Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các bạn thân mến!
Dưới đây là những gợi ý để các bạn tham gia cuộc thi tìm hiểu về anh Vừ A Dính “Người anh hùng tuổi nhỏ chí lớn”. Các bạn có thể sử dụng những thông tin này để trả lời các câu hỏi của cuộc thi. Riêng câu số 8, các bạn hãy viết bằng những hiểu biết và cảm xúc của chính mình. Ban Tổ chức cuộc thi khuyến khích các bạn sưu tầm thêm các tư liệu, hình ảnh để bài dự thi thêm phong phú và sâu sắc.
Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta không khi nào vắng bóng hình của những người trẻ tuổi mưu trí, dũng cảm, đóng góp quan trọng vào công cuộc đấu tranh và dựng xây đất nước.
Truyền thuyết về người anh hùng làng Gióng tuổi lên ba đã nhổ tre đánh giặc cứu nước khởi đầu cho truyền thống vẻ vang “tuổi nhỏ chí lớn” của các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam; Trần Quốc Toản đi vào lịch sử thời kỳ chống giặc Nguyên Mông với lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, dám hy sinh vì dân tộc; Kim Đồng, người Đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh; Dương Văn Nội, Phạm Ngọc Đa – những giao liên, trinh sát mưu trí, gan dạ; Lê Văn Tám – ngọn đuốc sống lao vào kho xăng của giặc; Nguyễn Bá Ngọc hy sinh thân mình cứu các bạn nhỏ…
Đặc biệt, Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12/9/1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) là tấm gương thiếu niên tiêu biểu trong thời kỳ chống thực dân Pháp.
Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của Vừ A Dính và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.
Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.
Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn Dính dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng Dính chỉ trả lời hai từ “không biết”. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.
Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi.
Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.
Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Ngay từ năm 1951, Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính – chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.
Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc “Vừ A Dính bất tử” (nhạc sĩ Tô Hợp) và “Vừ A Dính – người thiếu niên Anh hùng” (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội.
Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.
Theo đề xuất của Báo Thiếu niên Tiền phong, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ra Quyết định thành lập Quỹ Học bổng dành cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo cả nước. Ngày 5/3/1999, tại Trụ sở cơ quan Trung ương Đoàn, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã chính thức ra mắt. Báo Thiếu niên Tiền phong được Trung ương Đoàn giao làm Thường trực của Quỹ.
Quỹ rất vinh dự được Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Mỹ Hoa (sau này là Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam) làm Chủ tịch.
Trong gần 20 năm qua, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã dành sự quan tâm cho các bạn thiếu nhi, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo – những vùng phên dậu của Tổ quốc Việt Nam thân yêu thông qua những hoạt động nổi bật:
- Một là, cấp học bổng thường xuyên (5.000 suất/năm) cho các bạn học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Tính đến nay, Quỹ đã trao gần 80.000 suất học bổng, khoảng 80 tỉ đồng.
- Hai là, thực hiện một số dự án mang tính chiều sâu như:
+ Dự án Ươm mầm tương lai có 22 trường đã đồng hành cùng Quỹ nuôi dạy 345 em học sinh dân tộc thiểu số và vùng biển đảo trong cả nước về học tập tại TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương từ năm học 2009-2010 đến nay.
+ Dự án Chắp cánh ước mơ tài trợ học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi và vùng biển đảo trong vòng 7 năm (THCS và THPT) và sinh viên (trong vòng 4 năm). Đến nay đã có 328 em được thụ hưởng dự án này.
+ Dự án Mở đường đến tương lai (Quỹ Vinacapital tài trợ) cấp học bổng trực tiếp và thường xuyên cho100 nữ sinh dân tộc thiểu số học giỏi nhưng hoàn cảnh khó khăn trong 7 năm (từ lớp 10 đến khi tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng). Hiện nay, 50 nữ sinh giai đoạn I đã tốt nghiệp, có việc làm và 50 nữ sinh dân tộc thiểu số giai đoạn II đangtiếp tục được thụ hưởng dự án.
Những dự án này đã góp phần tạo nên nguồn cán bộ có chất lượng cho vùng dân tộc miền núi trong tương lai.
Ba là, hàng năm Quỹ đã xét tặng Giải thưởng vừ A Dính cho các tập thể và cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công cuộc xây dựng và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Giải thưởng đã góp phần khích lệ phong trao cả nước quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ cho những vùng miền núi, hải đảo đặc biệt khó khăn. Tính đến nay đã có 64 tập thể và 118 cá nhân được nhận giải thưởng.
Bốn là, Quỹ vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp kinh phí xây dựng các trường học, các công trình phúc lợi công cộng ở các vùng miền khó khăn.
