Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK
Cây hoa huệ là một cây hoa đặc biệt, thường đại diện cho những người phụ nữ trong sáng, thuần khiết và xinh đẹp. Hình ảnh nổi tiếng có thể nhắc đến bức tranh thiếu nữ bên hoa huệ của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Đặc trưng của hoa huệ là có màu trắng, hương thơm dịu nhẹ dễ chịu. Thân cây huệ ta thì có hơi giống cây tỏi, còn thân cây huệ tây thì lớn hơn. Hoa huệ ta cũng nhỏ hơn và một cành thì có rất nhiều bông. Còn huệ tây thì bông hòa lớn khoảng 10 lần huệ ta nên một cành nhiều lắm cũng chỉ có 4-5 bông. Mùi của huệ ta thì thơm đặc trưng hơn, huệ tây thì mùi nhè nhẹ không rõ nét bằng. Nếu dùng để thờ thì người ta ưa huệ ta hơn, còn nếu dùng để trang trí thì lại hay sử dụng huệ tây. Bông hoa huệ ta nhỏ, trắng muốt cho hoa quanh năm nhưng nở nhiều vào mùa hè hơn mùa đông, do mùa đông lạnh. Sờ vào cánh hoa có cảm giác mềm mượt lướt và láng rất thích. Nụ hoa huệ thì được bọc trong một lớp đài xanh, e ấp và ngại ngùng như thiếu nữ mới lớn. Những bông hoa đang nở thì như một cô gái mười tám, đôi mươi đang khoe sức sống căng tràn nhưng cô cùng duyên dáng. Huệ ta thì lá rất ít,phần hoa và nụ thường áp đảo. Còn huệ tây, lá có hình lưỡi kiếm như chàng vệ sĩ bảo vệ cho nàng – chính là bông hoa yêu kiều, diễm lệ. Hoa huệ tây thì có vẻ đẹp đài các, sang trọng. Hoa trắng, có nhị vàng điểm xuyến hơi giống hoa loa kèn. Mỗi nàng huệ đều có nét đẹp riêng, nhưng hai nàng đều là hoa khôi trong xứ đẹp nhất. Em rất thích cái màu trắng tinh khôi của hoa huệ. Càng ngày, càng nhiều loài hoa được tạo ra nhưng em hy vọng cái gì đã là biểu trưng, là hồn cốt thì vẫn sẽ được giữ lại, được bảo tồn và trân quý.
Tham khảo:
Khi mới bắt đầu sang mùa xuân, bố em mang về một cây khế nhỏ, chỉ cao đến vai của em. Bố bảo: “Mùa xuân này mà trồng cây khế thì còn gì bằng”. Cũng bởi vậy mà em hào hứng để chào đón “thành viên mới” của gia đình.
Giống khế mà bố em mua về là giống khế ngọt, được mua từ Nam Định về. Ở dưới Nam Định thì giống cây nào cũng ngon và cũng đều sai trĩu quả. Khi mới mua về, nhìn cây khế trông rất khẳng khiu, chả có cành lá gì cả, khi bố em mới mua về thì ai cũng chê là cây này còi cọc quá, không biết có thể sống được không. Nhưng bố em vẫn trồng cây vào một góc vườn, ngày ngày chăm bẵm cho cây. Bố em bảo: ngày xưa em còn gầy và yếu lắm, thế mà bố mẹ em còn chăm được chứ cây khế này thì nhằm nhò gì. Cũng bởi do bố em nói vậy mà em và bố sẽ quyết tâm chăm cây khế này thành một cây khế thật khỏe mạnh.
