Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa
2, Tầm sư học đạo
3, Ở đây gần bạn, gần thầy.
Có công mài sắc có ngày nên kim
4, Uống nước nhớ nguồn.
5, Tiên học lễ hậu học văn
6, Yêu trẻ, trẻ đến nhà
Kính già, già để tuổi cho.
7, Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
học tốt
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
2.
Tôn sư trọng đạo
3.
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
4.
Trọng thầy mới được làm thầy
5.
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh
6.
Ở đây gần bạn, gần thầy
Có công mài sắt có ngày nên kim
7.
Tầm sư học đạo
8.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa
9.
Con hơn cha là nhà có phúc
Trò hơn thầy là đất nước yên vui
10.
Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên
11.
Uống nước nhớ nguồn
12.
Đi thưa về trình
13.
Gọi dạ, bảo vâng
14.
Tiên học lễ hậu học học văn
15.
Lời chào cao hơn mâm cổ.
16.
Yêu trẻ trẻ đến nhà
Kính già già để tuổi cho.
17.
Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói không thầy sao nên
18.
Gươm vàng rớt xuống hồ Tây
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu
19.
Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên
20.
Bẻ lau làm viết chép văn
Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy
vì câu chuyện có ý nghĩa rằng những người ko có khả năng làm một việc gì đó lại có thể làm việc đó bng chính tâm hồn mk bởi lng nhân ái
để cảm ơn cụ
chi tiết cụ già ->ko có khả năng nghe
cụ già là một người có tấm lòng nhân hậu,biết quan tâm.cụ đã giúp cô bé đang tuyệt vọng vui vẻ hơn và tự tin hơn.tuy cụ ko thể nghe đc nhưng cụ đã dùng chính sự nhân hậu của mk để giúp cô.nhờ cụ mà cô đã trở thành 1 ca sĩ nổi tiếng.khi cô tìm lại cụ thì cụ đã chết nhưng tấm lòng của cụ thật đáng quý.qua câu chuyện em cảm nhận đc cụ là một người tốt,1 thiên thần đc chúa cử xuống giúp cho cô bé.
mk chỉ nghĩ đc thế thui.
ko tốt nhưng cng gọi là tấm lòng rùi
a/ Vì đôi tai-thính giác không thể sử dụng vì 1 lí do nào đó,nhưng khi thấy cô bé buồn tủi mấp máy môi,cụ già tưởng tượng rằng mình có thể nghe được tiếng hát và động viên cô bé.
b/ Trở thành ca sĩ,cô bé nhận ra rằng : chính vì buổi chiều nào cô cũng ra công viên để hát cho cụ già nghe mà dần dần cô có đủ tự tin để có thể hát trước đám đông nhờ vậy cô có thể trở thành ca sĩ
=> Cô muốn trở lại để cảm ơn ông cụ
c/ Khổ cuối: " Cụ già ấy ...không có khả năng nghe?"
d/ Hành động cảm ơn của cụ già dành cho cô bé khiến cho tôi rất bất ngờ. Khuôn mặt, nụ cười chào cô bé làm ta hiểu lờ mờ rằng : cụ già có thể cảm nhận được, tiếng hát của cô bé làm cho cụ muốn nghe nữa. Cứ như thế nhiều năm trôi qua, cô bé đã thành 1 ca sĩ và muốn trở lại cảm tạ cụ. Nhưng không, theo năm tháng, cụ già rồi chết. Cụ giống như 1 người thầy, đào tạo cô bé. Cụ giống như một bông hoa thơm, ấp ủ ngọc quý. Những năm tháng cuối đời,cụ vẫn muốn làm việc tốt. Mặc dù cụ điếc, nhưng theo tôi: Nghe được hay không, không quan trọng, mà quan trọng là chúng ta có đủ 1 tâm hồn cao cả không để có thể nghe!
Mỏi tay quá!
Ca dao, tục ngữ dân gian Việt Nam giống như một “bảo tàng” đúc kết bài học kinh nghiệm sống hàng ngàn năm của cha ông. Những bài học đó khi đưa vào ca dao, tục ngữ không hề khô khan, trừu tượng mà ngược lại rất đậm chất thi ca, dễ thuộc, dễ nhớ. Câu tục ngữ:
“Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.”
là một trong những câu như thế.
Đi vào giải thích câu tục ngữ, ta sẽ hiểu được bài học ẩn chứa sau nó. Trước hết, câu tục ngữ được viết dưới dạng thơ lục bát, sử dụng từ chỉ quan hệ “dù” để thể hiện sự liên kết. Trong câu lục, đại từ “ai” là nói đến những đối tượng không xác định, có thể là người thân, bạn bè, thầy cô, hàng xóm… “Nói ngả nói nghiêng” ám chỉ hành động “nói” không nhất quán, có nhiều quan điểm trái chiều hoặc mang tính phản biện ngược lại một vấn đề nào đó nhưng với hàm ý không tích cực. Câu lục lại đề cập ở vị thế “ta” – chính bản thân con người. “Vững” là kiên cố, chắc chắn, khộng bị giao động trước bất kì thứ gì hay điều gì. “Kiềng ba chân” là vận dụng bằng sắt, có hình vòng cung được gắn ba chân, dùng để đặt nồi lên khi nấu bếp. Tóm lại, cả câu tục ngữ có nghĩa là: dù bất kì điều gì bên ngoài tác động nhưng mỗi người phải có quan điểm, chính kiến đúng đắn và giống như chiếc kiềng ba chân kia, luôn giữ vững lập trường đó.
