K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2018

Chọn a

22 tháng 4 2017

a/la truc tiep

b/la gian tiep

muc dich de khuyen bao

15 tháng 4 2022

Lần đầu đăng hơi lỗi sửa lại ròii 

Câu 1 : Xét theo mục đích nói, các câu dưới đây thuộc kiểu câu nào? "Các em đừng khóc."A. Câu trần thuậtB. Câu cầu khiếnC. Câu cảm thánD. Câu phủ địnhCâu 2 : Xét theo mục đích nói, các câu dưới đây thuộc kiểu câu nào? "Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!"A. Câu trần thuậtB. Câu cầu khiếnC. Câu cảm thánD. Câu phủ địnhCâu 3: Xét theo mục đích nói, các câu dưới đây thuộc kiểu câu nào? "Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà...
Đọc tiếp

Câu 1 : Xét theo mục đích nói, các câu dưới đây thuộc kiểu câu nào? "Các em đừng khóc."

A. Câu trần thuật

B. Câu cầu khiến

C. Câu cảm thán

D. Câu phủ định

Câu 2 : 

Xét theo mục đích nói, các câu dưới đây thuộc kiểu câu nào? "Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!"

A. Câu trần thuật

B. Câu cầu khiến

C. Câu cảm thán

D. Câu phủ định

Câu 3: Xét theo mục đích nói, các câu dưới đây thuộc kiểu câu nào? "Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?"

A. Câu trần thuật

B. Câu cầu khiến

C. Câu cảm thán

D. Câu nghi vấn

Câu 4: Câu sau : “Bác trai đã khá rồi chứ?” thuộc kiểu hành động nói gì?

A. Trình bầy

B. Hỏi

C. Điều kiện

D. Hứa hẹn

Câu 5: Câu sau thuộc hành động nói nào? “Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!”

A. Trình bầy

B. Hỏi

C. Điều kiện

D. Hứa hẹn

Câu 6 : Hành động nói là gì?

A. Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định

B. Là hành động được thực hiện bằng cử chỉ nhằm mục đích nhất định

C. Là hành động được thực hiện bằng nét mặt nhằm mục đích nhất định

D. Là hành động được thực hiện bằng ngôn từ nhằm mục đích nhất định

1
12 tháng 3 2022

1. A

2. C

3. D

4. B

5. D

6. A

Bài 3: Cho câu thơ:  Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiCâu 1: Chép 9 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.Câu 2: Trong đoạn thơ em vừa chép kiểu câu (phân theo mục đích nói) nào được sử dụng chủ yếu? Chúng được dùng trực tiếp hay gián tiếp? Nêu ngắn gọn hiệu quả của việc sử dụng kiểu câu ấy trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ.Câu 3: Câu thơ:"Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"  xét theo mục đích nói...
Đọc tiếp

Bài 3: Cho câu thơ:  Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Câu 1: Chép 9 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.
Câu 2: Trong đoạn thơ em vừa chép kiểu câu (phân theo mục đích nói) nào được sử dụng chủ yếu? Chúng được dùng trực tiếp hay gián tiếp? Nêu ngắn gọn hiệu quả của việc sử dụng kiểu câu ấy trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ.
Câu 3: Câu thơ:"Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"  xét theo mục đích nói thuộc những kiểu câu  gì?

Câu 4: Viết đoạn văn 15 câu trình bày theo cách diễn dịch làm rõ ý của câu chủ đề sau “Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình lộng lẫy hiện ra giữa nỗi nhớ tiếc khôn nguôi và tâm trạng uất hận của con hổ khi sa cơ, thất thế. ” Trong đoạn văn, em sử dụng một câu nghi vấn để bộc lộ cảm xúc (gạch chân câu nghi vấn ấy)

2
27 tháng 1 2022

câu 1

tk

"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”.



 

27 tháng 1 2022

Câu 1:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

Câu 2:

- Chủ yếu là dùng câu hỏi tu từ được dùng theo cách gián tiếp

- Hiệu quả nghệ thuật: Làm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho đọan thơ đồng thời  theo một cách gián tiếp nó khiến cho việc bộc lộ tâm trạng nuối tiếc,buồn sầu của vị chúa sơn lâm thể hiện rõ nét và bộ tranh tứ bình được khắc họa thêm sinh động,hấp dẫn hơn.

Câu 3:

"Than ôi!" là câu cảm thán

"Thời oanh liệt nay còn đâu?" là câu nghi vấn

Câu 4: Viết đoạn văn thì mình nghĩ bạn nên làm để rèn luyện nhé.

6 tháng 3 2022

D

6 tháng 3 2022

Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?

A. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội?

B. Người thuê viết nay đâu?

C. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?

 

D. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? 