Cứ vào mỗi buổi sáng sớm và buổi chiều muộn em lại đều ra tưới nước cho cây còn bố em thì cách vài tháng lại bón phân cho cây và thường xuyên ra bắt sâu, tỉa cành cho cây. Cứ như vậy mà chả mấy chốc, cây khế của hai bố con em đã bắt đầu nảy những chồi non ở trên thân cây. Ban đầu, đó chỉ là những chồi bé tí ti, nhưng rồi dần dần, bắt đầu to lên và trở thành những cành cây mầm, rồi bắt đầu ra lá non. Lúc mới đầu, một chồi chỉ có vài cành, nhưng sau đó, một cành nảy ra rất nhiều mầm, nhiều chẽ cây. Sau hơn 5 tháng chăm sóc cây, giờ đây cây khế đã cao hơn cả bố em, nhìn những cành lá xanh mơn mởn và rung rinh mỗi khi có cơn gió thoảng qua, trông thật thích mắt. Từ những cành lớn của cây, những chùm hoa màu tím hồng bắt nhỏ xinh bắt đầu xuất hiện. Ban đầu hoa khế chỉ bằng đầu tăm, sau đó to bằng đầu đũa thì bắt đầu đâm hoa kết trái. Sau khoảng 3 tháng từ ngày kết quả là có thể thu hoạch được. Những quả khế căng mọng, có màu xanh vàng trông thật là thích mắt.
Cây khế của nhà em trồng, khi ăn có một vị ngọt mát, khác hẳn với những quả khế mua ở ngoài chợ, bởi vậy mà cả nhà em đều chỉ ăn khế của nhà. Dù cây đã lớn, nhưng bố em vẫn chăm cây đều đặn, cứ vài tháng bố em lại bón phân và quét vôi vào gốc cây để diệt trừ sâu bệnh. Vào những buổi chiều oi nóng, ngồi dưới gốc khế, nhìn tán cây đung đưa trước gió và thưởng thức vị ngon ngọt của quả khế thì thật là tuyệt.
Tham khảo:
Khi em lên lớp ba, bố trồng một cây vú sữa gần cổng nhà. Hai năm qua đi, cây vú sữa đã ra lứa đầu tiên cho quả ăn rất ngon, ngọt.
Cây vú sữa cao chừng bốn mét, tán lá xoè rộng, phủ kín cả sân rộng. Thân cây to bằng một bắp đùi người lớn.Các cành cây đâm ra, chĩa nhánh ra xung quanh, vỏ của thân cây màu nâu đậm, xù xì, nứt rạn như mặt bùn khô đanh lại. Lá vú sữa hơi cứng, có hai mặt khác màu nhau, phiến lá hình bầu, mặt trên xanh bóng, thẫm màu, mặt dưới phiến lá màu đỏ đồng pha nâu. Bẻ một lá vú sữa, nhựa của lá có thể làm bỏng rát da tay. Nhựa vú sữa dính chặt như keo vậy.
Quả vú sữa tròn, có lớp vỏ màu tím hoặc nâu ánh lục khi chín, thường có màu xanh lục xung quanh đài hoa, với kiểu hình sao trong cùi thịt. Có một vài giống cho quả màu trắng ánh xanh lục. Vỏ nhiều nhựa mủ và các hạt dẹt có màu nâu nhạt và cứng không ăn được. Vỏ quả vú sữa mỏng, màu xanh ngà, khi chín căng bóng và có màu phớt hồng, ruột to, vị ngọt, hương thơm đặc biệt bởi sự hòa lẫn giữa hương vị của sữa và chút hương vani độc đáo. Quả vừa chín trên cây, lấy tay vo tròn và bóp đều nhẹ nhàng cho mềm quả, rút cùi đi và ruột quả dâng lên phần nước trắng đục như sữa mẹ. Ăn lõi ruột trắng mềm, thanh ngọt, dịu mát như tan và thấm vào vị giác lưu lại hương vị đặc biệt thật khó quên. Quả vú sữa được dùng làm thức ăn bổ, tráng miệng.
Cả nhà em, ai cũng rất thích ăn quả vú sữa. Giữa buổi trưa nắng nóng được thưởng thức một quả vú sữa ngọt mát thì không còn gì tuyệt bằng.
