mải phủ lên biết bao tấm lưng ong của các bà, các chị... ngày ngày cặm cụi ngoài đồng. Nắng tung tăng theo chân bọn trẻ con kể cả sau giờ cắp sách tới trường...

 Nắng giữa buổi không còn mảnh dẻ nữa mà đã sánh vàng như mật ong, trải trên mặt đường, ngọt lịm. Thế mà quá trưa, nắng đã sánh lại màu hổ phách, nóng nóng, nồng nồng. Dự báo thời tiết năm nay không nóng nhưng khắc nghiệt hơn, mưa nắng thất thường.
Với tụi trẻ làng tôi, mỗi khi nắng đầu mùa tới, thú vị nhất là dược đi thả trâu bò, ngựa... vào trong rừng cọ. Nơi ấy là thế giới riêng biệt của tuổi thơ bản tôi. Chúng tôi tha hồ đùa nghịch, chạy nhảy, chơi trò đuổi bắt, vẫy vùng thỏa thuê trong nắng đến khi mặt đứa nào, đứa nấy đỏ gay giống quả gấc chín mới rủ nhau chơi trò trốn tìm dưới bóng râm rừng cọ.

 Nhiều hôm, chúng tôi vớ được những bụi sim chín tím thẫm, những cây cọ ngọt quả... là hò hét, tranh giành nhau tới khản tiếng mới thôi. Yêu biết bao những ngày nắng đầu mùa như thế!
Biết bao mùa nắng qua đi, tụi trẻ con chúng tôi theo nắng, gió phổng phao, lớn lên, có nhiều đứa đi xa. Thế nhưng, mỗi khi cái nắng đầu mùa đến, dường như chúng tôi, ai cũng thao thức nhớ quê, nơi từng giọt nắng vàng ôm ấp, nuôi dưỡng chúng tôi cứng cáp, trưởng thành trên từng chặng đường rộng mở, vươn dài nhịp bước tương lai.

1 . Tìm từ láy trong bài văn trên ?

1

nhẹ nhàng,lung linh,rực rỡ,ấm áp,mê mải,tung tăng,nóng nóng,nồng nồng,thất thường

ko bt cs đúng ko

lác mắt r

Câu 1: Cho đoạn văn sau:    Chẳng có nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng.    Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét, gió bão không thể quật ngã. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây cọ vừa trồi, lá đã lòa xòa mặt đất. Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến ngọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp lóa nắng như rừng mặt trời mới mọc. Mùa xuân chim chóc kéo...
Đọc tiếp

Câu 1: Cho đoạn văn sau:

    Chẳng có nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng.

    Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét, gió bão không thể quật ngã. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây cọ vừa trồi, lá đã lòa xòa mặt đất. Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến ngọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp lóa nắng như rừng mặt trời mới mọc. Mùa xuân chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng chim hót líu lo mà không thấy bóng dáng chim đâu.

                                                 (Nguyễn Thái Vận)

a) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

b) Đoạn văn giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật gì của sự vật?

c) Tìm những câu văn có những hình ảnh tưởng tượng, so sánh trong đoạn văn trên?

d) Tác dụng của những hình ảnh tưởng tượng, so sánh đó?

Câu 2: Nếu phải viết 1 đoạn văn tả cảnh mùa đông thì em sẽ nêu những đặc điểm nổi bật nào?

Câu 3: Dịp tết nguyên đán nào cũng vậy, chợ hoa tết thật đông vui rực rỡ. Hãy tả lại cảnh đó.

❄ Các bạn giúp mình với, ngày mai mình phải nộp bài rồi. Ai làm hay nhất mình tick cho nha ✅♥♥♥!!!

 

0
27 tháng 11 2016

Khổ thơ bộc lộ tình cảm thiết tha yêu quý của tác giả đối với rừng cọ của quê hương. Tác giả trò chuyện với rừng cọ như trò chuyện với người thân (“Rừng cọ ơi! Rừng cọ!”), tả những chiếc lá cọ vừa đẹp vừa ngời ngời sức sống. Hình ảnh “Mặt trời xanh của tôi” ở câu thơ cuối không chỉ nói lên sự liên tưởng, so sánh chính xác của tác giả (lá cọ xoè những cánh nhỏ dàI trông xa như “mặt trời” dâng toả chiếu những “tia nắng xanh”) mà còn bộc lộ rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về rừng cọ của quê hương.

27 tháng 1 2022

 chép mạng