K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 4 2022

A

8 tháng 4 2022

B

8 tháng 4 2022

A

8 tháng 4 2022

A

24 tháng 4 2022

Bài 5:Điền cặp từ hô ứng thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

a)Trời càng nắng gắt,hoa giấy càng hồng lên rực rỡ.

b)Tôi vừa về nhà,bạn đã rủ đi ngay.

c)Trời mới hửng sáng,các bác nông dân đã ra đồng. 

9 tháng 12 2023

a)  Tôi đang làm bài tập.
-Bài này là tự đặt câu đúng hog ạ?Nếu có sai sót mong bạn bỏ qua cho ạ=.=-

Bài 1: Xác định cách nối các vế trong những câu ghép sau:a.      Chẳng những hải âu là bạn của bà con nông dân, mà hải âu còn là bạn của những em nhỏ.b.     Ai làm, người ấy chịu.c.      Ông tôi đã già, nên chân đi chậm chạp hơn, mắt nhìn kém hơn.d.     Mùa xuân đã về, cây cối ra hoa kết trái, và chim chóc hót vang trên những chùm cây to.Bài 2: Dùng từ ngữ thích hợp để nối các vế sau thành câu ghép.a.      trời mưa rất to...
Đọc tiếp

Bài 1: Xác định cách nối các vế trong những câu ghép sau:

a.      Chẳng những hải âu là bạn của bà con nông dân, mà hải âu còn là bạn của những em nhỏ.

b.     Ai làm, người ấy chịu.

c.      Ông tôi đã già, nên chân đi chậm chạp hơn, mắt nhìn kém hơn.

d.     Mùa xuân đã về, cây cối ra hoa kết trái, và chim chóc hót vang trên những chùm cây to.

Bài 2: Dùng từ ngữ thích hợp để nối các vế sau thành câu ghép.

a.      trời mưa rất to / đường đến trường bị ngập lụt.

b.     anh ấy không đến / anh ấy có gửi quà chúc mừng.

c.      các em không thuộc bài / các em không làm được bài tập.

Bài 3: Thêm một vế câu vào ô trống để tạo thành câu ghép.

a.      Vì trời mưa to…………………………………………………………….

b.     Mưa to kéo dài hàng hai ba tiếng đồng hồ……………………………….

c.      Nhờ bạn Thu cố gắng hết sức mình……………………………………..

Bài 4: Viết câu theo mô hình sau, mỗi mô hình viết 3 câu:

-         C – V , C – V

-         TN , C – V , C – V

-         Tuy C – V nhưng C – V

Bài 5: Các vế câu trong từng câu ghép dưới đây được nối với nhau bằng cách nào (dùng từ có tác dụng nối hay dùng dấu câu để nối trực tiếp)

a.      Mùa thu, gió thổi mây về phía cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại.

b.     Đêm đã rất khuya nhưng mẹ em vẫn cặm cụi ngồi soạn bài.

c.      Em ngủ và chị cũng thiu thiu ngủ theo.

d.     Mưa rào rào trên sân gạch; mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối.  

Bài 6: Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây. Xác định các vế câu và các quan hệ từ trong câu.

-         Nắng vàng lan nhanh xuống chân núi rồi rải vội lên đồng lúa. Bà con xã viên đã đổ ra đồng cấy mùa, gặt chiêm. Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng cười nhộn nhịp vui vẻ.

                                                             (Hoàng Hữu Bội)

-         Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, ví chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.

Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

                                                               (Hồ Chí Minh)

Bài 7: Tìm quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ chấm.

a.       …………đồng bào ra sức thi đua tăng gia sản xuất……..dân ta……..có chật vật ít nhiều……..vẫn tránh khỏi nạn đói.

b.     ……….đồng bào hăng hái ủng hộ, và các chiến sĩ bình dân học vụ tận tụy …….đã mấy tỉnh như Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Thái Bình đã diệt xong giặc dốt.

c.      ………toàn dân ra sức ủng hộ và bộ đội cùng dân quân du kích ta dũng cảm và nhờ anh chị em công nhân ta ra sức chế tạo vũ khí…….từ Nam đến Bắc ta đã thắng nhiều trận vẻ vang.