Tham khảo :
I. Nhận xét
1. Đọc bài sau đây. Xác định các đoạn văn và nội dung mỗi đoạn.
Bãi ngô
Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. Những lá ngô rộng dài, trổ ra mạnh mẽ, nõn nà.
Trên ngọn, một thứ búp như kết bằng nhung và phấn vươn lên. Những đàn bướm trắng, bướm vàng bay đến, thoáng đỗ rồi bay đi. Núp trong cuống lá, những búp ngô non nhú lên và lớn dần. Mình có nhiều khía vàng vàng và những sợi tơ hung hung bọc trong làn áo mỏng óng ánh.
Trời nắng chang chang, tiếng tu hú gần xa ran ran. Hoa ngô xơ xác như cỏ may. Lá ngô quắt lại rủ xuống. Những bắp ngô đã mập và chắc, chỉ còn chờ tay người đến bẻ mang về.
Gợi ý:
Con đọc kĩ đoạn văn để xác định nội dung.
Trả lời:
Bài văn có ba đoạn
a) Đoạn 1: (Từ đầu đến "mạnh mẽ, nõn nà”).
Đoạn này giới thiệu chung về sự phát triển mau chóng, mạnh mẽ của bãi ngô.
b) Đoạn 2: (Từ "Trên ngọn" đến "óng ánh").
Đoạn này miêu tả sự ra hoa trổ bắp của cây ngô.
c) Đoạn 3: (Phần còn lại)
Đoạn này tả cảnh bãi ngô đã già, bắp ngô đã chắc hạt, sẵn sàng cho mùa thu hoạch.
2. Đọc lại bài Cây mai tứ quý (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 23). Trình tự miêu tả trong bài ấy có điểm gì khác bài Bãi ngô?
Cây mai tứ quý
Cây mai cao trên hai mét, dáng thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên xòe rộng ở phần gốc, thu dần thành một điểm ở đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng rắn chắc.
Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng thẫm xếp làm ba lớp. Năm cánh dài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng xum xuê một màu xanh chắc bền.
Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự hào phóng và lo xa: đã có mai vàng rực rỡ góp với muôn hoa ngày Tết, lại còn có mai tứ quý cần mẫn, thịnh vượng quanh năm.
Theo Nguyễn Vũ Tiềm
Gợi ý:
Con đọc kĩ bài, xác định trình tự miêu tả rồi so sánh với bài Bãi ngô.
Trả lời:
Trình tự miêu tả trong bài ấy có gì khác bài Bãi ngô.
- Bài Cây mai tứ quý cũng gồm có ba phần nhưng phần đầu tả chung về dáng dấp cây mai; đoạn hai tả hoa mai; đoạn ba nói lên cảm xúc của người ngắm hoa xem lá mai.
- Bài Bãi ngô cũng có ba đoạn nhưng viết theo sự phát triển cùa cây ngô: ngô non, ngô ra hoa trổ bắp, ngô đã già.
3. Từ cấu tạo của hai bài văn trên rút ra nhận xét về cấu tạo của một bài văn miêu tả cây cối:
Gợi ý:
Con suy nghĩ và trả lời.
Trả lời:
Bài văn miêu tả cây cối thường có ba phần:
- Phần đầu giới thiệu miêu tả chung về cây (mở bài).
- Phần thứ hai đi sâu vào miêu tả một hay nhiều bộ phận của cây hoặc nói về các giai đoạn phát triển quan trọng của cây (thân bài).
- Phần kết bài: có thể nêu lợi ích, vẻ đẹp của cây hoặc cảm xúc của người viết.
II. Luyện tập
1. Đọc bài văn sau và cho biết cây gạo được miêu tả theo trình tự như thế nào?
Cây gạo
Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến là có ngay mấy bông gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp.
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh. Những bông hoa đỏ ngày nào đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu thon vút như con thoi. Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười, trắng lóa. Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
Theo Vũ Tú Nam
Gợi ý:
Con xác định xem bài văn cây gạo được miêu tả theo trình tự nào trong một trong hai trình tự sau:
- Tả từng bộ phận của cây.
