K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 9 2016

        Hàng năm, cứ mỗi khi mùa xuân về là cây cối lại đâm trồi nảy lộc. Mỗi cây đều mang những vẻ đẹp riêng, cây hoa Đào đâm trồi nảy lộc. Những cái lá màu xanh non ướt đẫm những giọt sương buổi sớm. Thân cây khoác trên mình chiếc áo màu nâu sần sùi, nhưng vẻ đẹp của nó được toát lên bởi những lộc non trên cành.

chúc bạn học tốt!

Viết một bài thơ bốn chữ (về một người thân trong gia đình hay một kỉ niệm của em với người thân, bạn bè hoặc một bài thơ năm chữ (về một loài vật, cây cối mà em yêu thích).- Chuẩn bị: +Em muốn viết về ai hay một kỉ niệm hoặc về loài vật, loài cây nào? + Tình cảm, cảm xúc của em với đối tượng ấy như thế nào? - Viết bài thơ:+ Kể hoặc miêu tả hình ảnh của đối tượng, qua đó, thể hiện...
Đọc tiếp

Viết một bài thơ bốn chữ (về một người thân trong gia đình hay một kỉ niệm của em với người thân, bạn bè hoặc một bài thơ năm chữ (về một loài vật, cây cối mà em yêu thích).

- Chuẩn bị:

 +Em muốn viết về ai hay một kỉ niệm hoặc về loài vật, loài cây nào? 

+ Tình cảm, cảm xúc của em với đối tượng ấy như thế nào?

 - Viết bài thơ:

+ Kể hoặc miêu tả hình ảnh của đối tượng, qua đó, thể hiện cảm xúc, tình cảm của em dành cho đối tượng.

+ Lựa chọn từ ngữ thích hợp để thể hiện đặc điểm của đối tượng. Hãy vận dụng các biện pháp tu từ như tương phản, so sánh, điệp cấu trúc,

+ Sắp xếp các từ ngữ trong dòng và trong khổ thơ theo quy định về số tiếng, vấn, nhịp của thơ bốn chữ, năm chữ.-Kiểm tra và chỉnh sửa: + Đọc lại bài thơ đã viết + Bài thơ đã đảm bảo số tiếng, vần, nhịp của thơ bốn chữ, năm chữ chưa?+ Bài thơ có tập trung thể hiện đối tượng mà em chọn viết và tình cảm của em với đối tượng đó không?+ Có cần thay thể từ ngữ nào để bài thơ hay hơn không?
0
29 tháng 8 2021

help

 

29 tháng 8 2021

Em tham khảo nhé (Bài này có đủ các yếu tố trong đề):

Hà Nội có nhiều con đường đẹp trồng sấu: Trần Phú, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo… nhưng nhiều và đẹp nhất vẫn là phố Phan Đình Phùng. Phố rộng, hai bên đường và chia đôi một bên vỉa hè, là ba dãy cây sấu gần trăm năm tuổi. Cao hai mươi, hai nhăm mét, gốc sần sùi những bạnh, những vè... ba dãy cây sấu đứng vững chãi, tỏa bóng mát bốn mùa. Trưa hè dù nắng đến mấy, nhìn từ đầu hay cuối phố cũng thấy những tàng cây xanh mát giao nhau, rợp tối cả con đường, khiến ai đi qua cũng muốn chầm chậm lại, để kéo dài thêm khoảng khắc mát mẻ, trong lành dưới những hàng cây.

Sấu là loài cây rất lạ, lá rất nhiều và xanh suốt bốn mùa. Cuối xuân, đầu hạ, cây sấu đồng thời vừa trút bỏ lá già, vừa thay lá non. Cứ mỗi trận gió, hàng ngàn chiếc lá vàng tươi lại lìa cành, bay phơi phới, đậu trên vai trên tóc người qua, dát vàng rực rỡ những vỉa hè phố cũ. Những năm cuối cấp phổ thông, đi học về trên con đường này, trò chơi ưa thích của chúng tôi là đuổi bắt những chiếc lá vàng bay. Có nhiều chiếc lá đã được cất vào thơ, ép vào trang lưu niệm. Con đường rắc đầy lá vàng ấy, khi xa Hà Nội, tôi nhớ đến nao lòng.

