K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2017

Đáp án: B. Khí hậu

Giải thích: Tính chất này thể hiện trong mọi yếu tố thành phần của cảnh quan tự nhiên nước ta nhưng rõ nhất là khí hậu nóng ẩm mưa nhiều. (trang 136 SGK Địa lí 8).

19 tháng 10 2017

Đáp án: A. Sinh vật nước ta chủ yếu là các loài sinh vật của vùng nhiệt đới và cận xích đạo.

9 tháng 5 2016

qt la j

 

9 tháng 5 2016

Quan trọng ạk

7 tháng 3 2018

Địa hình

Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.

+ Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá.

+ Biểu hiện của địa hình xâm thực mạnh còn là những hiện tượng đất trượt, đá lở. Ở vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi núi thấp xen thung lũng rộng.

Bồi tự nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông. Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh bề mặt địa hình ở miền đồi núi là sự bồi tụ mở mang nhanh chóng các đồng bằng hạ lưu sông. Rìa phía đông nam đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hằng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.

Sông ngòi

Mạng lưới sông ngòi dày đặc: chỉ tính những con sông có chiều dài trên 10 km thì nước ta đã có tới 2360 sông. Dọc bờ biển, trung bình cứ 20 km lại gặp một cửa sông. Sông ngòi nước ta nhiều, nhưng phần lớn là sông nhỏ.

Sông ngòi nhiều nước , giàu phù sa.

+ Sông ngòi nước ta có lượng nước lớn, tổng lượng nước là 839 tỉ m3/ năm (trong đó 60% lượng nước là từ phần lưu vực nằm ngoài lãnh thổ).

+ Tổng lượng phù sa hằng năm của sông ngòi trên lãnh thổ nước ta là khoảng 200 triệu tấn.

Chế độ nước theo mùa.

+ Nhịp điệu dòng chảy sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mưa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô.

+ Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy sông ngòi diễn biến thất thường.

1. Tính chất

+ Nhiệt đới: 

- số h nắng cao: 1400-3000g/ năm

- t° tb năm cao: trên 21°. Tăng dần từ B vào N

+ Gió mùa: 

-M.đông: khô, lạnh. Hướng ĐB

- M.hạ: ẩm nóng. Hướng TN

+ Ẩm:

- độ ẩm cao: trên 80%

Lượng mưa: 1500-2000ml/năm

 

2. Vì lãnh thổ miền Trung kéo dài, hẹp ngang, núi an ra sát biển nên sông ngòi thương ngân và dốc.

Mùa mưa ở Trung Bộ thường lệch về thu đông nên mùa lũ tập trung về cuối năm

8 tháng 5 2023

Câu 1

 Đặc điểm địa hình: 

*Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam:

 -Trên đất liền, đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm tới 85%, núi cao trên 2000m chiếm 1%.

- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực.

* Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau:

- Sau giai đoạn Cổ kiến tạo, lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc và bị ngoại lực bào mòn, phá hủy tạo nên những bề mặt cổ, thấp và thoải.

- Giai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, địa hình thấp dần theo hướng tây bắc - đông nam.

- Địa hình nước ta có hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.

*Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người:

- Các hoạt động ngoại lực của khí hậu, của dòng nước và của con người là những nhân tố ảnh hưởng đến hình thành địa hình hiện nay của nước ta.

- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa có tác động lớn trong việc phong hóa, bào mòn tạo nên những dạng địa hình độc đáo.

- Các dạng địa hình nhân tạo ở nước ta xuất hiện ngày càng nhiều: giao thông, hầm mỏ, đô thị, đê, đập, kênh rạch,…

KHÍ HẬU:

*tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm:

- tính chất nhiệt đới: nhiệt độ tb năm của không khí đều vượt 210C trên cả nc và tăng dần từ bắc vào nam. Số giờ nắng đạt từ 1400-3000h/năm

- tính chất gió mùa: khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, phù hợp với 2 mùa gió

- tính chất ẩm: lượng mưa tb năm lớn khoảng từ 1500-2000/ năm, đọ ẩm không khí tb năm trên 80%

*Tính chất đa dạng và thất thường: 

- Khí hậu phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau:

+ miền khí hậu phía bắc: từ dãy Bạch Mã trở ra bắc, khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh

+ Miền khí hậu phía nam: từ dãy Bạch Mã trở vào phía nam,có khí hậu cận xích đạo

+ ngoài ra, khí hâu còn phân hóa theo chiều đông tây, theo độ cao và hướng của các dãy núi. Khí hậu nc ta còn rất thất thường.