- Tả từng thời kì phát triển của cây.
Trả lời:
Bài Cây gạo được miêu tả theo trình tự sau dãy:
Phần một: Cây gạo vào mùa trổ hoa.
Phần hai: Cây gạo sau mùa hoa.
Phần ba: Quả gạo lớn lên và tách vỏ nở bông.
2. Lập dàn ỷ tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học.
a. Tả lần lượt từng bộ phận của cây
b. Tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây
Gợi ý:
Con quán sát rồi sắp xếp các chi tiết mình quan sát được theo từng trình tự đã cho.
Trả lời:
Dàn ý chi tiết
1) Mở bài:
Cây cam đường ở trước sân nhà em đang vào mùa quả ngọt.
- Đây là loài cây em thích nhất.
2) Thân bài:
a) Tả bao quát:
- Gốc cây to bằng bắp chân người lớn. Thời gian đã khoác lên thân cây chiếc áo nâu sần sùi, bạc phếch
- Dáng cây nghiêng nghiêng, tỏa nhiều cành.
- Những cành có nhiều quả thì cong oằn xuống.
- Tán lá dày, xanh thẫm.
- Lá cam không to lắm, có mùi thơm như lá chanh, lá bưởi.
- Lá già dày, màu xanh đậm.
- Lá non mềm mại, màu xanh non.
- Hoa nhỏ màu trắng trông thanh khiết.
- Quả cam thường kết từng chùm
- Quả non màu xanh.
- Quả chín màu vàng và rất mọng
Bóc quả cam sẽ lộ ra từng múi nhỏ giống như những vầng trăng khuyết.
- Những vầng trăng khuyết ấy xếp đều trong những quả cam chín vàng ươm trông như “ông trăng vàng” be bé đang ngự trị trên cây.
Trên cành cao thường có những chú chim sâu “lích rích”
Chim đưa chiếc mỏ xinh xắn để bắt những con sâu đang ẩn nấp trong thân, cành.
3) Kết bài
Cây cam đã làm tăng vẻ đẹp cho sân nhà em.
- Cam đem đến cho gia đình em những mùa quả ngọt.
- Em rất quý cây cam vì nó có ích và chứa đựng mồ hôi, công sức của bố em.
- Em luôn chăm sóc cho cây cam để nó mãi mãi xanh tươi.
TK
Trước sân nhà em có một cây ổi già rất sai trái. Quanh năm lúc nào nhà em cũng có ổi để ăn. Dù vậy, em vẫn thấy ổi rất ngon và ăn mãi cũng không hề chán.
Quả lúc còn nhỏ, chỉ lớn bằng hạt ngọc trai, màu xanh sẫm, nằm ở dưới nhụy hoa. Khi cánh hoa rụng hết, quả chính thức hiện diện dưới ánh mắt người khác. Theo thời gian, quả ổi sẽ lớn dần lên. Quả nhỏ thì chỉ lớn chừng quả trứng gà, còn quả lớn nhất cũng phải như cái chén ăn cơm. Không chỉ có kích thước không đồng đều, hình dáng của trái ổi cũng thế. Có trái thì tròn xoe như trái bóng chày, có trái lại có hình quả hồ lô, có quả thì thon dài như trái mướp mini. Đặc biệt, trên bề mặt trái ổi thường lác đác xuất hiện các đốm nhỏ màu nâu đen. Dù vậy, nó cũng chẳng chút nào ảnh hưởng đến ruột quả.