Rồi những chùm hoa sấu trăng trắng, nhỏ xinh hình cái chuông đã bật ra cùng với màu lá mới xanh non. Không thơm nồng nàn như hoa sữa, mùi hoa sấu thơm nhẹ, man mác mà thanh tao. Bây giờ, trẻ con không lấy chỉ xâu hoa rụng thành chuỗi đeo cổ nữa. Những bông hoa sấu rụng thành lớp mỏng, trắng cả gốc cây sau những trận mưa đầu hạ. Và một hôm nào đó, như theo lệnh chỉ huy của một nhạc trưởng, từ những vòm cây xanh, dàn nhạc ve bỗng đồng loạt cất lên bản giao hưởng mùa hè. Ấy là lúc Hà Nội bước vào mùa quả sấu.

Trước sấu rẻ lắm, một cân sấu chỉ dăm bảy ngàn đồng, câu “bọn trèo me, trèo sấu” có thời dùng mang tính miệt thị để chỉ những người vô gia cư trên đường Hà Nội. Một ngàn rưởi gốc sấu già trồng trên các đường phố, công viên của Hà Nội do công ty Công viên và cây xanh quản lý chỉ mang lại món thu nhập thêm không đáng kể cho công nhân. Dăm năm trở lại đây, sấu bỗng trở thành loại quả được giá, làm cho anh bạn tôi chợt nảy ra ý định trồng sấu để làm giàu.

Thiên nhiên thật kì diệu, cũng đất ấy, nắng ấy, gió ấy, sao có cây cho quả ngọt ngào, có cây lại cho vị chua như sấu. Cây sấu chua, chua cả từ cái lá, từ bông hoa bé xíu. Còn quả thì… Trời ơi, chỉ vừa nghĩ đến, nước miếng đã tứa ra khắp chân răng, vừa sợ, lại vừa thích. Chả thế mà có người lí giải cái tên quả sấu rằng: vì quả ăn chua quá, nhăn hết mặt mũi lại, xấu lắm, nên mới gọi là quả sấu.

Mùa này quả sấu còn non, chỉ nhỏ xinh như đầu ngón tay, cùi mỏng, vị chua nhè nhẹ, làm món sấu dầm đường tuyệt ngon. Ra chợ, một cân sấu giá mấy chục ngàn, nếu yêu cầu gọt vỏ, trả thêm tiền thì ngang giá một cân thịt lợn ngon. Đắt, nhưng người bán cũng không gọt xuể. Quả sấu bé, gọt xong một cân thì hỏng hết móng tay còn gì. Các mợ, các cô bây giờ thà mất thêm ít tiền, chứ không thích hỏng búp sen đâu. Mang sấu về, rửa sạch nhựa, lấy dao chích nhẹ một hình chữ thập vào quả, nông thôi, kẻo khi làm xong, quả sấu vỡ ra, không đẹp. Ngâm nước vôi khoảng một giờ cho bớt chua. Nước đường thắng lên, thả chút gừng cạo vỏ, đập dập cho thơm, đổ ào tất cả sấu vào, đảo lên rồi bắc ra ngay. Để lâu, quả sấu chín nhũn, coi như hỏng. Cứ ngâm sấu trong nước đường cho ngấm. Khi nào ăn, múc ra bát sứ trắng nhỏ, dùng đoạn cật tre cắt vát đầu xiên từng quả, ngậm hờ trên môi, khẽ mút lấy vị ngọt của đường, vị chua thanh của sấu, vị thơm của gừng, để cảm nhận hết nét thanh tao của món quà, bỗng thấy cái nóng nực của mùa hè giảm hẳn.

 

Công dụng chính của quả sấu là để nấu canh chua. Dù cái nắng hè có làm cho mệt mỏi, biếng ăn, nhưng bữa cơm có bát canh chua thịt nạc hay canh hến nấu với sấu, vẫn ngon miệng như thường. Rau muống luộc vớt ra, thả tiếp vào nồi dăm bảy quả sấu, nửa dầm làm canh, nửa cho vào bát nước mắm ớt thay chanh. Miếng cùi sấu dầm trong nước mắm, vừa cay, vừa mặn, vừa chua, ngon hơn cà pháo. Nhiều nhà nghiện sấu, lúc mùa rộ mua cả chục cân, giữ trong ngăn đá tủ lạnh, ăn dần.