Dự án Thắp sáng ước mơ đã tạo nên một số ngôi trường, cây cầu, con đường, nhà tình nghĩa ở các vùng khó khăn. Đặc biệt, trong 2 năm 2013, 2014, chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” của Quỹ đã xây dựng 2 ngôi trường Tiểu học thị trấn Trường Sa và Tiểu học xã đảo Sinh Tồn thuộc huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), trị giá 25 tỉ đồng. Đây thực sự là chương trình có ý nghĩa vô cùng to lớn, gắn kết cộng đồng cả nước quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thân yêu.
Chặng đường 20 năm hoạt động, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã góp phần quan trọng kêu gọi, động viên cả xã hội quan tâm thực sự đến đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Quỹ đã cố gắng bắc được nhịp cầu nhân ái thân thương giữa các doanh nghiệp, doanh nhân, các đơn vị và cá nhân có lòng hảo tâm trong và ngoài nước tới những buôn sóc bản làng hẻo lánh xa xôi nhất; cùng chung tay góp sức nâng đỡ cho rất nhiều học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo.
Quỹ Học bổng mang tên Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính sẽ luôn đồng hành và là điểm tựa tinh thần cùng thế hệ trẻ các dân tộc thiểu số Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa phát triển.
Trên đây là bài dự thi tìm hiểu về anh hùng liệt sỹ Vừ A Dính VnDoc đã chia sẻ với các bạn. Các anh hùng nhỏ tuổi luôn là những tấm gương sáng để các em thiếu niên nhi đồng học tập và noi gương.
Các bạn thân mến!
Dưới đây là những gợi ý để các bạn tham gia cuộc thi tìm hiểu về anh Vừ A Dính “Người anh hùng tuổi nhỏ chí lớn”. Các bạn có thể sử dụng những thông tin này để trả lời các câu hỏi của cuộc thi. Riêng câu số 8, các bạn hãy viết bằng những hiểu biết và cảm xúc của chính mình. Ban Tổ chức cuộc thi khuyến khích các bạn sưu tầm thêm các tư liệu, hình ảnh để bài dự thi thêm phong phú và sâu sắc.
Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta không khi nào vắng bóng hình của những người trẻ tuổi mưu trí, dũng cảm, đóng góp quan trọng vào công cuộc đấu tranh và dựng xây đất nước.
Truyền thuyết về người anh hùng làng Gióng tuổi lên ba đã nhổ tre đánh giặc cứu nước khởi đầu cho truyền thống vẻ vang “tuổi nhỏ chí lớn” của các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam; Trần Quốc Toản đi vào lịch sử thời kỳ chống giặc Nguyên Mông với lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, dám hy sinh vì dân tộc; Kim Đồng, người Đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh; Dương Văn Nội, Phạm Ngọc Đa – những giao liên, trinh sát mưu trí, gan dạ; Lê Văn Tám – ngọn đuốc sống lao vào kho xăng của giặc; Nguyễn Bá Ngọc hy sinh thân mình cứu các bạn nhỏ…
Đặc biệt, Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12/9/1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) là tấm gương thiếu niên tiêu biểu trong thời kỳ chống thực dân Pháp.
Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của Vừ A Dính và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.
Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.
Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn Dính dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng Dính chỉ trả lời hai từ “không biết”. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.
Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi.
Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.
Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Ngay từ năm 1951, Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính – chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.
Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc “Vừ A Dính bất tử” (nhạc sĩ Tô Hợp) và “Vừ A Dính – người thiếu niên Anh hùng” (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội.
Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.
Theo đề xuất của Báo Thiếu niên Tiền phong, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ra Quyết định thành lập Quỹ Học bổng dành cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo cả nước. Ngày 5/3/1999, tại Trụ sở cơ quan Trung ương Đoàn, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã chính thức ra mắt. Báo Thiếu niên Tiền phong được Trung ương Đoàn giao làm Thường trực của Quỹ.
Quỹ rất vinh dự được Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Mỹ Hoa (sau này là Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam) làm Chủ tịch.
Trong gần 20 năm qua, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã dành sự quan tâm cho các bạn thiếu nhi, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo – những vùng phên dậu của Tổ quốc Việt Nam thân yêu thông qua những hoạt động nổi bật:
- Một là, cấp học bổng thường xuyên (5.000 suất/năm) cho các bạn học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Tính đến nay, Quỹ đã trao gần 80.000 suất học bổng, khoảng 80 tỉ đồng.
- Hai là, thực hiện một số dự án mang tính chiều sâu như:
+ Dự án Ươm mầm tương lai có 22 trường đã đồng hành cùng Quỹ nuôi dạy 345 em học sinh dân tộc thiểu số và vùng biển đảo trong cả nước về học tập tại TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương từ năm học 2009-2010 đến nay.