Quả ổi có vỏ rất mỏng, dính liền vào phần thịt quả không thể bóc được. Như là vỏ của củ khoai tây. Khi lớn lên, vỏ của quả ổi mỏng dần và màu cũng nhạt dần đi. Chuyển từ màu xanh sẫm sang màu xanh non, vàng xanh. Tuy nhiên, theo cách truyền thống, người ta thường phân biệt ổi chín bằng cách dùng móng tay bấm lên vỏ. Nếu mềm, móng bấm vào dễ dàng thì nghĩa là ổi đã chín. Khác với chuối, na sau khi hái vào có thể ủ cho chín thêm. Trái ổi nếu đã hái xuống cây thì không thể chín nữa, vì thế người ta thường rất kĩ khi hái ổi.
Những trái ổi chín khi bổ ra sẽ thấy phần thịt quả bên trong chia thành hai phần. Phần thứ nhất ngoài cùng, bám sát vào lớp vỏ ăn giòn và ngọt, nó chiếm khoảng một phần ba thịt quả. Còn lại ở bên trong là phần ruột quả mềm, ngọt lịm có lẫn với những hạt nhỏ màu vàng cam. Ổi chín không chỉ ăn trực tiếp, mà người ta còn đem đi làm mứt, ngâm nước đường đều rất ngon.
Em thích trái ổi lắm. Chiều chiều, em đều dành thời gian ra vườn tưới nước cho cây ổi để cây có thể khỏe mạnh, cho ra càng thêm nhiều trái.
Mỗi lần về quê, từ xa em đã được nhìn thấy hình dáng hàng dừa xanh ngát, đung đưa trong gió. Nhìn hình ảnh ấy, em luôn thấy xúc động vô ngần.
Hàng dừa được người dân nơi đây trồng dọc theo bờ sông, dẫn lối đi vào trong làng. Cây dừa rất cao, vượt qua mọi tầng lá xanh của cây cối trong làng. Tàu dừa to, gồm nhiều nhánh lá nhỏ dài, như mái tóc đương xanh của người thiếu nữ xuân thì. Từng trái dừa lủng lẳng dưới tán lá, chứa bao dòng nước ngọt thanh - thứ nước mà những đứa trẻ luôn khao khát hơn bất kì loại nước ngọt nào.
Cây dừa gắn bó, cống hiến vô tư cho cuộc sống của người dân quê em. Người dân cũng vì thế mà tỉ mẩn, không để phí hoài dù chỉ một nhánh lá. Nước dừa, cùi dừa để ăn, uống trực tiếp, rồi con làm thành đủ thứ món ngon như mứt dừa, kẹo dừa hay đem kho với thịt. Lá dừa để tạo màu cho bánh kẹo, để gói bánh, hay phơi khô cả tàu lá lợp mái nhà. Rồi thân, vỏ, lá dừa khô có thể dùng để đun bếp. Những đứa trẻ ngày ngày chơi đùa dưới bóng mát của cây dừa, thi nhau leo lên đến ngọn cây, sung sướng ngắm nhìn thế giới bên ngoài làng quê.
Em rất yêu quý cây dừa. Đối với em cây dừa cũng như một người bạn thân thiết. Dù đi xa nơi đâu, em vẫn luôn nhớ về hình dáng cao lớn, trầm lặng ấy.
Khu vườn nhà em có rất nhiều loại cây, nào cây na, cây ổi, cây mít nhưng cây em thích nhất vẫn là cây đu đủ vì nó là kỉ niệm duy nhất để em nhớ về ông. Ông em đã mất rồi nên em không còn được nhìn thấy ông nữa, em chỉ biết rằng cây đu đủ này chính là do ông em trồng nên. Ông phải đi mua hạt giống tận một nơi xa khác để về ươm lên thành một cây đu đủ to lớn như bây giờ.
Cây đu đủ nhà em không cao lắm chừng khoảng hai mét thôi, cành lá của nó trông rất đặc biệt. Em yêu nó rất nhiều và cũng nhớ đến ông rất nhiều. Thân cây đu đủ không to đùng như cây ổi, cây mít, không có nhiều cành nhiều trẽ như cây na mà nó chỉ có một thân cây duy nhất, nó nhỏ hơn những thân cây kia rất nhiều, thân của nó chỉ nhỏ khoảng hai nắm tay người lớn phần gốc của nó phình to hơn. Đến phần ngọn thì chúng nhỏ dần lại, càng lên ngọn lại càng nhỏ. Thân của nó có những vằn vằn mờ mờ ngang thân cây.