Vãn mùa, trái sấu chín vàng thơm, vỏ lốm đốm nâu. Người ta tuyển chọn những trái to, ngon nhất để bán rong. Trên các con phố cổ, những lúc lang thang dạo xem quần áo, giày dép, thế nào cũng gặp các cô gái bưng những khay sấu vàng ươm, cắt xoáy trôn ốc rất khéo. Trông quả sấu vẫn tròn, nhưng cầm lên, lại giãn ra như cái lò so. Trái sấu vàng, ruột sấu hồng hồng, trong đính cái hạt nâu, điểm chút muối ớt đỏ; ngọt, chua, cay, mặn quyện vào nhau, mời gọi dịch vị ứa ra. Chẳng có mợ nào, cô nào cầm lòng được, lại bị ăn dỗ khối tiền.

Còn nữa, ai chẳng có một thời học sinh vô tư lự, đi xem phim cùng bạn bè, chia nhau những quả ô mai sấu màu nâu, phủ lớp áo cam thảo vàng. Món quà rẻ tiền đó, rưng rưng bao chua ngọt, mặn mà, thơm thảo. Giờ đây, bạn ở phương trời nào, có còn nhớ hay không?

Nhà văn Băng Sơn đã từng viết: “Máu người Hà Nội có vị sấu chua”. Vâng, có lẽ thế. Đã là người Hà Nội, ai chẳng mang trong mình tình yêu với vòm xanh cây sấu, da diết tiếng ve gọi về một trời nhớ thương, một trời kỉ niệm, xao xuyến lòng kẻ ở người đi…

Hà Nội của tôi đang vào mùa sấu.

23 tháng 10 2016

Không biết tự bao giờ cùng với bến nước sân đình cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút bâng khuâng mỗi khi nhớ về những kỷ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao trong chuyện cổ tích trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh chú Cuội. Nhớ vô cùng điệu "Lý cây đa" người thương ta đã hát. "Cây đa bến nước sân đình" phải chăng đã trở thành phần nào đó của biểu tượng Việt Nam ta?

Thật vậy với đặc tính sinh vật của mình cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp phong ba trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững toả bóng mát giữa trời ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm rễ nổi đến đó. Từ rễ mẹ hóa thành nững rễ con. Những cành đa đó như những cánh tay khổng lồ cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoài những cội chính ra đó đa còn có bao nhiêu là rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xoà bay trong gió. Những đứa trẻ thi nhau nô đùa m, hò hét Lá đa xanh ngắt bốn mùa gọi chim về làm tổ. Trong vòm lá chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.

Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác không cho quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngắt. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khoẻ chắc kiên cường. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách. Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát lành dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sỹ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế!

Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Nghe bà em kể thời chống Pháp ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa gốc đa là nơi cất giấu thư từ tài liệu bí mật. Thời chống Mỹ ngọn đa lại là chòi gác máy bay nơi treo kẻng báo động. Em rất tự hào về cây đa và bứ tranh cây đa đầu làng.Còn mãi trong ta hình ảnh cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc là bình yên cho xóm cho làng. Phải chăng "thần cây đa" cũng là từ ý nghĩa đó.

Ai đó có nhớ Bác Hồ đã từng dạy chúng ta phải trồng nhiều cây xanh, đó là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.Em yêu đa đầu làng, nó không chỉ đi vào những dấu ấn lịch sử mà còn là thể hiện biểu tượng cho làng quê em.

Chúc bạn học tốt!

23 tháng 10 2016
Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các neỏ đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,…Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng…” “Tre xanh, xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…” Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,… và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,… Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”. Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre ( theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…”Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,…) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,… Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.Hà nội tre không còn nhiều (Lăng Bác thì có tre ngà )Giờ mở rộng Hà nội tre lại bát ngát các vùng quê ôm làng ôm xóm.Chiều về khói rơm không còn quấn quýt bên tre,(vì đun than, đun ga ),nhưng tôi vẫn thấy cây tre vươn thẳng gắn bó với thôn quê dẫu bao năm đổi thay từng ngày lên phố.
22 tháng 11 2021

Có !

22 tháng 11 2021

cóa

6 tháng 10 2018

Vườn nhà em có rất nhiều loại cây, tuy nhiên em vẫn thích những loại cây có tỏa bóng mát để mấy đứa trẻ xóm em có thể vui chơi thỏa thích cho mùa hè. Và em vẫn thích nhất là cây bàng.