Trong cuộc sống của mỗi người, sự tác động của hoàn cảnh khách quan đến suy nghĩ và hành động của bản thân là rất lớn. Cánh chim cần bay lượn tự do luôn bị gió trời cản lại. Loài cá thích lội ngược dòng nhưng dòng nước luôn xiết. Con người ưa sống thanh thản nhưng xã hội nhiễu nhương làm phiền. Cuộc sống luôn có nhiều thử thách mà cuộc sống khách quan mang đến, và không phải ai cũng đủ ý chí để không bị xoay chuyển. Đôi lúc cánh chim cũng bị gió bão quật ngã, dòng nước xô loài cá về vạch xuất phát và con người cũng có lúc lao vào vòng xoáy nhiễu nhương của xã hội. Đó là thực tế không ai có thể phủ nhận.
Tuy nhiên, mượn câu nói “quyết chí ắt làm nên” của Bác Hồ, tôi có thể chắc chắn một điều, chỉ cần bạn quyết tâm thì không có gì có thể lay chuyển. Loài cò trắng mỗi năm trở gió vẫn vượt quãng đường hàng nghìn cây số tránh rét. Cá hồi mỗi năm vượt biển Thái Bình Dương bắt đầu cuộc hành trình 3.000 dặm về thượng nguồn đẻ trứng. Đó là những hình ảnh kì diệu của “bà mẹ thiên nhiên mạnh mẽ”.
Trái lại, với con người? Một bác sĩ không có chính kiến dễ dàng đánh mất lương y trước “phong bì” của người nhà bệnh nhân. Một quan chức nhà nước không công tư phân minh dễ dàng trở nên quan liêu, lạm quyền, vụ lợi. Hay một chủ sản xuất thực phẩm nhỏ cũng có thể “đầu độc người tiêu dùng” nếu vì chạy theo lợi nhuận mà bỏ đi đạo đức nghề nghiệp. Đến đây ta mới hiểu, không có cái “kiềng ba chân” trong tâm, tai hại tới nhường nào.
Phải thừa nhận rằng đôi lúc nên nghe người khác đưa ra ý kiến nhưng không đồng nghĩa với việc nghe và làm theo những gì họ nói một cách mù quáng, dập khuôn. Đơn cử như vấn đề một cặp bạn trẻ rất yêu nhau nhưng gia đình hai bên đều phản đối vì lí do lấy nhau sẽ nghèo khổ vì cả hai đều đang thất nghiệp. Trong tình huống này, hai bạn cần tiếp thu ý kiến từ phụ huynh, bởi cha mẹ luôn luôn suy nghĩ những điều tốt nhất cho con cái. Tuy nhiên, không vì lẽ đó mà hai bạn phải chia tay, thay vào đó có thể cố gắng tìm công việc làm ổn định, đời sống khá lên, dần dần hai bên gia đình sẽ chấp nhận. Lời khuyên của người khác chỉ có tính chất góp ý, cuối cùng bản thân ta phải là người quyết định.
Người viết không trả lời trực tiếp câu hỏi bán đất hay đề cập chuyện giá cả vì chuyện mua bán đất chỉ được đặt ra như một giả thiết. Từ giả thiết đó, người thủ lĩnh da đỏ thể hiện thái độ kiên quyết của mình trước việc bảo vệ đất đai, thiên nhiên. Đồng thời họ phản đối cách sống, cách ứng xử với thiên nhiên của người da trắng.
Thông qua cách nói ấy, dù không trực tiếp, nhưng người thủ lĩnh da đỏ cũng đã ngầm nói không với đề nghị mua bán đất.
B. Tại sao trong khi hát, nhân dân lao động lại hay nói nhiều đến con cò?
Có 3 người bạn đến Jerusalem, dọc đường họ cảm thấy do mang quá nhiều tiền, nên tốc độ bị chậm và sợ bọn cướp, nên tất cả cùng nhất trí chôn toàn bộ tiền của cả 3 cùng một chỗ, đợi kiếm được xe thì qua lấy lại sau.
Tuy nhiên, sáng hôm sau, bọn họ phát hiện số tiền đã "không cánh mà bay", và chắc chắn thủ phạm chỉ có thể là 1 trong 3 người họ, vì chỉ họ mới biết chỗ chôn tiền.
Cãi nhau hồi lâu, tất nhiên là không ai chịu nhận đã lấy cắp tiền, tất cả cùng mang "vụ án" tới gặp Solomon, người thông thái nhất thành Jerusalem xin giúp đỡ.