Cành lá của nó cũng rất lạ so với những cành lá khác. Nó rất ít cành và cành của nó cũng rất nhỏ, những cái cành như những cánh tay dài thẳng tắp mà nhỏ búp măng đẹp như tay của một cô gái xinh đẹp. chiếc lá của nó rất lạ, hình lá không giống với bất kì một cây nào. Những chiếc lá mang to nhưng lại chia thành những phiến lá nhỏ hơn trông thật là, nó giống như bàn tay của một người nông dân lực điền tuy nhiên lại rất mỏng. Đôi lúc nhìn nó giống như những cánh quạt của những bậc vua quan của những triều đại thời xưa. Lá đẹp nhất khi sương sớm đến, những hạt sương vương đầy trên những chiếc lá như làm nó tươi xanh đẹp hẳn lên. Những hạt nước nhỏ không làm cho lá thấm nước, cứ dính đầy trên đấy đợi nắng đến mới chịu rời khỏi lá cây theo nắng bay đi. Những ngày mưa chiếc lá nghiêng xuống cho dòng nước chảy xuống đất, đến khi mưa tạnh rồi còn vài hát vẫn cố níu kéo mà bám vào chiếc lá nhỏ từng giọt tí tách chậm rãi.
Những mùa quả đến những quả xanh ngon mọc bám thành chùm trên thân cây của đu đủ. Khi chín nó có màu vàng , bổ ra có những hạt đen mềm nhìn như những hạt vòng vậy. Đặc biệt khi ấy đu đủ mềm và mát ngon lắm.
Em thấy yêu thêm cây đu đủ nhà em, nó không những mang đến những quả trái cây ngọt lành mát dịu, không những làm đẹp cho khu vườn xinh tươi nhà em mà còn giúp em nhớ về ông.
bài này mình đi thi được 9,5 điểm
Trong khoảng sân nhỏ trước nhà, ba em trồng rất nhiều hoa kiểng, nhưng em thích nhất là cây hoa hồng.
Thân hồng mảnh khảnh, thoạt nhìn có vẻ khẳng khiu, lại gần sẽ thấy cành hồng đâm tua tủa và có nhiều gai nhọn mọc rải rác trên thân như những chàng vệ sĩ bảo vệ công chúa hoa hồng. Lá hồng non màu xanh nhạt, lá già màu xanh thẫm, xung quanh có viền răng cưa. Khi chưa nở, hoa như e lệ, ẩn mình trong những nụ nhỏ màu xanh thẫm. Khi muốn khoe hết vẻ đẹp của mình, hoa hồng bung ra. Ôi! Những bông hoa mới nở đẹp biết bao! Bông hồng to như cái tách uống trà của ông em, toàn một màu đỏ thắm. Nó kiêu hãnh vươn cao trên cái cuống dài, hơi ngả về phía mặt trời như hân hoan chào đón lấy những tia nắng ấm áp sưởi ấm cho mình. Trên những cành hoa, những giọt sương mai li ti như những hạt kim cương long lanh dưới nắng càng tôn sắc đẹp của hoa hồng. Mà nhụy vàng càng làm đóa hồng thêm rực rỡ, ít có loài nào sánh được. Dưới ánh nắng vàng tươi, các chú bươm bướm sặc sỡ sắc màu bay lượn rập rờn như đang vui đùa với nữ hoàng của các loài hoa. Tạo cho khu vườn nhỏ nhà em một bức tranh sinh động, đáng yêu làm sao! Hoa hồng luôn có mặt trong những ngày lễ hội, liên hoan, sinh nhật, đám cưới. Ngoài ra tinh dầu hoa hồng còn được làm dầu thơm rất được ưa chuộng. Riêng đối với em, hoa hồng đã điểm tô cho ngôi nhà em thêm xinh đẹp.