Cây bàng là loại cây hiếm người trồng ở trong vườn, nó chủ yếu được trồng ở sân trường để che bóng mát. Nhưng em không biết từ lúc em sinh ra đã thấy cây bàng mọc lên từ bao giờ. Cũng không hiểu vì sao em lại thích thú với loại cây này.

Cây bàng nhà em cao và to, tỏa tán rộng xum xuê một góc vườn. Thân cây bàng không to như cây xà cừ, nên chỉ cần một vòng tay ôm là em có thể ôm được cây bàng. Vỏ thân bàng xù xì, có mọc lên nhiều ụ to như những khối u bám chặt không chịu dứt ra. Rễ của cây bàng lan ra rộng xung quanh nhìn như những con rắn khổng lồ bò ngổn ngang trên mặt đất.

Những chiếc rễ đó là nơi để chúng em ngồi vui chơi, độc sách hay nghe người lớn kể chuyện. Em cũng không biết được rễ của cây bàng đâm xuống lòng đất sâu như thế nào.

Lá cây bàng thay đổi theo mùa. Vào mùa xuân và mùa hè lá bàng xanh mướt, nhìn lá nào lá nấy to và xanh rất thích mắt. Còn mùa thu và đông thì lá bàng chuyển sang màu vàng rồi màu đỏ và bắt đầu rụng đầy ở gốc cây. Ba em bảo đó là mùa bàng thay lá, khi nào mùa xuân đến thì lá bàng mới bắt đầu đâm chồi, nảy lộc thành những chiếc lá to. Mỗi lần có những cơn gió thổi qua, lá và lá cọ xát vào nhau tạo nên những âm thanh nghe vui tai.

Nhiều người vẫn bảo bàng không có hoa, nhưng thực ra hoa của cây bàng bị che lấp sau lá, những chùm hoa trắng li ti núp thật kín sau những chiếc lá to. Và khi đã đến thời kì thì quả bàng được hình thành. Quả bàng hình bầu dục, có màu xanh thẫm. Khi chín có màu vàng. Đây là loại quả gắn liền với kí ức tuổi thơ của nhiều đứa trẻ quê em. Quả bàng ăn bùi bùi, thanh thanh rất thích. Nhiều đứa trẻ vẫn giành nhau từng quả bàng vì không phải mùa nào bàng cũng ra nhiều quả.

Mỗi lần dứng dưới cây bàng, em lại thích thú vì nó là loại cây thân thuộc của gia đình em.

6 tháng 10 2018

Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
(Cây tre Việt Nam- Nguyễn Duy)
Cây tre xanh từ lâu đã gắn bó với dân tộc ta như một người bạn đồng hành không biết tự bao giờ. Nếu như làng quê Việt Nam không có hình ảnh cây tre lấp ló sau lũy tre làng, có lẽ không còn là làng quê Việt Nam nữa.

Đến với làng cảnh Việt Nam, đến tới cổng làng, ta vẫn bắt gặp hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là những hình ảnh gọi mời kí ức tuổi thơ. Chỉ cần đi vài bước để đến tới xóm làng, đi vào khung cảnh nhịp sống của con người nơi đây thì ta sẽ không thể nào bỏ qua được lũy tre làng. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng sinh hoạt bên dưới. Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ “gầy gò” mà thực chất rất dẻo dai. Than tre tròn, nhỏ nhắn, màu xanh thẫm, được chia ra làm các đốt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai. Cấu tạo thì có vẻ đơn giản như vậy nhưng cây tre có rất nhiều công dụng, là một phần rất quan trọng trong đời sống của bà con nông dân.

Dân ta xưa kia chưa thể xây nhà gạch, mái ngói, tre trở thành chất liệu lợp mái, lát vách che năng che mưa cho bao gia đình. Tre còn được tận dụng trong nghề thủ công, đan lát, trở thành những chiếc rổ, chiếc rá xinh xắn, tiện dụng theo các cô, các chị ra chợ, ra đồng. Tre làm cán cuốc, cán cày một nắng hai sương với người nông dân để được những mùa gặt bội thu. Tre gắn bó trở thành những thứ đồ hàng cho tụi trẻ chăn trâu, trở thành cái điếu cày làm bạn tuổi già với các cụ già,… Không chỉ thế, các chị, các mẹ còn trở nên duyên dáng hơn nhiều trong chiếc guốc tre thoải mái. Tre đã trở thành người bạn thân thiết với nông dân ta từ xưa đến nay.