SÔNG NGÒI:

 -Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.

- Sông ngòi nước ta chảy hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.

- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

- Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn

- Giá trị của sông ngòi: thuỷ lợi, thuỷ điện, thuỷ sản, giao thông vận tải, cung cấp lượng phù sa lớn phục vụ cho nông nghiệp, phát triển du lịch,... 

- Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm: do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.

ĐẤT: 

Phong phú và đa dạng.Gồm 3 nhóm đất chính : ferelit , phù sa , đất mùn núi cao.

- Núi, đồi:

+ Đất mùn núi cao trên các loại đá.

+ Đất feralit đỏ và đồi núi thấp trên các loại đá.

- Đồng bằng sông Mã:

+ Đất bồi tụ phù sa (trong đê).

+ Đất bãi ven sông (ngoài đê).

- Ven biển: đất mặn ven biển.

* Khoáng sản:

- Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng (5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau)

- Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ.

- Một số mỏ có trữ lượng lớn như:

+ Than: Quảng Ninh

+ Dầu mỏ, khí đốt: Bà Rịa-Vũng Tàu.

+ Bô xit, apatit (Lào Cai)

+ Đất hiếm, đá vôi…

 

 

 

 

8 tháng 5 2023

Câu 2

MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BẮC BỘ

*Vị trí và phạm vi lãnh thổ:

- Bao gồm khu vực đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.

- Miền tiếp giáp với khu vực ngoại chí tuyến và á nhiệt đới Hoa Nam.

*Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước:

- Mùa đông: đến sớm và kết thúc muộn.

 - Mùa hạ: nóng ẩm, mưa nhiều.

*Địa hình phần lớn là dồi núi thấp với nhiều cánh cung mở rộng với nhiều cánh cung mở rộng về phía bắc quy tụ tại Tam Đảo:

- Địa hình vùng núi đa dạng: địa hình caxtơ đá vôi

- Tại các miền núi thấp có các đb nhỏ như cao bằng, lạng Sơn, Tuyên Quang

- Địa hình đồi núi thấp và đồng bằng mở rộng, tạo điều kiện cho hệ thống sông ngòi phát triển và tỏa rộng khắp miền.

 

MIỀN TRUNG BỘ VÀ BẮC TRUNG BỘ

*Vị trí, phạm vi lãnh thổ:

Miền thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ Lai Châu đến Thừa Thiên - Huế.

*Địa hình cao nhất Việt Nam:

- Đây là miền có địa hình cao nhất cả nước với nhiều dãy núi cao, thung lũng sâu.

- Các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam, so le nhau, xen giữa là các cao nguyên đá vôi rất đồ sộ.

- Các mạch núi lan ra sát biển, xen với đồng bằng chân núi và những cồn cát trắng tạo cho vùng duyên hải trung bộ c ta những cảnh quân rất đẹp và đa dạng

* Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình:

- Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, nhiệt độ mùa đông cao hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

 -Mùa hạ gió tây nam bị biến tính trở nên khô nóng, đặc biệt là vùng ven biển Đông Trường Sơn.

*Tài nguyên phong phú đa đang được điều tra, khai thác

- Sông ngòi của miền có độ dốc lớn, có giá trị cao về thủy điện. Điển hình như thủy điện Hòa Bình, Sơn La,…

MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ

*Vị trí, phạm vi lãnh thổ:

- Bao gồm toàn bộ lãnh thổ phía nam nước ta, từ Đà Nẵng tới Cà Mau.

- Chiếm 1/2 diện tích lãnh thổ nước ta.

*Một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc

- Từ dãy Bạch Mã trở vào nam, nhiệt độ trung bình năm cao, 250C ở đồng bằng và 210C ở miền núi, biên độ năm nhỏ. Không có mùa đông lạnh.

- Chế độ mưa không đồng nhất

Trường Sơn Nam hùng vĩ và đồng bằng Nam Bộ rộng lớn

- Trường Sơn Nam:

+ Hình thành trên một miền nền bằng rất cổ được Tân kiến tạo nâng lên mạnh mẽ.

+ Đặc điểm: núi và cao nguyên rộng lớn, hùng vĩ. Cảnh quan đa dạng, khí hậu mát mẻ, lạnh giá (vùng núi).

-Đồng bằng Nam Bộ: rộng lớn, chiếm hơn 1/2 diện tích đất phù sa của cả nước và phát triển trên một vùng sụt võng rộng lớn do phù sa sông Đồng Nai, sông Mê Công bồi đắp nên.