 

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:                   - Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!                   - Tha này! Tha này!Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 “Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

                   - Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

                   - Tha này! Tha này!

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

          - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

          - Mày trói ngay chồng đi, bà cho mày xem!”

                                                                         (Ngữ văn 8- tập 1)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? 

Câu 2: Theo em dấu hai chấm được sử dụng trong đoạn văn trên có tác dụng gì ?

Câu 3: Phân tích cấu tạo của câu sau đây và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép. Nêu đặc điểm của kiểu câu ấy.

                    - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Câu 4: Chú ý vào các từ in đậm, xác định vị thế xã hội, thái độ, tính cách của hai nhân vật (chị Dậu và cai lệ) trong đoạn trích. Nhận xét về sự thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu và giải thích lí do.

Câu 5 : Viết đoạn văn ngắn (khoảng 12 câu) theo cách diễn dịch làm rõ tình yêu thương chồng  và sức mạnh phản kháng của chị Dậu qua đoạn trích trên,trong đoạn có sử dụng câu  ghép và tợ từ (gạch chân chú thích rõ).

1
10 tháng 12 2021

1. VB ''Tức nước vỡ bờ'' của Ngô Tất Tố

2. Thông báo về lời nói của nhân vật

3. Câu ghép. Có 2 vế câu tạo thành

  Chồng tôiCN1// đau ốmVN1//, ôngCN2// không được phép hành hạ!VN2

4. Em tham khảo:

-  VỊ THẾ XÃ HỘI:
 +Cai lệ là chức sắc trong xã hội, được pháp luật bảo vệ.

+Chị Dậu chỉ là người nông dân bé nhỏ thấp cổ bé họng

- THÁI ĐỘ:

+Cai lệ có thái độ hung hăng, tức giận, đòi bằng được sưu.

+Chị Dậu từ chỗ cái thái độ nhún nhường đến ngang hàng và phản kháng

- TÍNH CÁCH:

 +Tính cách của cai lệ: ác độc

 +Tính cách của chị Dậu: hiền lành nhu mì, giàu tình yêu thương nhưng trong tình huống nguy cấp thì chị cũng phản kháng và có sức mạnh tiềm tàng mạnh mẽ

  ⇒ Cách xưng hô của chị Dậu đã thay đổi từ chỗ nhún nhường (gọi ông, xưng cháu) đến chỗ ngang hàng (gọi ông xưng tôi) và đến mức độ phản kháng liều mình (gọi mày, xưng bà). Từ đó, em thấy được cách xưng hô cho thấy tinh thần phản kháng mạnh mẽ của chị Dậu và sức mạnh tiềm tàng của chị.

5. Em tham khảo:

Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", chị Dậu là(Trợ từ) người có tinh thần phản kháng mạnh mẽ. Thật vậy, tinh thần phản kháng mạnh mẽ ấy của chị Dậu xuất phát từ chính tình yêu thương chồng của chị. Từ chỗ nhún nhường, nhẫn nhịu, cam chịu trước cai lệ và người nhà lí trưởng, chị đã chuyển từ đấu lí sang đấu lực. Hơn ai khác, chị hiểu chồng chị đang trong tình cảnh ốm đau thế nào, nếu còn bị đánh trói thì chắc chắn chồng chị sẽ không chịu nổi. Vì vậy, hành động đó của chị chính là xuất phát từ tình yêu thương chồng, từ việc cai lệ và người nhà lí trưởng cứ một mực đòi trói chồng chị đi. Nỗi căm phẫn của chị dồn nén thành sự phản kháng đến bất ngờ ấy. Hơn nữa, với sự hung hăng của bọn cai lệ thì chị không thể dùng cách nhún nhường nhẫn nại mà cầu xin cai lệ, người nhà lí trưởng được. Cách duy nhất chị có thể dùng đó là vùng lên đấu tranh với chúng. Một là do chị buộc phải làm thế để bảo vệ chồng trong khoảnh khắc ấy, chị cũng là do chúng dồn chị đến bước đường cùng, chị phải vùng lên để chống lại chúng (Câu ghép). Sau tất cả những sự nhún nhường, câu nói "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem" của chị đã thể hiện được chủ đề của toàn bộ đoạn trích. Hành động ấy của chị không phải là hành động ngông cuồng mà nó là đại diện của toàn thể tầng lớp người nông dân bấy giờ muốn phản kháng, muốn đấu tranh đòi lại công bằng từ phía bọn xã hội phong kiến. Hành động đấu lực của chị thể hiện được giá trị nhân văn tốt đẹp, đó là sự phản kháng của người nông dân bị áp bức, cùng khao khát công bằng của họ. Đó chính là thông điệp tức nước vỡ bờ mà đoạn trích muốn thể hiện.