Solomon ngay sau khi nghe xong câu chuyện, trả lời :
"Ta cũng đang có 1 vấn đề nan giải, phiền 3 vị nghe câu chuyện của ta trước, góp ý giúp ta rồi sau đó ta sẽ giải quyết giúp chuyện kia của các vị".
Và ngay sau đó, ông kể 1 câu chuyện cho 3 vị khách :
"Một cô gái được hứa gả cho một chàng trai và đã đính hôn ước. Nhưng không lâu sau, cô lại yêu một người khác. Thế là, cô đề nghị hủy hôn với vị hôn phu, đồng thời bằng lòng bồi thường cho anh một khoản tiền.
Nhưng vì hạnh phúc của người mình yêu, chàng trai đã đồng ý hủy hôn mà không cần tiền bồi thường.
Rồi chẳng bao lâu sau, cô gái bị một ông lão lừa và bắt làm con tin để đòi tiền chuộc. Vì muốn thoát thân, cô gái nói với ông lão:
"Vị hôn phu trước đây chẳng cần tiền bồi thường và đồng ý hủy hôn rồi, vì vậy, xin ông cũng nên làm thế với tôi". Vậy là ông lão cũng đồng ý để cô đi mà không lấy đồng nào.
Kể chuyện xong, Solomon hỏi: "Theo các vị, cô gái, chàng trai và ông lão, hành vi của ai là đáng khen nhất?".
Người đầu tiên nói: "Chàng trai hôn phu đáng khen nhất, vì đã trân trọng tình yêu với cô gái mà không cần tiền bồi thường".
Người thứ hai thì bảo: "Đó phải là cô gái, vì cô gái sẵn sàng vì tình yêu mà bất chấp tất cả, không ngại bồi thường tiền cho vị hôn phu".
Còn người thứ ba suy nghĩ hồi lâu rồi trả lời: "Câu chuyện thật vớ vẩn, tại sao ông lão bắt cóc cô gái để đòi tiền mà sau đó lại thả đi một cách vô lý như vậy chứ ?".
Ngay sau khi người thứ ba dứt lời, Solomon đã chỉ thẳng vào mặt hắn nói rằng: "Ngươi chính là kẻ trộm!", và hô người bắt anh ta lại.
Khi mọi người hỏi lý do, Solomon trả lời :
"Đó là đòn tâm lý, trong câu chuyện tôi vừa kể, 2 người đầu tiên chỉ quan tâm tới tình tiết, nhân vật mà coi nhẹ đồng tiền, còn kẻ kia chỉ nghĩ đến chuyện tại sao ông lão lại phải thả cô gái mà không lấy tiền, chứng tỏ hắn có tâm hồn đồi bại".
Nghe xong tất cả đều cúi đầu thán phục ông lão, còn tên kẻ trộm sau đó cũng phải cúi đầu nhận tội.
Đây là dàn ý câu truyện tự thêm mắn muối nhé:
Ngày xưa có gia đình nọ có 2 vợ chồng đã sống với nhau 1 thời gian.Người chồng rất ngu.
"Ngu si vốn sẵn tính trời
Học đi học lại, Ơi Giời đéo hơn"
Một hôm người vợ ru chồng ngủ. Người chồng yêu cầu người vợ ngâm thơ để dễ ngủ. Người vợ lập tức đồng ý ngâm thơ:
"Tiếc thương hạt gạo trắng ngần
Đã vo nước bẩn lại vừn lửa rơm"
Nghe xong người chồng mắng người vợ một cách tức tối:"Mày bảo mày là hạt gạo còn tao là nước bẩn ak"
Người vợ đáp"Chàng là hạt gạo trắng ngần, còn thiếp là nước bẩn là khổ đời chàng". Người chồng hết giận bảo ngâm thêm 1 bài.
Người vợ lập tức ngâm thơ:
"Tiếc thương cây Quế trong rừng
Để cho bọn Thái, bọn Mường nó leo"
Nghe xong người chồng lại mắng người vợ một cách tức tối:"Mày bảo mày là cây quế còn tao là bọn Thái, bọn Mường ak"
Người vợ bình tĩnh đáp:"Chàng là cây Quế, còn thiếp là người nhờ cửa nhà chàng" Người chồng hết giận bảo ngâm thêm 1 bài.
Người vợ lập tức ngâm thơ:
"Rồng vàng tắm nước ao tù
Người khôn ở với người ngu bực mình"
Người chồng tức giận la to:" Mày bảo mày là rồng vàng còn tao là ao tù ak. Mày bảo mày là người khôn còn tao ngu ak"
Người vợ đáp:"Thiếp không có ý đó. Chàng bức mình tức chàng là rồng vàng là người khôn, còn thiệp là người kém cỏi". Nghe xong người chồng cười tươi khen hay rồi 1 lúc sau thì ngủ. Từ ngày hôm ấy anh chàng cứ nhắc đi nhắc lại câu đó:
"Rồng vàng tắm nước ao tù
Người khôn ở với người ngu bực mình"
Mọi người đi qua chỉ cười không dám nói vì sợ vợ chàng sẽ bị đánh.
@Phân tích:
Người ngu: Người chồng
Người thông minh: Người vợ
Hay nhớ