Không chỉ trở thành những vật dụng đồng hành cùng người nông dân trong cuộc sống thường ngày, cuộc sống lao động, cây tre còn có vai trò rất quan trọng trong thời kháng chiến. Ở đó, “tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Trong lúc mà dân ta chưa có vũ khí hiện đại, vu khí đều sử dụng phụ thuộc cả vào thiên nhiên. Tre với tính chất dẻo dai mà cứng rắn đã trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Chúng ta ắt hẳn vẫn còn nhớ tới truyền thuyết Thánh Gióng, bẻ tre bên đường, đánh cho quân xâm lược không còn manh giáp. Hay sự kiện Ngô Quyền dùng cọc tre và lợi dụng thủy triều đánh tan quân Nam Hán trên song Bạch Đằng vào năm 938. Đó là minh chứng rất cụ thể cho vai trò to lớn của cây tre trong những trận chiến khốc liệt dành độc lập dân tộc.

Có tầm quan trọng như vậy, từ lâu cây tre đã đi vào tiềm thức của người dân Việt với rất nhiều biểu tượng. Tre luôn mọc thành lũy, thành hàng chứ không bao giờ mọc một mình, đó là tinh thần đoàn kết, đồng lòng. Tre mọc thẳng, mọc cao, không bao giờ mọc nghiêng, cùng sự dẻo dai dễ sống của cây là biểu hiện rõ nhất cho sự kiên cường, bất khuất. Đó đều là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nên mới nói, nhắc đến cây tre là nhắc đến con người Việt Nam.

Tre thật đẹp, thật có ích. Tre là biểu tượng không thể phai đổi, không thể mất đi, tre già măng mọc, sẽ còn mãi đến mai sau. Dù là chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống trở nên hiện đại hơn nhưng cây tre vẫn mãi giữ một vị trí quan trọng trong tâm hồn người Việt.

Đất nước có vô vàn sắc màu tươi trẻ nhưng không thể thiếu đi màu xanh của cây tre. Màu xanh ấy đã trở thành bản sắc, biểu tượng cho dân tộc.

26 tháng 10 2016

Cây cao khoảng bốn đến năm mét, tán lá um tùm che rợp cả một khoảng đất rộng. Rễ cây ăn sâu vào lòng đất hút chất bổ để nuôi cây. Gốc cây màu nâu đen, to tròn bằng bắp vế của ba em , phải 2 người mới ôm hết. Sờ vào vỏ cây em thấy có chỗ sần sùi có chỗ nứt nẻ. Thân cây mận mọc lên khỏi vai em thì chia thành hai cành to. Từ hai cành to chĩa ra nhiều nhánh nhỏ, phủ đầy lá xanh. Lá mận hình bầu dục. Lá non màu nâu, óng ánh như lụa, xen kẽ trong những tán lá xanh đậm trông thật xum xuê. Thấp thoáng trong vòm lá là những chùm hoa mận. Hoa mận trắng xóa, lấm tấm nhụy dài trông rất đẹp. Em thích thú ngắm nhìn những chùm quả mận, nào là chùm đôi, chùm ba, chùm tư… đua nhua mọc. Quả mận có hình dạng như chiếc chuông, lúc non quả màu xanh, khi chín quả chuyển sang màu đỏ hồng mơn mởn thật hấp dẫn làm sao! Có lẻ vì thế nên mận mới có tên là hồng đào. Mận nhà em hột nhỏ, dầy cơm, ăn vào vừa ngọt thanh vừa giòn rụm.

30 tháng 9 2016

Cây phượng vĩ
 

I. DÀN Ý

1.  Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Cây hoa phượng được trồng ở đâu? Từ bao giờ?

2.  Thân bài:

* Tả cây phượng:

- Cây phượng lớn cỡ nào? Hình dáng của nó ra sao?

- Cây phượng có đặc điểm gì? Rễ, thân, cành, lá, hoa, quả... nhưthể nào?

- Hoa phượng nở vào mùa nào trong năm? Màu sắc của cánh hoa, nhuỵ hoa?

- Cây phượng gắn bó với đời học sinh ra sao?

3.  Kết bài:

* Tình cảm của em đối vói cây hoa phượng:

- Yêu mến, gắn bó, xem cây phượng như người bạn thân thiết...