+ Dự án Chắp cánh ước mơ tài trợ học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi và vùng biển đảo trong vòng 7 năm (THCS và THPT) và sinh viên (trong vòng 4 năm). Đến nay đã có 328 em được thụ hưởng dự án này.
+ Dự án Mở đường đến tương lai (Quỹ Vinacapital tài trợ) cấp học bổng trực tiếp và thường xuyên cho100 nữ sinh dân tộc thiểu số học giỏi nhưng hoàn cảnh khó khăn trong 7 năm (từ lớp 10 đến khi tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng). Hiện nay, 50 nữ sinh giai đoạn I đã tốt nghiệp, có việc làm và 50 nữ sinh dân tộc thiểu số giai đoạn II đangtiếp tục được thụ hưởng dự án.
Những dự án này đã góp phần tạo nên nguồn cán bộ có chất lượng cho vùng dân tộc miền núi trong tương lai.
Ba là, hàng năm Quỹ đã xét tặng Giải thưởng vừ A Dính cho các tập thể và cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công cuộc xây dựng và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Giải thưởng đã góp phần khích lệ phong trao cả nước quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ cho những vùng miền núi, hải đảo đặc biệt khó khăn. Tính đến nay đã có 64 tập thể và 118 cá nhân được nhận giải thưởng.
Bốn là, Quỹ vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp kinh phí xây dựng các trường học, các công trình phúc lợi công cộng ở các vùng miền khó khăn.
Dự án Thắp sáng ước mơ đã tạo nên một số ngôi trường, cây cầu, con đường, nhà tình nghĩa ở các vùng khó khăn. Đặc biệt, trong 2 năm 2013, 2014, chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” của Quỹ đã xây dựng 2 ngôi trường Tiểu học thị trấn Trường Sa và Tiểu học xã đảo Sinh Tồn thuộc huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), trị giá 25 tỉ đồng. Đây thực sự là chương trình có ý nghĩa vô cùng to lớn, gắn kết cộng đồng cả nước quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thân yêu.
Chặng đường 20 năm hoạt động, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã góp phần quan trọng kêu gọi, động viên cả xã hội quan tâm thực sự đến đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Quỹ đã cố gắng bắc được nhịp cầu nhân ái thân thương giữa các doanh nghiệp, doanh nhân, các đơn vị và cá nhân có lòng hảo tâm trong và ngoài nước tới những buôn sóc bản làng hẻo lánh xa xôi nhất; cùng chung tay góp sức nâng đỡ cho rất nhiều học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo.
Quỹ Học bổng mang tên Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính sẽ luôn đồng hành và là điểm tựa tinh thần cùng thế hệ trẻ các dân tộc thiểu số Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa phát triển.
Chúc bạn học tốt ~
Chắc hẳn mỗi chúng ta đều có cho riêng mình một người truyền cảm hứng, một người truyền cho ta những động lực và sức mạnh giúp ta vững bước hơn trên con đường học tập và con đường trở thành người công dân có ích cho xã hội. Còn đối với bản thân tôi, người đã truyền cho tôi cảm hứng tốt đẹp trong suy nghĩ, hành động và ước mơ là người thiếu niên dũng cảm Vừ A Dính.
Vừ A Dính (1934 - 1949) được sinh ra trong một gia đình người dân tộc Mông vốn có truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng từ lâu. Ngay từ khi còn nhỏ, người thiếu niên ấy đã trở thành một đội viên liên lạc ưu tú của huyện, anh làm nhiệm vụ liên lạc, canh gác, tiếp tế lương thực cho nhân dân bị giặc Pháp bao vây. Dù chỉ mới 13 tuổi nhưng sự dũng cảm của anh lại vô cùng lớn. Anh không quản ngại khó khăn, nguy hiểm rình rập trong bất cứ khoảnh khắc nào. Đức tính đó của anh thật đáng cho chúng ta học tập.
Đến năm 15 tuổi, Vừ A Dính gia nhập bộ đội Việt Minh. Anh bị bắt và bị bắn trong một lần làm nhiệm vụ liên lạc. Không những không khai ra Việt Minh ở đâu mà anh còn lừa quân địch khiêng mình đi loanh quanh các ngọn núi, khu rừng rồi lại trở về vị trí ban đầu khiến bọn chúng rất tức giận. Anh trở thành một tượng đài bất tử về sự mưu trí, dũng cảm của thiếu niên Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam. Những hành động của anh khiến tôi rất nể phục và tự hào. Anh thà hi sinh tính mạng của mình chứ nhất định không cung cấp bất cứ thông tin gì về các đồng đội với quân địch.
Vừ A Dính tuy đã hi sinh nhưng hình ảnh về người thiếu niên anh dũng ấy vẫn in đậm trong tâm trí của tôi. Với tinh thần ham học, kiên cường bất khuất của anh khiến tôi có thêm động lực để cố gắng, không bỏ cuộc trước những bài tập khó hay những khó khăn trong học tập.