*Tài nguyên phong phú và tập trung, để khai thác

- Khí hậu, đất đai: thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

- Tài nguyên rừng: phong phú, nhiều kiểu loại sinh thái (chiếm gần 60% diện tích rừng cả nước). Trong rừng có nhiều loài sinh vật quý hiếm.

- Tài nguyên biển: đa dạng và có giá trị to lớn (thuỷ hải sản, dầu mỏ, nhiều bãi biển đẹp, có giá trị về giao thông vận tải biển). Dầu mỏ là tài nguyên lớn nhất của miền. Các tài nguyên sinh vật biển đa dạng.

- Khó khăn: khô hạn kéo dài dễ gây ra hạn hán, cháy rừng; diện tích rừng 

Câu 1: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?A. Ôn đới.      B. Cận nhiệt đới.          C. Nhiệt đới.                D. Xích đạo.Câu 2: Hãy cho biết ở châu Á đới khí hậu nào có sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau?A. Đới khí hậu cận nhiệt.                                      B. Đới khí hậu nhiệt đới.C. Đới khí hậu Xích đạo.                                        D. Tất cả đều sai.Câu 3: Châu Á có bao nhiêu...
Đọc tiếp

Câu 1: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

A. Ôn đới.      B. Cận nhiệt đới.          C. Nhiệt đới.                D. Xích đạo.

Câu 2: Hãy cho biết ở châu Á đới khí hậu nào có sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau?

A. Đới khí hậu cận nhiệt.                                      B. Đới khí hậu nhiệt đới.

C. Đới khí hậu Xích đạo.                                        D. Tất cả đều sai.

Câu 3: Châu Á có bao nhiêu đới khí hậu?

                                A. 4          B. 5              C. 6              D. 7

Câu 4: Nhận xét nào chưa đúng về khí hậu châu Á?

A. Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau

B. Các đới khí hậu châu Á phân thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau

C. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.

D. Khí hậu châu Á phổ biến là đới khí hậu cực và cận cực.

Câu 5: Tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới?

A. Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo.

B. Do Lãnh thổ trải dài theo chiều kinh tuyến

C. Do ảnh hưởng của các dãy núi.

D. Do châu Á giáp với nhiều đại dương lớn.

Câu 6: Nam Á và Đông Nam Á nằm trong đới có khí hậu

A. Gió mùa nhiệt đới.                          B. Gió mùa cận nhiệt và ôn đới.

C. Cận nhiệt Địa Trung Hải.                D. Tất cả đều sai.

Câu 7: Kiểu khí hậu lục địa phân bố ở đâu của châu Á

A. Bắc Á, Trung Á.                                         B. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.

C. Tây Nam Á, Trung Á.                                 D. Đông Á, Đông Nam Á và Trung Á.

Câu 8: Khí hậu gió mùa châu Á phân bố ở đâu

A. Bắc Á, Trung Á.                                                B. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.

C. Tây Nam Á, Nam Á, Đông Nam Á.                   D. Đông Á, Đông Nam Á và Trung Á.

Câu 9:  Các con sông lớn ở Bắc Á và Đông Á thường bắt nguồn từ

A.Vùng núi Tây Nam Á.                                 B. Vùng núi Bắc Á.

C. Vùng núi trung tâm Châu Á.                       D. Vùng núi Đông Nam Á.

Câu 10: Cho biết các sông nào sau đây không thuộc khu vực Bắc Á?

A. Sông Ê-ni-xây, sông Lê-na.                 B. Sông Mê Công, sông Hoàng Hà.

C. Sông Ô-bi.                                           D. Tất cả đều sai.

Câu 11: Con sông nào chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng?

A. Sông Hằng.                                          B. Sông Trường Giang.

C. Sông Mê Công.                                     D. Tất cả đều sai.

Câu 12: Vùng có hệ thống sông ngòi thưa và kém phát triển là

A. Bắc Á.                                                     B. Đông Á.

C. Đông Nam Á và Nam Á.                         D. Tây Nam Á và Trung Á

Câu 13: Vùng trung và hạ lưu sông Ô-bi thường có lũ băng lớn vào mùa nào?

A. Mùa xuân.     B. Mùa hạ.        C. Mùa thu.     D. Mùa đông.

Câu 14: Giá trị kinh tế các sông của Bắc Á chủ yếu là

A. Cung cấp nước cho sản xuất.                                B. Nuôi trồng thủy sản.

C. Giao thông và thủy điện.                                       D. Tất cả đều đúng.

Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sông ngòi Bắc Á?