30 tháng 9 2016

“Hoa học trò”. Ai đó đã gọi hoa phượng một cách trìu mến và thân thương như vậy. Có lẽ vì phượng đã quá gần gũi và thân thuộc với lứa tuổi học trò, phượng đơm hoa là báo hiệu mùa hè sắp đến.

Không biết cây phượng đã được trồng tự bao giờ. Em chỉ biết ngày đầu tiên bước vào lớp một đã thấy nó đứng sừng sững giữa sân trường. Nó như một người bạn lâu năm gắn bó với mái trường. Nhìn từ xa, cây phượng tựa chiếc ô xanh mát rượi, che rợp cả một khoảng sân. Thân cây to cỡ hai vòng tay của bạn học sinh. Vỏ cây sần sùi nhiều mấu, thời gian đã phủ lên nó một màu nâu bạc dầu dãi nắng mưa. Những chiếc rễ lớn ngoằn ngoèo nổi gồ ghề trên mặt đất. Từ thân cây toả ra nhiều cành như những cánh tay giang rộng đón làn gió mát. Lá phượng xanh um, mát rượi, mượt mà như lá me non. Những chiếc lá mọc song song hai bên cuống, trông như đuôi chim phượng. Hoa phượng có năm cánh, mềm như nhung. Nhuỵ hoa dài và cong. Nhờ vào tán lá rộng của cây phượng, chúng em có nơi chuyện trò, ôn bài, thư giãn sau những giờ học căng thẳng.
Mùa huy hoàng của phượng, đó là lúc được thoả sức khoe màu đỏ của hoa phượng lên nền trời xanh bao la. Đó là mùa hè. Lúc này, hoa phượng sáng rực cả một góc trời nhờ vào sắc đỏ của hoa được kết thành những tán lớn. Mùa hoa phượng nở cũng là lúc những nhạc công “ve sầu” râm ran tiếng hát.
Rồi mùa hè đi qua, trên mặt sân lả tả sắc màu đỏ của những cánh phượng rơi. Trên cành cây bắt đầu xuất hiện những trái phượng non dài và mỏng.  phượng vĩ là biểu tượng gắn liền với tuổi học trò, do mùa nở hoa của nó trùng với thời điểm kết thúc năm học, mùa chia tay của nhiều thế hệ học trò. Do vậy, nó gắn liền với nhiều kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò, và vì thế người ta gắn cho nó tên gọi "hoa học trò" muaf hoa phượng kết thúc học sinh quay trở lại trường học được gặp bạn bè, thầy cô rất vui khi bước vào năm học mới
Em yêu trường em bởi những nét đẹp thiên nhiên bình dị, yêu cây phượng gắn với hình ảnh mùa hè như người bạn nhỏ thân quen. Mãi mãi hình ảnh ấy cùng thầy, cô, bè bạn vẫn sống trong lòng em với ký ức đẹp đẽ nhất.

14 tháng 10 2018

 Nếu chúng ta chịu khó để ý sẽ nhận ra mùa nào cũng có hoa nở. Không phải chỉ mùa xuân mới có. Mùa xuân chỉ hơn một chút. Mùa xuân nhiều hoa nở hơn các mùa khác. Ai nói mơ hồ chỉ có hoa nở mùa xuân là không đúng.

  Hoa phượng, hoa ô môi đỏ rực suốt mùa hạ. Hoa bằng lăng báo tin mùa xuân đã hết, bắt đầu những ngày trời nắng. Cây bằng lăng buông từng chuỗi hoa. Tôi thích màu tím hoa bằng lăng.

  Cây bằng lăng non, cao cao, phất phơ một túm lá. Rồi mà xem, cây bằng lăng phố ta sắp sùm sòa ra. Khi mùa hạ tới, cây chi chít những chùm hoa tím. Con ong, con tò vò, con ve sầu, con cánh quít, cả đàn bướm nhung nhăng kia, tha hồ nhởn nhơ vào đây. Cây bằng lăng phố ta đẹp đến thế đấy.

  Nhưng, bằng lăng phố tôi còn non chưa có hoa và bây giờ bằng lăng chưa có chạc vững để chúng tôi trèo lên.