Em rất quý hoa hồng, nhất là khi nó là của ba em trồng. Hàng ngày em cùng ba chăm sóc hoa hồng rất cẩn thận như bắt sâu, tưới nước, tỉa cành. Có anh cỏ dại nào mọc lên là em nhổ bỏ tận gốc. Thỉnh thoảng em bón một ít phân để hồng có hoa to và rực rỡ.
Tham khảo:
Vườn nhà em có sự góp mặt của rất nhiều loại cây ăn quả, nhưng có lẽ táo là loại cây ăn quả được em và cả gia đình yêu thích nhất bởi sự ngon ngọt của loại quả này.
Thân cây táo to bằng cái cột nhà, vỏ thân màu nâu sậm, sần sùi. Thân cao bằng mái nhà của nhà em nhưng cành lá lại như ngã rạp xuống mặt đất để tiện cho mọi người có thể dễ dàng hái. Thân cây này cũng thật đặc biệt khi mang trên mình những chiếc gai sắc nhọn nên nếu muốn leo trèo thì sẽ thật khó. Chính vì thế nên muốn hái trái táo nào ở trên cao thì chỉ cần một chiếc móc câu của bố làm ra sẽ dễ dàng hái được những trái táo thơm ngon.
Lá cây táo như những chiếc lông nhỏ, mặt trên màu xanh thẫm, mặt sau của chiếc lá có màu xanh thật nhạt. Màu xanh thẫm ấy như kết quả của một quá trình vất vả chống chọi với nắng gió để vươn lên phát triển, như minh chứng cho quãng thời gian khó khăn ấy.
Gốc cây táo mang theo một vẻ già nua, trắng mốc nhưng mang theo bao uy lực khi nâng đỡ cả những cành cây cao lớn ở phía trên. Từ gốc cây những nhánh cây đâm lên tua tủa, cành nào cũng chi chít lá.
Mùa xuân đến cũng là lúc táo bắt đầu ra những nụ hoa đầu tiên, trên cái nền xanh ngút ngàn ấy, những bông hoa trắng xuất hiện khiến cây trở nên nổi bật hơn hẳn. Những bông hoa trắng tinh khôi như đang gọi mùa xuân đến với bao ước vọng và khát khao.
Quả táo tròn nhỏ như cái chén, khi uống trà hay rảnh có thể lấy từ trong tủ lạnh ra để thưởng thức. Táo nhà em có vị chua nhôn nhốt nếu chấm kèm với muối ớt ăn sẽ rất ngon. Vỏ táo màu xanh nhạt nhìn rất bắt mắt và tươi mát. Cây táo nhà em năm nào cũng sai trĩu cành, mẹ thường hái xuống một ít để mang ra chợ bán kiếm thêm chút thu nhập. Sau mỗi bữa ăn những đĩa táo tròn, căng bóng, mát lành được mẹ lôi ra trong tủ lạnh để cả nhà thưởng thức trông thật ngon lành. Mỗi khi đến tết những trái táo tròn, đẹp và to nhất luôn được mẹ ưu ái đặt lên trên mâm ngũ quả.
Mỗi sáng em thường ra vườn đều thấy xuất hiện những chú chim nhỏ trên cành đang hót líu lo, hay bắt sâu bảo vệ cây táo ý
Sau mỗi mùa thu hoạch xong cây táo trở nên xơ xác hơn, trông thật tiều tụy. Chính vì thế bố em thường chặt hết cành táo để năm sau cây sẽ ra nhiều quả hơn nữa. Em rất yêu cây táo nhà mình bởi chính nhờ cây táo gia đình em mới có những trái táo ngon lành để thưởng thức. Em hứa sẽ cùng mẹ chăm sóc cây táo nhiều hơn.
BẢO KO COP MẠNG MÀ