A. Mạng lưới thưa thớt.                                   B. Sông chảy từ Nam lên Bắc.

C. Mùa đông, các sông bị đóng băng.               D. Mùa xuân gây lũ lụt.

Câu 16: Sông ngòi ở Đông Nam Á có đặc điểm

A. mạng lưới thưa thớt.                               B. Nguồn cung cấp nước là do băng tan.

C. không có nhiều sông lớn.                       D. Mạng lưới dày đặc, nhiều sông lớn.

Câu 17: Lũ băng của sông ngòi Bắc Á vào mùa nào?

          A. Mùa xuân      B. Mùa hạ        C. Mùa thu     D. Mùa đông

Câu 18: Rừng lá kim phân bố chủ yếu ở khu vực

A. Đông Á.                                         B. Đông Nam Á.

C. Tây Xi-bia.                                     D. Tất cả đều sai.

Câu 19: Ở châu Á, cảnh quan tự nhiên nào không bị con người khai thác để làm nông nghiệp, xây dựng khu dân cư, khu công nghiệp?

A. Thảo nguyên.                                            B. Rừng lá kim.

C. Xavan.                                                       D. Rừng và cây bụi lá cứng.

Câu 20: Đới cảnh quan chủ yếu của vùng Tây Nam Á và Trung Á là

A. Rừng lá kim.                                              B. Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng.

C. Hoang mạc và bán hoang mạc.                   D. Rừng nhiệt đới ẩm.

Câu 21: Những trở ngại chính trong việc giao lưu giữa các vùng ở châu Á là do

A. Địa hình núi cao hiểm trở.                          B. Hoang mạc rộng lớn.

C. Khí hậu giá lạnh khắc nghiệt.                     D. Tất cả đều đúng.

Câu 22: Các nước châu Á phát triển mạnh về công nghiệp khai thác than là:

A. Ấn Độ, I-rắc, Ả-rập Xê-Út.                    B. Trung Quốc, I-ran, Cô-oét.

C. In-đô-nê-xi-a, I-ran, I-rắc.                       D. Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a.

Câu 23: Quốc gia có sản lượng dầu mỏ nhiều nhất châu Á và đứng hàng thứ hai trên thế giới là

              A. I-ran.             B. Ả-rập Xê-Út.         C. Cô-oét.          D. I-rắc.

Câu 24: Các gia vị và hương liệu như hồ tiêu, trầm hương, hồi, quế là sản phẩm xuất khẩu nổi tiếng của các nước:

A. Đông Nam Á.        B. Tây Nam Á          C. Ấn Độ.        D. Trung Quốc

Câu 25: Nước nào sau đây thuộc vào các nhóm nước có thu nhập cao.

A. I-xra-en.     B. Cô-oét.    C. Nhật Bản      D. Tất cả đều đúng

Câu 26: Nước có mức độ công nghiệp hóa cao và nhanh (nước công nghiệp mới) là.

A. Sin-ga-po.     B. Hàn Quốc.    C. Đài Loan.   D. Tất đều đúng.

Câu 27: Những nước có nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là những nước

A. Chậm phát triển.                                      B. Đang phát triển.

C. Phát triển.                                                 D. Tất cả đều sai.

Câu 28: Nước nào sau đây tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp hiện đại như điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ?

A. Pa-ki-xtan.    B. Ấn Độ.      C. Trung Quốc.    D. Tất cả đều đúng.

Câu 29: Khí hậu gió mùa châu Á không có kiểu

   A. khí hậu gió mùa nhiệt đới.            B. khí hậu gió mùa cận nhiệt

   C. khí hậu ôn đới gió mùa.                D. khí hậu cận cực gió mùa.

Câu 30: Chế độ nước sông ở Tây Nam Á và Trung Á có đặc điểm:

   A. Chế độ nước chia làm hai mùa rõ rệt.

   B. Lưu lượng nước càng về hạ lưu càng giảm.

   C. Về mùa xuân có lũ băng.

   D. Chế độ nước điều hòa quanh năm.

giúp mình với 

3
21 tháng 11 2021

1. C

21 tháng 11 2021

giúp mình nhanh với ạ

bucminh

14 tháng 10 2017

- Khí hậu: nhiệt đới ẩm, nóng ẩm, mưa nhiều.

- Địa hình: có vỏ phong hóa dày và quá trình phong hóa mạnh mẽ.

- Đất: feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta.

- Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước chế độ phù sa, nước theo mùa mưa.