  Vẫn có thể chơi với bằng lăng được chứ. Phải tìm ra trò chơi với bằng lăng. Ai có nhớ trò kéo co hai đứa ngoằng cánh tay vào nhau, rồi kéo. Đứa thua thì cánh tay xõa ra. Đấy, chúng tôi đã nghĩ được cách thử sức với cây bằng lăng đương lớn bổng lên. Xem các cậu ấy có khỏe không. Vui với nhau mà.

  Thế là, cứ đi đâu về qua cây bằng lăng, chúng tôi lại xúm nhau vít cây xuống, vít thật mạnh, bắt chỏm ngọn cây uốn dẻo xuống tận mặt đất. Rồi buông cho cây vút lên, vù một cái, như cánh nỏ bật. Khỏe đấy, hoan hô bằng lăng! Khốn khổ, cây bằng lăng nào chúng tôi cũng chơi thử sức thế. Suốt ngày, có khi cả buổi tối, những cây bằng lăng cứ bị bắt buộc vi vút lên.

  Chẳng mấy hôm mà những cây bằng lăng đều phờ phạc, lử khử. Cây nào cũng bị lỏng gốc. Cây lắc lư, lảo đảo, chóng mặt héo lá.

  Mùa xuân tới rồi. Ngoài kia đương mưa phùn.

  Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không nhìn thấy. Không phải tại sương mù ngoài hồ tỏa vào. Đây là mưa bụi, hạt mưa từng làn lăng quáng li ti đậu trên áo trên tóc. Phủi nhẹ một cái, rơi đâu mất. Mưa dây mưa rợ, mưa phơi phới như rắc phân mù mịt.

  Mưa phùn đem mùa xuân đến. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn này xanh lá mạ. Dây khoai, dây cà chua rườm rà xanh rợ các trảng ruộng cao. Mầm cây sao, cây nhội, cây bày hai bên đường nảy lộc. Mỗi hôm trông thấy mỗi khác.

  Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khẻo, thiểu não như cái cọc cắm. Thế mà mưa phùn đã làm cho các đầu cành bằng lăng nhú mầm. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai lóng lánh, ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảng voan trắng.Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc vầng lộc non nảy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được cho uống thuốc.

  Đàn chim vành khuyên bay trong mưa bụi.Thoát nghe tiếng hót thoáng qua, anh ánh trong mưa.

  Rồi đàn chim vụt đậu xuống hàng cây bằng lăng non. Những con chim mỏi cánh xuống nghỉ chân a? Tiếng chim lích chích trên cành. Không, không, chúng em đi làm, nắng sớm chúng em đi làm đây, không phải nghỉ chân đâu.

  Mưa bụi cho cây nảy mầm. Nhưng mưa bụi cũng dễ khiến cây sinh bệnh. Con sâu nghe mùa xuân tới vội vã đi tìm cái ăn. Mùa lá nở, nhiều lá non lắm. Con sâu đo tìm đục thân, con sâu mỡ làm tổ ăn lá.

  Nhưng đã có con sáo mỏ ngà đậu trên lưng trâu, bắt ruồi, bắt ve cho trâu, chim vành khuyên nhặt sâu chữa ghẻ lở cho cây.

  Từ hôm ấy, chúng tôi chẳng đứa nào dám nghịch ngợm đến cây bằng lăng. Lại còn đóng cọc, chăng dây thép quanh mỗi gốc. Làm cho con chó không vào ghếch cẳng lên đái vào gốc cây được. Đất không xót, cây càng xanh tươi lên.

   Đầu mùa hạ năm ấy, cây bằng lăng trổ hoa. Hoa bằng lăng tím ngan ngát như từng lẵng hoa tím buông xuống.

                                #_Bạn tham khảo nha_#                                                                                       

  