Lòng yêu nước và sự căm thù thực dân Pháp sâu sắc của anh đã tác động đến ước mơ của tôi. Tôi ước mơ mình sẽ trở thành một quân nhân để có thể trực tiếp góp sức mình vào công cuộc bảo vệ đất nước. Để làm được điều đó, trước tiên tôi phải học tập thật tốt, tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về Tổ quốc Việt Nam để bồi đắp thêm tình yêu nước.
Tôi tin rằng Vừ A Dính không chỉ là người truyền cảm hứng cho tôi trong suy nghĩ, hành động, ước mơ mà anh còn trở thành người truyền cảm hứng cho rất nhiều những bạn trẻ như tôi. Anh trở thành một biểu tượng đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam.
Anh hùng Liệt sĩ thiếu niên Vừ A Dính sinh ra và lớn lên tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu ( Nay là tỉnh Điện Biên )
trong thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp
tại tỉnh lai châu (nay là tỉnh điện biên) .
Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.
Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.
Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!
Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ.
Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40, của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của một người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ, một điều đương nhiên.
Trong con mắt một đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến một lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn một cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, hai gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ.
Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bố cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sống trong một thế giới không có mẹ, không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? …
Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có một bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là một khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện một tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giũ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đén thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá luôn.
Sau một tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật của con. Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con.” Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “ Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi. ” . Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa… việc nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm để nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị… là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình.
Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. ”
mk cx đag vt bài này
Sau đây em xin thay mặt lớp 8B viết về tiểu sử của một vị anh hùng nhỏ tuổi đã hi sinh mình vì đất nước , người mà chi đội chúng em vinh dự được mang tên đó là : Vừ A Dính
-Vừ A Dính sinh ngày 12 tháng 9 năm 1934 , là con của một gia đình người H`mông tại xã Phú Nhung ,huyện Tuần Giáo ,tỉnh Lai Châu ( nay là tỉnh Điện Biên ), miền Bắc Việt Nam.
Vừ A Dính là con thứ ba của Vừ Chống Lầu ( sinh năm 1899 ) và bà Sùng Thị Plây (Sinh năm 1901 ) Gia đình Vừ A Dính là cơ sở của cách mạng Việt Minh tại huyện Tuần Giao .Năm 13 tuổi , Vừ A Dính làm nhiệm vụ canh gác, liên lạc, tiếp tế cho nhân dân bị thực dân Pháp bao vậy. Sử sách ghi lại rằng , một hôm vừa đi công tác về, anh bị quân đội thực dân Pháp vậy bắt, đánh đập giã man, bắt chỉ đường đi bắt cán bộ và đồng bào.
Vừ A Dính bày mưu bắt chúng khiêng đi một ngày đường để trở lại nơi cây đào là điểm xuất phát mà chẳng tìm được gì .Căm tức, giặc treo Vừ A Dính lên cành đào và sử bắn .Hôm ấy là ngày 15-6-1949.Vừ A Dính đã anh dũng hi sinh bên gốc cây đào cổ thụ ở Khe Trúc gần đồn Bản Chăn. Khi chưa tròn 15 tuổi .
Ghi công của người anh hùng Vừ A Dính
*-Đảng CS Việt Nam và Nhà nước đã truy tặng danh hiệu Anh hung lực lượng vũ trang nhân dân .Tấm gương hy sinh anh hùng bất khuất của Vừ A Dính đã đi vào sử sách :
*-Ngay từ năm 1951, Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc.
-Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính
*-Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh , Lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi anh hùng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.
*-Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành).
*-Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ ViệtNam. Tên của Anh hùng liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều chi đội, liên đội và nhà trường trong cả nước.
*-Theo đề xuất của báo Thiếu niên Tiền phong Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ra Quyết định thành lập Quỹ học bổng dành cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số cả nước. Ngày 5 tháng 3 năm 1999 , tại Trụ sở cơ quan Trung ương Đoàn, Quỹ học bỏng Vừ A Dính , đã chính thức ra mắt và trao học bổng đầu tiên cho 240 học sinh dân tộc thiểu số.
*-Năm 1999 , Quỹ đã vinh dự nhận được thư chúc mừng của đồng chí Nông Đức Mạnh, lúc đó là Chủ tịch Quốc hội. Và đồng chí cũng đã trực tiếp trao tặng học bổng Vừ A Dính cho 60 em thiếu nhi các dân tộc 6 tỉnh thuộc căn cứ địa Việt Bắc và tỉnh Nghệ An quê hương Bác Hồ tại phòng họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhân dịp kỷ niệm 55 năm Quốc khánh – ngày 25 tháng 8 năm 2000