d.     ……..trời mưa…….chúng em sẽ nghỉ lao động.

e.      Ông đã nhiều lần can gián……… vua không nghe.

f.       ……nó ốm…….nó vẫn đi học.

g.     ……..Nam hát rất hay……Nam vẽ cũng giỏi.

h.     Lúa gạo quý……..ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được.

i.       Lúa gạo là quý nhất…….lúa gạo nuôi sống con người.

j.       ………cha mẹ quan tâm dạy dỗ……..em bé này rất ngoan.

k.     ……….cây lúa không được chăm bón……nó cũng không lớn lên được.

l.       ……..con người quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm…….một phần rừng ngập mặn đã mất đi.

 

Bài 8: Đặt câu ghép có dùng quan hệ từ sau.

a.      Song

b.     Vì…….nên……….

c.      Không chỉ………mà…………

d.     Tuy………nhưng………………

Bài 9: Tìm từ có tác dụng nối hoặc dấu câu thích hợp để điền vào chỗ trống.

a.      Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm……….hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ.

b.     Chuột là con vật tham lam……..nó ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng chuột phình to ra.

c.      Đến sáng, chuột tìm đường về ổ ……. nó không sao lách qua khe hở được.

d.     Mùa nắng, đất nẻ chân chim……nền nhà cũng rạn nứt.

Bài 10: Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân – kết quả.

a.      Vì bạn Mai không làm bài tập…………………………………………….

b.     ………………………………nên Lan đã đạt được điểm cao trong kì thi.

c.      ………………………………đường sá trở nên lầy lội.

d.     Vì mải chơi……………………………………………………………….

e.      Vì không tập trung nghe giảng……………………………………………

f.       Vì nhà nghèo quá…………………………………………………………

g.     Do nó chủ quan……………………………………………………………

giúp mình nha giúp bài nào đc thì giúp mình với plssss

 

0
Bài 1: Đọc kĩ mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi:Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi:-    Bác làm việc quần quật như thế để làm gì?Bác nông dân đáp:-    Tôi làm việc cho cả ba thời nên không thể ngừng tay.(…) Và bác nông dân ôn tồn giảng giải:- Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi có bố mẹ già....
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc kĩ mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi:

-    Bác làm việc quần quật như thế để làm gì?

Bác nông dân đáp:

-    Tôi làm việc cho cả ba thời nên không thể ngừng tay.

(…) Và bác nông dân ôn tồn giảng giải:

- Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi có bố mẹ già. Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ.

( Truyện vui dân gian thế giới, Tiếng Việt lớp 5 tập 2, trang 7)

a.  Em hãy đặt tên cho câu chuyện trên:

b. Tiếng “dưỡng” trong từ “phụng dưỡng” nghĩa là gì? Tìm 2 từ ghép chứa tiếng “dưỡng” có cùng nghĩa như vậy:

2
25 tháng 5 2022

hộ tớ

 

25 tháng 5 2022

a. bác nông dân chăm chỉ hoặc bác nông dân và chú ve

b nghĩa là chăm sóc và nuôi dưỡng 

2 từ ghép nè. nuôi dưỡng và bồi dưỡng 

 

Bài 1: Đọc kĩ mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi:Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi:-    Bác làm việc quần quật như thế để làm gì?Bác nông dân đáp:-    Tôi làm việc cho cả ba thời nên không thể ngừng tay.(…) Và bác nông dân ôn tồn giảng giải:- Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi có bố mẹ già....
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc kĩ mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi:

-    Bác làm việc quần quật như thế để làm gì?

Bác nông dân đáp:

-    Tôi làm việc cho cả ba thời nên không thể ngừng tay.

(…) Và bác nông dân ôn tồn giảng giải:

- Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi có bố mẹ già. Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ.

( Truyện vui dân gian thế giới, Tiếng Việt lớp 5 tập 2, trang 7)

a.  Em hãy đặt tên cho câu chuyện trên:

b. Tiếng “dưỡng” trong từ “phụng dưỡng” nghĩa là gì? Tìm 2 từ ghép chứa tiếng “dưỡng” có cùng nghĩa như vậy:

0