13 tháng 10 2016
Ngay từ nhỏ, tôi đã từng được nghe nói nhiều về tre về trúc, mà sao tôi trưa thấy chúng ngoài đời thường bao giờ, chúng xuất hiện trên những bức tranh, quyển sách mà tôi mua. ‘’Có lẽ mình chỉ biết lợi ích và hình của chúng qua sách thôi’’- tôi đã từng nghĩ như thế khi đọc xong quyển sách về loài cây được coi là biểu tượng của dân tộc VN này. Qua những câu hỏi đó, tôi càng muốn hiểu hơn về chúng, càng yêu quý chúng hơn qua từng lợi ích, vẻ đẹp của loài cây này.Nhưng những câu hỏi như thế chấm dứt khi tôi được về quê và bất ngờ thây. Đúng là ‘’trăm nghe không bằng mắt thấy’’ vẻ đẹp của loài tre mọc thành từng bụi này lại mọc xung quanh nhà ngoại tôi. Tôi biết ngay lúc đó là mình sẽ có nhiều cơ hội tìm hiểu về loài cây này hơn. Cái cảm giác háo hức, nôn nao cứ thúc tôi nhanh chóng đi tìm hiểu về chúng ngay khi vừa đặt chân xuống mảnh đất này.Ngay trước mặt tôi là một bụi tre to lớn chừng sáu, bảy cây tre tụm vào nhau như thể hiện sự đoàn kết vĩnh cữu của dân tộc Việt Nam. Bên dưới là những bụi tre là những măng non đang mọc lên làm tôi nhớ đến hình ảnh cuộc thi ‘’Búp măng non’’ mà mình thường được nghe đến, mãi bây giờ mới hiểu đó chính là hình ảnh của một búp non tuy nhỏ nhưng sau này sẽ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước xinh đẹp này. Tre mọc khắp đồng quê, tuy không đẹp nhưng chúng gắn bó với người dân ở đây hơn cả những loài cây như: hoa giấy, hoa hồng,.. suốt đời chỉ biết làm đẹp để khoe mình cho đến chết. Tre tuy khẳng khiu một màu xanh và ngày càng vàng đi khi nhìn thấy các búp măng lớn lên, nhưng chúng không phải là vô ích, chúng có thể là vật liệu để làm nên những chiếc giường, những chiếc tủ và vô vàn thứ khác mà ta từng thấy. Đối với người nông dân, còn gì tốt hơn sau nhiều giờ làm việc dưới các nóng gây gắt của ánh Mặt Trời thì được ngả lưng dưới bóng tre tươi mát Lúc này, tôi lại khám phá ra chính những chiếc diều mà tôi thường hay chơi lại có khung được làm từ tre. Sự ngạc nhiên ngày càng dâng cao khi chính tay tôi có thể dùng tre làm nhiều thứ mà mình không còn cơ hội làm khi quay lại thành phố. Nhưng có lẽ thứ mà bọn trẻ làng quê sợ nhất cũng chính là tre, ở đây đứa nào cũng sợ chiếc roi tre mắc đầu giường của bố mẹ mình mà chúng thường bị đánh khi mắc lỗi.‘’Tre xanhXanh tự bao giờTruyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…’’Nhà thơ Nguyễn Duy từng nói thế, hình ảnh của tre quá quen thuộc với các bạn nhỏ qua hình ảnh nhân vật Thánh Gióng khi gẫy chiếc gậy sắt đã lấy bụi tre bên đường đập tan bọn giặc. Hình ảnh cây tre trăm đốt trong truyện cùng tên và hình ảnh đó ngày càng mở rộng ra khắp các lĩnh vực từ văn học đến những bộ phim như : ‘’ Cây tre Việt Nam’’.‘’…Thân gầy guộc, lá mong manhMà sao nên lũy, nên thành tre ơi..’’Qua 2 câu thơ đó, tôi càng khâm phục tre hơn, rõ ràng tre đã gắn bó với dân tộc ta suốt nhiều năm dài bị các nước khác xâm chiếm. Tre dựng lũy, dựng thành chống quân giặc, tre làm vũ khí cho nhân dân, tre làm những bãi chông ngăn bọn lính dù,… Tre luôn tiên phong trên con đường mở ra đến sự tự do và hạnh phúc của dân tộc ta.‘’…Ở đâu tre cũng xanh tươiCho dù cát sỏi đá vôi bạc màuCó gì đâu, có gì đâuMỡ màu ít chất dồn lâu hoá nhiều…’’Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất.Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng:’’Rễ siêng không ngại đất nghèoTre bao nhiêu rễ, bấy nhiêu cần cù’’.Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăm trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước. Tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng của tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam 
13 tháng 10 2016

       Bạn tham khảo bài này viết này nhé! Chúc bạn học tốt!   

        Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê? Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng . Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt . Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu. Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát . Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường . Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người ! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách. Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế !  Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng “thân cây đa” cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng. Bác Hồ người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người VN chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuois cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho “cây đa bến nước sân đình” mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa VN.